Trang chủ arrow Nghệ thuật ẩm thực arrow LÀNG CỰ ĐÀ VÀ NGHỀ LÀM TƯƠNG
LÀNG CỰ ĐÀ VÀ NGHỀ LÀM TƯƠNG
13/11/2006
Image

Nằm bên dòng sông Nhuệ, cách trung tâm Hà Nội khoảng 35km về phía Đông - Nam, Cự Đà – ngôi làng cổ 500 năm tuổi này một thời tấp nập thuyền bè chuyên chở hàng hoá. Dấu vết để lại bên bờ sông của làng là minh chứng một thời kỳ vàng son, đó là bến thuyền có bậc đá lên xuống và hai con cóc đá để làm cột buộc thuyền. 

Xưa kia người Cự Đà làm nghề buôn bán và dệt kim. Nhờ nghề ấy mà có người đã trở thành giàu có. Bây giờ người dân Cự Đà chuyển sang làm tương, miến. Tương Cự Đà nổi tiếng khắp Bắc Nam.

Tương Cự Đà là một loại tương có mùi rất nặng. Nó mang danh là tương Cự Đà là cái tên của nhà sản xuất. Chúng ta thường thấy tương Cự Đà có mặt trong những món bê thui, gỏi cuốn, đậm đà vị quê hương.

Làng Cự Đà có mười hai hộ chuyên sản xuất tương. Sản phẩm tương Cự Đà không chỉ là món nước chấm quen thuộc, gần gũi với dân Hà Tây, Hà Nội mà nó đã trở thành món đặc sản, vươn xa tới nhiều địa phương khác.

Theo ông chủ nhiệm HTX Vũ Văn Chung, trong bốn loại sản phẩm nông nghiệp của Cự Khê thì miến và tương Cự Đà đã nổi tiếng từ lâu, tạo nên một thương hiệu rất gần gũi với người tiêu dùng cả nước.

Có một điều phải nói là các sản phẩm của làng Cự Đà đều bắt đầu bằng chữ “Cự". Theo các cụ trong xã kể lại thì ngay cả người đi làm ăn xa quê, kinh doanh buôn bán gì cũng vẫn không quên lấy chữ đầu là "Cự” đặt tên cho thương hiệu của mình.Về Cự Đà ngày hôm nay, du khách sẽ nhận thấy hình ảnh một làng quê Việt Nam đang cựa mình với sức sống mới, son trẻ mà đầy truyền thống. Tương Cự Đà đậm đà nét văn hoá ẩm thực Việt Nam, xứng đáng là đặc sản có thương hiệu bắt đầu bằng chữ "Cự”.

Nguyễn Hạnh


Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >