Trang chủ arrow Châm cứu án ma arrow 52. Khí bảo vệ (Vệ khí)
52. Khí bảo vệ (Vệ khí)
17/10/2017
Nội dung: Nói về công năng của khí dưỡng và khí bảo vệ (dinh khí, vệ khí), tình hình hoạt động của chúng trong cơ thể , nói rõ chữa bệnh cần căn cứ vào hệ kinh lạc, nắm gốc ngọn hư thực. Lấy điểm gốc, điểm ngọn của 12 kinh, vị trí các huyệt làm căn cứ cho việc bổ tả.

Hoàng đế: Ngũ tạng là nơi tàng tinh thần hồn phách, lục phủ, là nơi nhận và tiêu hóa thức ăn. Khí của thức ăn uống bên trong vào ngũ tạng, bên ngoài ra thân thể, chi, khớp. Khí nổi của nó không tuần hành ở trong đường kinh gọi là khí bảo vệ (vệ khí). Khí tinh của nó tuần hành ở trong đường kinh gọi là khí dinh dưỡng. Hai khí âm dương này (dinh vệ) bám sát nhau, cả ở trong và ở ngoài thông lẫn nhau, tuần hoàn khép kín. Hai khí tuần hoàn và dừng ở các trạm liên tục, như vậy nên không có tận cùng, tuy vậy chúng vẫn có phân ra Âm Dương, đều có gốc, ngọn, hư thực và nơi tách ra. Nếu phân rõ Âm Dương của 12 kinh, thì có thể biết rõ nguyên nhân gây bệnh; biết được hư thực ở chỗ nào, biết được bệnh ở cao hay thấp; biết được chỗ "khí giải" của 6 phủ thì có thể giải được các nút (châm cho thông chỗ kinh bị tắc, sự tương hợp tương thừa của các kinh) nơi cửa ngõ của các đường kinh; biết được trạng thái hư thực của kinh, biểu hiện bằng cứng và mềm, sẽ tìm được nơi bổ tả chính; nếu tìm được gốc ngọn của 6 kinh thì không gì là không nắm được, dù bệnh tình có phức tạp và có thể ứng phó dễ dàng.

Kỳ Bá: 

- Gốc của kinh Thái dương chân, ở trên phía ngoài gót chân 5 tấc (huyệt Phụ dương). Ngọn của nó 2 bên lạc phải và trái (Tình minh) của mệnh môn (Ấn đường). Mệnh môn là mắt (Tình minh). Gốc của kinh Thiếu dương chân, ở giữa khiếu âm, ngọn ở trước Song long (Thính cung - huyệt hội của Thái dương và Thiếu dương). Song long là tai. Gốc  của kinh Thiếu âm chân, ở trên mắt cá trong 2 tấc, ở Phục lưu hoặc Giao tín, ngọn của nó ở hai bên đốt sống 14 (Thận du) và hai mạch ở dưới lưỡi (cạnh Liêm tuyền). Gốc của kinh Quyết âm chân, ở trên hành gian 5 tấc (Trung phong), ngọn của nó ở hai bên đốt sống lưng 9 (Can du). Gốc của kinh Dương minh chân, ở Lệ đoài, ngọn ở Nhân nghinh, ở hai bên khiếu trên của họng. Gốc của kinh Thái âm chân ở trước và trên Trung phong 4 tấc (Tam âm giao), tiêu ở hai bên đốt sống 11 (Tỳ du) và gốc lưỡi.

- Gốc của kinh Thái dương tay ở sau mắt cá ngoài (Dưỡng lão), ngọn của nó ở trên mạnh môn 1 tấc (trên Tình minh 1 tấc tức Toản chúc). Gốc của kinh Thiếu dương tay, ở trên kẽ ngón tay út và nhẫn 2 tấc (Trung chữ. Linh khu dịch thích: Dịch môn), ngọn ở sau tai lên đến ngang mỏm tai, và xuống dưới đến đuôi mắt (Ty trúc không). Gốc của kinh Dương minh tay ở xương khuỷu tay (Khúc trì), lên đến biệt dương (Tý nhu), tiêu của nó ở dưới trán hợp với trên tai (Đầu duy). Gốc của kinh Thái âm tay ở ngang mạch cổ tay (Thái uyên), ngọn ở động mạch trong nách (Thiên phủ - Giáp ất kinh - Thiên: bệnh hàn nhiệt - Linh khu). Gốc của kinh Thiếu âm tay, ở mép xương đậu (thần môn), ngọn ở hai bên đốt sống thắt lưng 5 (Tâm du). Gốc của kinh chủ tay. (Quyết âm tay) ở sau nếp cổ tay 2 tấc giữa 2 gân (Nội quan), ngọn ở dưới nách 3 tấc (Thiên trì).

- Chẩn đoán gốc ngọn, ở dưới là gốc, nếu hư thì quyết lại (nguyên dương suy) nếu thực thì nhiệt. Ở trên là ngọn, nếu hư thì huyễn vựng (thanh dương không lên), nếu thịnh thì nhiệt thống (đau). Nếu thực dùng phép tả để cắt đứt nguồn gốc của tà khí thịnh, từ đó không cho bệnh phát triển. Nếu hư dùng phép bổ, dẫn khí, làm cho khí phấn chấn lên.

- Về khí giai của các bộ phận, 8 khí của ngực có giai (đường phổ) của nó. Khí của bụng có giai (đường phố) của nó, khí của đầu có giai (đường phổ) của nó, khí của cẳng chân có giai (đường phổ) của nó. Khí của đầu, chữa ở não (Bách hội). Khí của ngực chữa ở hai bên ngực và các huyệt du của đốt sống lưng; Khí của bụng, chữa ở các huyệt du của đốt sống lưng, thắt lưng và mạch Xung, cùng động mạch ở hai bên rốn (Hoang du, Thiên khu). Khí của cẳng chân chữa ở khí giai (Khí xung), Thừa sơn, và huyêt ở trên dưới mắt cá. Lấy các huyệt đó, dùng hào châm để chữa, thao tác cần ấn day huyệt đó một lúc lâu đợi khí, rồi mới làm thủ thuật châm. Chữa các chứng bệnh sau: Đau đầu huyễn vựng, ngất sỉu, đau bụng, bụng đầy chướng và có tích mới. Nếu đau có di động (tức chưa có một tích huyệt cố định) thì dễ khỏi. Nếu tích mà không đau (tích đã lâu) thì khó chữa


Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >