Trang chủ arrow Đông y khái luận arrow Chương năm mươi mốt - THÍCH TỄ THIÊN
Chương năm mươi mốt - THÍCH TỄ THIÊN
23/01/2019
KINH VĂN

 Hoàng Đế hỏi:

 - Xin cho biết rõ sự nhất định của phép thích nên nông, sâu thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Thích ở cốt đừng làm thương đến cân; thích ở cân đừng làm thương đến nhục; thích ở nhục đừng làm thương đến mạch; thích ở mạch đừng làm thương đến bì; thích ở bì đừng làm thương đến nhục; thích ở nhục đừng làm thương đến cân; thích ở cân đừng làm thương đến cốt (1).

***

 - Xin cho biết rõ.

 - "Thích ở cốt đừng làm thương đến cân..." là nói: Nếu vừa châm đến nhục đã thôi ngay mà chưa vào đến cân. "Thích ở nhục đừng làm thương đến mạch..." là nói: Nếu châm vừa đến mạch đã thôi, mà chưa vào đến nhục. "Thích ở mạch đừng làm thương đến bì..." là nói: Nếu châm vừa đến bì đã thôi, mà chưa vào đến mạch.

 Như nói: "Thích ở bì đừng làm thương đến nhục..." là bệnh ở trong bì, châm cũng chỉ vào đến trong bì, đừng phạm vào đến nhục.

 Nói: "Thích ở nhục đừng làm thương đến cân..." là vì hễ quá nhục thì sẽ tới cân ngay. Nói: "Thích ở cân đừng làm thương đến cốt..." là vì hễ quá cân thì tới cốt ngay. Đó tức là trái.

 (Đoạn trên này nói về phép thích, cốt ở chừng mực, không nên bất cập hoặc thái quá).

 Mạch đạt mà huyết ít, là do mạch có phong khí, nước uống vào ít, huyết không có sự trợ ích.

 Phàm thực, là do ở khí hút vào, hư là do ở khí tiết ra. Khí thực là nhiệt, khí hư là hàn.

 Nếu dùng châm để tả thực, thì tay tả làm rộng ở huyệt vừa châm ra. Nếu dùng châm để bổ hư, thì tay tả làm vít ở huyệt vừa châm lại (2).

 Đoạn trên này nói về phép thích, cốt ở không nên bất cập hoặc thái quá.

Chú giải

 (1) Bốn câu trên nói về: "Nên sâu thì đừng nông, ba câu dưới nói về: "Nên nông thì đừng sâu". Đó tức là "phải đúng lẽ, đừng có trái đạo".

 (2) Về phép dùng châm, tay hữu cầm châm, tay tả "điểm huyệt" tức là lấy hai ngón tay nhúm lấy chỗ huyệt mà mình định châm lên; khi dùng châm để tả thực thì dùng tay tả làm cho rỗng thêm cái hổng vừa châm, cho khí tiết ra. Nếu là bổ hư thì vít ngay lại, cho khí khỏi tiết. Đó tức là trong khi bổ tả, để cho khí khai hợp cùng ứng như vậy.

Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >