Trang chủ arrow Châm cứu án ma arrow 69. Âu sầu, phẫn nộ gây mất tiếng (Ưu hủy vô ngôn)
69. Âu sầu, phẫn nộ gây mất tiếng (Ưu hủy vô ngôn)
01/11/2017
Nội dung: Nói về bệnh lý của mất tiếng. Phát âm và nói được là tác dụng của các bộ phận mồm, môi, lưỡi, lưỡi gà, thanh quản, ống mũi, xương lưỡi phối hợp với nhau. Thanh quản (hội yếm) to hay nhỏ, dày hay mỏng, có quan hệ mật thiết với phát âm nhanh hay chậm. Hàn vào thanh quản làm mở đóng kém, gây mất tiếng đột ngột. Chích nặn máu Thiếu âm chân, mạch Nhâm, đồng thời châm Thiên đột có thể phục hồi sự phát âm.

Hoàng đế: Có người âu sầu giận dữ, đột ngột lại nói không ra tiếng, vậy đường vào đã bị tắc, khí vào đã không ra được để không thành tiếng?

Thiếu sư: Hầu họng là đường đi của thủy cốc. Yết hầu là nơi khí lên xuống, qua lại. Thanh quản (hội yếm) là chỗ phát âm thanh. Mồm môi là cửa của âm thanh. Lưỡi là (động) cơ của âm thanh. Lưỡi gà là nơi đóng mở của âm thanh. Ống sau mũi là nơi khí trong người và khí trong trời trao đổi (phân khí chi sổ tiết). Xương lưỡi chịu sự chỉ huy của ý thức (Thần) để khống chế hoạt động của lưỡi trong sự phát âm. Vì vậy nếu chảy nước mũi là mũi tắc, khó phân khí. Thanh quản nhỏ, mỏng, khí ra nhanh, đóng mở thuận lợi cho nên khí ra dễ, phát âm tốt. Thanh quản to, dày, đóng mở không thuận lợi, khí ra chậm hơn, phát âm chậm hơn nên nói lắp. Người đột ngột bị mất tiếng là khí hàn ở thanh quản, làm thanh quản không phát âm được, có phát âm được cũng không lên xuống để thành tiếng nói được, khi không còn đóng mở được thì thành mất tiếng.

Hoàng đế: Chữa bằng cách nào?

Kỳ Bá: Thiếu âm chân lên đến cuống lưỡi, lạc ở xương lưỡi, tận ở thanh quản. Tả huyệt mạch ở hai mạch (Nhâm và Thiếu âm chân) để đuổi khí trọc đi. Vì mạch của thanh quản liên lạc được với mạch Nhâm, do đó lấy Thiên đột thì thanh quản lại phát âm được.

Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >