Trang chủ arrow Tản mạn arrow MỘT VÀI KIẾN THỨC VỀ TẦU VŨ TRỤ
MỘT VÀI KIẾN THỨC VỀ TẦU VŨ TRỤ
30/10/2006


 Tàu vũ trụ, còn có tên gọi là phi thuyền không gian, là một phương tiện vận chuyển các thiết bị có người hay không người lái vào các khoảng không ở bên ngoài tầng Khí Quyển.


A. Phân loại

Phân loại theo hoạt động

Trạm vệ tinh:

Là các loại tàu vũ trụ chỉ được phóng và trở thành một vệ tinh nhân tạo của Trái Đất nhằm làm một trạm có khả năng kết nối với các tàu vũ trụ khác, thực hiện các thí nghiệm không gian, và có thể dùng làm trạm trung chuyển cho các chuyến phi hành có người lái vào khoảng không xa hơn của vũ trụ. Thường thì các trạm này sẽ ở lại vĩnh viển trong quỹ đạo cho đến khi không dùng nữa. Ví dụ của loại này là Skylab.

Tàu thám hiểm:

Đây là loại tàu vũ trụ có khả năng bay theo một quỹ đạo nào đó hoặc vượt ra khỏi tầm hút của Trái Đất. Ví dụ bao gồm các phi thuyền trong chương trình Apollo, các phi thuyền đến Sao Hoả,...

Phân loại theo chức năng

+Tàu mẹ (phi thuyền mẹ)
+Tàu con (phi thuyền con)
+Tàu con thoi ( phi thuyền con thoi ) - gồm có 3 phần chính: hai tên lửa đẩy nhiên liệu rắn, thùng chứa nhiên liệu (nằm bên ngoài) để cung cấp nhiên liệu cho 3 động cơ chính của tàu trong quá trình phóng, trạm quỹ đạo (orbiter) chứa phi hành đoàn và được thiết kế để có thể kết nối vào trạm không gian. Tổng cộng có 5 tàu con thoi được đóng: Atlantis, Challenger (Bị rơi năm 1986), Colombia (Bị rơi năm 2003), Discovery và Endavour.

B. Việc phóng tàu vũ trụ

Có hai phương pháp chính:

*Dùng phản lực của các tên lửa nằm ngoài tàu. Các tên lửa đẩy này sẽ rời tàu khi hết nhiên liệu.

*Dùng buồng phản lực riêng kết hợp với sức đẩy của tên lửa.

C. Công cuộc thám hiểm không gian

Mục đích ban đầu của công cuộc thám hiểm không gian là cuộc chạy đua tranh giành ảnh hưởng trong không gian (và do đó ảnh hưởng lên toàn thế giới còn lại) giữa Liên Xô và Hoa Kỳ trong thời kì Chiến tranh Lạnh (1950-1990).

Kể từ sau thời kỳ chiến tranh lạnh, các tiến bộ kỹ thuật phát triển trong các chương trình thám hiểm không gian đã được ứng dụng rộng rãi vào viễn thông dân dụng. kính viễn vọng Huble đẩy mạnh sự hiểu biết về các thiên hà xa xôi và các supernova; các thí nghiệm trong môi trường không trọng lực trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) giúp tạo ra các loại hợp kim mới, v.v.

Trịnh Vân Hải

 


Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >