Trang chủ arrow Bài viết arrow CHÂN TAY NỨT NẺ ( Bài 36 )
CHÂN TAY NỨT NẺ ( Bài 36 )
24/10/2007
Image

CHÂN TAY NỨT NẺ (Á SỪNG)

Mùa đông nội tiết da dẻ giảm bớt, khô khan, nếu thường xuyên lao động ngoài trời, hoặc thường  tiếp xúc nước lạnh, chân tay bị phong lạnh kích thích thì phát sinh bệnh này. Lở tay chân dạng sừng hóa, vào mùa đông cũng dễ dàng dẫn đến da dẻ nẻ nứt.

 

ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN

Phát bệnh ở mùa đông, mới đầu thì da dẻ ở chân tay khô khan thô nháp, nảy sinh rất nhiều vết nứt ở nông. Sau đó da dẻ dày tăng lên, phát sinh nứt nẻ sâu, thậm chí ra máu đau đớn, ảnh hưởng đến lao động, lại có thể phát sinh nhiễm trùng làm mủ.

Phép chữa

1 – Quả xoan ở địa phương lấy 40 – 50 quả, đập vỡ nấu nước, ngâm tay chân, mỗi buổi tối 1 lần. Sau khi lau khô bôi các loại dầu làm ẩm da (tốt nhất là mỡ gà). Lỗ rách to, sâu mà đau đớn, ảnh hưởng tới lao động, có thể dùng thuốc cao đen phổ  thông, hơ mềm, nặn thành dạng thỏi lấp vào trong lỗ rách.

2 – Cao nhuận da, dầu cao tử quy, mỗi lần sau khi rửa tay chân, lấy chút ít bôi xoa ở  da dẻ.

Cao nhuận da:

Bạch lạp 4 lạng, Bạch chỉ 2 đồng cân, Thăng ma 2 đồng cân, Nha tạo 2 đồng cân, Đinh hương 1 đồng cân, Mỡ lợn 8 lạng.

Trước hết đem mỡ lợn  và bạch lạp nấu chảy , lại trộn bột thuốc, đợi sau khi nguội thì thành cục cứng, cắt thành khối nhỏ, dùng giấy dầu bọc kỹ đợi dùng, hoặc thêm nhiều mỡ lợn chế thành cao mềm dùng.

- Dầu cao tử quy (xem ở bài 18).

Dự phòng

Khi dùng nước nóng rửa chân tay, hết sức dùng ít xà phòng rửa tay, bôi dầu cáp lợi, dầu Thục dương, dầu cao phòng nứt nẻ. Có lở ở tay chân phải tích cực chữa. (3 loại dầu cao ghi trong bài chưa tìm được công thức)


Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >