Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Tư 27, 2024, 06:21:32 PM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cách học thiền  (Đọc 634 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
bongbongtinhyeu
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 218


Email
« vào lúc: Tháng Mười Một 08, 2022, 08:57:44 AM »

FB: Nguyễn Bảo Sinh

Con 50 tuổi bảo ông bố - đạo chích:

Bố chết, ai nuôi con?

Đêm đó, ông bố đưa con đi dậy cách ăn trộm. Ông đưa con trèo tường vào một nhà giàu, bảo con chui vào một chiếc hòm quần áo rồi khoá lại. Sau đó, ông bố hô to: “Trong nhà có trộm” rồi bỏ chạy. Con nằm trong hòm nghĩ cách thoát hiểm là cào tay vào hòm. Mọi người tưởng trong hòm có chuột nên mở ra. Con co giò chạy. Mọi người đuổi theo liền. Đến giếng, con ôm tảng đá ném xuống. Mọi người quây quanh miệng giếng. Con thoát hiểm về nhà trách bố. Bố bảo đã cố tình đưa vào hoàn cảnh để con tự học.

Và: học thiền cũng như học đạo chích.

Dân gian Việt Nam cũng ngộ thiền bằng nhiều công án.

Hoa sen là biểu tượng công án về thiền. Bông sen là biểu tượng của tâm thiền. Tâm thiền là tâm chúng sinh đã được gạn đục khơi trong từ tanh tưởi của bùn.

“Khi mê bùn chỉ là bùn
Ngộ rồi mới biết trong bùn có sen
Khi mê tiền chỉ là tiền
Ngộ rồi mới biết trong tiền có tâm”

Con rồng cũng là biểu tượng thiền : Con rồng không ở dưới đất, không ở trên trời, con rồng vô trụ xứ, con rồng vừa có lại vừa không, con rồng sắc sắc không không.

Ca dao tục ngữ cũng là những công án thiền cùng huyền tắc diệu. Câu tục ngữ “một vừa hai phải”  là một công án thiền tuyệt diệu. Hai phải nghĩa là âm cũng không phải mà dương cũng không phải. Tâm ta như thái cực hàm chứa cả âm lẫn dương. Chân lý có hai chiều, một nửa cái bánh mỳ là 1/2 cái bánh mỳ, còn một nửa chân lý không phải là 1/2chân lý.

“Cùng chung một chuyến đò ngang
Kẻ thì sang bến, người đang trở về
Lái đò lái mãi thành mê
Sang về chẳng biết mình về hay sang”

Đò ngang là “một vừa” là thái cực, sang và về là “hai phải”.  Cả hai đều phải, nghĩa là tâm bất nhị, là tâm thiền không chấp vào sang hay về. Không “một vừa hai phải” mà chấp vào một phía sẽ là kẻ điên cực tả hoặc cực hữu. Cực đoan sẽ thành bạo chúa.

Câu tục ngữ: “Trông lên mình chẳng bằng ai, trông xuống lại thấy chẳng ai bằng mình” như một câu chân kinh. Chân lý có hai chiều đối nghịch, nếu mình nhìn được toàn bộ hai chiều của chân lý, tâm sẽ đi vào cảnh giới thiền định, khi tâm tịnh, tuệ sẽ sáng. Câu tục ngữ này đã cứu khổ cứu nạn biết bao kiếp người vô minh chìm đắm trong bể khổ, vì chỉ thấy một chiều của chân lý. Công án thiền này cũng cứu rỗi chúng sinh như câu: “Nam Mô A Di Đà Phật”.

Thấy được một vừa hai phải của cả sang lẫn về, cả trông lên lẫn trông xuống là liều thuốc ngộ làm sáng mắt, sáng lòng cho chúng sinh khỏi bệnh “thầy bói xem voi”. Công án thiền “thầy bói xem voi” khai ngộ cho chúng sinh bệnh thấy cây mà không thấy rừng, chỉ thấy chân lý bộ phận không thấy chân lý toàn thể.

Thiền là ta đi vào ngôi chùa của Phật, ngôi nhà của Chúa như đứa trẻ thơ:
Khi đi qua cửa nhà thờ
Hãy đi như đứa trẻ thơ về nhà
Thiền là coi sống và chết là hai mặt của một bản thể. Bài thơ:

“Con gà cục tác lá chanh
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi
Con chó khóc đứng khóc ngồi
Bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng”

Đây là công án ngộ thiền về lẽ sinh tử của dân gian rất vi diệu. Con gà, con lợn thản nhiên đón nhận cái chết. Cái làm ra sự sống cũng là cái tạo ra cái chết. Sinh ư nghệ, tử ư nghệ. Con người nuôi gà, nuôi lợn để làm thịt. Vậy thì gà, lợn cũng ngộ ra lẽ sinh tử ấy mà chết một cách tự nhiên, như nhiên. Còn con chó uyên thâm hơn, nó hiểu “sống là gửi, thác là về”, hay như Phật dậy: “Sai lầm lớn nhất của loài người coi sống là sướng, chết là khổ”. Trang Tử coi chết là cắt cái sợi dây trói treo người lơ lửng để giải thoát, là cưỡi hạc quy tiên, là về nơi tây phương cực lạc. Vì ngộ được lẽ sinh tử này, con chó mới “khóc đứng khóc ngồi” đòi “bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng”. Chính vì sự uyên áo này, mà bài thơ ám vào lòng người hàng mấy nghìn năm. Vì bài thơ này là một công án thiền, nên bên ngoài cái ngây ngô của bài thơ tưởng như dậy về cách dùng gia vị, mà bên trong nó hàm chứa lẽ huyền vi về sinh tử của vạn pháp, nó đòi hỏi mọi người phải tự khám phá cả đời, rồi chợt hoát ngộ trong một sát na.

Vĩ mô hơn như trong xây dựng xã hội, không chịu tiến hoá theo quy luật, chỉ thích đi tắt đón đầu, đốt cháy giai đoạn ta sẽ tạo ra khủng hoảng…Vì trái quy luật tự nhiên để hai chân sau đi trước, hai chân trước đi sau tất sẽ bị lộn tùng phèo.
Các dân tộc trên thế giới đều có cách quân bình tâm linh, đều có cách thiền đậm đà bản sắc dân tộc. Người Anh đã bị đầy đọa trong bể khổ về sự duy ý chí như Hăm-lét, như Ô-ten-lô trong kịch của Sêchxpia, nên dân gian Anh đã có một kiểu thiền rất độc đáo trong công án thiền: “Phớt ăng lê”. Khi nào cuộc tranh luận duy ý chí bế tắc, người Anh chuyển sang bàn về thời tiết. Sự tranh luận về thời tiết sẽ đưa tâm linh sang cảnh giới thiền:

“Hãy yêu nhau như ta yêu thời tiết
Ngắm trời xanh và biết tránh mưa giông
Hãy cãi nhau như bàn về thời tiết
Tình cảm ngược chiều mà vẫn thấy như không”

Còn người Pháp có một công án thiền rất Pháp. Đó là câu: “C’ests la vie”, tương đương với chữ “như” trong đạo Phật:

“Kinh Phật lưu truyền tám vạn tư
Học hành không thiếu cũng không dư
Đến nay tất cả đều quên hết
Còn lại trong đầu một chữ như”

“C’est la vie” - đời là như vậy - đời là do nhân duyên đưa đến, đời tự tánh là không. Nếu trái đất chỉ có một người sẽ không có tốt xấu. Sở dĩ có tốt, xấu là do sự liên hệ, so sánh:

“Mình ngu nhiều kẻ ngu hơn
Cho nên được gọi là khôn hơn người
Em xinh đâu bởi nụ cười
Em xinh là bởi nhiều người xấu hơn”

C'ests la vie”, đời là như thế, miễn bình luận. Thiền nhân chỉ chứng kiến chứ không có ý kiến:

“Trong mười điều, chín không như ý
Còn một điều lại ý chẳng như
Muốn cho vạn sự đều như ý
Cần một điều biến ý thành như”

Hoà thượng hỏi sư:

- Đại đức toạ thiền để làm gì?

Sư đáp:

- Để làm Phật.

Hoà thượng bèn lượm một viên gạch mài trước am sư. Sư hỏi:

- Mài gạch để làm gì?

Hoà thượng đáp:

- Để làm kính.

Sư hỏi:

- Mài gạch sao thành kính được?

Hoà thượng đáp:

- Mài gạch không thành kính được, toạ thiền há thành Phật được sao?

Sư hỏi:

-  Vậy thì sao mới phải?

Hoà thượng nói:

- Như bò kéo xe, xe không đi thì đánh xe là phải hay đánh bò là phải?

Sư không biết nói sao. Hoà thượng lại nói:

- Ông học toạ thiền hay học toạ Phật? Nếu học toạ thiền thì thiền không dính chi tới việc nằm ngồi. Nếu học toạ Phật thì Phật vốn chẳng có tướng nhất định. Cái pháp vô trụ xứ không nên buông bắt. Nếu chấp cái tướng ngồi thì không đạt được lẽ đó.

“Tu chùa, tu chợ, tại gia
Tôi tu tại chỗ gọi là tu chi
Tâm vô trụ, trụ vô vi
Gặp đâu tu đấy, thấy gì cũng tu”

             THIỀN DÂN GIAN
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 08, 2022, 11:56:37 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged
Trang: [1]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn