Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Tư 27, 2024, 01:04:35 AM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1] 2 3 4   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhặt nhạnh  (Đọc 27048 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« vào lúc: Tháng Sáu 16, 2017, 03:58:26 PM »

Thiên 34. Ngũ loạn (Năm cái loạn)


Nội dung: Nói về 5 cái loạn của khí: Loạn ở tâm, ở phế, ở trường vị, ở tay chân, ở đầu. Loạn này là do khí của kinh mạch loạn, âm dương tương phản, dinh vệ bất hòa, thanh trọc hỗn tạp ảnh hưởng nhau gây nên. Cũng nói về cách chữa, cách lấy huyệt để chữa các chứng này.

Hoàng Đế: 12 kinh mạch chia ra bằng ngũ hành, phân ra thành tứ thời.  Chúng mất như thế nào để thành loạn? Chúng được như thế nào để được trị?

Kỳ Bá đáp: Ngũ hành có trình tự của chúng (Khí hậu) bốn mùa thay đổi (theo quy luật âm dương hàn nhiệt). Công năng của kinh mạch tạng phủ trong người tương thuận (hợp với trình tự của ngũ hành và quy luật biến hóa của khí hậu bốn mùa) là trị (an hòa), nếu tương nghịch là (náo) loạn (không an).

Hoàng Đế hỏi: Thế nào gọi là sống tương thuận?

Kỳ Bá: 12 kinh mạch là để ứng với 12 tháng, 12 tháng chia làm bốn mùa. Bốn mùa gồm xuân hạ thu đông có các khí khác nhau, dinh vệ tương tùy (khí vận hành điều hòa với nhau) âm dương đã điều hòa, thanh (thăng), trọc (giáng) theo quy luật không cản trở nhau, đó là (kinh mạch tạng phủ) thuận mà được trị.

Hoàng Đế: Thế nào là nghịch và loạn?

Kỳ Bá : Khi thanh khí (giáng xuống) ở Âm, trọc khí (thăng lê) ở Dương, doanh khí (thuộc âm) đi thuận mạch, vệ khí (thuộc dương) đi ngược (tuần hoàn bình thường của nó), làm cho thanh và trọc cùng cản trở và ảnh hưởng lẫn nhau, gây loạn ở trong ngực gọi là đại muộn (bồn chồn). Nếu khí loạn ở Tâm, thì Tâm phiền, trầm lặng không nói, nằm che đầu, yên tĩnh. Nếu khí loạn ở Phế, khi thở phải nghển cổ, cúi đầu và thở kêu lục cục, thở ra phải ép ngực. Nếu loạn ở Trường Vị thì thượng thổ hạ tả. Nếu loạn tay chân và cẳng chân thì tứ chi quyết lãnh. Nếu loạn ở đầu thì khí quyết nghịch lên, đầu sẽ nặng, chóng mặt và ngã ngất.

Hoàng Đế: Châm chữa năm cái loạn này có quy luật gì không?

Kỳ Bá đáp: Bệnh phát sinh có diễn biến quy luật của nó, và thầy thuốc cũng phải chữa bệnh theo quy luật. Ai hiểu rõ quy luật của bệnh và có cách trị thích hợp thì dễ đem lại kết quả, đó có thể gọi là phép báu để giữ gìn sức khỏe.

Hoàng Đế: Vậy con đường ấy (nguyên tắc điều trị) là gì?

Kỳ Bá: khí loạn ở Tâm lấy huyệt Du của kinh thủ Thiếu âm và thủ quyết âm (Thần môn, Đại lăng). Khí loạn ở Phế, lấy huyệt du của túc thiếu âm và huỳnh của thủ thái âm (Thái khê, Ngư tế). Khí loạn ở Trường Vị, lấy túc Thái âm, Dương minh, nếu không có hiệu quả lấy Túc tam lý. Khí loạn ở đầu lấy Thiên Trụ, Đại Trữ, nếu không kết quả, lấy huyệt huỳnh du của túc thái dương (Thông cốc, Thúc cốt). Khí loạn ở tay chân, chích nặn máu tại chỗ trước, rồi các huyệt huỳnh du, của thủ túc dương minh, thiếu dương (Nhị gian, Tam gian, Dịch môn, Trung chữ - Nội đình, Hãm cốc - Hiệp khê, Lâm khấp).

Hoàng Đế hỏi: Bổ tả phải thế nào?

Kỳ Bá đáp : Tiến kim và rút kim từ từ để đạo (dẫn) khí (phục hồi trạng thái bình thường là đạo khí). Hình thức bổ tả là vô hình (không cố định), và đều nhằm mục đích bảo dưỡng tinh khí làm chính, gọi là "đồng tinh". Bổ tả ở đây không phải là để giải quyết cái thừa cái thiếu, mà chỉ là để dẫn đạo khí, hồi phục lại trạng thái khí loạn tương nghịch mà thôi.

Đấy là tiêu chuẩn và quy tắc chữa bệnh.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười 02, 2018, 10:08:06 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #1 vào lúc: Tháng Sáu 17, 2017, 04:37:09 PM »


Hoàng Đế Châm Kinh nói:

- "Thượng khí bất túc (nguyên khí bên trên không được đầy đủ) sẽ khiến cho não không được đầy, tai sẽ khổ vì ù, đầu sẽ khổ vì yếu đuối nghiêng ngả không vững, mắt sẽ xây xẩm tối tăm không nhìn được rõ. Trung khí bất túc (nguyên khí của Tỳ Vị không được đầy đủ) thì đại tiểu tiện sẽ không được bình thường, người bệnh sẽ khổ vì chứng sôi bụng. Hạ khí bất túc (nguyên khí bên dưới không được đầy đủ) tất người bệnh sẽ bị tê liệt hai chân và chứng phiền muộn bứt dứt, nên châm bổ tại Túc ngoại khỏa".

Những lời như trên là nói về "Chân nguyên khí" của ba vị trí thượng, trung, hạ trong thân thể con người mà bị suy yếu đều do Tỳ Vị vốn đã bị hư yếu từ trước, khiến cho nguyên khí không đi lên được mà sinh ra bệnh, lại cộng thêm những tình chí như vui, giận, buồn, lo và sợ hãi càng khiến cho sự nguy vong của người bệnh đến nhanh chóng hơn!
« Sửa lần cuối: Tháng Mười 07, 2017, 03:46:19 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #2 vào lúc: Tháng Chín 15, 2017, 04:24:38 PM »

Cách chữa bệnh kiêm cả tạng và phủ


 Tâm thông với đởm, ví như bệnh Tâm hồi hộp nên dùng Ôn đởm thang làm chủ, nếu bệnh Đởm làm run sợ, thì phải bổ Tâm là chính.

 Phế thông với Bàng quang, nếu Phế bị bệnh thì nên khơi thông Bàng quang, rồi sau dùng phép lọc chất trong đục. Nếu Bàng quang bị bệnh, thì nên thanh Phế khí làm chủ, kiêm dùng thêm phép thổ. Nếu Phế bị bênh ọe khan, thì chữa ở Bàng quang làm cho tiểu tiện thông lợi là chính, nghĩa là làm cho Phế khí giáng xuống thì khí không nghịch. Nếu Bàng quang bị bế tắc thì bổ phế khí, làm cho tiểu tiện thông, bởi vì Phế chủ việc điều hòa tiết chế.

 Thận thông với Tam tiêu. Nếu bệnh Thận thì nên điều hòa Tam tiêu là chính. Nếu bệnh Tam tiêu thì nên bổ Thận là chính.
« Sửa lần cuối: Tháng Chín 15, 2018, 06:55:40 AM gửi bởi Đom đóm » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #3 vào lúc: Tháng Chín 15, 2017, 04:46:06 PM »

Hàn nhiệt


Hàn là đồng loại với âm, hoặc hàn ở trong, hoặc hàn ở ngoài. Hàn phần nhiều là hư. Nhiệt là đồng loại với dương, hoặc nhiệt ở trong, hoặc nhiệt ở ngoài. Nhiệt phần nhiều là thực. Hàn thì làm tổn thương hình thể, hình là chỉ về phần biểu. Nhiệt thì làm tổn thương khí, khí là chỉ về lý. Hàn thì vệ khí không thông lợi, nhiệt thì vinh khí ở trong bị tiêu hao. Hỏa vượng về mùa hạ, dương khí có thừa sinh ra bệnh nhiệt, thủy vượng về mùa đông, dương khí không đủ, thì phát sinh bệnh hàn.
« Sửa lần cuối: Tháng Chín 15, 2017, 04:49:04 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #4 vào lúc: Tháng Chín 20, 2017, 06:21:10 PM »


Thủ thông túc, Thiếu âm thông Thiếu dương, Thái âm thông Thái dương, Dương minh thông Quyết âm.

- Thủ thiếu âm tâm thông Túc thiếu dương đởm.
 
- Thủ thái âm phế thông Túc thái dương bàng quang.

- Thủ quyết âm tâm bào lạc thông Túc dương minh vị.

- Thủ dương minh đại tràng thông Túc quyết âm can.

- Thủ thiếu dương tam tiêu thông Túc thiếu âm thận.

- Thủ thái dương tiểu trường thông Túc thái âm tỳ.
« Sửa lần cuối: Tháng Một 09, 2019, 07:39:32 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #5 vào lúc: Tháng Chín 27, 2017, 10:04:45 PM »

Ngũ uất


Mộc uất thì cho "thông đạt" đi, hỏa uất thì cho "phát ra", thổ uất thì "đoạt" đi, kim uất thì cho "tiết", thủy uất thì nên "chiết", rồi sau điều hòa vào phần khí.

"Đạt" tức là làm cho mửa ra khiến cho nó được buông nới. "Phát" là cho ra mồ hôi, khiến cho sơ tán. "Đoạt" tức là cho công hạ khiến cho khỏi vướng tắc. "Tiết" tức là làm cho thấm rỉ như cách giải biểu lợi tiểu. "Chiết" là chặn nén, ức chế cái khí thế bốc lên. Thông hiểu 5 phép đó thì khí sẽ bình hòa rồi sau lại tìm nào chỗ hư thịnh để mà điều chỉnh.
« Sửa lần cuối: Tháng Chín 27, 2017, 10:09:00 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #6 vào lúc: Tháng Mười 10, 2017, 08:23:24 AM »


Bệnh Tỳ nếu không thắng nổi khí mộc buổi sớm thì bổ Tỳ tả Can, bệnh Phế nếu không thắng nổi khí hỏa buổi trưa thì bổ Phế tả Tâm. Bệnh Can nếu không thắng nổi khí kim lúc mặt trời lặn thì bổ Can tả Phế, bệnh Tâm nếu không thắng nổi khí kim thủy của đêm thì bổ Tâm tả Thận...
« Sửa lần cuối: Tháng Năm 04, 2018, 09:09:06 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #7 vào lúc: Tháng Mười 24, 2017, 06:28:33 PM »

Thiên 61


- Đến ngày Giáp Ất không châm vùng đầu, không dùng phép "Phát mông" (châm huyệt Thính cung vào giờ Ngọ khi điếc, mù), để châm ở tai.

- Đến ngày Bính Đinh không được dùng cách châm "Chấn si" (châm Thiên dung, Liêm tuyền là chính để chữa chứng dương khí nghịch lên ngực, ho suyễn ngực đầy, sợ nhìn khói) để châm ở vai hầu, Liêm tuyền.

- Đến ngày Mậu Kỷ (Canh và tứ quý) Thìn, Tuất, Sửu, Mùi (chí) không châm ở vùng bụng, cũng không dùng cách châm "Khứ chảo" (dùng phi châm để làm ra nước ở các chứng khớp tứ chi, lưng gối không lợi, âm nang có nước) để tả thủy.
« Sửa lần cuối: Tháng Năm 04, 2018, 09:09:53 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #8 vào lúc: Tháng Mười Một 02, 2017, 04:40:04 PM »

71. Tà khí lưu lại ở người (Tà khách)


Phép gõ trên da để khai thấu lý:

Tùy vị trí nhóm cơ bị bệnh, trước hết dùng tay trái sờ để phân rõ cơ phu, sau đó dùng tay phải tiến kim rất nhẹ và làm cho kim thẳng góc với da, rồi tiến từ từ vào phần nông của da. Cách châm đó an toàn làm thần thoải mái, không làm hao tán mà khí tà vẫn bị trừ đi. Gần như cách châm ở da (bì phu châm hiện nay).

Tám cái hư:

Phế Tâm có tà, khí của nó lưu ở hai khuỷu tay; Can có tà, khí của nó lưu ở hai nách; Tỳ có tà, khí của nó lưu ở hai háng hông; Thận có tà, khí của nó lưu ở hai khoeo, 8 cái hư đó (khuỷu, nách, hông háng, khoeo) là những nơi khớp vận động, chân khí đi qua, huyết lạc tuần hoàn. Tà khí và huyết xấu, đương nhiên không được lưu trú ở đó. Nếu chúng lưu lại thì sẽ làm tổn thương kinh lạc, khớp xương, khớp không vận động được, hình thành chứng co cứng khớp. (Phế, khí lưu ở Xích trạch; Tâm, khí lưu hành ở Thiếu hải; Can, khí lưu hành ở Kỳ môn, Uyên dịch; Tỳ, khí lưu hành ở Xung môn, Khí xung; Thận, khí lưu hành ở Âm cốc, Ủy trung - Trương Cảnh Nhạc - Loại kinh)
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #9 vào lúc: Tháng Mười Một 06, 2017, 04:25:58 PM »

Thiên 21. Hàn nhiệt bệnh


 Răng sợ uống nước lạnh

Nơi Thủ dương minh lên má vào răng là Đại nghinh. Khi răng hàm dưới sâu thì lấy kinh ở tay, dùng huyệt Hợp cốc, nếu sợ uống nước lạnh thì bổ, nếu không sợ uống nước lạnh thì tả. Nơi Túc thái dương vào má vào răng là túc Giác tôn (thực ra thái dương không vào má (Địa thương, Cự liêu - Mã Nguyên Đài).

« Sửa lần cuối: Tháng Năm 04, 2018, 09:11:11 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #10 vào lúc: Tháng Mười Một 12, 2017, 07:58:03 AM »

74. Luận tật chẩn xích


 Vào mùa Đông bị hàn làm tổn thương thì mùa Xuân dễ bị bệnh ôn. Vào mùa Xuân bị phong làm tổn thương thì mùa Hè dễ sinh chứng ỉa chảy, lị. Vào mùa Hè bị thử làm tổn thương thì mùa Thu dễ sinh bệnh ngược (sốt rét). Vào mùa Thu bị táo làm tổn thương thì mùa Đông dễ sinh ho. Đó là tình hình bệnh bốn mùa.
« Sửa lần cuối: Tháng Năm 04, 2018, 09:11:36 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #11 vào lúc: Tháng Mười Một 18, 2017, 07:11:56 AM »

75. Thích tiết chân tà


Khí Âm bất túc thì sinh nhiệt ở bên trong, khí Dương thừa thì nhiệt ở bên ngoài, nhiệt và tà ở trong đánh nhau, như trong lòng có than lửa vậy, ngoài nóng lắm sợ đắp thêm vào người, sợ mặc quần áo, sợ cả nằm chiếu, sợ cả người đến gần. Tấu lý lại đóng mồ hôi không ra được, nhiệt chứng làm môi khô lưỡi rộp, thịt khô, họng táo, rất khát nên ăn uống bất kể thứ tốt xấu gì để giải cái khát. Lúc đó chữa bằng huyệt Thiên phủ (Thái âm tay) Đại trữ (Thái dương bàng quang) [Thiên phủ chữa bạo đơn nội nghịch, Can Phế tương bác, huyết dật tỵ khẩu, Đại trữ chữa sốt rét, thương hàn hãn bất xuất, ngực có uất, sốt) châm mỗi huyệt 3 lần, rồi châm Trung lữ du (kinh Bàng quang) chữa kinh giật, hàn nhiệt, uốn ván] để khử nhiệt, bổ Thái âm tay chân [Tỳ chủ cốc khí, Phế chủ khí (trời) hai khí âm này thiếu, thì dương sẽ thừa thắng, khí âm không tiết thì thành bệnh nhiệt, nên phải tả dương thịnh, bổ 2 âm, dương khứ, 2 âm thực, khí âm thông) cho ra mồ hôi, khi nhiệt đã thoái hư, mồ hôi giảm dần bệnh sẽ khỏi, hiệu quả rất nhanh như cởi áo (Triệt y) vậy.

........

- Nếu trên hàn dưới nhiệt (từ thắt lưng trở lên = trên, từ thắt lưng trở xuống = dưới) thì châm kinh Thái dương ở gáy trước (Đại trữ, Thiên trụ - Cảnh Nhạc) lưu kim lâu, châm rồi cứu ở gáy và vai (hai huyệt trên), khi thấy hơi ấm xuống hợp với ở dưới thì thôi châm, đó là cách đẩy phần dưới bằng dùng phần trên của kinh (thôi nhi thượng chi).

 - Nếu trên nhiệt dưới hàn, xem kỹ ở phần dưới của kinh, nếu mạch hư lõm xuống thì bổ mạch đó, làm cho khí dương ở trên đi xuống mới thôi. Đó là cách châm dẫn nhiệt ở trên xuống (dẫn nhi hạ chi).

 - Bệnh mà khắp thân mình sốt cao, nhiệt làm cho cuồng, thấy bậy bạ, nghe bậy bạ, nói bậy bạ, trước hết nên quan sát để thấy và biết được những nơi bệnh thuộc lạc mạch hay kinh mạch của túc Dương minh vị, nếu hư, ta thủ huyệt để châm bổ, nếu như có huyết lạc thực thì ta thủ huyệt để châm tả loại trừ huyết ứ trệ. Nhân lúc bệnh nhân đang nằm ngửa, người thầy thuốc nên đứng trước đầu của bệnh nhân, dùng 4 ngón tay (2 ngón cái và 2 ngón trỏ) đè lên vùng huyệt Nhân nghinh và Đại nghinh nơi cổ trước của bệnh nhân, giữ yên như vậy cho lâu, chúng ta nên vừa day vừa ấn, kéo dài xuống đến giữa vùng huyệt Khuyết bồn, xong ta lại tiếp tục làm trở lại như cũ, làm cho đến khi nào nhiệt lui thì ngưng. Đây được gọi là phương pháp "Thôi nhi tán chi" (đẩy lui và làm thoát ra).
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 03, 2017, 10:47:29 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #12 vào lúc: Tháng Mười Một 22, 2017, 04:55:49 PM »

77. Chín cung tám phong (Cửu cung bát phong)



Nội dung: Nói về "Thái nhất" trong một năm, cả trung ương 8 phương thành 9 cung, chúng đổi chỗ theo tuần tự, mỗi phương lại chia 3 thời tiết, cộng tiết ước 46 ngày, 8 phương toàn năm cộng 24 tiết, 365 ngày quá một tý. Ngày mà khí "Thái nhất" chuyển từ cung này sang cung khác cũng là ngày đổi tiết trời, như tình hình biến đổi khí tượng của ngày đó và mấy ngày trước sau đó, và có thể dựa vào đó để dự báo mưa gió có thuận hòa hay không, có sinh ra hạn lụt không, và sẽ lưu hành những bệnh gì. 8 loại gió thổi từ 8 phương, nếu hợp với thời tiết sẽ thúc đẩy vạn vật sinh trưởng, nếu trái thời tiết là hư phong, sẽ khu sát vạn vật. 8 hư phong có 8 tên khác nhau, tác động vào cơ thể cũng ở vị trí khác nhau. Ở người hư gặp năm hư thì bị hư phong, 3 hư đánh nhau thì rất là nguy hiểm.
.......

(Thực phong: mùa Xuân gió đông, mùa Hạ gió nam, mùa Thu gió tây, mùa Đông gió bắc. Nguyệt kiến ở Tý, gió bắc là khí mùa Đông; nguyệt kiến ở Mão, gió đông, là khí mùa Xuân; nguyện kiến ở Ngọ, gió nam là khí mùa hè; nguyệt kiến ở Dậu, gió tây là gió mùa Thu. Bốn ngẫu 12 kiến, các khí đều có riêng, đúng với mắt chính của nó, chính khí vượng là thực phong - Cảnh Nhạc).

 (Hư phong: Tháng 11 (Tý) có gió nồm (Nam ở Ngọ hỏa phản thắng thủy), TÝ Ngọ tương xung (Kim thắng Mộc), tháng 2 (Mão), có gió Tây (Tây ở Dậu) Mão Dậu tương xung. Thái nhất (tháng 5) ở Ngọ có gió bấc (thủy thắng hỏa). Thái nhất ở Dậu (tháng tám) có gió Đông (Mộc phản thắng Kim).
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #13 vào lúc: Tháng Mười Hai 03, 2017, 10:35:13 PM »

Tích ở trên: Nhân nghinh, Thiên đột, Liêm tuyền.

Tích ở dưới: Túc tam lý, Khí xung (Khúc cốt sang 2 thốn), Chương môn.
« Sửa lần cuối: Tháng Bảy 14, 2020, 06:15:44 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Đom Đóm
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1159



Email
« Trả lời #14 vào lúc: Tháng Mười Hai 03, 2017, 10:38:33 PM »

Co mà không duỗi: Bệnh ở gân.

Duỗi mà không co: Bệnh ở xương.
Logged

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Trang: [1] 2 3 4   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn