Trang chủ arrow Bài viết arrow Chuyện Trâu Canh
Chuyện Trâu Canh
05/03/2022
Đối với khoa châm cứu nước ta có hai người nổi tiếng là Thôi Vi sống vào khoảng đời nhà Thục (257 - 208 TCN) và Trâu Canh đời nhà Trần, cả hai đều là người Tầu nhưng hành nghề ở nước ta. Trâu Canh đã dùng khoa châm cứu chữa cho vua Trần Dụ Tông (1341 - 1369) lúc vua bị chết đuối hụt ở Tây Hồ và lúc vua bị mắc bệnh liệt dương, nhiều sách cho Trâu Canh chính là một người Việt tên là Trần Canh, nhưng theo Việt sử tiêu án của Ngô Thời Sĩ thì Trâu Canh là người Tần và cha là Trâu Tôn, theo quân Nguyên sang xâm lấn nước ta, sau đó ở lại hành nghề thuốc tại núi Long Châu. Việt sử tiêu án nói: "Xưa vua mới lên 4 tuổi, đêm Trung thu chơi thuyền trên Tây Hồ, bị chìm xuống nước, tìm thấy ở trong cái đó đánh cá, gần tắt thở. Thượng Hoàng sai thầy thuốc Canh cứu chữa. Canh nói: "châm chích thì sống lại nhưng bị dương nuy". Khi vua lớn, Canh tiến phương thuốc lấy mật người đồng nam hòa vời vị Dương khởi thạch mà uống, rồi tư thông với chị em ruột thì khỏi bệnh liệt dương, vua liền tư thông với Thiên Ninh công chúa, quả nhiên ứng nghiệm. Canh lấy cớ vào cung trông nom thuốc để tư thông với cung nữ, việc phát giác, vì có công chữa vua sống lại nên miễn tội chết. Canh là người nước Tầu, con của Trâu Tôn.

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >