Trang chủ arrow Châm cứu án ma arrow Thiên 2. Các huyệt du của mỗi đường kinh (Bản du)
Thiên 2. Các huyệt du của mỗi đường kinh (Bản du)
20/06/2017

Nội dung: Thảo luận khí của kinh mạch và tạng phủ, chỉ rõ tên và vị trí của tỉnh, huỳnh, du, kinh, hợp, và các huyệt quan trọng của 6 kinh dương, 2 mạch nhâm đốc. Còn thảo luận về quan hệ và tác dụng của tạng phủ, cách lấy huyệt thường dùng trong bốn mùa.

Hoàng đế: Đạo lý của châm là phải hiểu rõ chỗ bắt đầu, kết thúc của từng đường kinh, nơi 15 mạch lạc, biểu lý thông với nhau, vị trí của tỉnh, huỳnh, du, kinh, hợp. Nơi hợp của lục phủ (tương hợp của tạng phủ), chỗ ra vào (ảnh hưởng) của khí hậu 4 mùa ở thân thể (gây nên phản ứng của khí huyết), nơi khí của kinh lạc, ngũ tạng chạy qua, kết tụ lại ở thân thể, nhất là mức độ to nhỏ của lạc và kinh, sự phân bố ở sâu nông của chúng và quan hệ từ đầu đến chân của chúng.

Kỳ Bá:

* Phế bắt đầu từ huyệt Thiếu thương - ở phía trong đầu ngón cái - gọi là huyệt tỉnh, thuộc mộc - xuất phát từ huyệt tỉnh, kinh khí chảy đến huyệt Ngư tế - ở mô ngón cái lòng bàn tay - huyệt huỳnh. Từ đó tưới vào huyệt Thái uyên - ở chỗ lõm sau Ngư tế ở tay 1 tấc - huyệt du. Từ đó chảy đến huyệt Kinh cừ, ở thốn khẩu - huyệt kinh. Từ đó chảy vào huyệt Xích trạch - ở giữa đường gấp khuỷu tay chỗ động mạch đập - huyệt hợp. Đó là 5 huyệt du của kinh thủ Thái âm.

* Tâm bắt đầu từ huyệt Trung xung (của tâm bào) - đầu ngón tay giữa - huyệt tỉnh thuộc mộc - chảy đến huyệt Lao cung - ở lòng bàn tay giữa đốt bàn tay 3.4 - huyệt huỳnh. Tươi cho huyệt Đại lăng - giữa đường lằn cổ tay giữa hai xương - huyệt du. Đi đến huyệt Gian sử, giữa hai gân sau cổ tay 3 tấc, nếu kinh có bệnh thì ở đây có phản ứng - huyệt kinh. Chảy vào huyệt Khúc trạch ở chỗ lõm của bờ trong gân cơ 2 đầu trên nếp khuỷu, co tay để lấy huyệt - huyệt hợp. Đó là 5 huyệt du của kinh thủ Thiếu âm (kinh Tâm bào).

* Can bắt đầu từ huyệt Đại đôn - ở chỗ lông đầu ngón chân cái - huyệt tỉnh, thuộc mộc - chảy đến huyệt Hành gian - chỗ lõm khe giữa hai ngón chân cái và thứ hai - huyệt huỳnh. Chảy đến huyệt Thái xung, chỗ lõm trên huyệt Hành gian 2 tấc - huyệt du. Đi đến huyệt Trung phong, chỗ lõm trước mắt cá chân trong 1,5 tấc (giáp ất kinh: 1 tấc) châm ở huyệt này nếu ngược khí của nó thì gây uất kết, nếu hòa với khí của nó thì lưu thông, khi lấy huyệt vểnh bà chân lên, Chảy vào huyệt Khúc tuyền ở chỗ lõm dưới lồi củ xương đùi trên gân to, gấp gối để lấy huyệt - huyệt hợp. Đó là 5 huyệt du của kinh túc Quyết âm can.

* Tỳ bắt đầu từ huyệt Ẩn bạch ở phía trong đầu ngón chân cái - huyệt tỉnh, thuộc mộc. Chảy đến huyệt Đại đô sau đốt xương ngón chân - huyệt huỳnh. Tưới cho huyệt Thái bạch ở chỗ lõm dưới khớp ngón bàn chân - huyệt du.  Đi đến Thương khâu ở chỗ lõm phía dưới trước mắt cá trong - huyệt kinh. Từ đó chảy vào Âm lăng tuyền ở chỗ lõm dưới lồi củ xương chày, duỗi chân để lấy huyệt - huyệt hợp.  Đó là 5 huyệt du của kinh túc Thái âm tỳ.

* Thận bắt đầu từ huyệt Dũng tuyền, chỗ lõm dưới lòng bàn chân - huyệt tỉnh, thuộc mộc. Chảy đến huyệt Nhiên cốc, ở chỗ lõm dưới xương chêm - huyệt huỳnh. Tưới cho huyệt Thái khê ở chỗ lõm trên xương gót, sau mắt cá trong - huyệt du. Đi đến Phục lưu ở trên mắt cá trong 2 tấc, có động mạch đập không ngừng - huyệt kinh. Chảy vào Âm cốc, sau lồi củ xương chày (đầu nếp gấp trong) giữa 2 gân to và nhỏ, co chân để lấy huyệt - huyệt hợp. Đó là 5 huyệt du của kinh túc Thiếu âm thận.

* Bàng quang bắt đầu từ huyệt Chí âm ở đầu ngón chân út - huyệt thuộc tỉnh. Chảy đến huyệt Thông cốc, ở trước ngoài đốt ngón bàn chân 5 - huyệt du. Qua huyệt Kinh cốt ở chỗ phía ngoài trước đầu sau xương bàn chân 5 - huyệt nguyên. Đi đến huyệt Côn lôn ở chỗ lõm trên xương gót sau mắt cá ngoài - huyệt kinh. Chảy vào huyệt Ủy trung ở chỗ lõm giữa khoeo - co chân lấy huyệt. Đó là 5 huyệt du của kinh túc thái dương bàng quang.

* Đởm bắt đầu từ huyệt Khiếu âm ở bờ ngoài ngón chân 4 - huyệt tỉnh, thuộc kim. Chảy đến huyệt Hiệp khê ở khe giữa 2 ngón chân 4.5 - huyệt huỳnh. Chảy vào huyệt Lâm khấp ở chỗ lõm trên Hiệp khê 1,5 tấc (sau khớp bàn ngón chân) - huyệt du. Qua Khâu khư ở chỗ lõm  trước dưới mắt cá ngoài - huyệt nguyên. Đi đến huyệt Dương phụ ở trên mắt cá chân ngoài ở trên 4 tấc (trước xương mác và đầu Tuyệt cốt) - huyệt kinh. Chảy vào huyệt Dương lăng tuyền ở chỗ lõm phía ngoài gối (chỗ lõm dưới đầu xương mác) - huyệt hợp.  Đó là 5 huyệt du của kinh túc Thiếu dương đởm.

* Vị bắt đầu từ huyệt Lệ đoài ở phía ngoài ngón chân thứ 2 - huyệt tỉnh, thuộc kim. Chảy đến huyệt Nội đình ở khe ngoài ngón chân thứ 2 - huyệt huỳnh. Tưới cho huyệt Hãm cốc ở chỗ lõm trên huyệt Nội đình 2 tấc (ở khe của 2 đốt xương bàn chân 2.3) - huyệt du. Đi đến huyệt Xung dương ở chỗ lõm trên mu bàn chân 5 tấc (có mạch  đập) -  huyệt nguyên, muốn lấy huyệt phải vận động chân. Đi đến huyệt Giải khê chỗ lõm sau huyệt xung dương 1,5 tấc (chỗ lõm khớp cổ chân) - huyệt kinh. Chảy vào huyệt Túc tam lý ở dưới gối (tất nhãn) 3 tấc phía ngoài xương chày - huyệt hợp. Xuống tiếp 3 tấc là huyệt Thượng cự hư lại xuống tiếp 3 tấc là huyệt Hạ cự hư (phản ứng sinh lý bệnh lý) của Đại trường ở Thượng cự hư, của Tiểu trường ở Hạ cự hư. Vì đại tiểu trường đều thuộc vị. Đó là 5 huyệt du và huyệt nguyên của kinh túc Dương minh vị. 

* Tam tiêu hợp với kinh Thiếu dương ở tay, bắt đầu từ huyệt Quan xung ở bờ ngoài phía ngón út của móng ngón tay đeo nhẫn - huyệt tỉnh, thuộc kim. Chảy đến huyệt Dịch môn, ở đầu khe giữa hai ngón tay út và đeo nhẫn - huyệt huỳnh. Tưới cho huyệt Trung chữ ở chỗ lõm sau khớp (bàn ngón tay 4 - 5 giữa hai xương) - huyệt du, đi qua huyệt Dương trì ở chỗ lõm ở trên cổ tay (phía mu tay) - huyệt nguyên. Đi đến huyệt Chi câu ở sau khớp cổ tay 3 tấc  chỗ lõm giữa 2 xương - huyệt kinh. Chảy vào huyệt Thiên tỉnh chỗ lõm của xương lớn ngoài khuỷu tay - huyệt hợp. Kinh Thiếu dương tam tiêu, có thông với huyệt ở chân - huyệt Ủy dương. Đó cũng là biệt lạc của kinh Thái dương (bàng quang). Đó là huyệt du, huyệt nguyên, và huyệt du dưới của kinh Thủ thiếu dương.

Tam tiêu có liên hệ mật thiết với túc Thiếu dương và túc Thái âm, do đó huyêt du ở dưới của tam tiêu là biệt lạc của kinh Thái dương bàng quang. Mach khí của nó từ trên mắt cá ngoài 5 tấc, xuyên vào bắp chân rồi ra huyệt Ủy dương, chủ trì của huyệt Ủy dương bao gồm bệnh ở bàng quang, có quan hệ khí hóa của tam tiêu, chứng thực là tiểu tiện không thông, chứng hư là di niệu. Di niệu thì bổ, đái khó thì tả.

* Thủ Thái dương tiểu trường (ở bụng). Tiểu trường lên hợp với thủ Thái dương bắt đầu từ huyệt Thiếu trạch, phía ngoài đầu ngón tay út huyệt tỉnh, thuộc kim. Chảy đến huyệt Tiền cốc ở chỗ lõm trước khớp (bàn ngón tay út) - huyệt huỳnh. Tưới cho huyệt Hậu khê ở phía ngoài sau khớp (bàn ngón tay út) - huyệt du. Đi qua huyệt Uyển cốt, ở chỗ lõm phía ngoài trước Uyển cốt sau đốt bàn tay 5 - huyệt nguyên. Đi đến huyệt Dương cốc, ở chỗ lõm (phía ngoài khớp cổ tay) trước đầu xương trụ - huyệt kinh. Chảy vào TIểu hải ở chỗ lõm phía ngoài đại cốt (mỏm trong xương cánh tay, cách mỏm khuỷu 5 phân (rãnh trụ), duỗi tay lấy huyệt - huyệt hợp. Đó là 5 huyệt du, huyệt nguyên, của kinh thủ Thái dương.

* Thủ Dương minh đại trường. Đại trường lên hợp với thủ Dương minh bắt đầu từ huyệt Thương dương ở đầu ngón trỏ phía ngón cái - huyệt tỉnh thuộc kim. Chảy đến huyệt Nhị gian ở trước đốt bàn ngón trỏ - huyệt huỳnh. Tưới cho huyệt Tam gian ở sau đốt bàn ngón trỏ - huyệt du. Đi qua Hợp cốc ở giữa xương bàn tay trái và trỏ - huyệt nguyên. Đi đến Dương khê ở chỗ lõm 2 gân (hố lào giải phẫu) - huyệt kinh. Chảy vào huyệt Khúc trì ở chỗ lõm ngoài xương cánh tay của khuỷu, gấp tay lấy huyệt - huyệt hợp. Đó là 5 huyệt du, huyệt nguyên, của kinh thủ Dương minh đại trường.

Trên đây là các huyệt du chính của 5 tạng 6 phủ. Mỗi tạng có 5 huyệt, cộng 25 huyệt. Mỗi phủ có 6 huyệt, cộng 36 huyệt. 6 phủ đều xuất từ 3 kinh dương ở chân, lên hợp với 3 kinh dương ở tay.

Chú ý: Trong thiên bản du không nói đến các huyệt du của kinh tâm, lấy tâm bào làm tâm, vì vậy chỉ có 5 tạng. Để cho hoàn chỉnh, Giáp ất kinh đã bổ xung thêm 5 huyệt du của kinh tâm là: Thiếu xung (tỉnh, mộc), Thiếu phủ (huỳnh), Thần môn (du), Linh đạo (kinh), Thiếu hải (hợp).

Thiên đột của mạch nhâm ở giữa 2 khuyết bồn, đó là hàng thứ nhất. Cạnh mạch nhâm, huyệt Nhân nghinh của kinh Dương minh chân, ở trên hàng thứ 2 chỗ mạch đập. Huyệt Phù đột của kinh Dương minh tay ở trên hàng thứ 3 (sau huyệt Nhân nghinh 1,5 tấc). Huyệt Thiên song của kinh Thái dương tay, ở trên hàng thứ 4 (sau  huyệt Thiên đột 1 tấc). Huyệt Thiên dung của kinh Thiếu dương chân ở trên hàng thứ 5 (chú ý bây giờ đặt ở kinh Thái dương tay). Huyệt Thiên dung của kinh Thiếu dương tay ở trên hàng thứ 6. Huyệt Thiên trụ ở kinh Thái dương bàng quang ở trên hàng thứ 7. Huyệt Phong phủ mạch đốc ở giữa gáy, huyệt Thiên phủ của kinh Thái âm tay, ở chỗ động mạch nách. Huyệt Thiên trì của kinh tâm (Quyết âm tay) ở dưới nách 3 tấc.

Châm huyệt Thương quan (chỗ lõm khi há miệng) phải há không được ngậm miệng. Châm huyệt Hạ quan phải ngậm miệng không được há miệng. Châm huyệt Độc tỵ cần co chân không được duỗi. Châm huyệt Nội quan và ngoại quan phải duỗi tay không được co tay.

Kinh Dương minh chân ở chỗ mạch đập cạnh hầu, huyệt của nó ở chỗ cao của ngực (thành ngực). Kinh Dương minh tay ở đường ngoài kinh trên (sau 1,5 tấc) dưới góc hàm 1 tấc (huyệt Phù đột). Kinh Thiếu dương tay ở sau tai dưới huyệt Hoàn cốt (huyệt Thiên dũ - 1/3 ngoài đường nối Thiên dung - Thiên trụ). Kinh Thái dương ở chân kẹp giữa 2 gân to của gáy, chỗ chân tóc (huyệt Thiên trụ).

Ở huyệt Ngũ lý có động mạch trụ thuộc âm, châm vào huyệt đó có thể làm cho 5 huyệt du tận, là huyệt cấm châm.

Phế hợp với Đại trường. Đại trường là phủ truyền đạo - Tâm hợp với Tiểu trường, Tiểu trường là phủ tiếp nhận (thức ăn đã tiêu hóa). Can hợp với  Đởm, Đởm là phủ có tàng tinh chấp. Tỳ hợp với Vị, Vị là phủ của ngũ cốc. Thận hợp với Bàng quang, Bàng quang là phủ của tân dịch. Thiếu dương (tam tiêu) thuộc Thận (kinh Tam tiêu lên cổ, tản ra ngực, kinh thận cũng lên liên hệ với Phế - phần dưới của kinh Tam tiêu thuộc Bàng quang. Bàng quang hợp với Thận, nên tam tiêu cũng thuộc Thận - Mã Nguyên Đài). Thận liên hệ với Phế ở trên và quản lý 2 tạng (Tam tiêu và Bàng quang). Tam tiêu là phủ của đường nước, có tác dụng bài tiết nước thuộc (có liên hệ) Bàng quang, là phủ cô độc (vì không phối hợp với tạng nào).

Đó là sự phối hợp giữa các tạng phủ.

Mùa Xuân châm lạc mạch, các huyệt huỳnh và kinh lớn ở giữa cơ. Bệnh nặng thì châm sâu, bệnh nhẹ châm nông.

Mùa Hạ châm các huyệt du, tôn lạc ở phần trên (nông) của da cơ.

Mùa Thu châm các huyệt hợp, cách châm giống như châm của mùa Xuân.

Mùa Đông châm các huyệt tỉnh, huyệt du, châm sâu và lưu kim.

* Đó là ý nghĩa trình tự 4 mùa, là nơi ở của khí, là nơi bị bệnh, là nơi để chữa bệnh của tạng.

Châm người bị chuột rút, phải để họ đứng, có thể làm co giật mất nhanh, chữa cho người bị nuy quyết, để nằm dạng chân tay mà châm, để làm khí huyết vận hành tốt và kết quả nhanh. 


Tin liên quan

Các bài mới:

Các bài đã đăng:

 
< Trước   Tiếp >