Trang chủ arrow Châm cứu án ma arrow Quyển thứ sáu 29. Thầy truyền lại (sư truyền)
Quyển thứ sáu 29. Thầy truyền lại (sư truyền)
03/10/2017
Nội dung: Thầy truyền lại một số kinh nghiệm quý về vấn chẩn và vọng chẩn.

Hoàng đế: Thuận là thế nào?

Kỳ Bá: Nhập quốc hỏi phong tục, nhập gia hỏi nề nếp, lên Nhà thờ phải hỏi lễ tiết, gặp người bệnh phải hỏi ra những điều nghịch thuận của người ta để có biện pháp thích hợp nhất.

Hoàng đế: Những biện pháp thích hợp nhất đó là gỉ?

Kỳ Bá: Trong người nhiệt, ăn nhiều tiêu nhanh, dùng hàn là thích hợp. Trong người hàn, dùng nhiệt là thích hợp. Vị nhiệt thì tiêu hóa nhanh làm cho Tâm bồn chồn không yên, có cảm giác đói hay ăn, nếu da phía trên rốn nóng, trường nhiệt, sẽ ỉa phân vàng và nát. Nếu da dưới rốn lạnh, vị hàn thì bụng chướng, trường hàn thì sôi bụng ỉa chảy. Vị nhiệt, trường hàn thì chóng đói, bụng dưới đau chướng.

Hoàng đế: Trong Vị có nhiệt, muốn ăn thức ăn lạnh, ruột có hàn muốn ăn nóng, hai trạng thái ngược nhau, việc thích nghi phải như thế nào? Vả lại, những người quyền quý thường kiêu kỳ, ăn uống sang trọng, nói chung không có cách nào làm họ tuân thủ y lệnh, nếu bắt họ phải theo mình, như vậy là ngược với cái chí của họ, nếu theo họ thì bệnh sẽ nặng lên. Vậy giải quyết thế nào?

Kỳ Bá: Thường tình không ai không sợ chết, không ai không muốn sống, thầy thuốc thiện chí nói rõ cái hư hại, cũng như những điều tốt của họ, hướng dẫn cho họ những biện pháp thích hợp, giúp họ giải được lo âu nhất của họ, như vậy dù không biết phép dưỡng sinh lẽ nào họ không nghe lời khuyên của thầy thuốc.

Hoàng đế: Chữa như thế nào?

Kỳ Bá: Về mùa Xuân Hạ chữa tiêu trước, chữa bản sau, mùa Thu Đông chữa bản trước, chữa tiêu sau (Xuân Hạ sinh phát ra ngoài, Thu Đông liễm vào trong).

Hoàng đế: Thích nghi trường hợp nghịch lại, phải làm sao?

Kỳ Bá: Biện pháp thích hợp là khuyên ăn mặc cho vừa đủ ấm mát. Nếu lạnh thì không để rét căm căm, nếu nóng thì đừng để ra mồ hôi. Về ăn uống, không nên ăn quá nóng, không nên ăn quá lạnh. Nếu hàn và nhiệt vừa thích hợp thì nguyên khí có thể giữ được mà không suy và cũng không bị tà khí tấn công và xâm phạm.

Hoàng đế: Thiên bản tạng nói rõ lấy thân hình, xương khớp, cơ nhục để xét độ to nhỏ của các tạng phủ. Đối với vương công đại nhân lâm triều, ngồi ở chỗ của họ, ai có thể sờ mó để biết cụ thể.

Kỳ Bá: Hình thể xương khớp chân tay là phần bảo vệ bên ngoài của tạng phủ (nhìn bên ngoài có thể thấy sự thịnh, suy của tinh khí nội tạng), không dễ nhận thấy như khi quan sát sắc mặt.

Hoàng đế: Khí của 5 tạng (thịnh hay suy) có thể quan sát được ở mặt. Điều đó đã biết. Còn qua các khớp tứ chi để biết tạng phủ là như thế nào?

Kỳ Bá: Trong 5 tạng 6 phủ, Phế tạng là cao nhất, qua chỗ lõm ở dưới vai, dưới họng, có thể thấy hình trạng của Phế. Trong 5 tạng 6 phủ, Tâm là chủ, khuyết bồn (hố trên đòn) là đường mạch khí lên xuống, nếu khoảng cách giữa hai đầu xương đòn lớn và dựa vào hình thái của mũi kiếm xương ức (có thể ước lượng Tim ở cao thấp và chắc hay dễ vỡ).

- Can (chí dũng) như ông tướng chống ngọai xâm. Muốn biết Can khỏe yếu chỉ cần xem mắt lớn hay nhỏ.

- Tỳ bổ sung lực lượng bên ngoài, vận chuyển biến hóa các chất tinh vi của thức ăn đến các bộ phận để nuôi dưỡng, chỉ cần biết lưỡi thích hay chán các vị, có thể hiểu bệnh của Tỳ lành hay dữ.

- Thận có chức năng nghe bên ngoài, do khai khiếu ở tai nên nghe rõ âm thanh ở xa. Qua sự thích nghe hay chán nghe có thể đánh giá được tính tình và sự mạnh yếu của Thận.

Trong 6 phủ, Vị là bể của thức ăn uống, nếu người có xương to, cổ to, ngực rộng thì Vị có thể chứa nhiều thức ăn uống (nếu ngược lại thì Vị nhỏ). Đường mũi dài (thuộc Phế) có thể biểu hiện được Đại trường. Môi dày (thuộc Tỳ), nhân trung dài có thể dùng để ước lượng Tiểu trường. Quầng dưới mắt to, là Đởm ngang (khỏe). Lỗ mũi có thể dùng đo sự thông lợi của Bàng quang. Sống mũi gồ ở giữa, là khí hóa của Tam tiêu tốt.

Nếu cả thượng trung hạ đều bình quân, là nội tạng yên ổn bình hòa và chức năng của chúng tốt. Thượng trung hạ chỉ toàn thân hoặc mặt đều chia làm ba đoạn. Đầu lưng chân là ba đoạn của thân - chân tóc đến ấn đường trán là đoạn trên, gốc mũi đến chóp mũi là đoạn giữa, nhân trung đến địa các (cằm) là đoạn dưới (3 đoạn của mặt).

Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >