Trang chủ arrow Tông phái arrow THIẾU LÂM TỰ
THIẾU LÂM TỰ
25/09/2006
Image

Chùa Thiếu Lâm (Hán ngữ: 少林寺; Phiên âm: Shàolínsì; Hán Việt: Thiếu Lâm Tự; dịch nghĩa: "chùa trong rừng gần đỉnh Thiếu Thất") là một ngôi chùa tại Trung Quốc, nổi tiếng từ lâu nhờ mối liên hệ với Phật giáo Trung Quốc và Võ thuật và có lẽ nó là một cơ sở Phật giáo nổi tiếng nhất đối với phương Tây. Chùa Thiếu Lâm với võ phái Thiếu Lâm được xem là nguồn gốc các phái võ Trung Quốc hiện nay. 


Thiếu Lâm Tự (少林寺) có nghĩa là ngôi chùa trong rừng. Nơi đây đã từng có một con người: Bồ Đề Đạt Ma 菩提達魔, vị tổ thứ 28 của Thiền tông Quyên Độc 身毒, tức nước Ấn Độ cổ. Sau khi xuống núi, ngài đi thuyền cập bến Quảng Châu vào năm thứ bảy đời Lương Võ Đế 梁武帝 (520). Từ đây khởi đầu một dòng võ lừng danh thế giới.

Không được sự đồng cảm, Bồ Đề Đạt Ma bèn tạ từ vị vua nhà Lương rồi xuôi lên phía Bắc. Sách chép rằng: Ngài vượt sông Dương Tử bằng cọng lau, lúc đầu dừng chân ở Lạc Dương, sau cùng dừng chân tại Thiếu Lâm Tự và diện bích suốt chín năm thiền định.

Từ bậc khai sáng qua nhiều đời kế, Phật giáo Thiền tông , trở thành dòng suối chảy nhuần qua nền văn hóa Trung Hoa và châu Á. Bồ Đề Đạt Ma đã phát triển Thiền tông, nâng lên tầm võ thuật, võ học, võ đạo.

Ngày nay, thăm chùa Thiếu Lâm Tự rất dễ nhận ra dấu ấn của trang sử võ học vẻ vang suốt 1.500 năm. Phong thuỷ Thiếu Lâm Tự được dựng theo trục Tý Ngọ-Bắc Nam. Bên trên sơn môn lấp lánh bút tích của vị hoàng đế cũng là nhà thư pháp lỗi lạc Khang Hy đề hoành. Dọc theo lối đi từ sơn môn đếnThiên Vương điện là rừng bi kí, một kho tàng thư pháp quí giá của văn hoáTrung Hoa. Sau điện Thiên Vương là chính sảnh, nơi vừa được trùng tu. Tất cả thẫm đẫm màu sắc huyền hoặc mà thanh tịnh. Nó phản ánh không chỉ lịch sử ngôi chùa mà còn cả lịch sử Trung Hoa suốt hơn 1000 năm. Chuyện kể rằng Càn Long 乾隆, vị vua thượng võ đời Thanh, nhân đến thăm Thiếu Lâm Tự, nghe câu chuyện Đạt Ma “cửu niên diện bích” và Nhị Tổ Huệ Khả cầu đạo đã xúc động vô cùng. Suốt đêm ông thao thức, nằm nghe mưa rơi ngoài hiên, gió thì thầm trên ngọn cây tùng và suy nghĩ vẩn vơ về ý nghĩa kiếp người.

Phía đông chính sảnh là Kim Nạp Lạc, nơi đặt tượng thần Đại La, vị thần của môn phái Thiếu Lâm. Sau chính sảnh là Tàng Kinh các, nơi lưu giữ kinh sách, bảo kíp võ công và các  tài liệu tối mật.Tiếp sau là phòng Phương Trượng, nơi ở của vị trụ trì. Sau phòng Phương Trượng là LậpTuyết Đình (Nơi đứng trên tuyết lạnh cầu đạo). Chính nơi đây, trước Bồ Đề Đạt Ma, Huệ Khả đã chặt đứt cánh tay trái để tỏ lòng chí thành cầu đạo. Sau cùng là điện La Hán, là tòa điện lớn nhất trong Thiếu Lâm Tự, nơi truyền dạy công phu Thiếu Lâm. Chỉ những môn sinh tài giỏi nhất mới được tuyển vào luyện tập ở đây. Từ đây, những người xuất sắc nhất trong số môn sinh tài giỏi ấy lại được chọn để được truyền thụ đặc biệt trong Đạt Ma Đình, nơi họ được thụ giáo những tuyệt kỷ công phu Thiếu Lâm.Trên bốn bức tường điện La Hán là bức bích họa vĩ đại mô tả 500 vị La Hán biểu lộ sự tôn kính hướng về Đức Phật.

Trên nền gạch của điện La Hán còn nguyên những vết lõm sâu mà tương truyền là dấu chân của các cao thủ luyện công qua hàng thế kỷ. Phía đông điện La Hán là điện Quan Âm. Bức bích họa nổi tiếng hơn cả vẽ “mười ba vị sư Thiếu Lâm đang giải cứu vua Đường”.

Tường phía Bắc và phía Nam là tranh miêu tả các loại công phu Thiếu Lâm do các tăng nhân thực hiện bằng nhiều loại vũ khí khác nhau. Bởi thế, điện còn được gọi là điện Thiếu Lâm Công Phu. Một trong năm đỉnh núi phía sau chùa Thiếu Lâm là động Bồ Đề Đạt Ma, nơi ngài quay mặt vào vách đá thiền định suốt chín năm ròng rã, đến mức khuôn mặt ngài in hằn lên đá. Ngày nay, tảng đá ấy được đem về lồng kính trưng bày trong điện Quan Âm các.

Trong lịch sử gần 2000 năm, Thiếu Lâm Tự cũng từng trải qua những thời kỳ ảm đạm... Các công trình kiến trúc của chùa còn lại đến nay mang dấu ấn của nhiều triều đại, đa số được tu bổ và xây dựng từ thời nhà Minh, nhà Thanh.

Ngày nay, dưới chân núi Thiếu Thất có đến 60 học viện võ thuật Thiếu Lâm với hơn 40.000 môn sinh, là những thanh thiếu niên trên khắp đất nước Trung Hoa về đây ngày đêm khổ luyện. Trên nền tảng của truyền thống văn hóa dân tộc, sứ mệnh của thời đại, nhà nước Trung Quốc chủ trương nhất thống các võ phái của họ thành wushu - môn võ thuật hiện đại của Trung Quốc, lấy Thiếu Lâm Tự làm gốc.

Nhân một lần đi tàu liên vận sang xứ sở Trung Hoa huyền diệu, có hai người khách Hà Lan xuống tàu giữa đường. Như trả lời trước câu hỏi của tôi, họ nói: To Shaolin (Đến Thiếu Lâm). Quả thực danh tiếng của ngôi chùa này đã vượt qua xứ sở Trung Hoa rộng lớn.

Nguyễn Hạnh ( Lần đầu tới Trung Hoa)

Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >