Trang chủ arrow Bài viết arrow CHẨN CÁM HÌNH HỒNG NGỌC (MAI KHÔI) ( Bài 27 )
CHẨN CÁM HÌNH HỒNG NGỌC (MAI KHÔI) ( Bài 27 )
24/10/2007
Image


Chẩn cám hình hồng ngọc (mai khôi) đông y gọi là “huyết cam”, do phong nhiệt uất ở da dẻ.

 

ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN

1 – Thường thấy ở người lớn, thấy nhiều ở mùa tiết Xuân, Thu.

2 – Chẩn da là không quy tắc, ban chẩn màu hồng ngọc, lớn nhỏ chừng bằng hơn hạt bí ngô, hoặc rất lớn, chính giữa hơi có màu vàng, bờ mép hiện rõ màu hồng nhạt, trên bề mặt có mạt vảy dạng cám bã. Thường là ở vùng ngực, trước hết là phát ban nguyên phát rất lớn,1 – 2 tuần sau thì ban chẩn còn lại mới nối nhau phát ra. Có thấy ngứa ở các mức khác nhau.

3 - Ưa phát ở thân mình và tứ chi gần vùng chót, chẩn da có trục dài cùng một hướng với tuyến rách ở da dẻ, ở vùng  lưng và ngực, trục dài của chẩn da đi ven ngang xương sườn.

4 – Bệnh trình nói chung trải qua trên dưới 4 – 6 tuần lễ thì sẽ tự lui mất đi.

PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

a -  Biện chứng thí trị

Phép chữa: Khử phong thanh nhiệt.

Phương thuốc đưa ra làm ví dụ:

1 – Tiêu phong tán gia giảm

Kinh giới 2 đồng cân, Phòng phong 2 đồng cân, Ngưu bàng tử 3 đồng cân, Thiền y 2 đồng cân, Sinh thạch cao 1 lạng, Tri mẫu 3 đồng cân, Sinh địa 5 đồng cân, Đan bì 3 đồng cân, Liên kiều 5 đồng cân.

Ngứa nghiều, gia Thương nhĩ tử 3 đồng cân, Địa phu tử 3 đồng cân.

2 – Dã cúc hoa 3 đồng cân, Bạch tật lê 3 đồng cân, Ngân hoa 5 đồng cân, Hoàng cầm 3 đồng cân, Sơn chi 3 đồng cân, Sinh địa 1 lạng, Huyền sâm 5 đồng cân, Đan bì 3 đồng cân, Xích thược 3 đồng cân, Sinh cam thảo 1 đồng cân.

b – Trị liệu cục bộ.

Bôi tễ đắp Tam hoàng hoặc tễ đắp giải độc.

c– Chữa bằng châm cứu:

Lấy huyệt Hợp cốc, khúc trì, Túc tam lý, Huyết hải, phong thị.

GHI CHÚ PHƯƠNG THUỐC

1 – Tễ đắp tam hoàng (xem ghi chú ở bài 6)
2 – Tễ đắp giải độc (xem ghi chú ở bài 6)


Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >