Trang chủ arrow Tông phái arrow PENCAK - SILAT
PENCAK - SILAT
16/02/2008

 Pencak-Silat là một môn võ xuất phát từ Philippines, Indonesia và Malaysia. Do môn võ này được dùng nhiều để huấn luyện cho binh lính nên nhiều khi nó còn được gọi là võ nhà binh.

Các kiểu đánh của môn võ này khác nhau tùy theo vùng và thường mô phỏng theo động tác của các con vật. Ngày nay, môn này có rất nhiều kiểu đánh khác nhau vì mỗi võ sĩ pencak silat đều có thể tự sáng tác ra các động tác cho riêng mình để làm phong phú cho môn phái. Tuy thế, tất các các thế, pháp đều có chung một cơ sở.


 

Phương pháp luyện tập

Theo truyền thống thì môn Silat được tập luyện theo kiểu có nhịp điệu dưới hình thức có vũ khí, trường côn hoặc tay không. Các tư thế bắt chước loài vật rất quan trọng trong môn Silat, và các thế này được gọi chung là langkah, có nghĩa là các tư thế và chuyển động khi tập võ. Chẳng hạn, langkah Dua là tư thế chờ và Tiga là một thế thủ. Các langkah bao gồm rất nhiều các thế công, đỡ, tránh. Việc chọn ra một số thế nhất định sẽ xác định mỗi trường phái Silat so với các phái khác.

Nói chung, việc luyện tập yêu cầu phải nắm một loạt các langkah cơ bản, được chia nhỏ và lặp lại từ các thế tập (drill). Bước cơ bản này tập trung vào việc nắm vững một thế chắc chắn. Bước tiếp theo chủ yếu là tập phòng thủ và võ sinh học cách đỡ và tránh đòn đánh của võ sinh cấp trên. Bước thứ ba tập trung vào việc sử dụng đòn chân: di chuyển và tấn công. Ở bước thứ tư, võ sinh học cách đỡ và tránh các đòn chân. Ở bước thứ năm, võ sinh học cách biến hóa các tư thế bằng cách đánh trả từ tư thế tấn thấp. Cách luyện tập kiểu này sẽ được hoàn chỉnh thêm về sau bằng các kỹ thuật khóa, cắt, tấn, hay học cách sử dụng vũ khí và một tá các đòn atémis có tên là "rahassa". Ở cấp cao hơn, võ sinh được tập chuyên về "chiến vũ" tức "Silatador" để có thể sử dụng một cách thành thạo các kỹ thuật võ học.

Các hệ phái

Ngày nay người ta chia môn silat thành 7 hệ phái chính:

hệ phái Hồi giáo, trong đó yêu cầu võ sinh phải theo Hồi giáo và biết đọc kinh Coran;
hệ phái mở cho tất cả mọi người, đặc trưng bởi sự chuyên về các phương pháp tự vệ và xuất hiện trong những năm 1940 (silat hiện đại);
các hệ phái thể thao dạy môn silat thi đấu gần giống môn đấm bốc có dùng chân;
các hệ phái truyền thống dân gian chủ yếu dạy silat để biểu diễn trong các đám cưới hay để biểu diễn cho khách du lịch;
các hệ phái kín trong đó người ta dạy các chiêu thức độc đáo nhất; chỉ dành cho những người được tin cẩn hay có được một sự tiến cử nào đó;
các hệ phái đang trên đà biến mất (do các yếu tố dị giáo đối với đạo Hồi), tuy nhiên vẫn còn tồn tại tại một số vùng hẻo lánh của Sunda tại Indonesia;
các hệ phái lai tạp chuyên dạy silat phù hợp với người phương Tây; các hệ này chủ yếu có tại Mỹ và châu Âu.
Ngày nay, rất nhiều nước đã chấp nhận silat là môn thể thao quốc gia và tổ chức các giải thi đấu như tại Bỉ, Áo, Hà Lan và hiển nhiên là tại các nước Đông Nam Á như Indonesia và Malaysia...

 


Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >