Trang chủ arrow Tản mạn arrow NGƯỜI XƯA THẤY GÌ Ở NHẬT THỰC
NGƯỜI XƯA THẤY GÌ Ở NHẬT THỰC
25/09/2006

 

 Ngày bé ai cũng đã ít nhất nhìn thấy hiện tượng Thiên thực một lần. Thiên thực chia làm hai loại là Nhật thực và Nguyệt thực. Cả hai hiện tượng này đều là những dấu hiệu thiên nhiên bình thường. Thế nhưng với người xưa chúng ẩn chứa những điều vô cùng thần bí, kì diệu. Và thế là nghệ thuật xem Thiên thực ra đời. Dưới đây là cách dự đoán Nhật Nguyệt Thực của người xưa.

 

PHÉP XEM CÁC LOẠI NHẬT-THỰC:

Dùng phép Hà-Đồ mà xem mặt trời.

Các trường hợp nhật thực đều do ở ngày hối (cuối tháng) và ngày sóc (đầu tháng) mà sinh ra nhật thực ; âm dương xâm lấn nhau, đi lạc đường tới ôm nhau, đô gọi là nhật-thực.

Nếu ở nơi có nhật-thực, có quan đại-thần âm-mưu làm hại nhà Vua, ắt là mặt trăng đi ngược án trước mặt trời : thiên-hạ sẽ dấy loạn.

Mặt trời mới mọc hai sào rồi bỗng dưng không sáng nữa đó gọi là mặt trời bệnh. Mặt trời sắp lặn ở phương tây, còn cao hai sào, bỗng dưng không sáng nữa, đó gọi là mặt trời chết.Trong địa phận nước ấy, bậc vương hầu gặp nạn lớn, các gian-thần đều nổi lên khuấy rối.

Nếu mặt trờí đỏ như máu thì tbiên-hạ sẽ có loạn lớn.

Mặt trời mới mọc mà bị ăn thì sẽ thua binh, mất thành.

Từ giờ ngọ trở về sau mà mặt trời bị ăn thì binh-gia nghỉ việc giao chiến.

Vào tháng tám mùa thu mà có nhật thực thì. có việc đao-binh xảy ra và phe khách được thắng.

Vào tháng mười hai mà có nhật-thực, điều ấy chủ về việc có binh dấy loạn.

Khi nhật-thực mà mặt trời bị ăn hết thì rợ man (phía nam) và rợ di (phía đông) nổi loạn, nên gấp lo việc binh-bị

Nguyệt thực xảy ra vào những ngày giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ thì sẽ có việc đao-binh.

Nguyệt-thực xảy ra vào những ngày canh, tân, nhâm, quí thì không nên tính tới việc binh

Nguyễn Hạnh ( Từ kho sách cổ) 


Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >