Trang chủ arrow Bài viết arrow LỞ TOÀN THÂN (Bài 3)
LỞ TOÀN THÂN (Bài 3)
21/10/2007
Image

LỞ TOÀN THÂN

Lở toàn thân đông y gọi là "viên tiên" hoặc "tiền tiên". Phát sinh ở chỗ mông, đùi của loại lở toàn thân gọi là "âm tiên". 


 

ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN

1. Ban đỏ tổn hại là hình tiền tệ, bờ mép rõ ràng, hơi cao hơn mặt da. Ở trên bờ mép có gò chẩn như đầu kim to nhỏ, bọc nước, mụn da hoặc vảy rụng. Có khuynh hướng khởi hợp ở trung tâm, tỏa rộng ra hướng ngoài, hình thành dạng vòng tròn.

Ở vùng mông, đùi thường hiện rõ mảng lớn, màu sắc đỏ tối bởi vì da dẻ ẩm thấp, nhiều mồ hôi, ngứa gãi rất nhiều, lại dễ bị ma sát phát sinh rữa nát.

2. Thường phát làm bệnh ở mùa Hạ, mùa Đông khỏi hoặc giảm nhẹ.

3. Trừ da đầu, lòng bàn tay, lòng bàn chân ra, các nơi khác đều có thể phát sinh.

PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

1. Chữa cục bộ: Bôi bằng rượu Thổ cẩn bì, Thuốc nước chữa lở.

2. Phương lẻ thuốc cây cỏ:

- Đắp bôi tương cốc thụ bì.

- Rễ tươi của thổ đại hoàng giã lấy nước bôi đắp. Hoặc dùng rễ khô 2 lạng, Rượu trắng 4 lạng, ngâm chìm, dùng rượu bôi.

- Thổ luyện căn bì (rễ xoan ta) đun nước xông rửa dùng hợp ở "âm tiên".

GHI CHÚ PHƯƠNG THUỐC

1. Rượu Thổ cẩn bì (xem ghi chú số 3 bài 2)

2.Thuốc nước chữa lở: Bạch cập, tân lang, Xuyên cận bì, Đại phong tử nhục, mỗi thứ đều một lạng. Bách bộ 2 lạng, Ban miêu 01 đồng cân, rượu mạnh đốt được 1,5 cân. Ngâm ngấm sau đó lọc qua rây chờ dùng.


Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >