Trang chủ arrow Bài viết arrow MẮT CÁ, BÁNH CHAI CHÂN, BƯỚU Ở LÒNG BÀN CHÂN ( Bài 35 )
MẮT CÁ, BÁNH CHAI CHÂN, BƯỚU Ở LÒNG BÀN CHÂN ( Bài 35 )
24/10/2007

 


MẮT CÁ (MẮT GÀ), BÁNH CHAI CHÂN,
BƯỚU Ở LÒNG BÀN CHÂN

Mắt cá, bánh chai, bướu đều sinh ở gầm bàn chân.

 

ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN

1 - Đều ưa mọc ở gầm bàn chân, nơi  vùng thường bị ép và chà xát dễ dàng.

2 – Mắt cá: To như hạt đậu đóng vào theo mức sừng tăng sinh, hơi cao hơn mặt da, đầu nhọn hướng sâu vào trong mặt da, khi bước đi có đau nhói. Thường mọc ở chỗ lồi lên của xương nơi vùng chịu áp lực.

3 – Bánh chai: Là chất sừng ở biểu bì, bờ mép không rõ rệt, bề mặt sáng bóng, sờ vào đó thấy rắn chắc. Thường mọc ở vùng trước lòng bàn chân, gót chân.

4 – Bướu ở lòng bàn chân: Mọc ở lòng bàn chân hoặc khe ngón. Có bướu to như hạt đậu vàng hoặc rất lớn dạng chẩn gồ, do chà xát không thể nổi cao lên, bề mặt có che bằng chất sừng. Rắn chắc, có ép đau, sau khi lấy bỏ chất sừng đó đi mới có thể thấy đến dạng bướu.

PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

1 – Nha đảm tử nhân gặm nát: Trước hết đem trừ bỏ chất sừng trên bề mặt của bướu hoặc mắt cá, lấy nhân nha đảm tử đã giã nát đặt lên trên dùng băng keo dán che giữ, cách ngày hoặc mỗi ngày thay thuốc thuốc một lần. Khi thay thuốc thì dùng dao nhỏ cạo tổ chức đã bị gặm nát, lại bó Nha đảm tử nhân đã dã nát, cứ thế làm luôn tới khi tất cả tổ chức sừng hóa rụng đi hết thì dừng.

2 – Lấy Thủy phẩm cao, Kê nhỡn cao, cách dùng giống như trên.

Thủy phẩm cao:

Than đá dã nhỏ 15 g, Dung dịch kiềm bão hòa 100 Cm3, trộn đều, đợi sau khi lắng cặn, đem đổ dịch trong bên trên vào trong một cái cốc thủy tinh khác, thêm vào 3 – 5 gr gạo nếp, ngâm đủ 24 giờ đồng hồ, dùng chày thủy tinh giã nát là được cao Thủy phẩm lỏng. Cứ 100 cm3 cao thủy phẩm lỏng thêm vào 4 gr than đá giã nhỏ thì thành cao Thủy phẩm đặc.

- Kê nhỡn cao: thủy dương toan 50 gr , đông đan 3 gr, bản tọa ca nhân 2 gr, đường trắng 2 gr, khi đem dùng lấy cồn 75 độ hoặc rượu trắng trộn thành dạng hồ, đắp ở chỗ bệnh.

3 - Ô mai cao: dùng hợp ở Bánh chai. Cạo bỏ qua chất sừng dầy, đắp thuốc cao lên trên, cố định lại, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

Ô mai cao:

Ô mai 1 lạng, muối ăn 3 đồng cân, giấm 15 cm3, nước đun sôi 15 cm3. trước hết đem ô mai và muối thả vào trong nước ngâm 24 giờ đồng hồ, bỏ hột ô mai, đem thịt ô mai và giấm giã thành dạng hồ, là đã có thể dùng đắp ngoài.

4 -  Rượu bổ cốt chỉ: Trị mắt cá hoặc bướu ở lòng bàn chân, bóc bỏ chất sừng, lại đắp thuốc mỗi ngày 3 lần.

Rượu bổ cốt chỉ ( xem  ở bàI 34).

5 -  Mắt cá hoặc bướu, trước hết  là bóc đi chất sừng ở bề mặt, đắp lên trên đó một lớp  vadơlin, dùng mồi ngải nhỏ cứu, mỗi lần 3 – 4 mồi, mỗi ngày hoặc cách ngày cứu 1 lần, đến khi khô sém đen là dừng.

6 – Trước hết dùng nước nóng ngâm chân có bệnh, đợi chỗ mắt cá nó mềm, dùng  dao nhỏ bóc bỏ da cứng, dùng hào kim từ giữa mắt cá đâm vào, vê xoay mạnh mấy lần, làm cho ra máu thì có thể rút kim, lại từ 4 chung quanh mắt cá, ở 4 chỗ khác nhau, dùng bốn kim đâm hướng về chính giữa mắt cá. dùng vải gạc bọc  lại, nói chung sau 3 – 5 ngày, mắt cá tự rụng đi.


Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >