Trang chủ arrow Trang chủ
THẾ NÀO LÀ MỘT GIA TỘC
17/09/2006
Image

Mọi người sinh ra đều có một tên gọi.
 
Trong thành phần tên gọi của mỗi người gồm có hai bộ phận chính: một bộ phận biểu hiện cho dòng họ gắn với từng con người, nếu theo chế độ phụ hệ thì con mang dòng họ của cha còn nếu là chế độ mẫu hệ thì con mang dòng họ của mẹ như Trần, Lê, Nguyễn.v.v…và một bộ phận biểu hiện cho cá nhân mỗi người- tên riêng như MAI,TÙNG,TRÚC.v.v…Giữa tên họ và tên riêng có một bộ phận gọi là tên đệm. Tên đệm đa số là Thị đối với nữ giới, có thể là một hay vài từ.

Cho tới bây giờ, vấn đề huyết thống, gia tộc dòng họ vẫn là một cái gì thiêng liêng đối với từng con người ở mọi thế hệ. Dòng tộc là cộng đồng những người có chung một ông tổ, cùng mang một họ cho tên mình. Đứng đầu một họ có Trưởng họ tức là người con trai thứ nhất của chi thứ nhất hay còn gọi là chi trưởng. Chức trưởng họ này không phải được lựa chọn qua lối bầu bán, mà đó là vị trí cha truyền con nối. Trong trường hợp không có con trai hoặc không có con thì chức trưởng họ chỉ truyền lại trong nội bộ chi trưởng, không truyền lại cho các chi dưới.

Trưởng họ có trách nhiệm trông nom nhà thờ họ nếu có, tổ chức các kì cúng lễ, chủ trì các nghi lễ lớn trong dòng họ. Tóm lại người trưởng họ là những người không những có quyền uy lớn nhất mà còn phải là người lịch duyệt nhất trong dòng họ. Về quyền lợi thì người trưởng họ được hưởng hương hỏa của dòng họ, cha truyền con nối.

Ngày xưa thì, người ta căn cứ vào số con trai để phân định sự phát triển của họ. Họ nào có nhiều con trai thì được gọi là họ to còn ngược lại là họ bé. Khi làng có việc như khao vọng , đình đám hoặc phân công gánh vác nghĩa vụ sưu thuế .. . chức dịch trong làng đều căn cứ vào số đinh(đàn ông- con trai) của mỗi gia đình. Như thế quyền lợi và nghĩa vụ đều lấy số đinh làm căn cứ. chính vì vậy cho nên gia đình nào cũng cố sinh cho nhiều con trai, coi đó là phúc lớn. Điều này được đánh dấu rõ ràng trong kho tàng văn hoá dân gian như “Tứ tử trình làng”, “Ngũ tử cướp cái” .v.v…Ngược lại nếu không sinh được con trai thì coi như “tuyệt tự”, vợ chồng cảm thấy như có lỗi với tổ tiên. Gia đình và xã hội đều có tư tưởng trọng nam khinh nữ.

Ngày nay, quan niệm này dần được loại bỏ. Số con sinh bình quân cho một cho một cặp vợ chồng ngày càng giảm thường là hai con do vậy sinh con trai hay con gái đều được coi là niềm vui của gia đình rồi.

Tuy nhiên, trong một dòng tộc, chức trưởng họ ở hầu hết các dòng họ người Việt thì không hề thay đổi, vẫn là cha truyền con nối. Mặt khác thì thành phần chính đến sinh hoạt họ vẫn bó hẹp trong quan hệ nam giới. Tuy nhiên đã có một số nơi thì việc xuất hiện nữ giới trong sinh hoạt dòng tộc đã là việc bình thường.

Gia tộc là một quan hệ thiêng liêng và tính gia tộc luôn thúc đẩy con cháu trong họ ngày càng vun đắp và phát huy truyền thống dòng họ.

Nguyễn Hạnh (Tổng hợp và sưu tầm)

Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >