Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Tư 27, 2024, 05:43:37 PM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: VÕ KHÍ BÌNH ĐỊNH  (Đọc 5658 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
THELATHENAO
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 19


« vào lúc: Tháng Hai 27, 2008, 12:14:47 PM »

Trước thời Gia Long, việc tập luyện và sử dụng vũ khí rất thông dụng. Sau khi thống nhất lãnh thổ, Gia Long rất khắt khe với các môn võ sử dụng binh khí như kiếm, đao. Nhất là đối với các môn võ nổi tiếng thời Tây Sơn. Cho nên ngoài các môn quyền cước ra người dân Bình Định chỉ còn sử dụng các loại vũ khí làm bằng cây, gỗ. Họa hoằn mới có thứ bọc thép nơi mũi nhọn. Nếu có dùng đao kiếm thì phải lén lút, cất giấu kỹ.

Các loại vũ khí thông dụng như:

- Thiết lĩnh: Gồm hai thanh gỗ cứng rắn, một dài một ngắn. Dài gọi là mẹ, ngắn gọi là con. Hai thanh mẹ con được nối với nhau bằng một sợi dây mảnh và chắc. Thường được dùng đuôi ngựa hoặc tóc kết lại. Tại hai đầu nối có một vòng khuyên bằng sắt. Lúc giao đấu, người sử dụng dùng được cho hai tay, khi trái, khi phải, khiến cho địch nhân khó lường trước được hướng tấn công. Khi địch thủ ở xa tầm đánh thì cây mẹ được cầm để đánh bằng cây con, khi ở cận thì cây con làm trụ để đánh bằng cây mẹ.

Lối đánh thiết lĩnh cũng như lối đánh côn nhị khúc, song côn nhị khúc là hai thanh gỗ bằng nhau. Thiết lĩnh đánh rất mạnh mà gọn, xoay trở lẹ làng, nên rất thuận tiện cho lối đánh cận chiến, trong chỗ chật hẹp, đông người.

- Bút chì: Là một vũ khí có cán và đầu bịt sắt. Thường người sử dụng có thể dùng cán mai đào đất làm bút chì. Cuối cán bút chì có buộc một sợi dây mảnh và chắc. Khi giao đấu, đầu sợi dây buộc chặt vào cổ tay người sử dụng để sau khi phóng ra có thể thu hồi bút chì về lại. Người lão luyện có thể trong chớp mắt phóng ra và thu về. Trong cuốn Vang bóng một thời, Nguyễn Tuân có tả một cảnh ném "bút chì" rất lý thú...

- Bút sắt: Là một ngọn giáo hoặc ngọn mác, đầu bọc thép, thân bằng gỗ, tre gai hoặc mây cây đặc ruột rất cứng, có độ uốn và bật rất khỏe. Khi giao chiến thì sử dụng thay ngọn giáo. Lúc bất ngờ, người sử dụng uốn cong cây giáo rồi lựa chiều thả bung ra lao vào kẻ địch. Sức bật cong với đà lao khiến đối thủ khó mà tránh né. Tuy nhiên, phải thành thạo lắm mới dám dùng chiêu thức này vì khi phóng ra mà không lấy được mạng kẻ địch thì vũ khí không thể thu hồi lại được và ta chỉ còn tay không. Phần nhiều sử dụng phóng bút là lúc tháo chạy, đánh lấy chiêu thức cuối cùng, hoặc nhân lúc bất ngờ đánh ra một ám khí.

Bút chì cũng như bút sắt là một thứ đòn gió để ám phóng hại địch.

- Song xỉ: Là món vũ khí dùng cho hai tay vừa đỡ gạt vừa tấn công. Song xỉ gồm một đôi thanh sắt dài hơn cánh tay ngoài của người sử dụng. Thân thanh song xỉ ôm tròn lấy cánh tay. Hai đầu là hai mũi nhọn. Phía trước, nơi phần bàn tay có đai sắt để cầm. Phía sau có dây da quấn vào bắp tay gần cùi chỏ. Thân song xỉ che cánh tay giống như một tấm khiên nhỏ. Hai mũi nhọn hai đầu như hai lưỡi dao găm. Đây là một món vũ khí phối hợp với thế đánh của lăn khiên và đao ngắn, dùng để đánh cận chiến. Người giỏi quyền thuật sử dụng song xỉ rất thích hợp vì vũ khí vừa gọn gàng vừa thích hợp với lối đánh vừa thủ vừa công. Đối phương đánh tới thì tay này đỡ gạt, tay kia tấn công. Người sử dụng như có hai cái khiên chống đỡ, hai ngọn đao tấn công, gọn gàng, mau lẹ. Đồng thời, người sử dụng song xỉ cũng cần có "bộ ngựa" di chuyển thật tinh vi.

Với đôi mắt sắc bén nhìn thấy trước các chiêu thức của đối phương để thoáng một cái, vừa đỡ đòn vừa tấn công bằng cách nhập nội kề sát đối phương rồi dùng vũ khí có lợi thế đánh kề cận chế phục vũ khí đánh xa của đối phương.

- Khiên: Khiên là một tấm đan bằng gỗ hoặc tre, mây, và tẩm dầu chai cho bền chắc, dùng trong việc che chắn khi giao chiến.

Dùng khiên để che tên bắn từ xa và để đỡ gạt vũ khí khi đánh xáp lá cà. Người võ sĩ một tay dùng khiên che chắn, tay kia dùng vũ khí để tấn công.

-  Cung, ná: Cung là một vũ khí dùng để tấn công từ xa. Cung gồm có cánh cung và dây cung. Cánh cung thường làm bằng gỗ cứng, bằng tre gốc, đôi khi có lắp kim loại vào để độ cứng tăng thêm. Có nhiều cây cung làm bằng gỗ hoặc giác thêm kim loại nặng đến một người vác hoặc hai người khiêng. Đó là loại cung của các võ tướng có sức mạnh siêu phàm. Dây cung thường làm bằng cật của tre già ngâm lâu dưới nước hoặc bằng gân các loài vật to lớn như gân cọp, gân trâu … Đôi khi dây cung cũng bằng dây kim loại.

Dây cung ngoài độ cứng và dẻo dai còn có sức bật mạnh để vừa kéo được ánh cung cong lại và để cùng cánh cung tạo sức bật đưa mũi tên đi xa.

Tên cũng dùng gỗ cứng và đầu thường bịt sắt để có sức xuyên phá mạnh.

Cung thủ phần nhiều phải có sức mạnh, mắt tinh và nhanh tay. Tập bắn cung cũng trải qua nhiều giai đoạn: tập trương cung, tập nhắm đích, tập bắn quỳ, bắn đứng, vừa đi vừa bắn, rồi vừa chạy vừa bắn. Khi đã hoàn thuần thục bắn trên bộ rồi thì tập bắn trên lưng ngựa.

Ban đầu tập bắn mục tiêu cố định, sau bắn mục tiêu di động. Sau khi thuần thục, người bắn cung có tài có thể ở xa trăm bước bắn trúng cành liễu đong đưa trước gió hoặc cánh nhạn đang bay trong mây.

Thời Tây Sơn có 4 nhân vật nổi danh về bắn cung là Nguyễn Quang Huy, La Xuân Kiều, Lý Văn Bưu và Đặng Xuân Phong.

- Roi: Là loại vũ khí bằng gỗ, tre, mây, dài ngắn tùy theo loại.

a. Roi dài: Có 2 loại: Trường tiên và trung bình tiên.

- Trường tiên hay trường san còn gọi là roi đấu, dài đến 3m, thường dùng để đánh trận hay sử dụng trên ngựa, nếu ở đầu có mũi sắt nhọn thì gọi là thương.

- Trung bình tiên còn gọi là roi chiến chỉ cao ngang đầu người sử dụng.

b. Roi ngắn: Còn gọi là thiết bản, ngắn gọn, dài chứng 1 m. Thường cây roi thiết bản được giắt bên hông hoặc sau lưng khi di chuyển.

Khi trước, môn đánh roi được triều đình tập trung các tay cao thủ khắp mọi miền về kinh đô để sung vào đội quân bảo vệ kinh thành. Quân sĩ đội bảo vệ cấm thành được huấn luyện rất nhuần nhuyễn môn đánh roi. Các ông Tạo sĩ (Tiến sĩ võ) đều phần lớn trở thành các võ sư nơi kinh đô.

Logged
THIENCHUVIENTRUYEN
Khách
« Trả lời #1 vào lúc: Tháng Năm 29, 2008, 08:56:13 PM »

Ông này bốc phét cũng ghê đấy!
Logged
Trang: [1]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn