Trang chủ arrow Châm cứu án ma arrow 8. Nguồn gốc của thần (Bản thần)
8. Nguồn gốc của thần (Bản thần)
01/07/2017
Nội dung: Nói lên nguốn gốc sinh ra hoạt động tinh thần (tinh, thần, hồn, phách, tâm , trí, lý, tư, trì. lự), quan hệ giữa sức khỏe và dưỡng sinh. Nêu lên sự lao tổn của thất tình sẽ ảnh hưởng đến thần. Khi châm cần quan sát trạng thái thần của người bệnh đã rồi hãy chữa.

Hoàng đế: Nguyên tắc của châm, đầu tiên phải dựa vào cái gốc - đó là thần của người bệnh. Vì huyết, mạch, dinh, khí và (các hoạt động) tinh thần đều do ngũ tạng tàng chứa (là cơ sở vật chất và động lực của sự duy trì sự sống của ngũ tạng).

Nếu thất tình dâm dục quá độ để làm tâm khí phân ly, tinh khí mất, hồn phách bay bổng, ý chí hoảng loạn, năng lực tư duy và trí hao tổn, tại sao? Thế nào là đức, khí, sinh, tinh, thần, hồn, phách, tâm, ý, chí, tư, trì, lự ?

Kỳ Bá:

- Đức là khí của thiên (trời) trong ở trong ta. Khí là (khí) của đất (-) tồn ở trong ta. Sinh là dự giao lưu của thiên đức ở trên và địa khí ở dưới (sinh hóa). Nguồn gốc của sinh mệnh (là vật chất sinh ra do sự giao lưu của âm dương), vật chất đó là tinh, lưỡng tinh của âm dương tương tác (kết hợp) thành (sự sống) là thần. Hồn là cái (tinh thần ý chí) theo sự vãng lai hoạt động của thần khí. Phách là cái ra vào cùng với tinh (công năng tự động của cơ quan) để nuôi dưỡng hoạt động tạng khí. Tâm là cái phụ trách trọn vẹn sự vật (phát huy tác dụng với hoạt động của sinh mệnh). Ức niệm (ý niệm, động cơ của sự suy nghĩ) ở trong tâm để thực hiện là ý. Ý đã định, muốn quyết tâm thực hiện là chí (điều khiển để hành động). Suy nghĩ để thực hiện chí (nguyện) là tư. Nghĩ từ cái trước mắt suy ra cái tương lai  là lự. Suy nghĩ để định ra cái xử lý thích hợp gọi là trí.

- Phương pháp dưỡng sinh của người có tri (thức) là biết thuận khí hậu 4 mùa, thích ứng với lạnh, nóng, không vui giận quá độ và thích ứng với hoàn cảnh sống (an cư), điều tiết tốt âm dương, điều hòa cương nhu (làm cho chúng tương tế). Được như vậy bệnh tà không thể xâm phạm, do đó có thể sống lâu.

- Nếu sợ hãi quá, lo nghĩ quá, sẽ thương thần. Thần bị thương thì sẽ sợ hãi và lưu dâm (tinh chảy ra) không ngừng. Do bi ai quá nên tạng (khí huyết) bị suy kiệt (tận tuyệt) thì sẽ chết. Vui quá thì thần sẽ hao tán, không tàng được. U buồn quá thì khí bế không hành được. Ức giân quá thì mê loạn không tự chủ được. Khiếp sợ quá thì thần tán loạn không thu về được.

Tâm (tàng thần) - Lo sợ quá, suy nghĩ quá, bồn chồn quá sẽ thương thần. Thần bị thương thì sẽ (khủng cụ), kinh khủng lo sợ và tự mất, dẫn đến cơ bắp teo, lông khô, sắc yếu và chết về mùa đông. (Tâm thuộc hỏa, mùa đông thuộc thủy, thủy khắc hỏa nên chết về mùa đông).

Tỳ (tàng ý) - Ưu sầu quá không giải được sẽ thương ý. Ý bị thương thì bồn chồn phiền lạnh trong ngực. chân tay không cử động được, da sắc yếu, lông khô và chết về mùa xuân (Xuân - mộc, khắc Tỳ - thổ).

Can (tàng hồn) - Bi ai quá làm động bên trong sẽ thương hốn. Hồn bị thương thì sẽ thành cuồng, vong (quên) sẽ không còn tinh, không còn tinh thì bất chính (nói và làm không đúng), làm âm vật chun bé lại, cân mạch co quắt, xương sườn không di động, sắc yếu. Lông khô, chết về mùa thu (Thu - kim khắc Can - mộc).

Phế (tàng phách) - Vui vô độ sẽ thương phách, phách bị thương sẽ thành cuồng, cuồng thì ý thức lộn xộn, không nhận ra người khác, da khô héo, sắc yểu, chết về mùa Hạ (Hạ - hỏa khắc Phế - kim).

Thận (tàng chí) - Giận quá sẽ thương chí. Chí bị thương thì trí nhớ giảm, chóng quên lời nói trước, sút lưng, da khô sắc yếu, chết về cuối Hạ (Hạ - thổ khắc Thận - thủy).

- Kinh khủng không được giải thì thương tinh. Không thể để chúng bị thương. Tinh bị thương sẽ không nội thủ (giữ ở trong người) được, gây nên âm hư. Âm hư thì không có khí, không có khí thì chết.

(5 tạng tàng tinh là Tâm tàng mạch, Can tàng huyết, Phế tàng khí, Tỳ tàng dinh, Thận tàng tinh - sinh ra thần, hồn, phách, ý, chí).

- Khi dùng châm để chữa bệnh, cần nhìn hình thái người bệnh để biết sự tồn vong của tinh, thần, hồn, phách, ý, được hay không. Nếu 5 cái đó đã bị thương (bệnh như vậy đã nặng), châm không thể chữa khỏi.

- Can tàng huyết, hồn ở tại huyết (hồn là hoạt động tinh thần đại biểu cho thần chí, ý thức, phát triển trên sự mưu lược của Can). Can khí hư sẽ gây lo sợ, Can khí thực sẽ giận cáu.

- Tỳ tàng dinh, dinh là nhà của ý (ý niệm, những động cơ của suy nghĩ). Tỳ khí hư thì 4 chi không vận động được, ngũ tạng không yên. Thực thì bụng chướng, tiểu tiện không thông lợi.

- Tâm tàng mạch, mạch là nhà của thần (hoạt động sống). Tâm khí hư thì bi ai, thực thì cười mãi không thôi.

- Phế tàng khí, khí là nhà của phách (công năng tự động của cơ quan trên cơ sở tự tiết). Phế khí hư thì mũi tắc, thiếu khí. Thực thì khó thở, tiếng thô, ngực đầy, phải ngửa cổ lên để thở.

- Thận tàng tinh, tinh là nhà của chí (suy nghĩ đã thành thục, điều kiện để hành động). Thận khí hư thì quyết lạnh, thực thì chướng.

- Ngũ tạng không yên, phải xem xét bệnh tình của chúng để biết hư thực, trên cơ sở đó chữa để điều hòa lại.

Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >