Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Tư 27, 2024, 01:35:09 PM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: 1 [2] 3 4   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bài hay copy trên facebook  (Đọc 9687 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
bongbongtinhyeu
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 218


Email
« Trả lời #15 vào lúc: Tháng Mười Một 15, 2020, 05:47:12 PM »

FB: Bảo Sinh

Không gì cứng được bằng thiền
Không gì mềm được như thiền để so
Cứng mềm để được tự do
Không vì ngoại lực làm cho cứng mềm.

LỜI DẠY CUỐI CÙNG CỦA ĐẠO SƯ MILAREPA

Sau nhiều thời gian bôn ba tìm kiếm chân sư, tu sỹ Gampopa mới biết mình đã gặp duyên lành khi được bái kiến đạo sư Milarepa. Qua những thử thách thường thấy nơi nhưng người tu Mật tông, tu sỹ Gampopa được đạo sư chấp nhận là đệ tử chân truyền, một người đệ tử xuất  sắc có thể tiếp nối sự nghiệp tâm linh của mình. Gampopa bèn ở lại với đạo sư Milarepa trong nhiều năm tháng đằng đẵng để tu tập thiền định và học hỏi chánh pháp.

Cuối cùng khi đạo sư Milarepa xét thấy Gampopa đã đạt đến trình độ chín muồi, một hôm đạo sư Milarepa cho biết rằng:

Gampopa đã đến lúc buộc phải từ giã thầy để tìm kiếm chỗ ẩn tu thích hợp cho tới khi chứng ngộ hoàn toàn. Gampopa quỳ dưới chân đạo sư Milarepa và để cho vị đạo sư đặt hai chân lên đầu mình, thọ nhận luồng chân khí nhờ đó mà tâm thức Gampopa có thể đạt ngộ dễ dàng.

Sau buổi lễ đơn giản này, Gampopa xin thầy ban cho một lời giáo huấn cuối cùng. Milarepa nhún vai và nói:
- Nói về việc thiền định thì con buộc phải tọa thiền nhiều hơn và thường xuyên hơn nữa, nhưng về việc học thì con tuyệt đối không còn gì để học hỏi thêm nữa!

Tiếp theo đó, Milarepa không nói gì nữa cả, và tiễn đệ tử Gampopa xuống núi.

Khi Gampopa vừa qua khỏi con suối thì nghe phía sau tiếng nói của đạo sư Milarepa kêu réo lên rất lớn, tiếng kêu ấy lẫn trong tiếng suối reo:

- Ta còn một lời giáo huấn cuối cùng! Và giáo huấn này thực sự là bí mật, thâm sâu riêng dành cho các bậc xuất sắc nhất trong hàng thượng căn thượng trí.

Gampopa nhìn sang bên kia suối: Ô kìa, đạo sư Milarepa đang chổng mông, vén chiếc váy lên cao, phô bày ra đôi mông đầy sẹo của một hành giả chuyên toạ thiền trong đơn độc. Vừa vén váy, Milarepa hét lớn:

- Đây là giáo huấn tối hậu của ta. Hãy kiên trì tọa thiền, đêm cũng như ngày, đến nỗi đôi mông đóng sẹo như là ta vậy. Khi ấy mi sẽ chứng ngộ.
 
Dù ngồi ở bất cứ đâu
Chỉ đít đổi chỗ chứ đầu thì không
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 19, 2020, 05:28:41 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged
bongbongtinhyeu
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 218


Email
« Trả lời #16 vào lúc: Tháng Mười Một 15, 2020, 05:51:47 PM »

FB: Đạo Sinh



TỤC NGỮ TÂY TẠNG: "Thánh pháp mà câu kết với thế gian thì không còn pháp lực nữa."
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 19, 2020, 05:29:08 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged
bongbongtinhyeu
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 218


Email
« Trả lời #17 vào lúc: Tháng Mười Một 18, 2020, 11:19:50 AM »

FB: Đạo Sinh

CHỈ QUÁN SONG TU (1)

[Có một số "facebook friends" nhắn tin thắc mắc về stt CẠM BẪY CỦA AN LẠC của ngài Ajahn Chah. Tôi xin mạn phép trả lời chung qua một số chú thích dưới đây:]

(1) LUYỆN TÂM: Cốt tủy của con đường tu tập trong PG là luyện tâm (training mìnd). Con đường luyện tâm bao gồm 2 khía cạnh, hoặc 2 bước song hành, có tên là Chỉ & Quán.

"Chỉ" là viết tắt của "tu chỉ", được dịch nghĩa từ danh từ kép Sanskrit và Pali "śamatha-bhāvanā; samatha-bhāvanā". "bhāvanā" nguyên nghĩa là "trở thành" (becoming), được Hán Tạng dịch nghĩa là 修 (tu). Khi thực hành thì PG lấy các kỹ thuật "thiền" làm phương tiện chính cho nên "tu chỉ" có khi gọi là "thiền chỉ", "tu quán" có khi gọi là "thiền quán"; vì trong "tu" (becoming) có "thiền" (meditation).  

Thiền là từ Hán-Việt, viết tắt của "thiền-na" (禪 那). "thiền-na" là dịch âm từ Sanskrit "dhyāna", từ Pali tương đương là "jhāna".

"Quán" bắt nguồn từ Sanskrit "vipaśyanā-bhāvanā" & Pali "vipassanā-bhāvanā." (Các bạn có thể suy diễn tiếp như chú thích về "chỉ" ở trên.)  

(2) TU CHỈ: Về mặt kỹ thuật, "chỉ"--có nghĩa là dừng lại, như trong "đình chỉ"--là hiện tượng tâm dừng lại trên một đối tượng tri nhận trong một thời gian nhất định nào đó. Hiện tượng này trái với hiện tượng "tán tâm" hay "loạn tâm", tức tâm liên tục nắm bắt hết đối tượng này đến đối khác không ngừng nghỉ. Có thể dễ dàng nhận biết hiện tượng này trong cả 2 lãnh vực không tu tập & tu tập:

- Đang tương tư, tức đang dồn hết mọi năng lượng của tâm vào hình ảnh của người yêu; đang làm tình, tức đang tập trung vào cảm giác khoái lạc; đang sử dụng ma túy, tức tâm mất hết khả năng tập trung vào bất cứ điều gì ngoài cảm giác khoái lạc; đang giải một bài toán; v.v.

- Đang chú ý đến hơi thở ra-vào; đang tập trung vào bụng phồng-xẹp; đang tập trung vào bước chân; đang tập trung vào một chân ngôn nào đó; đang tập trung vào một danh hiệu Phật nào đó; đang tập trung vào một danh hiệu Bồ-tát nào đó; v.v.

Theo PG, một đặc điểm của tâm phàm phu là không bao giờ sinh khởi mà không có đối tượng của nó, trừ khi ngủ ngon hoặc bất tỉnh. Vì thế, mặc dù gọi là "chỉ" nhưng nên nhớ rằng "chỉ" không phải là sự "dừng lại" của dòng tâm--tức không nắm bắt đối tượng nào cả--mà là tâm dừng lại ở một đối tượng nhất định được chọn. Bạn nào đã đọc câu "Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm" thì nên nhớ rằng đó là lời dạy của đức Phật dành cho Tôn giả Tu-bồ-đề, không phải cho phàm phu. ...
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 19, 2020, 05:10:38 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged
bongbongtinhyeu
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 218


Email
« Trả lời #18 vào lúc: Tháng Mười Một 20, 2020, 05:10:27 PM »

FB: Đạo Sinh

CHÚNG SINH & TU TẬP

Thánh điển mô tả chúng sinh luân hồi sinh tử trong 3 cõi cũng giống như đang ở trong vũng bùn. Đức Phật thị hiện thuyết pháp là đưa "bàn tay" Chánh Pháp để kéo những chúng sinh nào phát tâm ra khỏi vũng bùn đó. Từ đó trong 3 cõi mới hình thành cái có tên là Buddha-dharma (Phật Pháp); đồng thời hình thành 2 hiện tượng có tên là "tu tập" & "cứu độ":

- Tu tập chỉ cho những người đang ở trong bùn nhưng phát nguyện nương vào Phật Pháp để thoát khỏi vũng bùn đó.

- Cứu độ chỉ cho những người đã thoát ra vũng bùn nhưng quyết định nhảy vào lại để cứu giúp những người phát tâm ra khỏi vũng bùn đó.

Có 6 trong số các Pháp Phật dành cho những người tu tập là bố thí, trì giới, an nhẫn, tinh tấn, thiền định, và trí tuệ. Cả 6 pháp này đều có một tính chất chung là "ba-la-mật"."Ba-la-mật" là viết tắt của "ba-la-mật-đa". Ba-la-mật-đa là dịch âm của chữ Phạn "pāramitā", với 2 nghĩa chính: "đến bờ kia" (gone to the other side) & viên mãn (perfection) hoặc "tối thượng" (supreme).

Sáu Pháp ba-la-mật trên được PG Trung Hoa dịch tắt là 六 渡 (Lục Độ). Chữ 渡, khi dùng làm động từ, có 2 nghĩa chính: vượt qua & cứu độ. Với một nội hàm như thế, người học nào chỉ học Phật Pháp qua Tam Tạng Thánh Điển chữ Hán cần phân biệt rõ ràng 2 cách dùng khác nhau của chữ này:

- Chữ "độ" trong Lục Độ chỉ có nghĩa "vượt qua", tức 6 Pháp giúp người học vượt qua vũng bùn.

- Chữ "độ" trong Cứu Độ mới có nghĩa là "cứu & đưa qua", tức chỉ cho những người đã ra khỏi bùn nhưng trở lại cứu vớt và đưa chúng sinh ra khỏi bùn.

Mặc dù có ý nghĩa được phân  biệt rõ ràng như thế, nhưng trong thực tế tu tập, chúng ta thường bị nhầm lẫn giữa 2 loại hành động này. Lý do chính là trong 6 độ thì độ đầu tiên là "bố thí". Bố thí là cho đi những gì mình đang sở hữu cho người khác, chứ không phải "cứu họ ra khỏi vũng bùn và đưa họ lên bờ". Đơn giản chỉ vì chúng ta cũng đang ở trong bùn như họ; chỉ khác 1 điều là chúng ta đang nương vào Pháp Phật để thoát ra.

Những thông tin trên đây có thể giúp người học vượt qua nhiều sở tri chướng. Chẳng hạn, đừng bao giờ so sánh, tỷ giảo Phật Pháp với bất kỳ triết thuyết, học thuyết, tôn giáo, tín ngưỡng, chủ thuyết, chủ nghĩa, giáo lý, v.v. nào của thế gian. Bởi vì tất cả đều nhằm phục vụ cho những con người muốn "ở trong bùn". Lý tưởng cao nhất của cuộc sống xuất thế an lạc lý tưởng của Lão-Trang là một ngôi nhà hạnh phúc nằm trong phạm vi của vũng lầy nhưng cao hơn mặt bùn. Nơi tái sinh lý tưởng cho những con người hiền lành trong những tôn giáo khác là một ngôi nhà hạnh phúc nào đó ở cõi trời, tức cũng là một nơi cao hơn mặt bùn. Trong lúc Phật Pháp chẳng giúp con người xây dựng bất kỳ một nơi chốn an lạc nào trong 3 cõi, mà chỉ có thể giúp con  người từ bỏ và thoát ra càng sớm càng bớt khổ đau. Đúng như sở nguyện, sở hành của đức Phật: "Đưa bàn tay Chánh pháp để cứu độ chúng sinh ra khỏi bùn lầy sinh tử".
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 21, 2020, 11:30:37 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged
bongbongtinhyeu
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 218


Email
« Trả lời #19 vào lúc: Tháng Mười Hai 01, 2020, 11:40:10 AM »

FB: Đạo Sinh

TINH THẦN BẤT NHỊ TRONG PHẬT PHÁP


Chừng nào cái nhìn của chúng ta còn phân đôi thực tại thành hai cực đối đãi nhau, và rồi đeo bám một trong hai cực đó để tìm cách triệt tiêu hay xem cực còn lại như một đối kháng, thì những ước mơ về một cuộc sống thật sự an lạc của chúng ta mãi mãi chỉ là một khái niệm.

Đức Phật mô tả hiện trạng này như sau: "Kaccāna, thật sự thì phần lớn thế giới này đều đeo bám hai cực đoan là 'Có' và 'Không Có'. Thật vậy, Kaccāna, những ai nhìn thấy sự tập khởi của thế giới bằng cái biết như thực thì thế giới này không phải là 'Không Có'. Kaccāna, những ai thật sự nhìn thấy sự hủy diệt của thế giới bằng cái biết như thực thì thế giới này không phải là 'Có'."

[Dvayanissito khvāyaṃ, kaccāna, loko yebhuyyena – atthitañceva natthitañca. Lokasamudayaṃ kho, kaccāna, yathābhūtaṃ sammappaññāya passato yā loke natthitā sā na hoti. Lokanirodhaṃ kho, kaccāna, yathābhūtaṃ sammappaññāya passato yā loke atthitā sā na hoti.]

Và rồi Ngài tuyên bố: "Thật vậy, Kaccāna, 'Tất cả đều Có' là một cực đoan; 'Tất cả đều Không có' là một cực đoan khác. Kaccāna, Như Lai thuyết giáo bằng con đường giữa, không dựa vào hai cực đoan."

['Sabbaṃ atthī'ti kho, kaccāna, ayameko anto. 'Sabbaṃ natthī'ti ayaṃ dutiyo anto. Ete te, kaccāna, ubho ante anupagamma majjhena tathāgato dhammaṃ deseti. ~ S. ii. 16]

Thuật ngữ triết học Ấn-độ gọi một cái nhìn "không đeo bám vào hai cực đoan" như thế là advaita (bất nhị; non-dualism). Ngay trong thời đức Phật còn tại thế, cư sỹ Duy-ma-cật đã triển khai tinh thần này thành 1 pháp môn tu tập dành cho hàng bồ-tát tại gia. Và rồi vào thế kỷ thứ II sau Tây lịch, Nāgārjuna (Long Thọ), một triết gia vĩ đại của Phật giáo đã cực lực xiển dương giáo nghĩa Bất nhị trước tình trạng phân cực khốc liệt của chính Phật giáo thời đó.

Và rồi, vào thế kỷ thứ VIII, Śaṃkara, một thiên tài triết học của Ấn giáo, lại vận dụng tinh thần advaita để giải quyết một vấn đề triết học tưởng chừng như không bao giờ có thể giải quyết được trong hệ tư tưởng Veda: đó là mối tương quan bất nhị giữa Ātman (Tiểu ngã) và Brahman (Đại ngã), và ông đã thành công.

Tuy nhiên, một điều bi tráng đối với PG là thành công của Śaṃkara vô tình đã làm khó cho Long Thọ: những người tự nhận "bảo vệ giáo pháp nguyên thủy" đã lên án Long Thọ sử dụng giáo thuyết của Bà-la-môn để xiển dương giáo nghĩa của Phật giáo Đại thừa. Một lần nữa, tập khí nhận thức nhị nguyên lại giết chết không ít người tự nhận là "đứng ra bảo vệ giáo pháp chánh thống của Phật-đà."
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 03, 2020, 12:24:37 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged
bongbongtinhyeu
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 218


Email
« Trả lời #20 vào lúc: Tháng Mười Hai 01, 2020, 11:44:11 AM »

FB: Đạo Sinh

CÓ & KHÔNG CÓ


(i) Bước vào một nhà máy lắp ráp xe hơi, khi nhìn thấy các bộ phận nằm ngổn ngang trên sàn và không có 1 chiếc xe nào cả, chúng ta nói: "Không có chiếc xe nào cả". Chúng ta đã nhìn thực tại "đúng như nó là".

Với Phật thì khác. Thực tại ngài nhìn thấy không giống như chúng ta. Ngài nhìn thấy thực tại không phải "không có chiếc xe nào cả". Tại sao ngài có thể nâhìn thấy như thế? Vì cái nhìn của ngài vượt ra ngoài không gian và thời gian: ngài nhìn thấy 1 không gian & 1 thời gian mà ở đó có 1 yếu tố là "người thợ". Khi yếu tố người thợ xuất hiện và phối hợp với các bộ phận của chiếc xe thì chiếc xe xuất hiện, tức không phải "không có chiếc xe".

Khi nhìn thấy chiếc xe trên sàn nhà, chúng ta nói: "Có một chiếc xe." Chúng ta đã nhìn thấy thực tại "như nó là" (seeing reality as it is).

Một lần nữa Phật lại nhìn khác chúng ta. Ngài nhìn thấy 1 không gian & 1 thời gian mà ở đó các bộ phận lại bị tháo dỡ và chiếc xe "biến mất", tức không phải "có chiếc xe".

(ii) Khi ông A cao 1m7 đứng cạnh ông B cao 1m6, chúng ta nói "ông A cao". Phật không thấy như thế. Khi ông A đứng với 1 ông C cao 1m8 thì "ông A cao" biến mất, và "ông A thấp" xuất hiện. Vì thế, với cái nhìn của bậc giác ngộ thì ông A không phải cao, cũng không phải thấp.

(iii) Khi đức Phật giảng giải về mười hai chi Duyên Khởi, có người học đã thưa rằng "khi đã có tham ái thì ai chấp thủ". Và ngài đã dạy, đại ý rằng "không có người nào chấp thủ cả, mà chỉ có sự sinh khởi của chấp thủ nhờ vào sự sinh khởi của tham ái."

Ngoài các bậc giác ngộ ra, chúng ta đã và đang nhìn thấy như thế đời này sang đời khác. Thánh Điển gọi cách nhìn "thực tại như nó là" hay "thực tại hiện tiền" như thế của chúng ta là "điên đảo mộng tưởng". Và khi chúng ta nhiệt tình cổ xúy người khác cũng nên nhìn như thế thì đức Phật đã than rằng "những người mù đang được dẫn dắt bởi những người mù trên thế gian này".
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 03, 2020, 12:26:25 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged
bongbongtinhyeu
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 218


Email
« Trả lời #21 vào lúc: Tháng Mười Hai 07, 2020, 03:12:38 PM »

FB: Bảo Sinh

Tôi đi cuối đất cùng trời
Tìm mua thuốc ngộ chữa người đang mê
Tôi đi thủy tận sơn khê
Chữa cho người ngộ ta mê thật rồi

Một bà cụ bé nhỏ theo Cơ Đốc giáo, sáng nào cũng ra đứng trước cổng và kêu lên: “Đội ơn Chúa!”.
Và sáng nào người vô thần nhà hàng xóm cũng hét lên đáp lại: “Làm gì có  Chúa!”.
Cứ tiếp diễn như thế hàng tuần liền. “Đội ơn Chúa!” bà già kêu lên. “Làm gì có Chúa!” người hàng xóm quát lại.
Thời gian trôi đi, bà cụ dần trở nên túng thiếu đến cả tiền mua thức ăn. Một hôm, bà đi ra cổng và kêu lên xin Chúa cứu giúp, rồi nói: “Đội ơn Chúa!”.
Sáng hôm sau khi ra cổng, bà nhìn thấy những đồ ăn đã cầu xin. Tất nhiên, bà kêu lên: “Đội ơn Chúa!”
Người vô thần từ sau một bụi cây nhảy ra và nói: “Haha! Thực phẩm ấy là tôi mua đấy. Làm gì có Chúa!”
Bà già nhìn ông ta và mỉm cười. Bà kêu to: “Con cảm ơn  Chúa! Người không chỉ ban thức ăn cho con, Người còn bắt quỷ Satan phải trả tiền nữa!”:

Mê mà biết mình mê là tỉnh
Tỉnh mà không biết tỉnh là mê
Chuông chùa ngân tiếng từ bi
Khua tan mê đắm sân si cõi trần
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 09, 2020, 08:57:59 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #22 vào lúc: Tháng Mười Hai 09, 2020, 09:19:51 PM »

FB: Đạo Sinh


"Biết được mình u mê chính là thoáng nhìn đầu tiên của bát-nhã." (*)
~ Chögyam Trungpa Rinpoche
————
(*) Nhờ có bát-nhã mới biết được mình đang sống trong vô minh.

Bát-nhã là dịch âm của chữ Phạn prajna. Mặc dù prajna đã được dịch nghĩa là “tuệ” hoặc “trí tuệ” trong Hán tạng, nhưng thỉnh thoảng các dịch giả Trung Hoa vẫn dùng từ “bát-nhã” để tránh sự đồng nhất không đáng có (misleading identification) giữa bát-nhã & trí tuệ đời thường.

Bát-nhã là sự hiểu biết không dựa vào kiến thức được tích luỹ trong quá khứ, mà là 1 công năng (faculty) tiềm tàng trong tất cả mọi người. Để khai thác công năng này và đưa vào sử dụng, người học phải trải qua tiến trình tu luyện, bắt đầu bằng Giới (discipline), rồi đến Định (concentration), rồi trên nền tảng của định mới có thể phát huy công năng của bát-nhã (wisdom).

Trong tiến trình nhận thức, bát-nhã là giai đoạn cuối của 5 trạng thái tâm sinh khởi nối tiếp nhau: dục-thắng giải-niệm-định-tuệ.

Thật ra, công năng của bát-nhã là chặt đứt sự mê mờ (ignorance, stupidity), nhưng ở đây tác giả khiêm tốn dùng từ “glimpse” (cái nhìn thoáng qua) để ám chỉ thời điểm yếu ớt đầu tiên vừa mới được phát khởi của bát-nhã.
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
bongbongtinhyeu
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 218


Email
« Trả lời #23 vào lúc: Tháng Mười Hai 20, 2020, 03:00:03 AM »

FB: Đạo Sinh

Hôm đó là lễ Giáng Sinh và các nhà sư ngoại quốc đã quyết định ăn mừng. Họ mời một số Phật tử cũng như Ajahn Chah tham dự. Đa phần Phật tử đều tỏ vẻ khó chịu và hoài nghi. Họ hỏi ngài sao Phật tử mà lại ăn mừng Giáng Sinh; và ngài đã giải thích:

"Theo như tôi hiểu, Thiên Chúa giáo cũng dạy con người làm lành tránh dữ, giống hệt như PG, thế thì có vấn đề gì đâu? Tuy nhiên, nếu mọi người thấy khó chịu khi nghĩ là mình đang ăn mừng Giáng Sinh thì cũng dễ thôi. Ta đừng gọi là "Chúa Giáng Sinh", mà hãy gọi là "Chúa-Phật Giáng Sinh". Bất cứ cái gì giúp ta thấy được sự thật và làm được việc thiện đều là pháp hành đúng đắn. Các vị gọi thế nào cũng được."

Hỏi: Thế PG có khác nhiều với các tôn giáo khác?

Đáp:  Sứ mệnh của các tôn giáo thực thụ, kể cả PG, là mang hạnh phúc đến cho con người. Hạnh phúc đó xuất phát từ việc nhìn thấy rõ ràng và đúng đắn các sự vật đang tồn tại như thế nào. Bất cứ tôn giáo, chủ thuyết, hay pháp hành nào làm được điều này thì quý vị cứ gọi đó là PG, nếu thích. ...  

Trong các Pháp thoại của tôi, tôi đã giải thích tất cả con người trên thế gian đều như nhau về cơ bản như thế nào. Gọi họ là dân châu Âu, châu Mỹ hay Thái chỉ để phân biệt nơi sinh hoặc màu tóc, nhưng về cơ bản tất cả đều có cùng một loại thân-tâm như nhau; tất cả đều thuộc về chủng tộc người “sinh-lão-bệnh-tử”. Khi các vị hiểu ra điều này thì những khác biệt không còn quan trọng nữa. Với Thiên Chúa giáo cũng thế, đó là một cơ hội để con người nỗ lực làm điều tốt, điều thiện, điều có ích cho người khác theo cách nào đó. Điều này mới quan trọng và tuyệt vời, bất kể các vị sử dụng cách gì để mô tả.  

Vì thế, tôi đã nói với dân làng, "Hôm nay chúng ta sẽ gọi ngày lễ này là ‘Chúa-Phật Giáng Sinh’. Chừng nào con người còn tu tập đúng đắn, thì vẫn còn đang tu theo đạo Chúa-Phật, và mọi thứ sẽ tốt lành. Tôi dạy thế để giúp mọi người đừng dính mắc vào nhiều quan niệm khác nhau và nhìn thấy được những gì đang xảy ra một cách thẳng thắn và đúng với tự nhiên. Bất cứ cái gì giúp ta thấy được sự thật và làm được việc thiện đều là pháp hành đúng đắn. Các vị gọi thế nào cũng được.

~ Jayantha, Bhavana Society

————
It was Christmas and the foreign monks had decided to celebrate it. They invited some laypeople as well as Ajahn Chah to join them. The laypeople were generally upset and skeptical. Why, they asked were Buddhists celebrating Christmas? Ajahn Chah then gave a talk on religion in which he said,
 
“As far as I understand, Christianity teaches people to do good and avoid evil, just as Buddhism does, so what is the problem? However, if people are upset by the idea of celebrating Christmas, that can be easily remedied. We wont call it Christmas. Let’s call it ” Christ-Buddhamas". Anything that inspires us to see what is true and do what is good is proper practice, You may call it anything you like.“

Q: Then is Buddhism much different from other religions?

A: It is the business of genuine religions, including Buddhism, to bring people to the happiness that comes from clearly and honestly seeing how things are. Whenever any religion or system or practice accomplishes this, you can call that Buddhism, if you like.

In the Christian religion, for example, one of the most important holidays is Christmas. A group of the Western monks decided last year to make a special day of Christmas, with a ceremony of gift-giving and merit-making. Various other disciples of mine questioned this, saying, “If they’re ordained as Buddhists, how can they celebrate Christmas? Isn’t this a Christian holiday?”

In my Dharma talk, I explained how all people in the world are fundamentally the same. Calling them Europeans, Americans, or Thais just indicates where they were born or the color of their hair, but they all have basically the same kind of minds and bodies; all belong to the same family of people being born, growing old, and dying. When you understand this, differences become unimportant. Similarly, if Christmas is an occasion where people make a particular effort to do what is good and kind and helpful to others in some way, that’s important and wonderful, no matter what system you use to describe it.

So I told the villagers, ‘Today we’ll call this Chrisbuddhamas. As long as people are practicing properly, they’re practicing Christ-Buddhism, and things are fine.”

I teach this way to enable people to let go of their attachments to various concepts and to see what is happening in a straightforward and natural way. Anything that inspires us to see what is true and do what is good is proper practice. You may call it anything you like."
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 20, 2020, 10:26:21 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged
bongbongtinhyeu
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 218


Email
« Trả lời #24 vào lúc: Tháng Mười Hai 22, 2020, 03:46:56 PM »

TRÊN ĐỜI LÀM GÌ CÓ PHẬT

.....Thợ hớt tóc vừa đưa một đường kéo ngọt xớt tỉa chỏm tóc lòa xòa trước trán thân chủ vừa phán một câu chắc nịch:
 “ Làm gì có ông Phật trên đời ..."

Người khách hỏi.?

-“Tại sao bác nói thế?”

Bác thợ nói luôn một mạch:

“Thì cứ ra phố mà xem. Nhiều trẻ em phải lang thang kiếm sống. Lắm người già yếu còn phải còng lưng dầm mưa dãi nắng bán rong. Bao kẻ không nhà đêm đêm vẫn mượn vỉa hè nằm co ro lăn lóc. Chưa kể là vào các bệnh viện nào cũng thấy chen chúc và đầy dẫy nghịch cảnh đau lòng... Nếu quả thật trên đời này có một ông Phật từ bi luôn thương xót chúng sinh, thì cớ sao những mảnh đời khổ ải đó lại không được Ngài cứu vớt?!”

Ông khách làm thinh.

Khi trả tiền xong, khách bước ra khỏi tiệm hớt tóc và bắt gặp bên kia đường một người râu tóc lùm xùm, thậm thượt, rõ là đã lâu ngày không hớt không cạo. Khách liền quay trở vào tiệm nói lớn:

- “Bác thấy đó, trên đời này làm gì có thợ hớt tóc!”

Bác thợ sửng sốt:

“Nói vậy mà nghe được à! Thế tôi là ai? Ai vừa mới hớt tóc cho anh ở đây?”

Ông khách kéo bác thợ cắt tóc ra cửa, chỉ sang bên kia đường:

“Đấy! Thợ hớt tóc không hề có, vì nếu có thì người kia đã không phải để râu tóc lùm xùm, thậm thượt như vậy.”
“Sai bét! Thợ hớt tóc vẫn luôn có, nhưng tay đó không chịu bước vào tiệm thì dẫu có đông có nhiều chăng nữa, thợ hớt tóc cũng đành bó tay.”

Khách mỉm cười: “Chính xác! đức Phật cũng vậy mà thôi. Ngài luôn luôn đưa tay ra chờ đợi chúng ta, nhưng chúng ta không chịu tìm đến mà nắm lấy tay Ngài. Chúng ta luôn tìm đủ cách phủ nhận đức Phật và kiêu ngạo với tài hèn sức mỏng của mình. Đó là nguyên do sâu xa của mọi nỗi đau khổ trên thế gian này!”

ST
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 22, 2020, 06:15:53 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #25 vào lúc: Tháng Mười Hai 27, 2020, 08:48:59 AM »

Nguyễn Bảo Sinh
24 phút.
 
Quả tim không học đập đều
Làm tình không học vẫn chiêu tuyệt vời
Những cái không học trên đời
Lại là những cái loài người cần hơn.

Một hôm, nhà vua đến thăm Thiền sư Vô Học (Muhak) ở chùa Hoeryong. Vua cho cả đoàn tùy tùng lui ra và nói với Vô Học: “Ta quá bận tâm với công việc triều chính, không còn sức để cất tiếng cười như ta muốn. Hôm nay, chúng ta sẽ trò chuyện thân tình, không câu thức lễ nghĩa và nói năng không cần phải e dè. Sư và ta hãy vui bên nhau”. Vô Học nói: “Tâu Bệ hạ, để phá vỡ băng giá, xin Bệ hạ bắt đầu bằng một câu nói đùa”. Nhà vua nói: “Đồng ý! Nào Vô Học ngươi trông giống một con lợn đói đi sục tìm phân”. Vô Học nghiêng mình và tiếp: “Bệ hạ trông giống Thích Ca Mâu Ni ở đỉnh Linh Thứu”. Vua không hài lòng với câu đối đáp như thế và nói: “Vô Học, tại sao lúc ta ví ngươi như một con lợn ngươi lại ví ta như Phật?”. Vô Học trả lời: “Vì lợn chỉ thấy lợn và Phật chỉ thấy Phật”. Vua phá lên cười và  nói thêm: “Sư vượt hơn ta một bậc, nhưng câu trả lời của sư là một bài học về Thiền, không phải là một câu nói đùa”.

Tâm người ở chỗ lãng quên
Còn óc thì bởi chính quyền nặn ra.
« Sửa lần cuối: Tháng Một 11, 2021, 11:26:59 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
bongbongtinhyeu
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 218


Email
« Trả lời #26 vào lúc: Tháng Một 11, 2021, 09:18:20 AM »

FB: Bảo Sinh

Bỗng nghe kèn trống đám ma
Giật mình lại tưởng người ta khóc mình
Vào xem cho rõ sự tình
Vẫn không biết được khóc mình hay ta

CHÚNG TA ĐI ĐƯỢC RỒI

Lý Hầu ở phủ Long Đức rất kính ngưỡng thiền sư Thiện Chiêu,nhiều lần thỉnh đến chùa Thừa Thiên trụ trì ,thiền sư chán ngán việc đời, nhưng sứ giả cứ đến cầu mãi, bất đắc dĩ hỏi nhóm  đệ tử:
- Ta làm sao có thể bỏ các ông mà đi trụ trì? Nếu dẫn các ông đi, các ông lại theo ta không nổi.
Có một đệ tử ra thưa:
- Sư phụ! Con có thể theo thầy nổi !Mỗi ngày con đi được tám mươi dặm.
Thiền sư lắc đầu thở dài:
- Ông đi quá chậm, không thể theo kịp ta.
Có một đệ tử phấn khởi nói :
- Con xin theo thầy!Mỗi ngày con đi được một trăm hai mươi dặm đường !
Thiền sư cũng lắc đầu nói :
- Quá chậm!Quá chậm !
Các đệ tử nhìn nhau, xôn xao đoán cước trình của sư phụ rốt cuộc đi nhanh cỡ nào? Khi ấy có một đệ tử từ từ đi ra, cúi đầu trước thiền sư Thiện Chiêu, thưa:
- Sư phụ ! Con đi theo thầy.
Thiền sư hỏi
- Một ngày ông đi bao nhiêu dặm?
Đệ tử:
- Thầy đi tới đâu, con đi tới đó.
Thiền sư Thiện Chiêu nghe xong, phấn khởi mỉm cười nói:
- Tốt lắm, chúng ta đi được rồi!
Khi ấy thiền sư Thiện Chiêu ngồi bất động trên pháp tòa mỉm cười viên tịch, vị đệ tử ấy cũng cung kính đứng bên cạnh tòa pháp tịch luôn.

Khi đã ngộ được sinh và tử
Đến lúc cần sẽ tự ra đi
Chết đúng lúc là từ bi
Thương mình thương cả tông ti họ hàng

Hồn siêu thoát phật quang rực rỡ
Rước linh hồn làm chủ tử sinh
Than ôi trong cõi vô minh
Mấy ai ngộ lẽ tử sinh luân hồi

Sáng đắc đạo nếu chiều mà chết
Coi như mình sống đủ muôn năm
Sống vô đạo mãi mà không chết
Coi như trời hành tội trăm năm
« Sửa lần cuối: Tháng Một 11, 2021, 11:26:35 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #27 vào lúc: Tháng Một 11, 2021, 05:41:00 PM »

Đạo Sinh
9 tháng 1 lúc 11:22
  ·
“Bất cứ chuyện gì xảy ra cũng đều là một phần của tiến trình tu học. Vì thế chẳng có gì để càu nhàu, trách móc cả. Mọi thứ đều là đường đi. Tất cả đều là Pháp.”

~ Chögyam Trungpa

Whatever occurs — is part of the learning process. So there is nothing to blame; everything is the path, everything is Dharma.

Source: “The Heart of the Buddha: Entering the Tibetan Buddhist Path".
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
bongbongtinhyeu
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 218


Email
« Trả lời #28 vào lúc: Tháng Một 14, 2021, 02:14:36 AM »

VỊ VUA TRỜI HỎI ĐỨC PHẬT

Một vị Vua Trời đến gặp Phật trong một hóa thân người Bà La Môn, với vẻ mặt rạng rỡ và bộ trang phục trắng như tuyết. Vị Vua Trời hỏi nhiều câu mà đức Phật trả lời được ghi lại như sau.

 Vua Trời hỏi:

 - Bạch đức Thế Tôn ! Thanh kiếm nào sắc bén nhất? Chất độc nào tàn hại nhất? Ngọn lửa nào dữ dội nhất? Bóng đêm nào đen tối nhất?

Ðức Phật đáp:

- Lời nói trong lúc giận dữ là thanh kiếm sắc bén nhất, dục vọng là chất độc tàn hại nhất, đam mê là ngọn lửa dữ dội nhất, vô minh là bóng đêm đen tối nhất.

Vị Vua Trời lại hỏi:

 - Bạch đức Thế Tôn ! Ai là người lợi lạc nhiều nhất? Ai là người chịu thiệt thòi nhất? Áo giáp nào không thể bị xuyên thủng? Vũ khí nào lợi hại nhất?

Ðức Phật trả lời:

- Người lợi lạc nhiều nhất là người đã cho đi nhiều, mà không thấy đã cho. Kẻ chịu thiệt thòi nhất là kẻ chỉ biết nhận một cách tham lam mà không chút biết ơn. Nhẫn nhục là áo giáp không xuyên thủng được. Trí tuệ là vũ khí lợi hại nhất.

Vị Vua Trời hỏi:

 - Bạch đức Thế Tôn ! Ai là kẻ trộm nguy hiểm nhất? Cái gì là kho tàng quý báu nhất? Ai đã thành công trong việc chiếm đoạt bằng vũ lực không chỉ trên thế giới này, mà còn trên thiên giới? Ðâu là nơi an toàn nhất để kho báu?

Ðức Phật trả lời:

 - Những tư tưởng xấu xa là kẻ trộm nguy hiểm nhất.

Ðức hạnh là kho tàng quý báu nhất. Tâm thức con người chiếm đoạt mọi sự không chỉ trên thế giới này, mà còn trên thiên giới. Đất Vô Sanh là nơi an toàn nhất để kho báu.

 Vua Trời hỏi tiếp:

 - Bạch đức Thế Tôn! Cái gì là hấp dẫn? Cái gì là ghê tởm? Cái đau nào thống thiết nhất? Cái vui nào lớn nhất?

Ðức Phật trả lời:

- Điều Thiện là hấp dẫn. Điều Ác là ghê tởm. Một lương tâm bị dầy vò là nỗi đau thống thiết nhất. Sự giải thoát là cái vui lớn nhất.

 Vua Trời lại tiếp tục hỏi:
 
- Kính bạch đức Thế Tôn! Cái gì gây ra sự tàn phá trên thế giới? Cái gì làm tình bạn tan vỡ? Cơn sốt nào mãnh liệt nhất? Ai là vị thầy thuốc giỏi nhất?

Ðức Phật trả lời:

- Sự tăm tối, vô minh gây ra sự tàn phá trên thế giới.

 Sự ganh tị và ích kỷ làm tình bạn tan vỡ. Hận thù là cơn sốt mãnh liệt nhất, và Vị Thầy Phật Pháp là vị thầy thuốc giỏi nhất.

Vị Vua Trời hỏi câu cuối:

 - Bạch đức Thế Tôn! Bây giờ con chỉ còn một thắc mắc, xin đức Thế Tôn giải đáp cho. Cái gì mà không bị lửa đốt cháy, không bị nước làm mòn, không bị gió làm đổ, mà lại có thể cải cách cả thế giới?

Ðức Thế Tôn trả lời:

- Đó là Phước đức. Không có lửa nào, nước nào, gió nào có thể hủy diệt được phước đức của một việc thiện, và những phước đức đó có năng lực cải cách cả thế giới.

Namo Sakya Muni Buddha!

LỜI PHẬT DẠY

Nguồn: chuyện nhân quả.
« Sửa lần cuối: Tháng Ba 01, 2021, 03:19:28 PM gửi bởi Đom đóm » Logged
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #29 vào lúc: Tháng Hai 02, 2021, 11:47:50 AM »

Đạo Sinh
3 giờ.
 
“Từ bi và bố thí phải đi kèm với phá chấp. Mong chờ được đền đáp khi thực hành từ bi và bố thí thì cũng giống như việc mua bán. Một người chủ tiệm ăn lúc nào cũng mỉm cười với khách hàng, không phải ông ta thương yêu họ mà chỉ vì muốn tăng doanh số. Chúng ta yêu thương và giúp đỡ người khác chẳng phải vì thấy người nào đó đáng yêu mà vì chúng ta nhận ra rằng tất cả chúng sinh—dù chúng ta xem họ như bạn hay thù—đều mong muốn hạnh phúc và có quyền có hạnh phúc.”

His Holiness the Dalai Lama

Compassion and generosity must be accompanied by detachment. Expecting something in return for them is like doing business. If the owner of a restaurant is all smiles with his customers, it is not because he loves them but because he wants to increase his turnover. When we love and help others, it should not be because we find a particular individual likeable but because we see that all beings, whether we think of them as friends or enemies, want to be happy and have the right to happiness.
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Trang: 1 [2] 3 4   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn