Trang chủ arrow Đông y khái luận arrow Chương năm mươi bảy - KINH LẠC LUẬN THIÊN
Chương năm mươi bảy - KINH LẠC LUẬN THIÊN
23/01/2019
KINH VĂN

 Hoàng Đế hỏi rằng:

 - Lạc hiện ra năm sắc khác nhau. Sở dĩ có sự không giống nhau đó, là vì sao?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Kinh có thường sắc, còn lại thì biến dịch rất không thường.

 - Thế nào là thường?

 - Tâm đỏ, Phế trắng, Can xanh, Tỳ vàng, Thận đen. Đó là mạch sắc thường của các kinh.

 - Âm dương của lạc, có ứng với kinh không?

 - Sắc của âm lạc có ứng với kinh, sắc của dương lạc, biến đổi không thường, theo bốn mùa mà dẫn đi (1).

***

 Hàn nhiều thì "đọng rít". Đọng rít thì hiện ra sắc xanh và đen; nhiệt nhiều thì "loãng chảy" (2); loãng chảy thì hiện ra sắc vàng và đỏ. Nếu năm sắc cùng hiên ra một lúc, sẽ thành bệnh vừa hàn vừa nhiệt.

Chú giải

 (1) Đây nói về: Âm lạc ứng với kinh mạch mà thành năm sắc. Dương lạc theo bốn mùa mà thành năm sắc. Âm lạc tức là lạc của sáu âm kinh, ứng với kinh của năm Tàng, đều có thường sắc mà không biến đổi; Dương lạc tức là lạc của sáu dương kinh, theo với sắc của bốn mùa để biến đổi... Đó đều là cái lẽ thường của bốn mùa năm hành, mà đều là vô bệnh. Nếu ở trong bốn mùa, mà lạc của năm Tàng thấy hiện ra xanh đen thì là hàn, vàng đỏ thì là nhiệt.

 Vương Tấn Phương nói: Dương là thiên khí, chủ về bên ngoài; Âm là địa khí chủ về bên trong. Sáu Phủ là dương, ngoài ứng với khí Tam dương; Năm Tàng là âm, trong hợp với năm hành của đất. Vì vậy, dương lạc theo bốn mùa của trời; nên sắc biến đổi không thường, mà bên trong thời thông với năm Tàng. Năm Tàng ứng với năm hành, mà ngoài hợp với Tam dương. Đó là sự "hỗ tương" giao hợp với Tàng, Phủ, Âm, Dương.

 (2) Án: "Đọng rít", nguyên Hán văn là "ngưng sáp". Còn "loãng chảy" nguyên Hán văn là "cháo trạch". Định nghĩa như vậy chỉ là "gượng". Vậy về sau, xin cứ dịch nguyên âm cho tiện.

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >