Trang chủ arrow Tản mạn arrow THƯ PHÁP NHÂN THỂ
THƯ PHÁP NHÂN THỂ
08/02/2008

  

Tuyển chọn: Thượng Quan Hiền, Tác giả: Trần Vân Phát, nguồn: ĐÔNG PHƯƠNG NET (Ngày 01 tháng 04 năm 2007),

Khỏa thân là một loại hình nghệ thuật, nó bao quát Hội họa, Điêu khắc.v.v... Chính Belinski - nhà lý luận nghệ thuật nổi tiếng nước Nga đã hùng hồn tuyên bố: "Nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp mang hồn lõa thể... Thế nhưng trong thế giới cổ đại, khỏa thân lấp lánh một cách thuần khiết, nhân văn không tì vết và được đón nhận một cách tôn nghiêm". Từ những tác phẩm Venus giáng sinh của danh họa người Ý sơ kỳ Phục Hưng Sandro Botticelli (1445-1510), tác phẩm Suối trong lành của danh họa chủ nghĩa cổ điển người Pháp thế kỷ 19 Jean-Auguste Dominique Ingres (1780-1867), chúng ta thấy được những mỹ cảm về nhân thể quyến rũ đầy nghiêm túc, cao nhã, khiến nhân thể hướng tới một tư tưởng tiến bộ và thanh khiết.

Thế nhưng gần đây, có một sự kiện được gọi là "Nhân Thể Thư Pháp" đã làm chấn động cả báo giới trong một thời gian khá dài. Đó là một tác giả người Nhật đã dùng chữ Kanji đằng tả toàn bộ BÁT NHÃ TÂM KINH lên thân thể trần truồng của một thiếu nữ. Đó phải chăng là nghệ thuật hay một chứng nghiệm bẩn thỉu?

Hiện nay, việc lấy nét đẹp thân thể con người để sáng tác đã trở thành một phong khí toàn cầu. Thoạt tiên, giới mỹ thuật dưới cái tên "Nghệ thuật hành vi" đã giương cao nét đẹp loã thể của phụ nữ, sau đó giới Nghệ thuật giải trí lại đem món hàng đó thành phương tiện biểu diễn công khai, giới văn học lại lấy đề tài dục vọng thân thể làm đề tài bất tận.v.v...Và giờ đây giới Thư pháp trên thế giới lại có trào lưu "Nhân thể thư pháp". 

Thế nhưng dù gì thì cũng phải nói, đem một bộ kinh BÁT NHÃ thiêng liêng, biểu hiện của trí tuệ vô bờ Phật giáo công khai viết lên nơi thầm kín của người phụ nữ có thể nói là một hành vì cần phải xét lại. Phải chăng đó là một lời tuyên chiến với nền văn minh nhân loại, một sự ô nhiễm về văn hoá, là một sự sỉ nhục đối với Thư Pháp truyền thống vốn tôn nghiêm?


 

 VENUS GIÁNG SINH (Sandro Botticelli)

SUỐI TRONG LÀNH (Jean-Auguste Dominique Ingres)


Người dịch: Thiên chủ viễn truyền Nguyễn Hạnh


Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >