Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Năm 02, 2024, 12:11:43 PM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một số loại rượu dân tộc  (Đọc 5808 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« vào lúc: Tháng Chín 16, 2010, 08:12:50 AM »

Đi phượt thì một trong số những thứ luôn có đó là rượu, xin tổng hợp một số loại rượu anh em có thể mua để uống thử, nếu đi qua trên đường phượt.


Rượu Mai Hạ - Hoà Bình

Rượu Mai Hạ trong đến độ không thể trong hơn, chỉ cần lắc nhẹ, tăm rượu như bám chắc lấy cổ chai, hồi lâu mới chịu tan. Chưa cần đưa chén rượu chạm môi, hương rượu đã thơm nồng lan toả. Hương rượu tan trong không gian thoáng rộng nhà sàn, hương rượu chạm vào khứu giác và khi hít sâu vào buồng phổi, ta như được "uống" no nê, say tràn hương rừng, hương đất. Chưa uống mà đã say cái tình của người Mai Hạ hiếu khách.

Rượu Mai Hạ nói chung có thể có thể đạt tới trên năm mươi độ rượu. Rượu nặng nhưng không "xóc". Mới nhấp vào đầu lưỡi đã lan nhanh xuống họng. Chỉ một chút rượu mà đã thấy lòng dạ xốn xang. Uống rượu Mai Hạ không thể không nhẩn nha, càng không thể uống theo kiểu "nốc ao". Rượu Mai Hạ, cách uống rượu của người Mai Hạ kỵ nhất lối ăn sóng uống gió, lối uống rượu xô bồ, vừa uống rượu vừa gào thét như đâu đó vẫn diễn ra.

Rượu Bàu Đá - Quy Nhơn

Rượu Bàu Đá còn gọi rượu Bầu Đá, là tên một loại rượu đế, đặc sản nổi tiếng của tỉnh Bình Định. Rượu có nồng độ rất cao, hơn 50 độ. Tên gọi của rượu là do được nấu chủ yếu từ làng Bàu Đá xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, Việt Nam.

Muốn có rượu ngon, người nấu phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về nguồn nước, gạo, men, dụng cụ nấu. cộng với kinh nghiệm gia truyền.

Để có một lít rượu Bàu Đá ngon, công đoạn nấu rất công phu: rượu được nấu bằng gạo lứt, nấu một mẻ 5 kg gạo (lấy được 2,5 - 3 lít rượu) phải mất 6 tiếng đồng hồ. Dụng cụ dùng để nấu đều làm bằng sành, thủy tinh và tre nên có hương vị đặc trưng. Khi chưng cất không được vội vàng, phải dùng lửa liu riu mới vắt cạn được tinh chất gạo. Người nấu rượu lâu năm không cần nếm cũng có thể thẩm định được chất lượng của rượu bằng cách lắng nghe tiếng rơi của rượu trong vại sành lúc chưng cất và hương rượu thoáng qua.

Rượu Kim Sơn - Ninh Bình

Rượu Kim Sơn là tên gọi một loại rượu đã có đăng ký thương hiệu được sản xuất từ huyện miền biển Kim Sơn thuộc tỉnh Ninh Bình. Rượu Kim Sơn thường có nồng độ cao, trong suốt, bọt tăm rượu càng to thì độ rượu càng cao. Trước đây, rượu được đựng trong các vò đất và nút lá chuối khô, rượu Kim Sơn khi uống vào cảm thấy rất thơm và êm dịu. Một đặc trưng của rượu là càng để lâu càng ngon. Đặc biệt rượu Kim Sơn có tác dụng rất tốt cho sức khỏe khi được ngâm với rắn, tắc kè, sao biển, bìm bịp .v.v. Cùng với những người Kim Sơn di cư, rượu Kim Sơn đã đi đến nhiều vùng của Việt Nam. Ngày nay rượu Kim Sơn đã được đóng chai và bán trên thị trường.

Rượu Bó Nặm - Bắc Kạn

Rượu Bó Nặm là một loại rượu trắng nổi tiếng của Bắc Kạn, được lên men từ ngô và thảo dược, sau đó chưng cất theo phương pháp truyền thống của các dân tộc thiểu số địa phương.

Rượu Bó Nặm có đặc trưng là hương thơm, vị hơi ngọt. Rượu Bó Nặm có nhiều loại với các độ cồn và dùng men khác nhau và được sử dụng tùy theo từng dịp. Những loại có độ cồn cao thường được chưng cất hơn một lần. Rượu Bó Nặm nấu theo phương pháp thủ công truyền thống có màu hơi đục do quá trình chưng cất thủ công không loại trừ hết được các hạt tinh bột siêu nhẹ và các chất đường.

Rượu Sim - Phú Quốc

Rượu Sim là một loại rượu đặc sản của Phú Quốc, Việt Nam. Mặc dù cây sim có ở nhiều nơi, nhưng sim ở Phú Quốc có những đặc điểm riêng. Ví dụ, sim ở Phú Quốc chín rộ vào dịp tháng giêng âm lịch, còn sim ở miền Bắc Việt Nam thì chín vào dịp tháng bảy.

Cây sim có 2 loại, đó là Hồng sim và tiểu sim, đều có lá mặt dưới màu trắng có lông, trái khi chín có màu tím đen. Trái sim dùng làm rượu ở Phú Quốc chủ yếu là Hồng sim.

Trái sim nguyên liệu đưa về rửa sạch, chọn quả chín mọng xay nhuyễn và ủ lên men với đường cát theo một tỷ lệ nhất định (còn được giữ bí mật để cho ra được sản phẩm tốt) trong môi trường hiếm khí từ 40 đến 45 ngày. Sau khi sản phẩm lên men hoàn chỉnh ta sẽ được một loại rượu màu hồng, uống có vị cay chua ngọt như rượu vang nho với nồng độ khoảng 11,5%.

Rượu ngô Bản Phố, Bắc Hà

Rượu được nấu từ một nguyên liệu duy nhất được trồng trên nương của người H''''mông là hạt ngô. Có lẽ do kết tinh từ hương đất trời của vùng núi cao heo hút mà hạt ngô nơi đây nhỏ, chắc, vàng mỡ màng và giàu dinh dưỡng. Kết hợp cùng một loại men đặc biệt chế từ hạt hồng my (thứ hạt gần giống như hạt kê), người H''''mông đã tạo nên một loại rượu độc đáo không lẫn lộn với bất cứ loại rượu nào ở vùng cao Tây Bắc. Người ta chỉ cần mở nút chai hay nút can rượu niếm thử thì biết ngay là rượu ngô Bắc Hà. Khi giọt rượu đầu tiên chạm vào môi, người uống có cảm giác nóng bừng khắp cơ thể, cảm giác ấy lan tỏa khiến càng uống càng say càng sảng khoái mà không hề choáng váng đau đầu, có lẽ đấy là một bí quyết độc đáo để chống lại cái lạnh mỗi khi đông về của người vùng cao.

Ngô được trồng khắp nơi, rượu cũng được bày bán khắp chợ nhưng có lẽ thứ ngô và rượu được làm ra ở Bản Phố thì không nơi nào sánh kịp. Rượu rất nồng, rất nóng nhưng uống vào thì ngọt như cả hương đất trời cùng tụ lại tại đó. Người ta nói rằng Bản Phố (bản người H''''mông Hoa cách Bắc Hà khoảng 4Km) có một nguồn nước rất quý, rất tinh khiết, trong lành là suối Háng Dế nên người dân bản mới cất được loại rượu ngon đến thế. Còn ngô thì trồng trên nương đem về luộc lên như đừng luộc quá lửa, rượu sẽ không ngon, sau đó đem trộn cùng loại men hồng my đặc biệt, ủ trong thùng gang khoảng một tuần.

Rượu Sán Lùng, Lào Cai

Xã Sán Lùng thuộc huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai - là nơi có thứ rượu ngon nổi tiếng. Nếu như các loại rượu khác đều cất từ gạo, ngô hoặc sắn nấu chín và ủ men thì rượu Sán Lùng được ủ và cất theo một quy trình độc đáo và công phu.

Nguyên liệu là thóc mẩy đều hạt, đem ủ cho nảy mầm, lúc đó tinh bột được chuyển hóa thành đường ở mức cao nhất. Người Mông đem thóc nảy mầm cho vào chõ đồ chín, tãi ra nong cho nguội, tới nhiệt độ thích hợp mới trộn đều với men, rồi ủ từ năm tới sáu ngày, khi tỏa mùi thơm thì đem cất rượu. Dù quy trình, nguyên liệu như vậy nhưng nếu nấu ở nơi khác, rượu sẽ không ngon bằng ở Sán Lùng. Bởi ngoài những bí quyết truyền đời, có lẽ nguồn nước và tiểu vùng khí hậu là những yếu tố không thể thay thế được đã tạo ra hương vị đặc biệt của rượu Sán Lùng.

Thứ rượu này trong vắt hơi ngả xanh. Chén mới kề môi, thực khách đã cảm nhận hương thơm tinh khiết, nhẹ nhàng mà cuốn hút, uống khỏi miệng thấy ngọt dịu và hơi ngậy, khi ngà ngà thấy lâng lâng dễ chịu, không có cảm giác đau đầu.

Rượu ngô Na Hang, Tuyên Quang

Ông Phùng Thừa Hiếu, một trong những chủ hộ có truyền thống nấu rượu ngô lâu đời ở thôn Nà Mu xã Sơn Phú (Nà Hang) cho biết, để có hũ rượu ngô ngon đòi hỏi người nấu phải tuân thủ các công đoạn: Bung ngô, trộn men, ủ lên men, cho vào hũ hoặc chum, vại, rồi bịt kín trong khoảng 20-30 ngày mới đem chưng cất.

Muốn rượu thơm ngon thì ngô bung không quá nhừ hoặc quá khô. Ủ men ở chỗ khô thoáng để bảo đảm quá trình lên men được tốt nhất. Dụng cụ để đun nấu và ủ phải luôn sạch sẽ. Nếu một mẻ rượu bị chua thì phải ngâm và cọ rửa thật sạch nong nia, chum vại trước khi ủ mẻ rượu sau thì rượu mới giữ được chất lượng. Cứ 10 kg ngô ứng với 6-7 quả men, nếu cho quá nhiều hoặc quá ít thì khi chưng cất rượu sẽ không ngon, thậm chí... không thành rượu. Đó là một trong những bí quyết của người Nà Hang đã tạo nên loại rượu độc đáo này. Chỉ cần nhấp một ngụm nhỏ là có thể cảm nhận được hương thơm cay nồng lan tỏa khắp cơ thể. Nó ngấm vào từng đường gân, thớ thịt, mà lần sau chỉ cần nghe nhắc đến tên thôi đã thấy khát khao được thưởng thức.

Để chưng cất được loại rượu có một không hai này, ngoài nguyên liệu chính là ngô thì chất gây men không thể thiếu là lá rừng. Người nấu rượu ngô thường tự mình vào rừng tìm các loại thảo dược về làm men. Men lá được pha chế từ hơn 20 loại thảo dược quý hiếm như: Cây dây nước, trầu rừng, dây ngọt... có tác dụng chữa lành vết thương, thấp khớp. Sau khi các loại thảo dược đã được rửa sạch, băm nhỏ và phơi khô thì mang trộn đều chúng lại với nhau, giã nhỏ và đem đun. Đợt nước đầu dùng để nhào bột, nước hai để ngâm gạo (gạo tẻ, không ẩm mốc). Muốn rượu thơm ngon, thì gạo phải được trộn trực tiếp với củ giềng, rau răm và lá quế đã xay nhỏ.

Bài của: Mr .Big

ST
« Sửa lần cuối: Tháng Chín 17, 2010, 08:28:57 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
uyennd72
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 895


Email
« Trả lời #1 vào lúc: Tháng Chín 17, 2010, 09:32:00 AM »

Còn phải phượt về Tây Nguyên, để uống rượu cần, ăn thịt rừng nướng chấm muối hột , và xem lễ hội cồng chiêng nữa chứ.
 Grin
Logged

          Thích mùa thu Hà Nội!
Trang: [1]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn