Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Tư 29, 2024, 05:44:04 PM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: 1 [2] 3   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chu Văn An và Y Học Yếu Giải  (Đọc 12984 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #15 vào lúc: Tháng Một 06, 2019, 10:31:31 AM »

* Nhiệt ban tán (gọi là dương đan):

 Bột Cam thảo, bột Thạch cao, Hoạt thạch, Miết giáp.

 Mỗi vị 2 đồng cân, tán nhỏ dùng nước giếng uống lạnh.

 * Hàn ban tán:

 Đinh hương, Hồi hương, Quế chi, Bách thảo sương, các vị bằng nhau. Bột Cam thảo gấp bội, tán nhỏ uống với nước cháo.

 Đại khái đối với người khỏe mà bị tà khí xâm phạm vào được thì thế của tà ắt phải mạnh. Giặc mạnh thì mình không thể dùng quân yếu mà đánh được, phải nên dùng quân hùng tướng mạnh, bốn mặt giáp công, đánh trên bộ thì không cho chúng nối liền doanh trại, đánh dưới thủy thì không cho chúng xếp thành hàng ngũ, chỉ cần đánh chóng mà thôi. Trước dẹp giặc rồi sau yên dân, đó là chước hay nhất. Còn vào làng xóm yếu nhỏ, thì giặc bất tất đã phải huy động lực lượng lớn. Cho nên nếu đối với giặc mạnh thì ắt phải quân giỏi mới đánh úp được, phải dùng bậc thượng tướng nhân minh, bao vây quyết chiến, đánh úp một trận rồi mới có thể dụ được địch, bồi dưỡng sức dân để tiếp quân, cốt yếu phải trọn vẹn các mặt: Trước bảo vệ dân rồi sau dẹp giặc, đó là tướng giỏi nhất. Biết vậy, trước quét sạch giặc thì giặc mạnh cũng phải ra hàng, chiến địa lo gì nguy hiểm. Trước bảo vệ dân thì dân lành cũng có mưu kế bắt giặc, dù làng bé cũng không sợ gì xâm lược. Thế thì kẻ a dua với giặc, cùng với giặc đồng tội, người vô cớ động binh cũng làm cho dân oán như kẻ hại dân. Không những trị ngoại cảm phải như thế, mà chữa gốc bệnh chính cũng thế thôi, thì có sợ gì không thành công.

 Tôi xét bài biện luận về thương hàn trên đây thích hợp với chứng bệnh ở cuối mùa xuân (tháng 3 âm lịch) về sau, đối với người hiểu biết và nhà bệnh rất là tiện lợi.

 * Phú chép bài thơ về chữa bệnh thương hàn

 Tổ thương hàn có Trương Công (Trương Cơ).
 Ba trăm chín (mươi) bảy phép thông rõ ràng.
 Một trăm lẻ mười ba phương.
 Chữa thương hàn đã chép tường ở trong.
 Bài ca mạch bệnh thương hàn.
 Cảm nóng, cảm lạnh cũng xem âm dương một mạch.
 Ở biểu, ở lý, rõ phân nhẹ, nặng, hai bề.
 Phù, khẩn, sắc, hồng, dương chứng là đúng.
 Trầm, vi, tế, phục, âm chứng mà suy.
 Chứng dương, mạch dương, người khỏe, bệnh tiêu được mau chóng.
 Chứng âm, mạch âm, người yếu, bệnh bớt cũng chậm chầy.
 Chứng dương mà thấy mạch âm, đừng bàn thuốc chữa.
 Chứng âm mà thấy mạch dương, thì chẳng sợ gì!

Lời chú thích của người dịch:

 Theo Nội kinh, bệnh cảm lạnh mùa đông phát ngay thì gọi là Thương hàn, nếu sang mùa xuân mới phát gọi là bệnh ôn, đến mùa hè mới phát thì là bệnh nhiệt. Nên bệnh ôn, nhiệt đều nằm trong phạm trù bệnh Thương hàn (theo Đông y) cả. Vì vậy án này tuy bàn về bệnh ôn dịch, nhưng tác giả vẫn gọi chung là bệnh Thương hàn (bao gồm các loại bệnh ngoại cảm nhiệt tính theo nghĩa rộng).

Do đó tác giả đã trình bày:

1. Dương chứng (bệnh nhiệt) có 3 thể:

- Sơ cảm phát sốt gai rét, mạch phù, tà ở biểu.

- Nóng rét qua lại, đại tiểu tiện hơi bế, tà ở giữa biểu lý.

- Trong ngoài đều nóng, sợ nóng, không rét, sốt cao, táo bón, mê sảng, tà ở lý.

Thông trị 3 thể bệnh trên, dùng Đãng khấu thang gia giảm.

2. Âm chứng gồm các thể bệnh hư hàn, lý hàn, khí trệ, rét run, nguyên khí hư nhược, dùng Cố nguyên thang gia giảm, thông trị các chứng bệnh về khí.

 Ngoài ra bệnh ôn dịch truyền nhiễm còn gồm các chứng nổi mẩn phát ban, nên có hai phương ứng trị nhiệt ban và hàn ban (gặp gió lạnh ban bị hãm đen).

 Tuy y án này chủ yếu đáp ứng bệnh ôn nhiệt phát từ tháng 3 âm lịch trở đi, nhưng vẫn có thể dùng chữa các bệnh ngoại cảm ở nước ta một cách đơn giản và linh hoạt.
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #16 vào lúc: Tháng Một 06, 2019, 10:54:14 AM »

9 - BÀN VỀ CHỨNG MẠCH VÀ PHÉP CHỮA NGƯỜI THỦY KÉM

 Đại phàm chân thủy của người ta bẩm sinh ngay từ lúc đầu, bẩm khí theo Kinh Dịch mà Thiên nhất sinh thủy, địa lục thành chi (1). Một điểm "Tiên thiên" gửi ở tạng Thận. Tính của Thận ưa ẩm mà ghét khô ráo: thể của nó chứa khí nóng (hỏa) mà giữ vững chân âm. Âm tinh "Thiên quý" (2) sinh ra hay suy kiệt và khí huyết trong thân người đầy đủ hay suy kém đều nhờ ở đó cả. Ví dụ ta hay xem loài kết quả hay loài trứng sinh, lúc đầu chỉ một giọt nước mà sau thành hình vật nọ hay vật kia. Mọi vật đều như vậy, huống chi là loài người.

 Thế cho nên, trời đất nhờ thủy để phát sinh muôn vật, người ta cũng nhờ thủy mà sinh trưởng được. Thủy cân bằng thì yên tĩnh, nước ứ đầy thì tràn ra, nước tích lại thì dồn lên, tạng thủy thiếu thì sinh táo khát. Mạch thì ứng ở bộ Xích bên tả, sắc thì biểu hiện ở huyệt Thừa tương (3). Mạch có lực hay không có lực, có thần hay không có thần, xem thì có thể biết rõ được bệnh tình. Bởi vậy, Thận lạnh thì hay nhổ bọt, dùng thuốc thì phải nhờ vị ngọt ấm; thủy khô thì hay bứt dứt, chữa cần phải dùng thuốc tư nhuận. Cả đến xương yếu, lưng đau, tai điếc, mắt mờ, phép chữa cần khéo vận dụng đại khái bình thường thì tư bổ, tiếp bổ, khí bệnh thì làm mạnh thủy hay lợi thủy (4), nhưng trước sau không làm tổn hại đến Tỳ mới khéo, chớ giúp cho tà là hơn (5), để cho chân thủy hóa sinh tinh dịch dinh dưỡng bốn tạng. Như thế mới là tay khéo chữa bệnh về thủy.

 Phương thuốc như sau:

- Cổ phương Lục vị địa hoàng ẩm, phương chủ yếu làm mạnh thủy.

- Cổ phương Tả quy ẩm, Tả quy hoàn những phương thuốc chủ yếu về tiếp thủy kiêm bổ Thận âm.

* Tôi lập: Tư khảm đơn

- Đại sinh địa (nấu 9 lần, phơi 9 lần): 6 đồng cân.

- Cao gạc hươu (sao châu): 2 đồng cân.

- Hoài sơn (sao): 4 đồng cân.

- Mạch môn (trộn gạo sao): 2 đồng cân.

- Phục linh (bỏ vỏ): 2 đồng cân.
 
 Sắc kỹ, uống lúc còn ấm. Nếu làm viên thì đổi đồng cân thành lạng. Nếu nấu cao thì sắc kỹ lọc sạch bã, cô lại thành cao.

* Gia giảm:

- Hỏa động không ngủ được gia Táo nướng làm thang.

- Tỳ yếu kém ăn, đi ỉa lỏng, thì Thục địa sao lên cho thơm.

- Ho và nóng nhiều thì gia Bách hợp.

- Đau lưng gia Đỗ trọng.

- Khát nước, gia Ngũ vị tử.

- Thủy tràn lên sinh nhiều đờm, gia Xuyên bối mẫu.

 Ở những người chân thủy kém sút, bệnh chứng có nhiều. Duy chỉ làm cho thủy thăng bằng thì sinh ra âm, nếu là thủy ứ trệ thì bế âm. Cho nên chữa thủy không dùng thuốc lạnh trệ để khỏi tổn thương đến chân hỏa là trọng yếu, mà trước sau phải chiếu cố đến Tỳ thì nguồn sinh hóa không cùng tận.

(1). Nguyên lý sinh thành của ngũ hành theo triết cổ đại Á đông.

(2). Nữ 14 tuổi, nam 16 tuổi thì Thiên quý đến, lúc ấy nữ bắt đầu hành kinh, nam thì tinh khí đầy đủ, có thể sinh dục. Nữ đến 49 tuổi, nam 64 tuổi thì Thiên quý hết, tức hết thời sinh dục.

(3). Thừa tương ở chính giữa dưới môi dưới và cằm.

(4). Thận thủy kém sút thì dùng thuốc bổ thủy (Lục vị hoàn hay Tư khảm đơn), tà thủy thực, ứ nước, đái ít thì phải dùng thuốc lợi tiểu, và bổ Thận  hỏa (như dùng Bát vị hoàn gia Xa tiền, Ngưu tất hay cứu dương lý khí).

(5). Bổ thủy mà không phối hợp với thuốc thẩm thấp lợi thủy thì Tỳ trệ kém tiêu, và thấp bế sinh ứ nước, biến thành tà thủy. Bổ hỏa mà dùng thuốc tán nhiệt gây động hỏa bốc nóng cũng là giúp cho tà hỏa phát sinh, cho nên cần phối hợp với thuốc ngọt ấm để liễm nạp hư hỏa.
« Sửa lần cuối: Tháng Một 06, 2019, 11:35:50 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #17 vào lúc: Tháng Một 06, 2019, 11:37:09 AM »

10 - BÀN VỀ CHỨNG MẠCH VÀ PHÉP CHỮA NGƯỜI HỎA HƯ

 Phàm chân hỏa của người ta bẩm sinh ngay từ lúc đầu, bẩm khí theo Kinh Dịch là Địa nhị sinh hỏa thiên thất thành chi. Một điểm "Tiên thiên" gửi ở Mệnh môn. Tính của Mệnh môn thích ấm áp mà ghét mát lạnh, thể của nó như ánh sáng của sấm sét, gặp ẩm thì bốc cháy, gặp mưa càng cháy mạnh; Tam tiêu trong thân người vận dụng toàn nhờ ở hỏa đó. Ví dụ xem nửa đêm ngày Đông chí (1) chỉ có một tiếng sấm ra mà rồi sau muôn vật được hóa sinh. Muôn vật còn như vậy, huống là loài người.

 Thế cho nên trời đất có dương khí (hỏa) để phát sinh muôn vật, mà người ta cũng nhờ hỏa đó để sinh trưởng. Bản chất hỏa dẹp xuống thì yên tĩnh, hỏa động lên thì bốc nóng. Hỏa đầy đủ thì không có bệnh mà sống lâu, hỏa hư suy thì nhiều bệnh mà chết non. Mạch thì ứng với bộ Xích bên hữu, sắc thì hiện ra ở tinh thần. Mạch có lực hay không có lực, có thần hay không có thần, xem thì có thể biết được hết các chứng bệnh. Cho nên, Thận gặp lạnh thì hỏa vọt lên, gặp nóng thì càng di nhiệt sang Tam tiêu. Bệnh thì trăm hình chứng, chữa thì toàn nhờ phép ôn liễm. Cả đến suy nhược mỏi mệt, tiều tụy ủ rũ, phải tùy nghi điều nhiếp. Đại khái bình thường thì ôn bổ, tuấn bổ, khi có bệnh thì nạp hỏa, ích hỏa. Nhưng trước sau chớ gây động hỏa là chủ yếu, chớ dùng thuốc khắc phạt là hơn hết, khiến cho chân hỏa hóa thành sức nóng bổ ích toàn thân, như thế mới là tay khéo chữa bệnh về hỏa.

Phương thuốc như sau:

- Cổ phương Bát vị địa hoàng ẩm, phương thuốc hay để bổ hỏa.

- Cổ phương Hữu quy ẩm, Hữu quy hoàn, kiêm bổ dương làm chủ.

 Tôi lập Dưỡng ly đơn

- Thục địa: 4 đồng cân.

- Sơn thù: 2 đồng cân (tẩm rượu sao).

- Phục linh: 2 đồng cân.

- Hoài sơn: 2 đồng cân (sao).

- Phụ tử chế: 4 phân.

- Nhục quế tốt: 4 phân đến 1 đồng cân.

- Ngũ vị: 10 hột (tẩm mật sao).

 Cách sắc như bài trên, thêm Trầm hương chút ít làm thang.

* Gia giảm:

- Hỏa động, phần dưới lạnh ỉa chảy, thì thêm lượng Hoài sơn.

- Hỏa cực hư, nên dùng Ích nguyên hoàn uống xen kẽ.

- Mạch yếu quá thì hợp với Sinh mạch tán.

- Tạng yếu quá, gân xương mềm yếu thì gia Lộc nhung.

- Đau lưng, tinh thần khí lực yếu ớt, cùng các chứng kỳ lạ, gia Cao ban long, Hổ phách.

 Những người hỏa hư thì thích yên lặng, những người hỏa động thì không ưa ánh sáng, các chứng không thể nói hết được. Chỉ do thiếu hỏa chân hỏa thì sinh ra khí, mà tráng hỏa tà hỏa thì làm hao khí, nên chữa chứng hỏa chớ dùng những vị thuốc cay ráo, để đến nỗi hao tổn chân âm là tốt, và trước sau rất kiêng dùng thuốc hàn lương để khỏi khắc phạt đến nguyên dương (chân hỏa).

 Trên đây là hai phương thuốc chữa thủy và hỏa, tuy không hơn gì Lục vị và Bát vị, nhưng tôi ở trong phương bổ thủy, có gia chút Mạch môn để nuôi dịch tân kim (Phế), và ở trong phương bổ hỏa, không rút Sơn thù để dưỡng khí ất mộc (Can). Như thế là không bỏ mất ý nghĩa "hư thì bổ mẹ", lại là dùng vị thuốc hữu hình mà chữa cho thủy hỏa vô hình, tìm cái thực ở trong cái hư, tìm cái có ở trong cái không, thật là huyền diệu!

 Hai phương Lục vị, Bát vị thật là thuốc tiên muôn đời. Hai phương Tư khảm và Dưỡng ly thật là đại bổ cho bệnh hư nhược lâu ngày vậy (2) (ND).

(1). Theo Kinh Dịch: đến tiết Đông chí giữa mùa đông vào ngày 22-23 tháng 12 dương lịch, thì khí dương bắt đầu sinh (Đông chí nhất dương sinh).

(2). Hai bài này bàn về thủy hỏa, trên đây nghi là của người chép lại sách đời sau thêm vào (ND).
« Sửa lần cuối: Tháng Một 06, 2019, 04:54:20 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #18 vào lúc: Tháng Một 07, 2019, 09:40:26 AM »

11 - TÓM TẮT KINH NGHIỆM CHỮA BỆNH
(Bệnh án)

Bệnh án số 1

 Tháng 7 năm Thiệu Phong thứ 12 (1352), tôi chữa một em bé 12 tuổi, bệnh lúc đầu phần trên người nóng mà phần dưới ỉa chảy. Tôi đã dùng một thang Thất vị bạch truật, bệnh đã hơi bớt, nhưng nhà bệnh mỗi người một ý, cho là tầm thường, rồi lại xin đơn các thày khác. Chỉ trong một ngày, bệnh lại nặng thêm. Nhà bệnh lại mời tôi đến xem một lần nữa. Tôi thấy bệnh nhi cơ thể rất gầy, da khô, xương giô, hình dung tiều tụy, giống như củi khô. Tôi nghĩ thầm: bệnh chứng nóng lâu thương âm, tân dịch hao tán, lại thêm ít ăn, ỉa phân lỏng, thật là một trường hợp khó khăn quá thể. Lúc này nếu dùng thuốc mát để tư âm thì lại trở ngại cho tiêu hóa, Tỳ Vị đã hư thì vận hóa sao được. Chữa Tỳ thì hại đến Thận, thật khó tiến thoái, bèn lập một phương để chữa kèm cả Tỳ Thận, cho uống hai thang thì bệnh bớt, dùng đến hơn 2 tháng khoảng 100 thang, sau dùng thêm Ngũ âm để điều bổ thì bệnh khỏi hẳn. Phương thuốc ấy gọi là "Bổ nguyên ích thổ".

Thang Bổ nguyên ích thổ

Nam sâm: 4 đồng cân.

Thục địa: 3 đồng cân (nướng thơm).

Cam thảo: 5 đồng cân.

Kỷ tử: 2 đồng cân (tẩm rượu sao).

Hoài sơn: 3 đồng cân.

Sơn thù: 1 đồng cân (sao).

Ngũ vị: 10 hột.

Can khương: 1 đồng cân ( bọc cơm lại nướng).

Phụ tử chế: 4 phân (1).

Nước 2 bát, sắc lấy 7 phần, uống khi thuốc còn ấm.

* (Ngũ âm xem Cảnh Nhạc bổ trận) (2).

(1) Trong sách chép Phụ tử chế 4 đồng cân, nhưng chúng tôi thấy không hợp lý nên đã chữa là 4 phân, vì đối với trẻ em 12 tuổi nóng âm, gầy khô, liều dùng 4 đồng cân là thái quá. Hơn nữa vị Phụ tử được ghi cuối đơn thuốc liền sau Ngũ vị 10 hột cũng đủ nói lên tác dụng làm sứ, để cổ vũ phần âm.

(2) Phương Ngũ âm nghi là người chép lại sách thêm vào, có lẽ vì thấy dùng thang thuốc có Phụ tử như trên quá lâu, e sợ làm cho hỏa thiên thắng, cho nên đã có sự bổ sung này chăng.

Phân tích phương thuốc "Bổ nguyên ích thổ"

- Cam thảo bổ Tỳ ích khí, dùng sống có tác dụng thanh nhiệt giải độc, dùng liều cao có khả năng trợ dương cứu thoát, Nam sâm, Hoài sơn bổ Tỳ âm sinh tân dịch, Gừng khô (lùi chín) bổ Tỳ giúp tiêu hóa, ngừng ỉa chảy.

- Thục địa nướng thơm, bổ Thận mạnh Tỳ âm, Sơn thù bổ Can Thận. Kỷ tử bổ âm sinh tân dịch. Ngũ vị tử thu liễm hư hỏa, Phụ tử trợ dương, làm mạnh tim, chống hư thoát.

Phương thuốc này có tác dụng tiếp bổ, cứu âm trợ dương, thêm tân dịch mạnh tỳ vị, chặn biến chứng thủy kiệt vong âm hư thoát.
« Sửa lần cuối: Tháng Một 07, 2019, 09:51:24 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #19 vào lúc: Tháng Một 07, 2019, 10:07:25 AM »

Bệnh án số 2

 Tháng 8, mùa thu năm ấy, chữa một cháu gái 14 tuổi, bệnh cũng giống như cháu trước mà kèm thêm đau bụng, lúc đau lúc không. Mỗi cơn đau thì mồ hôi ra như mưa, bệnh đã hơn 2 tháng, các thầy thuốc chữa không khỏi.

 Tôi nói: bệnh trên nóng dưới ỉa lỏng là Tỳ Thận đều hư, bởi vì Tỳ Vị yếu không liễm nạp được dương khí (thổ bất tàng dương) cho nên phát nóng, hỏa không sinh thổ cho nên ỉa chảy. Cái đau vô hình biến sinh nhiều chứng, huống chi bệnh đã lâu là thuộc thể hư, người gầy mạch chạy nhanh (sác), chứng và mạch đã rõ ràng, mà các thầy hầu hết đều chữa về giun. Cơ thể không chịu nổi thuốc tiêu đạo, cho nên càng nóng thì chân âm lại càng thêm suy tổn, do đó đau và nóng càng tăng thêm. Âm hỏa bốc lên, nguyên dương không giữ vững, cho nên ngày càng ỉa lỏng. Không gì bằng phải bổ Tỳ để nạp dương và tư âm mà ích hỏa mới được. Cho nên cũng dùng bài thuốc trước (Bổ nguyên ích thổ) 2 - 3 thang, bệnh mới bớt. Rồi lập một phương gọi là "Bổ thổ nạp hỏa" và theo đó gia giảm, dùng khoảng 4 - 5 thang thì bệnh mới bình phục.

Thang Bổ thổ nạp hỏa

- Minh đảng sâm: 5 đồng cân.

- Hoài sơn: 3  đồng cân.

- Phục linh: 1  đồng cân.

- Thục địa: 3  đồng cân.

- Kỷ tử: 2  đồng cân.

- Ngũ vị: 10 hột.

 Cho uống 2 - 3 thang thì nóng và ỉa chảy đều bớt dần, còn đau bụng thì chưa bớt, nên sau thêm Kỷ tử tới 5 đồng cân làm viên uống luôn mấy tễ thì khỏi hẳn.

Phân tích phương thuốc "Bổ thổ nạp hỏa"

- Đảng sâm, Hoài sơn, Phục linh bổ Tỳ.

- Thục địa, Kỷ tử, Ngũ vị bổ Thận tư âm, sinh tân dịch.

 Phương này đã trọng dụng Kỷ tử (tăng lên 5 đồng cân) để thêm tân dịch và lợi tràng thì bớt được đau bụng do uất nhiệt, đồng thời dùng Thục địa (không nướng) để bổ Thận thủy chế lại hư hỏa cho khỏi nóng âm ở trong. Hoài sơn có tác dụng bổ cả Tỳ Thận tránh khô táo và Phục linh bổ Tâm Tỳ, lợi tiểu, nên chứng ỉa lỏng ở bệnh ôn nhiệt được giải quyết thích đáng.
« Sửa lần cuối: Tháng Một 07, 2019, 10:20:41 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #20 vào lúc: Tháng Một 07, 2019, 10:52:37 AM »

Bệnh án số 3

 Sau ngày Đông chí, có một sản phụ ngoài 30 tuổi, đã sinh 3 - 4 bận, lúc bấy giờ mới đẻ được 5 tháng, mắc bệnh ỉa chảy, mỗi ngày đi 3 - 4 lần, bệnh ngày càng nặng thêm. Các thầy thuốc đều dùng thuốc bổ dương chữa Tỳ, chẳng thiếu gì nữa. Lâu ngày lại thêm chứng nôn mửa, chân tay quyết lạnh. Tôi xem mạch thấy 6 bộ đều không động, thần sắc biến đổi rất nhiều. Bốn, năm người ngồi chung quanh quạt vào đầu mặt bệnh nhân, bệnh nhân khát nhiều đòi uống nước luôn luôn. Tôi nói: Chỉ độc khí dương bốc lên trên nên nóng như vậy, thể bệnh đã đến lúc nguy cấp. Than ôi! âm ở dưới đã sắp lìa, dương thoát lên trên, mà các thầy lúc ấy còn cho uống độc vị Sâm cao ly đến 1 lạng! Sâm tính mạnh tuy có thể cứu được chứng hỏa thoát trong lúc nguy cấp, nhưng bệnh tình lúc này dương đã không dựa vào âm được nữa mà chạy vọt lên trên, nên tạm ngừng uống Sâm mới được. Và nên dùng cách bế sáp để cứu âm, giữ sao cho âm khỏi lìa rời thì dương mới khỏi thoát mất. Tôi cho uống Tứ duy tán và dùng một lạng Xa tiền tử sắc ngoài làm thang, cho uống luôn một thôi. Sau một lúc thì bớt ỉa mà tránh khỏi vong dương. Tiếp sau tôi cho uống luôn Bồi thổ (Bổ thổ) (1) 5 - 6 ngày thì bệnh bớt. Sau đó tôi đi chấm thi, người nhà nhờ các thày khác chữa, bệnh trở lại mà càng ngày càng thêm phù thũng dần, chân đùi to như cột nhà, lưng mặt bằng như mâm, thế không tính sao được, lại đến mời tôi.

 Tôi hỏi, tất cả người nhà kể lại: từ sau khi đẻ đến nay, bệnh trở đi trở lại 9 lần. Tôi bèn lập một phương với kế chữa lâu dài, mà uống xen với Ích nguyên hoàn; mỗi ngày đêm uống 3 lần, một tháng thì bệnh bớt, 4 tháng thì khỏi hẳn. Về sau bệnh không trở lại nữa, và sinh thêm được một con trai. Phương ấy gọi là "Cứu phương lý khí".

Thang Cứu dương lý khí

- Minh đảng sâm: 1 lạng

- Phụ tử chế: 3 đồng cân.

- Xa tiền: 4 đồng cân.

- Phục linh: 3 đồng cân.

(Xem Bồi thổ cố trung ở sách Hải Thượng Lãn Ông: Thục địa, Bạch truật, Can khương, Cam thảo) (1).

(Ích nguyên hoàn: Thục địa, Bạch truật, Can khương, Cam thảo xem ở sách Hải Thượng Lãn Ông) (2).

(1) Chúng tôi nghi là "Bổ thổ" tức phương Bổ thổ nạp hỏa ở bệnh trước đã được ứng dụng trong trường hợp này (cũng như phương Bổ nguyên ích thổ được dùng lại ở bệnh (án số 2) thì mới phù hợp với hướng điều trị của tác giả). Có lẽ người chép lại sách liên tưởng đến phương thuốc Bồi thổ cố trung phương của Lãn Ông mà đã chú thích và viết là Bồi thổ như trên.

(2) Lời chú thích về Ích nguyên hoàn cũng sai: Lãn Ông không có phương thuốc này, và thành phần của nó cũng khác phương thuốc Bồi thổ cố trung (Xem phụ lục).

Phân tích phương thuốc "Cứu dương lý khí".

 Minh đảng sâm bổ Tỳ, Phụ tử chế bổ Thận hỏa, Phục linh bổ khí lợi tiểu thẩm thấp, Xa tiền lợi tiểu tiêu phù thũng. Phương này ôn bổ Tỳ Thận tiêu nước ứ, khỏi ỉa chảy và phù nề.
« Sửa lần cuối: Tháng Một 07, 2019, 10:56:15 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #21 vào lúc: Tháng Một 08, 2019, 09:43:04 AM »

Bệnh án số 4

 Một sản phụ cứ tảng sáng là đi ỉa xối một lần, đã hai tháng rồi, dùng mọi thứ thuốc đều không khỏi: Bát vị hoàn gia Phá cố chỉ, không cầm được. Tứ quân tử gia Phụ tử chế cũng không làm ấm lên được. Phàm các phép chữa đi tả tảng sáng của người xưa, đều đã dùng cả mà vô hiệu. Nhà bệnh có biết chút y lý, cũng lấy làm lạ. Lúc bấy giờ vào khoảng tháng ba, tôi xem mạch thấy bộ Xích bên phải trầm phục (chìm sâu) mà hai bộ quan thì khâu (rỗng) và phù đại (nổi to). Tôi nói mạch khâu là chứng mất máu nhiều, mạch trầm phục là nguyên khí thật hư nhược. Sao nay mạch với bệnh không liên quan đến nhau? Chắc là lúc đẻ máu ra nhiều quá, đến nỗi (âm suy kiệt) dương một mình không lớn mạnh được. Nội kinh nói: "Dương không được âm thu liễm, thì không có thể giữ lại lâu được". Nay bệnh hạ bộ bị hư đã lâu, lại nhân mất máu nữa, cho nên bệnh không phát ra ở trên mà lại hiện ra ở dưới. Vì người này hậu thiên còn khỏe, nên bệnh không diễn ra đầy bụng ỉa chảy, mà lại phát ra chứng ỉa lỏng vào tảng sáng, không phát ra nóng rét mà lại phát ra lạnh về sáng sớm. Biết rõ căn bệnh như vậy, nên tôi lập một phương để cứu vãn phần khí đã suy tổn làm cơ sở để sinh ra huyết, dùng phép sinh hóa từ vô hình ra hữu hình. Chỉ có phép dùng một vị Sâm mà phân lượng tùy nghi đối với từng người, với hơn một tễ thuốc mà khỏi bệnh.

Thang Độc sâm (cũng gọi là Độc thánh thang):

 Chính Bắc đảng sâm 2 lạng, tẩm gừng mật sao vàng. Ngũ vị 25 hột. Đây lấy Ngũ vị làm tá, uống một nước thuốc thì bệnh khỏi như không. Theo phương ấy uống luôn đến 2 cân, về sau người này, tuy thường có nhiều chứng, mà uống các thuốc khác không khỏi, thì độc dùng Bắc đảng sâm cũng khỏi. Thế mới biết người ưa thứ thuốc nào mà thuốc ấy hợp với bệnh thì công hiệu như vậy.

* Phân tích phương thuốc "Độc sâm thang":

Đảng sâm bổ khí mạnh tỳ, Ngũ vị thu liễm âm hỏa.

(Phương này có tác dụng ôn trung bổ Tỳ, liễm nạp dương khí, tăng cường tiêu hóa và điều hòa bài tiết)
.
« Sửa lần cuối: Tháng Một 08, 2019, 09:45:42 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #22 vào lúc: Tháng Một 08, 2019, 09:54:32 AM »

Bệnh án số 5

Mùa thu năm Mão, tôi chữa một người con trai siêng năng nhanh nhẹn, làm lính giữ đồn đã lâu năm, cả toán quân đều yêu mến. Một hôm ăn cá với rau, bị hóc xương đã 3 ngày không nuốt xuống được, cả đồn tỏa đi tìm thầy thuốc, mọi thứ đều vô hiệu. Bệnh đến lúc nguy, người đội trưởng đến mời tôi, tôi hỏi những phép mà người khác đã chữa, người ấy kể cho tôi nghe một loạt từ đầu, thì các phép xưa đã dùng hết. Tôi tìm các mẹo làm cho xương xuống cũng chẳng được. Đến chiều, nhiều người cố nài tôi đến cứu. Tôi nghĩ được một kế là dùng phép thổ cho mửa ra có được chăng? Bèn bảo họ một mặt dùng móng chân con rái cá mà cào ngược ra, cào ở phía ngoài cổ họng, trong thì lấy nước dãi con chó, nhỏ dần vào từng giọt, hễ mửa ra được thì hay. Theo phép ấy, làm một hồi thì mửa trào ra được một cái xương nhọn gẫy làm hai, hai đầu đều có máu tụ.

Biết rằng chó thường nhai xương cá thật khỏe, nước rãi chó lại rất tanh rễ gây nôn mửa; con rái cá thường bắt cá thật tài, vì móng chân nó rất nhọn. Cả hai thứ đều là thứ kỵ nhau với xương cá, nên hợp lại mà dùng thì có hiệu quả. Sau cho uống thang Cam cát để điều hòa.

Thang Cam cát (phương xưa):

Cát cánh: 2đ, Cam thảo: 1đ, Mạch môn: 1đ, Ngũ vị: 10 hột.

* Phân tích phương thuốc "Cam cát":

Cam thảo bổ Phế, giảm ho. Cát cánh thanh đờm nhiệt, giải độc, khỏi ho tức ngực, đau họng. Mạch môn nhuận Phế hóa đờm, giảm ho, sinh tân dịch, khỏi phiền khát. Ngũ vị sinh tân dịch ,ngừng ho suyễn.

Phương này có tác dụng chữa đau họng, ho đờm, tức ngực, khản cổ.

Còn phương thuốc nước rãi chó thì đời xưa đã dùng chữa hóc xương.
« Sửa lần cuối: Tháng Một 08, 2019, 10:45:27 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #23 vào lúc: Tháng Một 08, 2019, 10:43:13 AM »

Bệnh án số 6

Một người con trai 36 tuổi, sống bằng nghề làm quạt bị đau bụng, nay đã 30 năm. Một hôm chân tay co cứng quyết lạnh, miệng khát đòi uống, mà không nói được, chỉ lấy tay ra hiệu trỏ vào bình nước. Uống nước vào một lát lại mửa ra hết, người nhà chả biết nguyên nhân vì sao, đến mời tôi và nói với tôi như thế. Tôi đến thì thấy bệnh nhân thần sắc như thường, mạch không thấy nhảy mà lại hiện ra chứng ác liệt như vậy! Tôi hỏi đầu đuôi thì người em nói: "Anh tôi thường vẫn đau bụng, hễ ăn đồ ngọt vào thì đỡ". Tôi nghĩ là có giun. Quả là bệnh giun thì sống, nếu là một bệnh lạ khác thì chưa biết có thể chữa được không. Tôi bảo họ tìm cách thăm dò có phải bệnh giun không? Cho lấy một hòn đất lòng bếp hòa vào nước, nhân lúc khát cho uống hết một bát, thì thấy nằm yên một lúc. Rồi tôi lấy thuốc xổ và Lạp trung hoàn nhét vào trong quả chuối tiêu cho uống với nước. Sau một hồi lâu cũng không thấy chuyển, vẫn đau như cũ. Tôi lại suy nghĩ, hỏi kỹ người em bệnh nhân: Trước đây một hai ngày, chỗ vùng dạ dày có cứng không? Trả lời: trước đây 3 - 4 ngày bụng chướng đau chung quanh rốn. Một hai ngày qua thì uống nhầm Thập hương tán, sau đó thấy ở chỗ trên dạ dày cứng mà ở dưới rốn thì hơi bớt. Tôi nghĩ rằng giun trước ở hạ tiêu cho nên cứng ở rốn. Vài hôm nay không ăn uống gì nên giun nhói lên trên dạ dày để tìm thức ăn, lại gặp phải thuốc thơm mãnh liệt, thì giun càng quằn quại dữ mà sinh bệnh như vậy. Phải dùng phép thông nhân thông dụng mà chữa, tôi bèn lấy thuốc giun hợp với thuốc gây nôn cùng bao vào trong quả chuối, cho nuốt 30 viên, thì sau một hồi nôn ào ra được một búi giun. Sau tiếp đó, cứ mỗi lần mửa ra 8 - 9 con giun, liền trong 3 ngày được khoảng 2 - 300 con giun. Thế rồi dần dần ăn uống được. Kế liền cho uống "Trục long hoàn", 4 ngày thì tẩy giun ra hết. Đó là bệnh 30 năm chỉ chữa trong một ngày. Không lạ gì chất ngọt thì bổ tỳ mà lại hay nuôi giun như vậy. Về sau này đau bụng thì phải lấy đó làm răn.

* Thuốc thổ (gây nôn): Cuống dưa đá (Qua đế): 1đ, Đậu đỏ: 70 hột.

* Lạp trùng hoàn: Sơn khô, Đất sét, Hột cau, Hạt mơ khô, đều bằng nhau, sắc uống khi thuốc còn ấm.

(Bình thời chữa bệnh giun của trẻ nhỏ, phương này thêm quả Giun,bao vào trong quả chuối cho uống. Phục long can hoàn: Sơn khô, Đất bờ sông, 2 vị bằng nhau, trộn đều cho vào chuối mà nuốt. Phục long can hoàn: Sơn khô! Đất bờ sông, 2 vị bằng nhau, trộn đều cho vào chuối mà nuốt).

* Phân tích phương thuốc gây nôn:

1. Cuống dưa đá rất đắng có tác dụng gây nôn. Đậu đỏ trợ Tỳ. Phương thuốc này là của Trọng Cảnh trong Thương hàn luận.

2. Phương Lạp trùng hoàn dùng: Sơn khô có tác dụng trục giun và làm tan máu ứ tụ, Hạt cau và hạt mơ đều là thuốc trục giun sán, còn Đất sét là tá dược, để hòa hợp với Tỳ vị (Tỳ thuộc thổ) cho đỡ mệt.
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #24 vào lúc: Tháng Một 08, 2019, 11:05:31 AM »

Bệnh án số 7

 Một sản phụ sau khi đẻ bị chứng phù thũng đã 3 - 4 tháng, một bên người phù nặng, một bên nhẹ, chỉ nằm được một bên. Đã 8 - 9 ngày, mỗi lần trở mình thì như sắp hết hơi, hôn mê đã 3 - 4 lần như sắp chết. Đã mời 8 - 9 thầy thuốc, các thầy đều cho uống Kim quỹ bát vị hay Nhất khí, đều không kết quả. Tôi xem mạch thì cả hai tay, 6 bộ đều trầm vi (chìm nhỏ) vô lực (yếu), tinh thần mỏi mệt, mỗi ngày chỉ ăn uống được vài ba thìa cháo mà thôi, lại kiêm chứng ỉa chảy, tiểu tiện bế. Tôi nói ruột lạnh như nước nguyên dương sắp tuyệt, hết chỗ cứu chữa.

 Người chồng bệnh nhân cố kêu van nhờ chữa cho, nếu chết cũng cam tâm. Tôi động lòng, hãy thử chữa xem sao, bèn lập một phương gọi là "Lập châu thang" dùng uống xen với Ích nguyên hoàn, ngày uống hai lần. Ngoài lấy thuốc thông biểu thật mạnh, sắc lên xát vào chỗ sưng phù, sau 2 - 3 ngày thì bớt thũng, và ỉa phân rắn, tinh thần ngày một thanh sảng hơn, dùng đến 2 tháng thì bệnh mới khỏi, 4 - 5 tháng thì nguyên khí bình phục hẳn.

Lập châu thang

Phụ tử dùng sống: 1 đến 2 đồng cân.

Nam mộc hương: 2 đồng cân.

Hoàng Kỳ: 2 đồng cân (tẩm mật nướng).

Xa tiền tử: 2 đồng cân.

Phá cố chỉ: 1 đồng cân.

Thảo quả: 1 đồng cân.

Sắc uống.

Ngoài dùng: Cỏ bấc, Cỏ sả, Kim phí thảo, 3 vị sắc lên xát. Sau dùng Thập toàn để bổ, thì thu được kết quả hoàn toàn.

* Phân tích phương thuốc "Lập châu thang":

(1) Phụ tử bổ hỏa, trừ hàn thấp, tiêu phù thũng. Phá cố chỉ bổ Thận hỏa. Thảo quả bổ Tỳ trừ thấp trệ. Hoàng kỳ bổ khí hành khí. Nam mộc hương hạ khí mạnh Tỳ, tiêu trướng đầy. Xa tiền tử lợi tiểu tiện, tiêu thũng.

Phương này có tác dụng bổ hỏa hành khí, tán hàn thấp, tiêu nước ứ, chữa thũng trướng ỉa chảy.

(2) Các vị thuốc sắc để xát ngoài, làm hơi nước thoát ra qua chân lông thớ thịt, đều có tác dụng làm thoát nước bốc hơi, hay lợi tiểu. Các vị này cũng vừa là thuốc uống trong để chữa phù thũng được.
« Sửa lần cuối: Tháng Một 08, 2019, 06:16:42 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #25 vào lúc: Tháng Một 09, 2019, 08:45:58 AM »

Bệnh án số 8

Một người con trai từ trước đến nay vốn ít bệnh, không có một chứng gì. Nay chỉ có chứng trong đầu óc có tiếng như sấm động, như ve kêu, như chó sủa, như ong bay, ngày đêm lấy làm khổ não. Các thày đều cho uống thuốc chữa về não, như mụt óc, thì bệnh càng tăng. Mời tôi đến xem mạch thì đương mùa xuân mà thấy cả hai bộ Xích đều không động, các bộ Thốn, Quan thì thấy mạch thạch ứng với mạch mùa đông. Tôi biết đây không phải là mạch xúc (hay dừng) thì không phải là thư độc (ung thư). Mùa xuân mà ứng mạch mùa đông tức là hư tà. Nội kinh nói: "Hư thì bổ mẹ", nay thủy thiếu, tinh hao hỏa động, nếu không có Quế tốt, Thục tốt thì không thể chữa được. Nên kíp dùng thuốc làm mạnh thủy, để thu liễm hư hỏa và tư nhuận Can mộc, bèn dùng vài thang Bát vị thì bệnh khỏi. Thế mới biết Bát vị thật là một phương thuốc linh nghiệm muôn đời, dùng được thích đáng là do ở thầy thuốc.

Bát vị thang (xuất ở Triệu thị y quán).

 Phân tích phương thuốc "Bát vị thang":

 Thục địa bổ Thận thủy thêm tinh huyết, Hoài sơn bổ Tỳ Thận giúp tiêu hóa, thêm dinh dưỡng. Phục linh bổ Tỳ Phế dưỡng Tâm an thần, tiêu đờm nước ứ đọng, Sơn thù bổ Can Thận, mạnh dương liễm tinh. Mẫu đơn bì bình Can hỏa, hoạt huyết tiêu viêm, chống bốc nóng. Trạch tả tư Thận lợi tiểu, làm săn phân, sáng mắt điều hòa bài tiết. Phụ tử chế bổ Thận hỏa, làm mạnh tim, thêm sức nóng, và dẫn hỏa về nguyên chỗ để cho khỏi bốc nóng lên trên mà lạnh ở phần dưới, Quế tốt bổ hỏa, thêm sức nóng làm mạnh tim, tăng khí lực.

 Phương này ứng trị bệnh người hỏa hư, trên nóng dưới lạnh, rút hỏa xuống.
« Sửa lần cuối: Tháng Một 09, 2019, 09:45:18 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #26 vào lúc: Tháng Một 09, 2019, 10:00:51 AM »

Bệnh án số 9

 Một người cháu họ của tôi, bệnh đầu tiên bị phát sốt từng cơn, sau biến thành chứng sốt âm, nặng về ban đêm. Chỉ thích trải lá chuối ra mà nằm, hay đưa võng cho mát mới chịu được, khát đòi uống luôn, người nóng như nước sôi, 8 - 9 ngày không ngủ, 2 - 3 tháng nay ăn rất ít. Đã dùng thuốc tư âm mạnh thủy đủ các mặt, cùng các thuốc ích Tỳ thoái hỏa, đều là vô hiệu cả.

 Lúc bấy giờ (Lược)... tôi mới lập một phương để uống lâu, song song với cổ phương; dùng qua nửa năm bệnh mới khỏi. Sau dùng thêm Thập bổ thang làm hoàn để điều lý. Phương dùng uống lâu gọi là "Giản kim thang".

Giản kim thang

Cao ban long : 2 lạng

Thục địa: 4 đồng cân.

Mạch môn: 2 đồng cân (sao).

Táo nhân: 1 đồng cân (sao đen).

Ngũ vị tử: 10 hột.

Phụ tử chế: 1,5 đồng cân..

Chích thảo: 7 phân.

Sắc đặc cô thành cao uống dần.

* Phân tích phương thuốc "Giản kim thang":

 Cao ban long bổ tinh huyết. Thục địa bổ Thận tư âm, thêm tinh huyết. Mạch môn bổ Phế sinh tân dịch, khỏi phiền khát khô táo. Táo nhân sao dưỡng Tâm an thần, dễ ngủ. Ngũ vị sinh tân dịch khỏi khát, thu liễm hư hỏa. Phụ tử chế bổ hỏa mạnh tim, dẫn hỏa về nguyên chỗ. Cam thảo nướng bổ Tỳ Phế.

 Phương này có tác dụng điều bổ âm dương thủy hỏa khí huyết, làm tăng tân dịch tinh huyết, mạnh tim trợ sức và thu liễm hư hỏa bốc nóng, chặn vong âm hỏa thoát.
« Sửa lần cuối: Tháng Một 09, 2019, 10:02:24 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #27 vào lúc: Tháng Một 09, 2019, 10:33:27 AM »

Bệnh án số 10

 Một sản phụ đẻ một cháu gái mới được 5 tháng, bỗng dưng nửa đêm, cháu bé chân tay không cử động, có lúc như ngạt thở, một chốc lại thở dài, chân tay co quắp tựa như kinh giản, đến canh năm gần sáng thì bệnh càng nặng. Tôi cho sắc sẵn các thuốc Sưu phong trấn kinh nhưng còn do dự không dám cho uống, rồi lại cho sắc riêng một thang Toàn chân (1) để sẵn, nhưng cũng không cho uống. Tôi lại quan sát thật kỹ tình thế của bệnh và suy nghĩ để tìm ra nguyên nhân, thì thấy cháu này hình thể bạc nhược, tiên thiên bất túc. Nếu vội cho dùng thuốc phong thì sợ một khi đã uống vào sẽ không cứu vãn được nữa, bèn thử lấy Bạc hà, Câu đằng sắc riêng cùng cho uống một ít mà các chứng cũng không chuyển. Mới rõ cháu này không phải bệnh chỉ riêng do ngoại tà gây nên: tuy ngoại tà có vào chăng nữa thì cũng do chính khí đã hư mà thành bệnh, nên lấy Toàn chân để cứu âm, cho uống một thìa thì bệnh bớt trông thấy, đến tảng sáng thì bệnh lùi.

 Than ôi! thuốc dùng không cần nhiều, chỉ cần đúng chứng mới hay. Hễ gặp bệnh nặng mà trong bụng không có chủ trương nhất định, hấp tấp lấy hư làm thực, lấy nhiệt làm hàn, thì sai lầm hại người không ít.

Thang cứu âm phản bản (1)

Minh đảng sâm: 3 đồng cân.

Thục địa: 2 đồng cân.

Hoài sơn: 2 đồng cân.

Mạch môn: 2 đồng cân.

Đỗ trọng: 2 đồng cân.

Ngũ vị: 10 hột.

Phụ tử chế: 3 phân.

 (Phương Toàn chân xuất ở Phùng Thị cẩm nang: Sâm, Truật, Thục, Phụ, Mạch môn, Ngũ vị, Ngưu tất. Nếu quả không phải trên giả nhiệt, dưới thật lạnh, người âm hư, thì nhất thiết không thể dùng được) (1).

(1) Đây chính là phương Cứu âm phản bản, người chép lại sách thấy phương này, thuốc này hơi giống với Toàn chân nhất khí, nên có nhẽ đã sửa lại Toàn chân và chú thích thêm. Phương thuốc Cứu âm phản bản (phân tích ở nội dung bệnh án) chỉ khác phương Toàn chân 2 vị: Phương này dùng Hoài sơn, Đỗ trọng, mà phương Toàn chân thì dùng Bạch truật, Ngưu tất, tác dụng gần gống nhau nhưng đỡ táo sáp hơn.

* Phân tích phương "Cứu âm phản bản":

 Đảng sâm bổ Tỳ Phế, Hoài sơn bổ Tỳ Thận. Thục địa bổ Thận tư âm. Mạch môn nhuận Tâm Phế sinh tân dịch, hóa đờm nhiệt. Đỗ trọng bổ Can Thận, chữa co quắp. Phụ tử chế trợ dương, mạnh tim, trừ quyết nghịch. Ngũ vị ôn bổ thủy tạng, nhuận Phế liễm khí, điều hòa hơi thở.
« Sửa lần cuối: Tháng Một 09, 2019, 10:37:38 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #28 vào lúc: Tháng Một 09, 2019, 11:12:10 AM »

Bệnh án số 11

 Một phụ nữ bị bệnh chỉ độc nóng (vào hồi tháng 6) nhưng nóng ngày nhẹ, đêm nặng, đã hơn 2 tháng. Nhiều thầy chữa không khỏi, sau nhà bệnh cho uống độc vị Sâm cao ly đến quá 2 - 3 lạng, vẫn hoàn toàn vô hiệu. Dần dần đễn nỗi bệnh nhân không ăn uống gì được đã hơn 10 ngày, mà lại đau bụng dữ dội, ỉa tháo ra toàn máu tươi. Nhà bệnh không biết tính làm sao, lấy làm thất vọng và lo chuẩn bị làm ma.

 Vừa gặp lúc tôi ngồi chơi ở nhà một người hàng xóm, nghe rõ đầu đuôi bệnh tình thuốc thang như vậy, tôi phàn nàn: "Bệnh chưa đến nỗi chết, chỉ vì nhầm thuốc đó thôi". Người hàng xóm sang nói lại với nhà bệnh, rồi người chủ nhà bệnh đến mời tôi xem cho. Tôi xem mạch thấy cả hai tay mạch đều tế sác vô lực (nhỏ nhanh yếu), 2 bộ thốn đều khẩn (gấp) mà bộ xích bên phải thì ứng mạch khâu (rỗng). Sau đó xem cả 6 bộ mạch kỹ càng, tôi nhận định quả thật uống nhầm thuốc. Tôi bèn ngầm lấy một tý "Khai quan tán" đun nước nóng lên hòa tan thuốc, chấm vào họng 2 - 3 lần, thì họng mở ra được. Cho uống được một chén con thuốc thì nói ra tiếng như cũ. Tiếp theo tôi bốc một thang "Thanh hồn" uống xen vào, uống được một nước, thì bớt đau bụng, 2 nước thì hết đi ngoài ra máu; uống hết nước thứ 3 thì tinh thần tỉnh táo, đến tang tảng sáng thì ăn được 2 bát cháo; 2 - 3 ngày sau thì mình mát, cho uống luôn đến 5 - 6 ngày thì ăn uống được như thường.

 Đến 14, 15 ngày sau, thấy chỗ lõm trước tai, trên đường lạc của Thái dương, nổi sưng lên một nhọt độc như hột mận, 3 - 4 ngày càng lớn dần. Nhà bệnh muốn chích, nhưng tôi khuyên không nên chích, vì không phải là một loại nhọt bướu thường, mà đó là do âm kiệt hỏa động, phần nhiều người dịch khô máu nóng hay có chứng này (gọi là Thất vinh), chỉ có thể dùng thuốc Tư âm giáng hỏa, không thể châm cứu liều được. Tôi dùng thuốc tư âm cho uống luôn luôn, ngoài dùng thuốc Di độc tán bôi vào. Sau 3 - 4 ngày thì nhọt độc chạy dời ra trước tai quá nửa. Nếu cứ dùng thuốc như thế thì tại sao không khỏi? Nhưng một hôm, nhà bệnh nghe lời của một thầy thuốc ngoại khoa, cho chích ra, lại dùng Băng phiến, Ngưu hoàng, Xạ hương điểm vào miệng nhọt, rồi máu tia ra như bắn, một lúc bệnh nhân khát nước dữ dội, phát cuồng, mắt đờ dại không biết người, độ hơn một trống canh thì chết.

 Bệnh không chữa được là do mệnh trời, lại cũng tại họ mang đến cái chết. Khá chẳng nên răn đó hay sao!

Khai quan tán

Hoàng liên, Liên tử tâm, Thạch liên nhục, Sơn đậu căn, Xạ can đều bằng nhau. Tạo giác một ít.

Thanh hồn thang

Sinh đại: 3 đồng cân.

Bạch thược: 2 đồng cân.

Mạch môn: 2 đồng cân.

Hoàng cầm: 1 đồng cân.

Huyền minh phấn: 2 đồng cân.

Đậu xanh: 1 đồng cân.

Cam thảo: 1 đồng cân.

* Phân tích phương thuốc

1. Khai quan tán (đã phân tích ở phần trên) có tác dụng thanh nhiệt lợi đờm, tiêu sưng, khai khiếu, có thể chữa họng tắc mất tiếng, ăn uống không vào, trằn trọc khó ngủ.

2. Thanh hồn thang

- Sinh địa lương huyết thanh nhiệt, chữa sưng viêm nóng âm, chảy máu.

- Bạch thược bình Can thanh nhiệt, làm dịu nóng, chữa đau bụng nhiệt.

- Mạch môn (củ Tóc tiên) nhuận Phế sinh tân dịch, chữa phiền khát.

- Huyền minh phấn thanh nhiệt hạ lợi, chữa uất nhiệt, táo kết.

- Hoàng cầm tả hỏa hạ nhiệt, cầm chảy máu ở trong. Cam thảo, Đậu xanh thanh nhiệt giải độc là mát máu dịu nóng, giảm đau, khỏi đau bụng đi ngoài ra máu, hay kiết lị, táo bón, hoặc sốt âm khô khát mê sảng.
« Sửa lần cuối: Tháng Một 09, 2019, 11:17:21 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #29 vào lúc: Tháng Một 09, 2019, 11:18:15 AM »

Bệnh án số 12

 Một bà già đã sinh đẻ 10 lần, khí huyết suy nhược, lúc đầu phát chứng sốt, khi ấy vào khoảng cuối mùa thu (tháng 9) sau dần dần thành sốt cơn kéo dài, các thày đã dùng nào là Lục vị, Toàn chân, nào Tứ vật, Tiểu sài, mà sốt ngày càng tăng dần. Lại thêm ỉa tháo, ngày đêm đi luôn không chừng, khát nước, nói nhảm. Thầy thuốc và nhà bệnh đều hoang mang chả biết tại đâu.

 Mời tôi đến, vào khoảng giờ thân (16 giờ), tôi xem thấy mạch 6 bộ đều hồng đại (to) nhảy lộn xộn rất nhanh. Môi và móng tay đều đỏ hồng, mà Nhân trung (lõm giữa mũi và môi trên) không đầy (môi xanh và Nhân trung đầy phẳng thì khó chữa). Tôi nhận định mùa thu mà ứng mạch mùa hạ thì bệnh nhiệt kéo dài. Sau khi quan sát và hỏi bệnh kỹ càng, tôi biết rằng bệnh có thể sống được, nên lập một phương gọi là  "Tuấn lưu ẩm" để trị nhiệt trước. Uống một thang thì bớt nóng. Ngày sau lấy "Bạch long tán" hòa vào nước ấm cho uống một chén, thì ngừng đi tả ngay, bệnh khỏi hoàn toàn.

Tuấn lưu ẩm

Sinh địa: 3 đồng cân.

Huyền minh phấn: 2 đồng cân.

Thục địa: 3 đồng cân.

Mộc thông (bắc): 1 đồng cân.

Thạch hộc: 1 đồng cân.

Chi tử: 1 đồng cân (sao đen).

Cam thảo: 1 đồng cân.

Gia Lá tre, Cỏ bấc sắc uống.

Bạch long tán

 Thạch cao sống tán bột, uống 3 đồng cân với nước ấm.

 Bệnh này, nếu vào tay một thầy thuốc tầm thường thì dùng Bát tiên cũng có kết quả. Nhưng nhiệt đã vào sâu, rất sợ Sơn thù vị chua thu liễm thì tà càng vào sâu. Bệnh nóng lâu, phần âm bị tổn thương, tân dịch đã hao cạn, thì cần cứu ngay chân thủy để bảo tồn nguồn sinh hóa. Rồi về sau, nếu cần thì tùy nghi mà dùng Bát vị để điều bổ. Ấy là phép chữa trước công sau bổ (triêu bá mộ vương) vô cùng khéo léo. Người xưa nói làm thuốc cần linh hoạt thật là đúng lắm.

 Xem đây thì biết: Thạch cao có công năng cứu thủy rất mạnh, mà Sâm Cao ly lại có cái hại làm vong dương (như trường hợp bệnh độc nhiệt trên đây). Nên chỉ dùng thuốc cốt được thích nghi đúng bệnh, há phải câu nệ về thuốc quý hay không quý! Đại khái dùng thuốc thật lạnh để chữa bệnh thật nóng, trúng bệnh cũng thôi ngay. Bệnh cấp thì chữa ngọn, bệnh hoãn thì phải chữa gốc, thật là những lời nói thật là xác đáng.

* Phân tích phương thuốc "Tuấn lưu ẩm":

- Sinh địa lương huyết thanh nhiệt. Thục địa bổ huyết tư âm. Thạch cao giải ôn nhiệt, dưỡng âm. Cam thảo thanh nhiệt giải độc. Huyền minh phấn thanh nhiệt hạ lợi bài độc. Mộc thông lợi tiểu, thanh nhiệt tiêu viêm. Chi tử, Lá tre, Cỏ bấc thanh tâm nhiệt, khỏi phiền khát.

 Phương này có tác dụng thông lợi đại tiểu tiện để giải uất nhiệt, vừa cứu âm tăng tân dịch, làm mát huyết hạ nhiệt, trị bệnh ôn ở phần âm huyết.
« Sửa lần cuối: Tháng Một 09, 2019, 04:07:42 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Trang: 1 [2] 3   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn