Trang chủ arrow Dược học arrow VỀ CÂY TẦM GỬI
VỀ CÂY TẦM GỬI
09/01/2007

 

 Các nhà khoa học xứ Wales vừa công bố một nghiên cứu về các chiết xuất từ tầm gửi. Họ cảnh báo rằng, nghiên cứu cho thấy tầm gửi không có ích lợi gì trong việc chống lại ung thư. Thậm chí, chất này có thể gây ra nhiều phản ứng ngược lại, như khó thở, đau khớp và bị viêm thận. Thế nhưng không phải chỉ có vậy bởi nếu tìm hiểu kĩ chúng ta có thể thấy có rất nhiều thông tin khác xoay quanh loài thực vật này.

 

Thông tin chung

Tầm gửi làm thuốc

Tầm gửi cây khế thái nhỏ, lấy 20g, sao vàng, sắc uống chữa sốt, sốt rét, ho gà; phối hợp với tầm gửi cây duối 20g, rau má 20g, lá hẹ 10g, bạc hà 10g, sắc đặc, thêm mật ong đủ ngọt, uống chữa ho và hen sữa trẻ em.

Biểu tượng tình yêu Giáng Sinh

Ngoài cây thông còn có một loại cây khác cũng được xuất hiện chỉ vào dịp Giáng Sinh, đó là cây Tầm Gửi mà tiếng Anh gọi là Mistletoe. Ở Hoa Kỳ có một tục lệ dễ thương nhất về cây tầm gửi đó là nếu ai đó đứng dưới chùm cây tầm gửi sẽ phải hôn người đang đứng bên cạnh. Theo người xưa kể lại, người đàn ông phải hái hết tất cả các trái tầm gửi trên cành trong lúc anh ta hôn người phụ nữ. Và đối với phụ nữ nào còn độc thân đứng dưới cành cây tầm gửi mà không được hôn sẽ bị vướng cảnh độc thân suốt cả năm.

Sự tích về cây tầm gửi bắt đầu bằng câu chuyện thần thoại về vị thần mặt trời mùa hạ tên là Balder. Vị thần này một lần nằm mơ thấy mình sẽ bị chết. Cậu bé Balder bèn kể lại cho mẹ là nữ thần Frigga, vị thần của tình yêu và sắc đẹp. Bà mẹ Frigga sau khi nghe xong đã quá lo sợ nghĩ rằng giấc mơ có thể là một điềm báo nên bà cầu xin tất cả vạn vật trên trái đất hãy bảo vệ con trai bà. Bà còn nguyền rằng nếu Balder chết đi thì tất cả mọi vật cũng sẽ phải chết theo. Từ đó, thần Balder lớn lên và miễn nhiễm với bất kỳ cây cỏ gì mọc lên từ mặt đấy mà các trẻ con cùng lúc dùng để ném vào cậu. Tuy thế, một trong số kẻ thù của Balder là Loki đã tìm ra kẽ hở trong lời nguyền của nữ thần Frigga chính là cây tầm gửi.

Sở dĩ cây tầm gửi không bao giờ mọc lên từ đất mà là sống nhờ vào thân cây khác nên không bị ảnh hưởng bởi lời nguyền của nữ thần Frigga. Do biết thế, Loki đã dùng thân cây tầm gửi làm thành mũi tên, rồi lừa người em bị mù của Balder là Holder dùng mũi tên ấy bắn vào Balder. Chính mũi tên ấy đã hạ sát Balder. Ba ngày trôi qua, tất cả vạn vật trên thế gian tìm đủ mọi cách để cứu Balder nhưng đều thất bại. Cuối cùng, chính những giọt nước mắt của bà mẹ Frigga khóc than con mình đã làm cho những trái tầm gửi chuyển từ màu đỏ sang trắng đem sinh mạng của Balder trở lại. Nhờ đó mà cậu được hồi sinh. Quá đỗi vui mừng, nữ thần Frigga đã lấy lại tiếng xấu của cây tầm gửi và bà đã hôn tất cả những ai bước dưới cây tầm gửi để tạ ơn cứu mạng con bà. Từ sự tích này, cây tầm gửi đã trở thành biểu tượng tình yêu vào dịp Giáng Sinh.

Cây tầm gửi mang lại lộc năm mới cho người Anh

Còn ở nước Anh, phong tục 'xông nhà' rất được coi trọng. Người 'xông nhà' phải là đàn ông, nhất thiết không được là phụ nữ hay người có tóc đỏ hoặc vàng, do họ có quan niệm những người này sẽ mang đến những điều xấu cho cả nhà. Cây tầm gửi được coi là cây lộc tốt nhất bởi nó sẽ mang đến nhiều niềm hạnh phúc và sự may mắn cho con người. Nông dân Anh thường chúc nhau có nhiều con cái, gia súc, hay mùa màng bội thu...

Các thông tin khác

Theo các nhà nghiên cứu, "mistel" là một từ trong ngôn ngữ Anglo- Saxon có nghĩa là "thuốc" và "tan" có nghĩa là "nhánh cây". Do đó "mistletoe - cây tầm gửi" được dịch là "thuốc trên nhánh cây".Về mặt ngôn ngữ học, cây tầm gửi được xem như có một sự chuyển tiếp siêu nhiên vì loại cây ký sinh này dường như nảy lên trên đỉnh các loài cây khác tựa hồ như một phép màu.

Người Saxon dùng từ ám chỉ  "thuốc" bởi vì họ nghĩ rằng những hạt giống của cây được những con chim thả xuống trên các cành cây.

Tầm gửi, loài cây nhỏ bé này là một nguồn thức ăn quan trọng và cung cấp nơi làm tổ cho nhiều loại côn trùng và động vật trong rừng. Nhưng, chúng lại rất độc đối với con người.

Bằng một cách nào đó, tầm gửi được cho là một loài thuốc có thể chống lại căn bệnh ung thư. Nhiều bệnh nhân tại các nước châu Âu đã tự tiêm cho họ một chất chiết xuất từ cây tầm gửi. Có vẻ trong một thời gian ngắn, loại thuốc này có thể giết được các tế bào ung thư như chúng đã giết chết các loài cây chủ.

Từ món đặc sản Cao Bằng

Cao Bằng xuân hè có món rau dạ hiến, một loại cây sống tầm gửi trên cây hiến, ngọn giống như ngọn su su. Dạ hiến còn có một cái tên khác: rau bò khai. Loại rau này xào với thịt bò hay phở chua (món đặc sản của Cao Bằng, Lạng Sơn), rất ngon với những tay sành ăn. Gọi là bò khai vì rau có mùi giống như mùi bia, nhưng có lẽ vào cái thời chưa có bia bọt như bây giờ, nhiều người cảm nhận mùi rau ra mùi... nước đái bò nên mới có tên là bò khai. Nhóm cây, họ Tầm gửi (Loranthaceae), phần lớn phân bố ở xứ nóng, thường sống kí sinh trên những cành cây khác. Cành có đốt, lá dày, cứng, thường mọc cách, lá xanh có thể quang hợp được, nhưng cây không vận dụng khả năng này, mà lại sống nhờ cây chủ bằng những rễ mút thọc sâu hút nhựa của cây chủ. Hoa thường đơn tính, to và có màu, có khi lưỡng tính. Quả thường có nhiều chất dính, gieo rắc hạt lên các cành gỗ lớn nhờ các loài chim ăn quả. Có nhiều loại TG: 1) Loại chỉ sống được trên một loài cây chủ nhất định, như cây TG càng cua (Viscum articulatum): có cành dẹt, chia đốt như càng cua, chỉ sống trên cây sau sau (Liquidambar formosana). 2) Loại sống được trên nhiều cây chủ khác nhau: như TG cây sến (Elytranthe tricolos), thường dùng để bó gãy xương, có thể mọc được cả trên cây dâu tằm (Morus alba). 3) Cùng trên một cây chủ, có thể có nhiều loài TG mọc kí sinh. Vd. vị thuốc tang kí sinh lấy từ TG cây dâu (chữa đau lưng, an thai), gồm nhiều loài; ở Trung Quốc có Loranthus parasiticus; thuộc loại này ở Việt Nam có Scurrula gracilifolia và Loranthus estipitatus, cây có cành non màu vàng, lá mọc đối, hình trái xoan, dày và cứng, cụm hoa hình xim mọc ở kẽ lá, hoa lưỡng tính, có cả đài và tràng, quả mọng hình trứng, kí sinh trên cây dâu và một số cây khác, như cây trúc đào.


Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >