Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Tư 27, 2024, 06:13:11 PM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: KENDO NHẬT BẮT NGUỒN TỪ ĐAO PHÁP ĐỜI MINH  (Đọc 5883 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Khuatlao76
Khách
« vào lúc: Tháng Mười Hai 29, 2010, 10:38:41 AM »



Lâu nay từng nghe nhiều về sự ảnh hưởng của Đao Pháp TQ tới Kendo Nhật Bản.Nay xem bức ảnh này mới thấy thật rõ.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 25, 2015, 07:53:38 AM gửi bởi Ru_noong » Logged
Tiêu-diêu
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1079


« Trả lời #1 vào lúc: Tháng Mười Hai 30, 2010, 12:55:48 PM »

Thì cái mà ta hay gọi là kiếm Nhật trước đây vẫn được biết tới dưới cái tên Oa đao mà.
Về những cuộc chiến dưới thời Minh do Thích Kế Quang và Du Đại Du phụ trách chống lại hải tặc Nhật Bản (Oa khấu), việc sử dụng binh khí, kỹ thuật chiến đấu chống lại Oa đao có thể tham khảo thêm trong chính sử lẫn dã sử để biết thêm chi tiết.
Kỹ thuật sử dụng loại binh khí này hiện nay phổ biến nhất là Kenjutsu và khi gắn thêm các yếu tố văn hóa, thể thao là Kendo.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 30, 2010, 12:59:39 PM gửi bởi Tiêu-diêu » Logged

Ẩm giả lưu kỳ danh
Bí thư đảng đoàn Tứ Hải
Tiêu-diêu
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1079


« Trả lời #2 vào lúc: Tháng Mười Hai 30, 2010, 12:59:00 PM »

Tham khảo thêm:

Kenjutsu là kiếm thuật của các kiếm sĩ Nhật và được phổ biến từ thế kỷ thứ 10 và hay được dùng trên trận mạc. Kenjustsu có rất nhiều hệ phái, và chúng ta có thể ví Kenjutsu với ‘võ Tàu’. Những Ryu trong Kenjutsu thì có thể so sánh với những môn phái như Thiếu Lâm, Hồng Gia, Võ Đan …v.v…

Sự khác biệt giữa mỗi Ryu/ trường, nằm trong cách cầm kiếm, thế chém, bộ pháp, thân pháp, và ngay cả tới hình dạng, cân nặng của cây kiếm cũng có thể khác. Khi chưa có súng đạn, Katana (kiếm) khá nặng để có thể chém áo giáp, sau thì cây kiếm trở nên nhẹ hơn khi không còn áo giáp nữa.

Những đòn thế Kenjutsu, tùy theo hệ phái, bao gồm tất cả những đòn để chống tất cả các loại vũ khí có thể dùng trong trận điạ và Kenjutsu bao gồm luôn cách rút kiếm.

Vào giữa/cuối thế kỷ thứ 19, các kiếm sỹ bị Hoàng gia Nhật ra chỉ thị cấm không được mang kiếm thật đi ngoài đường nữa, và với sự phổ biến của súng đạn, Kenjutsu từ từ phai mờ và không được thịnh hành nữa.

Trong lúc tập, để tránh thương vong, các kiếm sỉ dùng kiếm gỗ (bokken) và võ sinh không mang ‘giáp’ khi tập.

Chúng ta có thể nói là Kenjutsu là ‘sư tổ’ của Kendo và Iaido


Iaido

Iaido phát nguồn từ Kenjutsu ra và là ‘nghệ thuật’ rút kiếm, chém địch thủ, lau kiếm và trao kiếm vô lại vỏ. 1 thế/bài quyền của đòn Iaido thưòng thường có những động tác trên.

Iaido, cũng như kendo và Kenjitsu có rất nhiều hệ phái (Ryu). Nhưng khác với Kendo, Iaido không có thi đấu, không có đồ bảo vệ cơ thể và dùng kiếm bằng kim khí chứ không dùng kiếm gỗ. Vả lại, khi tập Iaido thì võ sinh chỉ tập 1 mình và tưởng tượng là có địch thù tấn công.

Cũng như Kendo, ai tập Iaido thì mặc Hakama ngay từ lúc đầu. Kiếm của Iaido còn được gọi là Katana hay Iaito.

Những bài quyền Iaido tập khá chậm, chứ ít ai đánh lẹ lắm. Chậm ở đây có nghĩa là giữa 2 động tác thì chậm, nhưng ở trong 1 động tác thì rất lẹ và chính xác (Ví dụ : rút kiếm, chém = 2 động tác). Kỹ thuật là trên hết. Cách đứng, tấn, cánh tay, tất cả những chi tiết đều được để ý tới.

Bài quyền Iaido là từ những hoàn cảnh của đời sống hàng ngày của xã hội Nhật bản hồi xưa, chứ không phải để áp dụng trong trận chiến. Mỗi Ryu có 1 số bài quyền theo những ‘tình thế’ đó. Chủ ý là lúc nào kiếm sỹ cũng phải sẵn sàng đối phó với mọi trường hợp như :

Bị tấn công bởi 1 hay nhiều địch thủ khi

1- đang cúi đầu chào,
2- đang ngồi nghỉ,
3- đang đi hộ tống 1 nhân vật quan trọng,
4- địch thù núp sau mấy người thường dân lành,
5- v..v…

Tất cả tình thế trong đời sống hàng ngày có thể thành 1 bài quyền trong Iaido.

Vài hình về Iaido



Trong Iaido có 1 số hệ phái hay tập chém ‘rơm/ cây sậy’. Gọi là ‘rơm/cây sậy’ vì không biết dùng từ nào cho đúng. Ý là cái bó ‘rơm/ cây sậy’ đó khi ngâm nước và cột lại thành bó, thì giống như da thịt con người. Tập chém như vậy sẽ chả khác gì chém người thật hết. Cái cách tập chém này được gọi là Tameshigiri.

Tameshigiri chém 1 nhát



Chém 2 nhát, trước khi ‘bó rơm’ đầu rơi xuống đất



Thầy Kanai hồi xưa có tập kiểu treo 1 tờ giấy lên với dây, và rút kiếm chém đứt tờ giấy đó. Kỹ thuật này cần vận tốc, chính xác, khí, v.v…. Nói rõ chỗ này để các bạn hiểu sơ sơ là kỹ thuật Iaido không phải chỉ trong vài bài quyền.

Kendo :

Kendo phát nguồn từ Kenjitsu ra. Có rất nhiều kiếm phái và hệ phái (Ryu), và Kendo dưới hình thức hiện nay bắt đầu có từ cuối thế kỷ thứ 19 khi súng đạn bắt đầu thay thế gươm kiếm trên trận địa và từ khi các Samourai không được phép mang kiếm thật nữa.

Từ lúc đó trở đi, và với thời gian, Kendo đã trờ thành 1 môn thể thao có thi đấu.

Trong Kendo, kiếm thật (katana) được thay thế bằng 2 loại kiếm gỗ. Shinai dùng để thi đấu, và bokken dùng trong khi tập bài quyền.

Shinai



Aiki ken

Aikiken là cách tập kiếm gỗ trong Aikido và nằm trong chương trình học chính thức của HKD trong 1 số võ đường. Khác với những loại kiếm thuật khác, Aikiken không phải là 1 kiếm thuật, mà là một ‘dụng cụ’ để học HKD.

Aikiken do sư tổ Morihei Ueshiba sáng chế ra vào thập niên 1950 khi sư tổ sống ở Iwama với thầy Saito, và chương trình học đã được thầy Morihito Saito (cha) bổ sung và phổ biến dưới những hình thức Suburi (tập 1 mình), Kumitachi và Awase (tập 2 người).

Aikiken đã trở thành 1 cuộc ‘luận chiến’ trong hệ phái Aikikai.

1 số đông HLV/ sensei / Shihan của Hombu Dojo đã học HKD dưới sự hướng dẫn của đạo chủ đời thứ 2 (Kisshomaru Ueashiba), khi ông được đích thân sư tổ chuyền dạy HKD (trước 1950) vào lúc sư tổ chỉ khuyến khích học HKD dưới hình thức tay không và không nên học duới hình thức vũ khí.

Chính vì vấn đề này mà 1 số võ đường và Shihan HKD (ví dụ Yamada) không dạy hay chú trọng tới Aikiken và Aiki Jo.

1 số thầy khác như Saito, Kanai, Chiba, Tamura, Saotome, Nishio v.v… thì nguợc lại, nhấn mạnh vô kiếm pháp trong chương trình Aikido. Thầy Saito đã tự ý cấp bằng Aiki Ken và Aiki Jo riêng để ‘khắc chế’ những ‘thiếu sót trong căn bản’ Aikido mà thầy nhận thấy. Chính vì lẽ đó mà HKD của thầy Saito được biết dưới tên Iwama-Ryu.
Logged

Ẩm giả lưu kỳ danh
Bí thư đảng đoàn Tứ Hải
Hương mắt Tây
Jr. Member
**
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 79



Email
« Trả lời #3 vào lúc: Tháng Một 27, 2011, 11:17:28 AM »


Cái này em xem Ninja, oánh nhau dã man lắm.
Logged
Trang: [1]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn