Trang chủ arrow Châm cứu án ma arrow 39. Luận về huyết lạc (Huyết lạc luận)
39. Luận về huyết lạc (Huyết lạc luận)
06/10/2017
Nội dung: Nói lên huyết lạc là trạng thái lạc mạch bị ứ huyết. Cách chữa nó phải chích nặn máu, những lý do dẫn đến các trạng thái đó và phương pháp quan sát huyết lạc.

Hoàng đế: Thế nào là tà khí lạ (vào phần biểu mà) không vào phần kinh?

Kỳ Bá: Đó là những tà khí lưu trệ trong huyết lạc (Tố Vấn, mậu thích - tà khách ở bì phu, vào ở tôn lạc, lưu ở đó, làm chúng tắc lại nên không thể vào kinh, chỉ tràn trề ra đại lạc, và sinh bệnh lạ).

Hoàng đế: Chích nặn máu mà ngã ngất là tại sao? Chích nặn máu mà máu phụt mạnh ra là tại sao? Máu ra ít, thẫm và đục là tại sao? Máu ra thanh (loãng) và 1/2 là nước dịch là tại sao? Rút kim rồi mà sưng lên là tại sao? Máu ra hoặc nhiều hoặc ít mà sắc mặt bệch ra là tại sao? Rút kim rồi sắc mặt như cũ mà có phiền muộn (bồn chồn) là tại sao? Máu ra nhiều mà không ảnh hưởng xấu là tại sao?

Kỳ Bá: Khí của mạch thịnh mà huyết hư, châm có thể làm cho khí thoát, khí thoát thì ngất. Khí huyết đều thịnh và âm khí trong mạch nhiều thì huyết hành sẽ hoạt lợi và như vậy nếu chích vào lạc máu sẽ phun ra. Nếu dương khí tích tụ lại ở giữa da, lưu trệ ở đó lâu mà không tả đi được thì máu chích ra sẽ đen và đục, do đó không phụt ra. Vừa uống song, nước ngấm vào lạc chưa qua biến hóa, hợp hòa với huyết dịch, cho nên máu chích ra có một phần là thủy dịch. Nếu không phải do vừa uống nước thì là do trong người có nước lâu ngày thành phù thũng. Khí âm (của ngũ tạng) tích ở phần dương (ở da) khí của nó xuất ra từ lạc mạch, cho nên khi chích (lạc) chưa ra máu, khí đã ra trước huyết (âm trệ ở dương không dễ tán ra được) - nên (châm xong) sưng tại chỗ. Khí âm dương (vệ, khí, dinh, huyết) khi mới tương đắc chưa kịp hòa hợp mà đã bị tả lúc này có thể làm âm dương (khí huyết) đều thoát, biểu lý (dinh vệ) ly biệt nên sắc thoát và bệch. Chích lạc máu ra nhiều, sắc mặt không đổi mà tâm phiền là do chích lạc làm cho kinh hư, kinh mạch thuộc âm (nối với tạng) mà hư sẽ gây âm thoát, nên tâm phiền.

Âm dương tương đắc sẽ hợp thành chứng tý (ngoại tà hợp với trong gây chứng tý), đó là ở trong tà khí bị úng trệ và tràn ngập kinh mạch, ở ngoài thì đổ vào lạc mạch. Trong trường hợp đó âm dương đều có thừa (tà khí) nên tuy máu chích ra nhiều (tà khí theo đó ra ngoài) xong cũng không gây (kinh mạch) hư.

Hoàng đế: Là thế nào để quan sát (huyết lạc)?

Kỳ Bá: Huyết mạch (nếu có ứ huyết thì sẽ) thịnh, cứng ngang ra và đỏ lên, hoặc ở trên, hoặc ở dưới, không có chỗ nhất định, nếu nhỏ thì như cái kim, nếu lớn thì như gân, đó là cái mốc để tả (nặn máu) một cách rất an toàn. Cho nên không được châm sai với chuẩn, nếu sai là ngược với phép châm (chuẩn là kinh mạch xuất từ kinh đến mạch lạc rồi tôn lạc, làm ngược lại là từ tôn lạc, đến mạch lạc, đến kinh).

Hoàng đế: Châm rồi, kim bám chặt vào cơ, làm thế nào?

Kỳ Bá: Do kim sau khi châm vào, tiếp xúc với nhiệt khí làm cho kim nóng lên (kích thích cơ) làm cơ (co) bám chặt lấy kim, gây mút kim không vê kim được.

Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >