Trang chủ arrow Châm cứu án ma arrow 40. Âm dương trong đục (Âm dương thanh trọc)
40. Âm dương trong đục (Âm dương thanh trọc)
07/10/2017
Nội dung: Nói về tác dụng và tính chất của khí trong và khí đục. Trong tưới vào âm (tạng), trọc tưới vào dương (phủ), trong cái trong có đục, trong cái đục có trong. Nếu trong và đục hỗn tạp, thay đổi vị trí trên dưới sẽ gây bệnh do khí loạn. Nêu rõ cách châm tương ứng với tính chất thanh trọc (trong đục).

Hoàng đế: 12 kinh mạch ứng với 12 con sông của thiên nhiên, 5 sắc của các sông không giống nhau, trong đục cũng sẽ khác nhau, còn khí huyết của người là một loại, làm thế nào để phân biệt?

Kỳ Bá: Khí huyết của người, nếu như có thể hợp thành một thì thiên hạ cũng sẽ hợp nhất, vậy làm gì có (người làm) loạn, trong thân thể con người có khí loạn, trong xã hội cũng có người làm loạn, hai cái loạn ấy hợp làm một vậy.

Hoàng đế: Muốn biết về khí trong và khí đục trong người?

Kỳ Bá: (Người hấp thu) khí của thức ăn uống là khí đục (trọc) khí (hít thở) của trời là khí (thanh) trong. Khí trong (của không khí) tưới vào âm (tạng). Khí đục (của thứ ăn uống) thấm tưới vào dương (phủ). Khí trong biến hóa từ khí đục (của thức ăn), thăng lên ra ở hầu họng. Khí đục có ở trong khí trong (của khí trời) giáng xuống và chảy xuống dưới. Nếu khí trong và khí đục tương can (hai khí tác động lẫn nhau) gọi là khí loạn.

Hoàng đế: Khí trong đổ vào âm, khí đục đổ vào dương, trong khí đục có khí trong, trong khí trong có khí đục, làm thế nào phân biệt khí trong và khí đục.

Kỳ Bá: Hoạt động của khí ở trong người có khác nhau: Khí trong đổ lên Phế, khí đục đi xuống đổ vào Vị. Khí trong (trong khí đục) của Vị dẫn lên đổ ở mồm, khí đục (trong khí trong) của Phế, đi xuống đổ vào kinh và tích lại ở biển của khí.

Hoàng đế: Trong (6 phủ) dương khí đều đục cả, nhưng khí nào đục nhất?

Kỳ Bá: Thái dương tiểu trường tay (có tác dụng phân biệt trong và đục) mình nó tiếp thu khí đục của dương (Vị); Thái âm phế (chủ thiên, có tác dụng trị tiết) mình nó tiếp thu khí trong của âm (5 tạng), khí trong của nó thăng lên đi vào khiếu rỗng, khí đục của nó đi xuống xuyên thông vào các kinh. Các (tạng) âm đều (tiếp thu) khí trong, nhưng riêng Thái âm tỳ (chủ địa, chủ vận hóa) mình nó nhận khí đục (ở Vị, gọi là khí đục trong khí trong).

Hoàng đế: Làm thế nào để (chữa) điều hòa khí trong khí đục?

Kỳ Bá: Khí trong rất hoạt lợi, khí đục rất sáp trệ, đó là tình hình bình thường của khí trong và khí đục, cho nên châm bệnh ở âm (tạng, lý) cần châm sâu và lưu kim, châm bệnh ở dương (phù biểu) cần châm nông và rút kim nhanh. Nếu khí đục, khí trong tương can (đánh nhau; trên dưới đổi chỗ là khí loạn) thì (căn cứ vào mức độ xuất nhập nông sâu lý biểu để tìm cách) châm thích hợp nhằm điều hòa lại cơ thể.

Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >