Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Tư 29, 2024, 04:28:48 PM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: CẨN THẬN TRONG DỊCH THUẬT  (Đọc 23026 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
uyennd72
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 895


Email
« vào lúc: Tháng Bảy 17, 2010, 08:42:18 AM »

Tôi thường có thói quen đọc báo vào buổi cà phê sáng, lướt qua các tin quan trọng một lượt mới đọc vào chi tiết. Hôm ấy không có báo tuổi trẻ nên tôi đọc tạm tờ "Thanh Niên", chợt tôi đọc được 1 dòng rất ngắn " Giống Tôm sú hổ vằn mới được nhân giống thành công ở Úc".
Từ "tôm sú hổ vằn" đã tố cáo người dịch không biết chút gì về thuật ngữ thủy sản chuyên ngành.
Thực tế tên thương mại quốc tế  của con "TÔM SÚ" là " BLACK TIGER SHRIMP (hoặc PRAWN)".
Và SHRIMP hay PRAWN đều có nghĩa là TÔM. Nhưng người Châu Âu thường gọi là PRAWN để phân biệt giữa loài tôm lớn và SHRIMP là tôm nhỏ.
Nhưng người Nhật & các nước Châu Á quen gọi tất cả là SHRIMP.
BLACK TIGER được gọi là do đặc điểm màu sắc trên vỏ của nó.
Họ của nó bao gồm:Tôm đen, tôm sú đen, tôm rằn, tôm sú đìa, tôm sú nuôi, tôm sú biển
tên tiếng Anh: Black tiger shrimp, Black tiger, Giant tiger prawn, Flower tiger prawn
Nhưng nó chỉ có 1 tên khoa học: Penaeus monodon

Đây mới chỉ là một đơn cử rất nhỏ, tôi đã đọc qua nhiều tạp chí về cụm từ " Rừng ngập mặn" & "rừng ngập ngọt"- vậy là họ dịch " salted water forest" &  "fresh water forest". Tôi đọc mà muốn khóc cho sự cẩu thả và coi thường người đọc của các đồng nghiệp cũ của tôi.
" Rừng ngập mặn" & "rừng ngập ngọt" đúng thuật ngữ là " Mangrove Forest" & "Cajuput Forest", ai không biết sẽ dịch là " Rừng đước và "rừng tràm".
Sỏ dĩ các nhà chuyên môn gọi như vậy là do : họ nhà đước (gồm đước, sú, vẹt, dà, ... và những nhóm cây "rể khí sinh") đều là họ Mangrove là loài đặc trưng sống trong rừng nước mặn & nước ngập chân quanh năm. Còn tràm, là "thống soái" của rừng ngập ngọt.
Tệ hại hơn, có lần trong tập gấp du lịch in màu sắc rất đẹp dịch cây tràm Cà Mau  thành cây "Chàm" nhuộm vải ở tận Tây Bắc.
Tràm - Cajuput- tên khoa họa là careaca Cajeput
Chàm - Indigo
Và cụm từ " tôm nuôi sinh thái" được dịch là " Bio-ecological raised shrimp", bây giờ thì tôi khóc thật sự vì thật ra thì phải là " Organic Shrimp".
Vì sao? - Vì con tôm được nuôi trong rừng ngập mặn, không có bất kỳ sự can thiệp nào bằng hóa chất hay thức ăn nhân tạo, con tôm phải tự tìm thức ăn và tự thích nghi trong "vòng tròn sinh thái", mà ở đó tất cả các thành viên có lên hệ "hữu cơ" (Organic) chặt chẻ với nhau.
Rồi một lần khác tôi lại đọc được (lần này do Trung tâm dịch thuật Hà Nội  kết hợp với  Trung tâm dịch thuật Hồ Chí Minh dịch thuê cho Cà Mau) cụm từ "tôm nuôi bán quảng canh" thành " trading  extemsively raised shrimp". Tôi không thể nào diễn tả thành lời được cho sự vô trách nhiệm của họ.
Họ có biết đâu là từ "bán" ở đây có nghĩa là "1 nửa" tức là "semi-" chứ không phải là "thương mại, mua bán" tức là "trade".

Vì vậy, chúng ta nên cố tránh những sai lầm " chết người " này, và những ngữ nghĩa trong tiếng mẹ đẻ.

nên: " MUỐN HỌC GIỎI NGOẠI NGỮ, TRƯỚC TIÊN ANH PHẢI GIỎI TIẾNG MẸ ĐẺ"
« Sửa lần cuối: Tháng Bảy 17, 2010, 09:23:13 AM gửi bởi uyennd72 » Logged

          Thích mùa thu Hà Nội!
Trang: [1]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn