Trang chủ arrow Đông y khái luận arrow Chương hai mươi lăm - BẢO MỆNH TOÀN HÌNH LUẬN
Chương hai mươi lăm - BẢO MỆNH TOÀN HÌNH LUẬN
17/01/2019
KINH VĂN

 Hoàng Đế hỏi rằng:

 - Trời che đất chở, muôn vật đều đủ, không gì quý bằng người; người nhờ cái khí của trời đất để sinh và cái tiết của bốn mùa để thành. Trên từ quân vương, dưới đến chúng thứ, ai cũng muốn giữ cho được toàn vẹn thân hình. Nhưng đã có hình thì phải có bệnh, nếu không kịp chữa, bệnh sẽ sâu vào xương tủy. Ta lấy làm lo, muốn dùng châm để trừ tật bệnh. Vậy phương pháp nên như thế nào?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Nghĩ như muối, vì vị nó mặn, nên khí của nó thường ẩm ướt ra ngoài; dây đàn sắp đứt, tiếng nó phải rè; cây đến mùa thu, lá nó phải úa. Có ở bên trong, tất phải hiện ra bên ngoài. Ở con người cũng vậy, bệnh đã quá sâu, sẽ phát chứng nấc (ọe), tức là sáu Phủ đã bị hoại, bì nhục bị thương, huyết khí hóa đen... Đến lúc đó, dù có độc dược, uống vào vô ích; dù có đoản châm, thích cũng không được.

 Hoàng Đế hỏi rằng:

 - Ta nghĩ đến mà đau lòng, trong tâm bối rối lại quá nhiều người mắc bệnh. Vậy làm thế nào cho khỏi nỗi đau đớn ấy.

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Người sinh ra ở đất, gửi mệnh ở trời: Trời đất hợp khí, nên gọi là người. Người theo đúng được bốn mùa, trời đất sẽ như cha mẹ; người thấu hiểu được muôn vật, sẽ cũng như là con trời. Trời có hai khí Âm Dương, người có mười hai tiết (tức mười hai kinh mạch); trời có hàn thử, người có hư thực; nếu kinh lý được sự biến hóa của âm dương, không trái với bốn mùa và biết rõ sự lưu hành vận chuyển của mười hai tiết... Sẽ là bực thánh trí, còn ai lừa dối được nữa. Nếu nhận rõ được sự biến của tám gió, sự "thắng" của năm hành, và xuất được cái số hư thực, để xuất, nhập, bổ, tả, thì dù hơi thở hút rất nhỏ, cũng có thể như trông thấy ở trước mắt.

 Hoàng Đế hỏi:

 - Người sinh ra có hình, không lìa khỏi âm dương. Trời đất hợp khí, chia làm chín dã, tách làm bốn mùa. Nguyệt có thiếu thừa, Nhật có dài ngắn; muôn vật đều đến, tính không thể siết; hư, thực, thở, hút, điều trị nhường nào? Xin cho biết rõ.

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Mộc khi gặp Kim sẽ héo, Hỏa gặp Thủy sẽ diệt, Thổ gặp mộc sẽ đạt (điều đạt, sơ tiết), Kim gặp Hỏa sẽ khuyết, Thủy gặp Thổ sẽ tuyệt. Muôn vật đều thế, nói không thể hết.

 Về phép châm, có thể nêu rõ cho ai nấy đều biết là có năm phép chính:

 - Một là trị thần (tức là bảo thủ tinh thần).

 - Hai là dưỡng thân (tức là bảo thủ thân hình).

 - Ba là biết rõ cái chân giả của độc dược.

 - Bốn là phép chế châm thạch nhỏ hay lớn.

 - Năm là biết rõ Phủ, Tàng, khí, huyết.

 Năm phép trên này lập ra, có thứ nên trước, có thứ nên sau. Về đời này chỉ biết hư thì làm cho thực, mãn thì làm cho tiết, thế mà thôi. Nếu biết bắt chước trời đất, theo ứng rồi sẽ động, thì sẽ chóng như vang theo tiếng, như bóng theo hình, độc vãng, độc lai, quỷ thần không lường.

 Hoàng Đế nói: 

 - Xin cho biết phương pháp.

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Phàm phép thích, phải trị thần trước. Năm Tàng đã định rõ chín hậu đã đầy đủ... Bấy giờ mới dùng đến châm. Trong khi dùng châm, phải hết sức tồn thần, không nên quá lạm, không nên vội vàng; Trong Tàng Phủ ngoài cân mạch, phải ứng khớp với nhau, đừng chú trọng về hình. Có như thế mới có thể dùng châm để thích cho người.

 Người có "hư, thực" năm chứng "hư" chớ gần, năm chứng "thực" chớ xa; đến lúc nên thích, phải nhanh như như không kịp chớp mắt. Cầm châm phải vững, cất tay phải đều. Yên tĩnh, chú ý vào châm. Chờ xem khí đến thế nào; lúc sắp dùng châm vững như giương nỏ, lúc châm kim xuống nhanh như phóng tên.

 Hoàng Đế hỏi:

 - Thế nào là hư? Thế nào là thực?

 Kỳ Bá thưa rằng:

 - Thích vào người khí hư, phải đợi cho khí đến thực (khí có thực rồi mới có thể thích); thích vào tà khí thực, phải đợi cho khí tiết ra thành hư.

 Khi kinh khí đã dẫn đến, phải giữ ngay chớ bỏ lỡ; dù sâu, dù nông, chí phải chuyên nhất, tuyệt nhất không động cập đến một vật gì ở bên ngoài; phải chú ý, đừng sơ suất.

Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >