Trang chủ arrow Đông y khái luận arrow Chương bảy mươi năm - TRỨ CHÍ GIÁO LUẬN THIÊN
Chương bảy mươi năm - TRỨ CHÍ GIÁO LUẬN THIÊN
25/01/2019
Từ thiên này tới thiên 81, phần nhiều là lời của Hoàng Đế dạy bảo và chất vấn Lôi Công. Về văn pháp, tựu trung có nhiều câu phô trương rườm rà, không thiết tới sự thực, khác hẳn với linh 70 thiên do Hoàng Đế cùng Kỳ Bá vấn đáp. Vậy tôi xin chỉ trích dịch những điểm chính. Còn lời thừa thì lược bớt. Tuy vậy, cũng chỉ lược 2, 3 trong phần 10 mà thôi. Vì những danh ngôn, xác lý vẫn rất nhiều, không dám bỏ qua

DỊCH GIẢ CẨN CHÍ

KINH VĂN

 Hoàng Đế ngồi ở minh đường, gọi Lôi Công mà bảo rằng:

 - Phàm nói "Tam dương độc chí..." tức là cả Tam dương đến "dồn" làm một lúc. Nó đến dồn như mưa gió, nên ở trên trời sinh điên tật, ở dưới thì sinh lậu tiết (1).

 Nó đến, bên ngoài không thể dự kỳ, bên trong không liên lạc, không đúng với điều lý của mạch, nên không thể bằng ở mạch kinh để chẩn đoán.

 Vậy, Tam dương, nó là chí dương, nó đến dồn, sẽ phát chứng kinh; chín khiếu đều lấp. Dương khí tràn lan, cuống họng khô nghẽn; nó dồn vào âm, thời Âm khí lên xuống không còn nhất định, sẽ gây nên chứng trường tiết (2).

Chú giải

 (1) "Độc chí" là nói cả Tam dương mà dồn đến thành "Nhất dương" ở trời, phong khí là dương, vũ thủy là âm. Tam dương dồn đến, thì Dương khí bốc lên, thì sinh bệnh ở đầu; dẫn xuống thì thành lậu tiết (như đi tả, kiết lỵ v.v...).

 (2) "Chín khiếu" là nơi Thủy khí dồn rót vào đó. Giở Thủy khí ở chín khiếu đều kiệt, mà Dương khí ràn vào trong khiếu, nên bị vít lấp. Phế thuộc thiên mà chủ khí, với Thận thủy trên dưới giao thông. Giờ dương độc thịnh mà chất nước kiệt, cho nên miệng và cuống họng đều khô ráo...


Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >