Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Tư 27, 2024, 08:10:09 PM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: THẦY VẠN THANH  (Đọc 5797 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
THELATHENAO
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 19


« vào lúc: Tháng Hai 27, 2008, 12:17:10 PM »

Thầy Vạn Thanh tên thật là Nguyễn Đông Hải, còn rất trẻ, chỉ mới 35 tuổi, sinh ở xã Nhơn Hoà, huyện An Nhơn, Bình Định. Năm 12 tuổi, Đông Hải đã thí phát xuất gia vào chốn cửa thiền. Sư phụ Tịnh Quang lúc ấy chỉ nhận vỏn vẹn hai đệ tử, một là Vạn Lạc hiện đang trụ trì chùa Lộc Sơn, và người thứ hai tên là Vạn Thanh.

Sau 4 năm chuyên tâm học kinh kệ, một đêm nọ Vạn Thanh được sư phụ gọi riêng ra và bảo :"Thầy thấy con có tư chất, tính tình điềm đạm, không khoe khoang, có thể học võ được. Nhưng điều quan trọng nhất là con có thích học không?". Vạn Thanh đáp: "Được thầy thương truyền dạy con rất thích ạ". Thế là lúc nửa đêm, một thầy một trò huỳnh huỵch luyện thập bát ban. Xen giửa những buổi thị phạm là những bài học khẩu quyết bằng tiếng Hán cổ, là những lần thầy cầm tay trò rị mọ tô theo từng nét bút những chữ Hán loằng ngoằng, là những câu chuyện về lai lịch của "Lục tướng tằng vương phổ minh binh thư chiêu pháp" lẫn xuất xứ của môn phái Long Hổ Không Hồng.

Vào thời Hậu Lê, ở kinh thành Thăng Long có một nhà sư rất giỏi võ nghệ. Ông đã bỏ công suốt một đời để lặn lội sưu tầm góp nhặt binh thư võ thuật của các bậc danh tướng. Với sở học của mình cộng với những gì sưu tầm được, ông soạn ra pho bí kíp "Lục tướng tằng vương phổ minh binh thư chiêu pháp" (tạm dịch nghĩa là: sao chép binh thư võ thuật của những vị tướng qua nhiều đời khác nhau). Hoàn tất pho sách, sợ bị thất truyền, ông lập ra môn phái Long Hổ Không Hồng: Long và Hổ tượng trưng cho "uy" và "mãnh"; không hồng là bao la như ánh mặt trời. Theo môn qui của Long Hổ Không Hồng, mỗi đời chỉ truyền dạy cho một đệ tử, và tên hiệu của những người trong môn phái phải bắt đầu từ chữ "Hư". Nhà sư sáng lập Long Hổ Không Hồng có tên hiệu là Hư Minh. "Lục tướng tằng vương..." ghi lại rất nhiều những bài võ của các danh tướng Việt Nam như Đinh Bộ Lĩnh (Đinh), Lê Hoàn (Tiền Lê), Lý Thường Kiệt, Tô Hiến Thành (Lý), Trần Hưng Đạo, Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão (Trần)...

Chiến tranh loạn lạc thời Trịnh - Nguyễn phân tranh khiến đệ tử các đời của Long Hổ Không Hồng đi dần xuống Nam, và đến thời nhà Tây Sơn thì đã truyền được đến đời thứ tám cho Nguyễn Trung Như với tên hiệu là Hư Linh Ẩn. Sau khi Gia Long diệt được Tây Sơn, bộ "Lục tướng tằng vương..." bị hủy diệt như số phận chung của những pho sách võ khác của đất Bình Định. Và kể từ đây nó chỉ được truyền lại qua trí nhớ của các đời đệ tử Long Hổ Không Hồng. Tính đến thượng tọa Thích Tịnh Quang là đời thứ 12 với tên gọi Hư Linh Thông (đã mất năm 1990), và truyền nhân đời thứ 13 chính là Vạn Thanh - Hư Linh Tử.

Dù chỉ được truyền lại qua khẩu quyết, nhưng "Lục tướng tằng vương..." cũng được Hư Linh Tử ghi lại gần 150 bài. Tuy nhiên, để nắm hết được lẽ huyền diệu của pho bí kíp này, anh biết mình còn thiếu: vốn chữ Hán cổ còn yếu, sở học về triết lý phương Đông còn non. Thế là năm 26 tuổi, Hư Linh Tử một mình một tay nải vào Sài Gòn tìm học ở khoa Đông Nam Á các trường đại học Sư phạm, Tổng hợp.

Sau hơn 4 năm đèn sách, Hư Linh Tử đã dần dần lĩnh hội được sự ảo diệu của "Lục tướng tằng vương...", mới thấy được thế nào là trong hư có thực, trong thực có hư của bài "Nghiêm thương" (tương truyền của Nguyễn Huệ) mà trong bí kíp gọi là "sinh linh thao", thế nào là sự cương trực của bài "kích sinh thao", thể hiện trong bài "Lôi long đao" tương truyền của Trần Hưng Đạo. Giờ đây, anh cũng mới thấu hiểu mỗi bài võ trong "Lục tướng tằng vương..." đều có hai mục đích: 1- Được áp dụng cho chiến trận khi nhìn nó dưới góc độ của bát quái đồ hình dựng, 2- Một bài múa biểu diễn, rèn sức khoẻ khi tập theo bát quái đồ hình nằm.

Năm 1997, tròn 30 tuổi, Vạn Thanh - Hư Linh Tử hết duyên với cửa Phật. Anh hạ sơn và từ đây trở thành võ sư Đông Hải - Hư Linh Tử. Cuối năm 1999, Đông Hải - Hư Linh Tử về làm huấn luyện viên trưởng đội tuyển võ cổ truyền của Sở Thể dục thể thao Bình Định. Bao nhiêu sở học nắm được từ "Lục tướng tằng vương..." anh dốc hết cho các học trò, và đem lại rất nhiều huy chương vàng quốc gia. Chưa kể khá nhiều các đệ tử của anh đã đi biểu diễn võ cổ truyền Việt Nam tận Ấn Độ, Tây Ban Nha, Nga... Từ lò võ chùa Long Phước đã lần lượt xuất hiện hầu hết các võ sĩ cho đội tuyển võ cổ truyền Bình Định (luôn chiếm tỷ lệ 80% cho đến tận bây giờ) với những tên tuổi thành danh tại các giải vô địch quốc gia như Nguyễn Đức Thắng với bài U Linh Thương (thời Lý), Nguyễn Văn Cảnh với bài Tru Hồn Kiếm (thời Lê), Võ Văn Tính với bài Chấn Lôi Âm Tiên (thời Hậu Lê), Trần Duy Linh với bài Lôi Long Đao (thời Trần)...

Logged
Trang: [1]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn