Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Năm 02, 2024, 02:37:08 AM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: 1 2 3 [4] 5 6   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Linh khu  (Đọc 30476 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #45 vào lúc: Tháng Mười 11, 2017, 10:15:45 AM »

46. Năm loại bệnh tý (Ngũ biến)


Nội dung: Nói lên sự hình thành của bệnh là do bên ngoài tác động vào, chủ yếu là do cơ thể suy yếu gây nên.

Hoàng đế: Giai đoạn đầu của các bệnh thường là do phong, vũ, hàn, thử, từ lỗ chân lông của da vào thấu lý, hoặc lại bị đẩy ra, hoặc lại lưu vào đó, hoặc lại thành phong thũng ra mồ hôi, hoặc thành tiêu khát, hoặc nóng rét qua lại, hoặc thành tý, hoặc tích tụ. Tà khí do khí hậu khác thường làm thành vào thân thể, tràn trong người hình thành nhiều loại bệnh. Tại sao vậy? tại sao cùng mắc bệnh, mà có sinh bệnh này, có sinh bệnh khác, có phải phong tà tác động vào người có khác nhau?

Thiếu Du: Phong trong tự nhiên công bình chính trực không thiên tư ai cả, và thổi khắp chỗ. Ai bị nó tác động có thể bị bệnh, nếu kịp thời phòng tránh nó thì nó không thể làm tổn thương người, mà là do người phạm vào nó.

Hoàng đế: Cùng 1 lúc bị phong, cùng bị bệnh, nhưng bệnh lại khác nhau, tại sao?

Thiếu Du: Giống như người thợ mộc dùng rìu sắc để chặt gỗ, cây gỗ có hai mặt âm dương, có rắn chắc và mềm yếu khác nhau. Với mặt rắn, rìu khó chặt vào được gỗ, với mặt mềm rìu chặt vào thì bị bửa ra, nếu vừa bổ mặt dương, vừa bổ mặt âm, không những không bổ được, có khi lại mẻ rìu. Trong một cây gỗ phần rắn chắc thì cứng khó bổ, phần mềm yếu thì dễ bổ nó. Các cây gỗ khác nhau thì chất lại càng khác nhau nữa. Vỏ ngoài mỏng, dày, nhựa cây nhiều ít cũng khác nhau. Có loại cây ra hoa lộc sớm, nếu gặp sương mùa Xuân hoặc gió ác liệt, thì hoa rơi lộc héo; nếu bị nắng hoặc hạn lâu, thì loại cây có vỏ mỏng, thân mềm, nhựa cây ít thì lá sẽ héo; nếu ở phần âm lâu (không có ánh mặt trời) hoặc bị mưa dầm không ngớt, thì loại cây gỗ có vỏ mỏng, nhựa cây nhiều sẽ bị thối vỏ và nhựa cây chảy dầm dề; nếu bị gió cấp, thì loại cây cứng dễ gãy sẽ bị bật rễ, rụng lá. 5 loại tình huống khác nhau gây nên những biến đổi khác nhau. Ở con người cũng vậy.

Hoàng đế: Người ứng với cây như thế nào?

Thiếu Du: Ở cây, bộ phận dễ bị tổn thương nhất là cành cây. Nếu cành cứng và chắc thì khó bị tổn thương. Người hay bị bệnh vì xương khớp, da, thấu lý không chắc, không khỏe. Vì những nơi đó  là nơi bệnh tà vào và lưu lại trong người và hay bị bệnh nhất.

Hoàng đế: Từ hiện tượng nào để xét người dễ bị mồ hôi ra liên tục khi bị phong tà quyết nghịch?

Thiếu Du: Dễ bị bệnh do phong tà là người có cơ nhục không săn chắc, thấu lý sơ hở. Cơ nhục không săn chắc là: Các bắp cơ (ở vai, khuỷu, hông, gối) không nổi cuộn, chắc, và da không có nếp gấp. Nếp da của họ khô, nên da không thể kín chắc, thấu lý sẽ sơ hở (và dễ bị chứng phong quyết). Đó là chỉ người không có nếp da rõ ràng.

Hoàng đế: Với người bị tiêu khát, làm thế nào để biết họ bị bệnh đó?

Thiếu Du: Những người có 5 tạng đều mềm yếu dễ bị tiêu khát. Người có 5 tạng mềm yếu tất phải có khí cương cường (mạnh), có khí cương cường thì dễ bị giận dữ, và như vậy ngũ tạng đã suy yếu càng dễ bị tổn thương.

Hoàng đế: Đặc điểm của ngũ tạng suy yếu và khí cương cường là gì?

Thiếu Du: Những người có da mỏng, mắt sâu, không chớp mắt, nhìn dựng lông mày, trừng trừng, nhìn thẳng vào người ta. Tâm của họ rất cương, cương thì hay giận, giận thì khí nghịch lên, khí nghịch lên thì huyết tích ở trong ngực, do khí huyết nghịch trệ, làm cho (nếp) da rộng thêm, có đầy thêm, huyết mạch không hành (tích lưu lại) chuyển thành (uất) nhiệt, nhiệt thì da cơ bị tiêu, nên bị tiêu đơn. Đấy là nói về người có tính (thô) bạo cương (cường) và cơ nhục yếu.

Hoàng đế: Từ hiện tượng nào để biết người hay bị hàn nhiệt?

Thiếu Du: Người xương nhỏ, cơ yếu hay bị bệnh hàn nhiệt.

Hoàng đế: Làm thế nào để biết xương to hay nhỏ, cơ săn chắc hay yếu mềm và sắc không giống nhau?

Thiếu Du: Xương gò má là gốc của xương. Xương gò má to thì xương to, nhỏ thì xương nhỏ. Da mỏng và cơ săn cuộn (ở vai, khuỷu, hông, gối) cánh tay sức yếu. Khí sắc ở cằm không đủ, không giống ở trán (thiên đình), mà giống như khí trọc âm (địa các) phủ lên vậy, đó là chứng của nó. Người cánh tay mỏng, mông mỏng là tủy không đầy, nên dễ mắc bệnh hàn nhiệt.

Hoàng đế: Từ hiện tượng nào để biết người hay bị bệnh tý?

Thiếu Du: Người nếp da thô, cơ không chắc săn thì dễ bị chứng tý.

Hoàng đế: Chứng tý có phát nhất định ở trên hay ở dưới không?

Thiếu Du: Cần xem trạng thái cụ thể ở trên và ở dưới để biết chỗ nào có bệnh.

Hoàng đế: Từ hiện tượng nào để biết người hay bị tích tụ ở trong ruột?

Thiếu Du: Người có da mỏng không nhuận, cơ không săn chắc mà mềm nhẽo. Như vậy thì trường vị ác (xấu), xấu thì tà khí lưu lại ở đó, tích tụ lại làm tổn thương vùng giữa Tỳ Vị, hàn ôn không có thứ tự nào (Linh khu dịch thích: Ăn uống nóng, lạnh không điều độ),  thì tà khí chỉ cần hơi vào là đã có thể tích lại và bệnh tích tụ trong trường vị đã hình thành.

Hoàng đế: Quan hệ giữa bệnh và thời tiết ra sao?

Thiếu Du:  Trước hết lập can chi của năm đó, rồi tìm quan hệ phối hợp của Ngũ vận lục khí và thời tiết. Khách khí lưu chuyển từng năm đặt trên chủ khí cố định, nếu sức của khách khí thắng chủ khí (trên thắng dưới) thì bệnh phát nhẹ và hòa hoãn, dễ có khởi sắc (tốt). Nếu sức của chủ khí thắng khách khí (dưới thắng trên) thì bệnh nặng dễ nguy cấp. Tuy không không phải là thời tiết bị (suy khắc mà) lõm xuống (suy khắc hãm hạ) song nếu năm đó có xung (lúc khí thông) thì tất có bệnh. Đó là do thể xác và năm vận có quan hệ ngũ hành tương khắc tạo nên (nhân tố gây) bệnh, đó cũng là  quy luật của 5 loại bệnh lý. (Cảnh Nhạc nói: Thủy hỏa tương xung, hỏa phải sợ thủy, kim mộc tương xung, mộc phải sợ kim, nếu hỏa thắng thì thủy sinh bệnh, mộc thắng thì kim sinh bệnh. Người mệnh kim bị bệnh năm Đinh, Nhâm, mệnh mộc bị bệnh năm Giáp, Kỷ, đó là bắt đầu của 5 biến đổi bệnh lý).
« Sửa lần cuối: Tháng Tư 03, 2019, 10:48:36 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #46 vào lúc: Tháng Mười 12, 2017, 09:38:04 AM »

47. Bản tạng


Nội dung: Nói về sự to nhỏ, hình thái, tính chất, độ dài ngắn, vị trí cao thấp, độ chắc ròn, dày mỏng, hoãn, cấp, độ thẳng, cấp .... của 5 tạng 6 phủ; quan hệ biểu lý của tạng phủ với nhau, quan hệ tạng phủ với các tổ chức da, mạch, cân, nhục, lông, thấu lý; căn cứ để xác định trạng thái khỏe mạnh và bệnh tật của tạng phủ.

Hoàng đế: Tinh thần, khí huyết, của người nuôi sinh mệnh đi khắp cơ thể là vật chất căn bản để duy trì sự sống. Kinh mạch là nơi khí huyết vận hành để nuôi dưỡng âm dương, nhuận gân cốt, làm trơn khớp. Vệ khí làm ấm và nuôi cơ nhục, bồi đắp cho da, thấu lý, quản lý sự đóng mở của lỗ chân lông. Ý chí thống lĩnh tinh thần, thâu tóm hồn phách, làm con người thích ứng với (khí hậu) nóng lạnh (của thiên nhiên), (bên trong thì) điều hòa hoạt động của cảm xúc giận hờn, vui mừng. Vì vậy nếu huyết mà hòa thì kinh mạch lưu thông để nuôi dưỡng âm dương, làm khỏe gân cốt, làm khớp lanh lẹ. Vệ khí mà hòa thì cơ nhục hoạt động sẽ hoạt lợi, da sẽ điều hòa mềm mại, thấu lý sẽ nhỏ và kín đáo. Ý chí mà hòa thì tinh thần trung thực, hồn phách không tán (loạn), cảm xúc giận hờn không có và ngũ tạng được yên không bị tà khí xâm phạm. (Thời tiết) nóng lạnh mà điều hòa thì sự tiêu hóa thức ăn uống củ 6 phủ điều hòa, và phong tý không phát ra. Ngũ tạng là nơi tàng tinh thần, huyết khí, hồn phách. Lục phủ là nơi tiêu hóa thức ăn uống và vận hành tân dịch đi toàn thân. Những cái đó đều là người tiếp thu của thiên nhiên, người nào cũng vậy dù người đó sang hay hèn, thông minh hay ngu đần, hiền triết hay dân thường, nhưng trong đó có người hưởng hết tuổi trời không bị bệnh do nội nhân, hay ngoại nhân, sống 100 tuổi không suy yếu, tuy xông pha nơi gió, mưa, nắng, rét cũng không bị bệnh; có người ngược lại tuy ở nhà cao cửa rộng rất tốt, lại không có lo nghĩ kinh sợ gì, nhưng lại không tránh khỏi bị bệnh. Tại sao vậy?

Kỳ Bá: Ngũ tạng có quan hệ mật thiết với trời đất, phù hợp với âm dương và vận động theo 4 mùa, biến hóa theo ngũ tiết (trình tự của ngũ hành). 5 tạng có to nhỏ, chắc ròn, vị trí ở cao thấp, đoan chính và  thiên lệch khác nhau. Sáu phủ cũng có to nhỏ, ngắn dài, dày mỏng, thẳng gấp, hoãn cấp khác nhau. Song đều gồm 25 (loại biến hóa) và có sự khác nhau, có thiện, có ác, có lành, có dữ. Xin giải thích như sau:

- Tâm mà nhỏ thì yên ổn, tà khí không làm tổn thương được, nhưng dễ bị nỗi ưu (ưu tư) làm nhiễm loạn. Tâm to thì không bị ưu tư bên trong làm tổn thương, nhưng dễ bị ngoại cảm làm tổn thương. Tâm ở cao thì làm đầy Phế gây bồn chồn và hay quên, khó dùng lời nói để khai thông. Tâm ở thấp thì tàng ngoại (Tâm dương tàng ở trong nay ra ở ngoài) dễ bị hàn làm tổ thương, dễ bị lời nói dọa nạt. Tâm kiên (cứng) thì thần khí tàng ở trong yên ổn kiên cố. Tâm suy yếu thì dễ bị tiêu khát và bệnh nhiệt ở trung tiêu. Tâm đoan chính thì hòa lợi, khó bị (cả tà khí và lời nói) làm tổn thương. Tâm thiên lệch thì tâm tính bất nhất, thần khí dễ tán loạn khó mà giữ nó được ở trong tâm và khó quản lý được nó.

- Phế mà nhỏ (đờm) ẩm ít và không mắc bệnh hen suyễn có lục cục ở trong họng. Phế to thì (đờm) ẩm nhiều sẽ bị hung tý (đau thắt ngực), hầu tý (đau họng) khí nghịch. Phế ở cao thì khí nghịch lên, thở thì co vai rụt cổ và ho. Phế ở thấp thì ở ngay tâm vị, dạ dày ép Phế dễ đau ở dưới sườn (do huyết mạch không thông). Phế kiên (chắc) thì không có các bệnh khí nghịch, ho. Phế mềm yếu thì dễ bị tiêu khát. Phế đoan chính thì hòa lợi khó bị bệnh. Phế thiên lệch thì ngực đau bên lệch.

- Can nhỏ thì tạng yếu và không có bệnh ở dưới sườn. Can to thì ép Vị làm cho họng cũng bị ép, họng bị ép thì ngực hoành phiền muộn và đau ở dưới sườn. Can ở cao thì nhánh đi lên trên bị bức bách gây sườn phiền muộn và hơi thở xung lên trên tức là: Bệnh tức bôn. Can bị thấp thì ép Vị, vùng dưới sườn rỗng, dưới sườn rỗng thì dễ bị tà khí tấn công. Can kiên (cứng) thì tạng yên khó bị tổn thương. Can mềm yếu thì dễ bị tiêu khát, dễ bị thương. Can đoan chính thì hòa lợi khó bị tổn thương. Can thiên lệch thì dưới sườn đau.

- Tỳ nhỏ thì tạng yên khó bị tà khí làm tổn thương. Tỳ to thì ở chỗ mềm dưới sườn đầy lên và đau, không thể đi nhanh được. Tỳ ở cao, thì chỗ mềm ở dưới sườn co kéo bờ sườn (xương sườn 11) gây đau. Tỳ ở thấp thì nó thuộc về Đại trường và được đặt ở trên Đại trường, nên nó dễ bị tà khí làm tổn thương. Tỳ kiên thì thì tạng yên khó bị thương. Tạng mềm yếu thì dễ sinh bệnh tiêu khát, dễ bị tà khí làm tổn thương, Tỳ đoan chính sẽ hòa lợi, khó bị khí làm tổn thương. Tỳ thiên lệch thì dễ sinh bệnh đầy, bệnh chướng.

- Thận nhỏ, thì tạng yên khó bị tà khí làm tổn thương. Thận to dễ bị đau thắt lưng, không cúi ngửa được, dễ bị tà khí làm tổn thương. Thận ở cao thì cột sống lưng đau, không cúi ngửa được. Thận ở thấp thì thắt lưng cùng cụt đau, không cúi ngửa được và có bệnh "hồ sán". Thận kiên thì không bị bệnh thắt lưng, lưng đau. Thận mềm yếu thì dễ bị tiêu khát, dễ bị tà khí làm tổn thương. Thận đoan chính thì hòa lợi, không bị tà khí làm tổn thương. Thận thiên lệch thì thường đau  thắt lưng cùng cụt.

* Đó là 25 biến (đổi của 5 tạng - 5 tạng to nhỏ, cao thấp, kiên, yếu mềm, đoan chính, thiên lệch) và cũng là các bệnh đau khổ thường gặp của con người.

Hoàng đế: Làm thế nào để biết tình trạng (to nhỏ, cao thấp, kiên, yếu mềm, đoan chính, thiên lệch) của tạng?

Kỳ Bá: Da hồng, nếp da nhỏ là Tâm nhỏ; nếp da thô là Tâm to, sờ không thấy mũi kiếm là Tâm ở cao; mũi kiếm nhỏ ngắn nhô ra là Tâm ở thấp, mũi kiếm dài là Tâm hạ kiên, mũi kiếm nhỏ, yếu mỏng là Tâm mềm yếu; mũi kiếm thẳng xuống không nhô ra là Tâm đoan chính; mũi kiếm thiên lệch là Tâm thiên lệch.

- Da trắng, nếp da nhỏ là Phế nhỏ; nếp da to là Phế to; vai cao lên ngực nhô ra, hầu họng tương ứng lõm xuống là Phế ở cao; đoạn cách hai nách hẹp, cạnh sườn căng dãn là Phế ở thấp; vai đẹp, ngực đầy chắc là Phế kiên; vai gầy ngực mỏng là Phế mềm yếu, lưng đầy ngực dầy là Phế đoan chính; xương sườn lệch và rời rạc là Phế thiên lệch.

- Da xanh, nếp da nhỏ là Can nhỏ; nếp da to là Can to; ngực rộng xương cạnh sườn bị đẩy ra là Can ở cao; khoảng cách hai sườn hẹp, xương cạnh sườn ẩn phục ở trong là Can thấp; ngực sườn đẹp là Can kiên; xương sườn yếu là Can mềm yếu; ngực bụng cân xứng là Can đoan chính; xương sườn vẹo và nhô sang 1 bên là Can thiên lệch.

- Da vàng, nếp da nhỏ là Tỳ nhỏ; nếp da to là Tỳ to, môi vểnh là Tỳ cao; môi trễ xuống là Tỳ ở thấp; môi kiên là Tỳ kiên; môi to mà không chắc là Tỳ mềm yếu; đôi môi đẹp là Tỳ đoan chính; môi lệch là Tỳ thiên lệch.

- Da đen, nếp da nhỏ là Thận nhỏ; nếp da to là Thận to, tai cao là Thận ở cao; tai sa xuống phía sau là Thận ở thấp; tai chắc là Thận kiên; tai mỏng không chắc là Thận mềm yếu; tai đẹp trước nó là khớp hàm là Thận đoan chính; tai hơi cao là Thận thiên lệch.

* Trên đây là các biến (đổi của 5 tạng), biết cách giữ (theo quy luật chung) thì (dù có ở trạng thái nào cũng vẫn) yên lành, nếu không biết cách giữ gìn thì dễ bị bệnh.

Hoàng đế: Tại sao có những người rất thọ, dù có lo buồn kinh sợ giận hờn, dù bị mưa to, nắng gắt, rét đậm, họ cũng không bị tổn thương, song lại có những người dù ở trong nhà rất tốt và không có ưu tư giận hờn kinh hãi mà vẫn mắc bệnh?

Kỳ Bá: Xin nói lý do để 5 tạng 6 phủ trở thành nơi ẩn náu của tà khí. Khí 5 tạng đều nhỏ thì ít bị bệnh do ngoại tà, nhưng hay quá lo nghĩ thành lao tâm, đại âu sầu. Khi 5 tạng đều to thì do làm việc chậm rãi, nên họ khó bị ưu sầu. Khi 5 tạng đều ở cao thì hành động và biện pháp đều cao. Khi 5 tạng đều ở thấp thì tình nguyện quỵ lụy người khác, khi 5 tạng đều kiên thì vô bệnh. Khi 5 tạng đều mềm thì luôn bị bệnh. Khi 5 tạng đều đoan chính, thì hòa lợi, mọi việc làm đều hợp lòng người. Khi 5 tạng đều thiên lệch thì hay có tà tâm, có hành động ăn cắp và không thể thành người tốt, lời nói của họ thường là phản phúc, không thật.

Hoàng đế: (Xin hỏi) sự ứng của 6 phủ (với các bộ phận trong người)?

Kỳ Bá: Phế hợp với Đại trường, Đại trường ứng với da; Tâm hợp với Tiểu trường, Tiểu trường ứng với mạch; Can hợp với Đởm, Đởm ứng với cân, Tỳ hợp với Vị, Vị ứng với cơ nhục; Thận hợp với Tam tiêu bàng quang, Tam tiêu bàng quang ứng với thấu lý lông. (Bản du: "Thận hợp với Bàng quang, Bàng quang là phủ của tân dịch, Thiếu dương thuộc Thận, Thận nổi ở trên với Phế, nên lấy hai tạng").

Hoàng đế: 6 phủ ứng (với các bộ phận) như thế nào?

Kỳ Bá:

- Phế ứng với da, da dày thì Đại trường dày, da mỏng thì Đại trường mỏng, da hoãn (mềm) thì bụng dưới to, Đại trường to và dài, da cấp (căng) thì Đại trường có khi cấp và nó ngắn, da hoạt (nhuận) thì Đại trường thẳng (thông lợi), da cơ bám chặt vào nhau thì khí của Đại trường uất kết không thông lợi.

- Tâm ứng với mạch, da dày thì mạch dày, mạch dày thì Tiểu trường dày, da mỏng thì mạch mỏng, mạch mỏng thì Tiểu trường mỏng, da hoãn (mềm) thì mạch hoãn, mạch hoãn thì Tiểu trường to và dài, da mỏng và mạch xung nhỏ, thì Tiểu trường nhỏ và ngắn. Nếu nhìn thấy kinh mạch dương quăn queo gấp khúc nhiều là khí của Tiểu trường uất kết.

- Tỳ ứng với cơ nhục, các bắp cơ săn to là vị dầy, các bắp cơ mỏng là Vị mỏng, các bắp cơ bé, mỏng là Vị không kiên, các bắp cơ (mỏng gầy) không tương xứng với thân, thì sa dạ dày, lúc đó miệng dưới của Vị bị hạ tiêu chế ước làm ỉa đái không lợi. Các bắp cơ không kiên thì Vị hoãn, các bắp cơ thiếu các hạt nhỏ thì Vị khí cấp, các bắp cơ có ít nhiều các hạt nhỏ thì Vị khí uất kết, Vị khí uất kết thì làm miệng trên của Vị bị thượng tiêu chế ước làm cho ăn uống không lợi.

- Can ứng với móng, móng dày sắc vàng thì Đởm (túi mật) dày, móng mỏng sắc hồng thì Đởm mỏng, móng kiên sắc xanh thì Đởm cấp, móng nhu nhuận sắc hồng thì Đởm hoãn, móng bình thường sắc trắng không có vân thì Đởm thông lợi, móng ác (dị dạng) sắc đen nhiều vân thì Đởm uất kết.

- Thận ứng với xương, da dày, nếp da sít thì Tam tiêu bàng quang dày, nếp da thô, da mỏng thì Bàng quang tam tiêu mỏng, thấu lý thưa thì tam tiêu và bàng quang hoãn, da cấp (căng) và không có lông thì Bàng quang tam tiêu cấp, lông đẹp và thô thì Bàng quang tam tiêu thông lợi, lông thưa ít thì Bàng quang tam tiêu uất kết.

Hoàng đế: (Tạng phủ) dày mỏng, đẹp xấu đều có hình dáng, xin hỏi nơi bệnh của chúng?

Kỳ Bá: Quan sát những biểu hiện ở ngoài để biết tạng bên trong, và có thể biết nơi có bệnh.
« Sửa lần cuối: Tháng Tư 03, 2019, 10:51:45 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #47 vào lúc: Tháng Mười 12, 2017, 03:37:45 PM »

Quyển thứ tám

48. Chữa lung tung và chữa theo phép tắc (Cấm phục)


Nội dung: Nói về sự sâu sắc của nguyên lý chữa bệnh của châm cứu. Trước hết phải nắm hệ kinh lạc, trên cơ sở đó tìm hiểu sâu thêm, nhất là bắt mạch thốn khẩu (cổ tay) và nhân nghinh (cổ).

 Nêu ra muốn chữa bệnh có kết quả cần phải tuân theo những phép tắc điều trị và tuyệt đối không được chữa lung tung.

 Muốn nắm nguyên tắc chữa bệnh bằng châm, trước hết phải thuộc hệ kinh lạc, vì nó là đường khí huyết vận hành đi toàn thân, phải biết độ dài ngắn, to nhỏ và khí huyết có nhiều hay ít ở trong kinh mạch, bệnh ở trong thì châm kinh thuộc 5 tạng, bệnh ở ngoài thì châm kinh thuộc 6 phủ, phải kiểm tra vệ khí, vì nó là mẹ của các loại bệnh (bách bệnh chi mẫu), cần điều hòa lại trạng thái hư thực của nó (bằng phép bổ tả thích hợp) để làm bệnh ngừng lại, nếu bệnh tà ứ ở huyết lạc, thì tả nặn máu cho hết đi thì bệnh sẽ chuyển yên tĩnh.

Lôi Công: Tôi từ ngày học nghề đã cố gắng học cho thông 60 thiên nói về 9 loại châm...song vẫn chưa nắm hết, nhất là đoạn sau của thiên ngoại suy (từ biểu hiện bên ngoài, suy đoán bệnh của nội tạng) và không rõ nó nói về cái gì. To thì bên ngoài không gì to hơn, nhỏ thì ở trong không gì nhỏ hơn, như vậy thì to nhỏ là vô cực, cao thấp là vô độ, vậy làm thế nào để quy nạp chúng vào một tổng cương được...?

Hoàng đế: Hỏi như vậy rất đúng. Người xưa đã dạy nếu không nghiên cứu sâu, chỉ mong không làm mà hưởng, hoặc không chịu làm để phục vụ người khác thì khó mà có thể truyền thụ cho ai được.

Lôi Công: Tôi xin được thụ giáo...

Hoàng đế: ...

Lôi Công: Điều đó tôi đã rõ, song chưa biết cách nắm và quy nạp chúng.

Hoàng đế: Về dược phương (chẩn đoán và điều trị) có thể nói gọn như sau: Đem các vấn đề cho cả vào một cái túi. Khi túi đã đầy mà không buộc miệng túi lại thì các vấn đề sẽ chảy hêt ra ngoài, nếu những phương pháp chẩn trị không được quy nạp thành cương lĩnh thì chỉ dùng thô mà không dùng tinh được, và trong thực tế sẽ không đem lại kết quả thần diệu được.

Lôi Công: Người nguyện không vươn lên thì không thể có học vấn uyên thâm thêm và kinh nghiệm phong phú được, mà chỉ có thể sử dụng những phương pháp đơn giản để hành nghề thôi.

Hoàng đế: Nếu không có học vấn uyên thâm và không tích lũy được kinh nghiệm phong phú mà chỉ dựa vào điều đã biết để định ra phương pháp đơn giản thì tuy họ tự cho mình là thầy thuốc giỏi, song họ vẫn không thể làm thầy thiên hạ được.

Lôi Công: Xin hỏi về người thầy thuốc giỏi?

Hoàng đế: Người thầy thuốc giỏi, khi bắt mạch cần hiểu rõ mạch cổ tay và nhân nghinh. Mạch cổ tay chủ (các tạng) ở trong, mạch nhân nghinh chủ (các phủ) ở ngoài. Mạch khí của hai nơi (trong, ngoài) tương ứng, cùng vận hành không ngừng (đập như nhau, biểu lý nhất trí) như khi vặn thừng, to nhỏ phải đều nhau...Mùa Xuân Hạ mạch nhân nghinh hơi to (hơn cổ tay), mùa Thu Đông (âm), mạch cổ tay to (hơn mạch nhân nghinh). Mạch như vậy là bình thường và người vô bệnh.

- Mạch nhân nghinh lớn hơn mạch cổ tay 1 lần thì bệnh ở Túc thiếu dương, lớn hơn 1 lần lại thao động thì bệnh ở Thiếu dương tay. Mạch nhân nghinh lớn hơn cổ tay 2 lần thì bệnh ở Thái dương chân, 2 lần mà thao động thì bệnh ở Thái dương tay.

- Mạch nhân nghinh lớn hơn cổ tay 3 lần thì bệnh ở Dương minh chân, 3 lần mà thao động thì bệnh ở Dương minh tay, mạch thịnh là nhiệt, mạch hư là hàn, mạch khẩn là thống tý, mạch đại thì lúc đau lúc hết, lúc nặng lúc nhẹ. Mạnh thịnh thì tả, mạch hư thì bổ, mạch khẩn đau thì châm ở giữa các cơ, mạch đại thì châm huyết lạc và uống thuốc thêm, hạ hãm thì cứu, không hư không thực thì (là bệnh còn ở kinh). Lấy huyệt ở kinh bị bệnh gọi là kinh thích.

* Mạch nhân nghinh lớn hơn cổ tay 4 lần, vừa to vừa sác gọi là dật dương (dương thịnh đến cực độ, không thể giao với âm được) dật dương thì ngoại cách (tách ra ở ngoài), đó là chứng chết không chữa được.

* (Khi chữa bệnh) phải xác định rõ gốc ngọn, quan sát rõ hàn nhiệt để xác định rõ tạng phủ bị bệnh rồi mới chữa.

- Mạch ở cổ tay lớn hơn mạch nhân nghinh 1 lần thì bệnh ở Quyết âm chân, lớn hơn 1 lần mà thao động thì bệnh ở Tâm bào.

- Mạch cổ tay lớn hơn 2 lần thì bệnh ở Thiếu âm chân, lớn hơn 2 lần mà thao động thì bệnh ở Thiếu âm tay.

- Mạch ở cổ tay lớn hơn 3 lần thì bệnh ở Thái âm chân, 3 lần mà thao động thì bệnh ở Thái âm tay.

* Mạch cổ tay thịnh thì đầu chướng, hàn ở trung tiêu ăn không tiêu. Mạch ở cổ tay hư thì nhiệt ở trung tiêu, ỉa chảy, phân sống, thiểu khí, nước đái đổi màu. Mạch ở cổ tay khẩn thì có thống tý. Mạch cổ tay đại thì lúc đau lúc hết. Trong điều trị thì mạch thịnh thì tả, hư thì bổ, khẩn thì châm trước cứu sau, đại thì lấy châm huyết lạc sau đó dùng các phương pháp điều trị để chữa, hạ hãm thì chỉ dùng cứu, hạ hãm là huyết kết ở trong mạch, trong đó có hàn bám vào huyết làm huyết hàn, nên phải cứu, không hư không thực (là bệnh ở kinh) lấy kinh bị bệnh.

- Mạch cổ tay lớn hơn mạch nhân nghinh 4 lần gọi là nội quan (khí âm thịnh, dương không vào để giao với âm được). Nội quan thì mạch to và sác, bệnh chết.

* Khi chữa bệnh phải thẩm sát rõ gốc ngọn của bệnh, hàn ôn để xác định tạng phủ bị bệnh (rồi mới chữa).

Tóm lại: Khi đã thông hiểu (tác dụng sinh lý, bệnh lý của) kinh lạc và huyệt rồi thì có thể truyền thụ cách điều trị bằng châm. Đó là chứng thực chỉ có tả, chứng hư chỉ có bổ, mạch khẩn thì dùng cả cứu và châm và phối hợp cả uống thuốc, hạ hãm (lõm xuống) chỉ có cứu, không hư không thực thì chữa kinh bị bệnh. Nguyên tắc chữa kinh bệnh là ngoài châm hoặc cứu các huyệt trên, kinh bệnh còn có thể dùng thuốc quy vào kinh đó. Mạch cấp tà thịnh thì phải dẫn tà khí đi, mạch to và yếu thì muốn yên tĩnh phải điều dưỡng không nên làm quá sức.
« Sửa lần cuối: Tháng Tư 03, 2019, 10:53:30 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #48 vào lúc: Tháng Mười 14, 2017, 09:23:10 AM »

49. Năm màu sắc (Ngũ sắc)


Nội dung: Nói về mỗi tạng phủ đều có chỗ phản ánh sắc khí riêng ở mặt. Vị trí của 5 tạng nằm ở dọc mũi từ trán đến chóp mũi, 6 phủ ở hai bên sống mũi. Dựa vào sự thay đổi của màu sắc ở mặt để đoán bệnh tật ở tạng phủ, và căn cứ vào trạng thái phù trầm, khô nhuận, tán tụ của màu sắc để phân biệt tình hình nông sâu, mới cũ và tiên lượng xấu tốt của bệnh.

Lôi Công: (Quan sát) khí sắc ở mặt, có phải chỉ (xem) ở minh đường không? Tên của vị trí đại diện các bộ phận ở mặt.

Hoàng đế: Minh đường là mũi, khuyết là giữa hai lông mày, (thiên) đình là trán, phiền là hai bên má, tế là nhĩ môn, giữa các bộ phận đó phải đoan chính to rộng. Ở xa 10 bước nhìn thấy rõ vuông vắn to đẹp. Diện mạo như vậy sẽ sống 100 tuổi.

Lôi Công: Làm thế nào để phân biệt màu sắc, tạng phủ thể hiện tại ngũ quan?

Hoàng đế: Xương mũi cao và nổi lên, bình mà đoan chính, 5 tạng lần lượt ở giữa, 6 phủ kẹp ở hai bên. Đầu mặt thì ở khuyết đình (giữa hai lông mày và trán), vương cung (tâm) ở chỗ lõm của sống mũi - 5 tạng ở trong ngực bụng yên ổn thì màu sắc bình thường, không có sắc bệnh, màu sắc ở mũi tất trong nhuận. Lẽ nào lại không nhận ra sắc bệnh của 5 quan.

Lôi Công: Sắc bệnh có lúc khó phân biệt, làm thế nào để phân biệt được?

Hoàng đế: 5 sắc phản ánh ra ở các vị trí tương ứng ở mặt. Nếu chỗ đó có màu không chính (đẹp) có biểu hiện lõm xuống xương là có bệnh. Nếu màu sắc có hiện tượng thừa kích (con kích khí mẹ, như vùng Tâm màu vàng, Can màu đỏ, Phế màu đen, Thận màu xanh. Màu của con chiếm vùng của mẹ) thì bệnh tuy nặng nhưng không chết (cần dùng con để tả bệnh của mẹ - Trương Chí Thông).

Lôi Công: Chứng hậu của ngũ sắc là gì?

Hoàng đế: Xanh đen là đau, vàng đỏ là nhiệt, trắng là hàn.

Lôi Công: Làm thế nào để phân biệt bệnh nặng lên và bệnh giảm đi và tà khí suy dần?

Hoàng đế: Cần quan sát kỹ bệnh cả ở trong và cả ở ngoài. Bắt mạch cổ tay nếu hoạt, tiểu, khẩn, trầm thì bệnh sẽ nặng dần, đó là bệnh ở trong (tà thịnh ở phần âm). Nếu mạch nhân nghinh to khẩn, phù, thì bệnh ở ngoài và nặng dần (do tà thịnh ở phần dương). Nếu mạch cổ tay phù hoạt thì bệnh tà  thì bệnh (tà) ngày càng tiến triển, nếu mạch nhân nghinh trầm hoạt thì bệnh ngày một giảm nhẹ. Nếu mạch cổ tay hoạt và trầm thì bệnh (tà) tiến triển dần và bệnh ở trong. Nếu mạch nhân nghinh hoạt thịnh và phù thì bệnh (tà) ngày một tiến triển, và bệnh ở ngoài. Nếu mạch hoặc phù hoặc trầm ở cổ tay và nhân nghinh, to, nhỏ bằng nhau (bệnh không ở âm mà thiên ở dương) thì khó lành. Nếu bệnh ở (ngũ) tạng, mạch trầm và to (là khí âm thịnh) thì bệnh dễ lành, nếu trầm và tiểu (là chân âm kém) là (hiện tượng mạch và chứng tương) nghịch. Nếu bệnh ở phủ, mạch phù và to, thì dễ lành (bệnh dương có mạch dương). Nếu mạch nhân nghinh thịnh (biểu) và kiên (cứng) là ngoại cảm hàn tà, nếu mạch cổ tay (lý) thịnh và kiên (cứng) là bệnh nội thương do ăn uống.

(Mạch cổ tay có thể gọi với các tên: Mạch khẩu, thốn khẩu, khí khẩu)

Lôi Công: Nhìn sắc để biết sự nặng nhẹ như thế nào?

Hoàng đế: Sắc mặt sáng bóng là bệnh nhẹ, ám trệ là bệnh nặng. Sắc bệnh lên dần là bệnh nặng dần, nếu sắc bệnh xuống dần như mây tan dần là bệnh nhẹ dần. 5 sắc (phản ánh trạng thái sinh lý bệnh), có chỗ phản ánh riêng của nó, có phần ngoài (phủ), có phần trong (phủ), có phần trong (tạng). Nếu sắc chuyển từ phần ngoài vào phần trong là bệnh tà từ biểu vào lý, nếu sắc chuyển từ phần trong ra phần ngoài là bệnh tà từ lý ra biểu.

Nếu bệnh phát sinh ở trong (tạng) thì chữa âm (tạng) trước, chữa dương (phủ) thì chữa phần ngoài (biểu) trước, chữa phần trong (lý) sau, nếu chữa ngược lại bệnh sẽ nặng lên. Nếu có mạch hoạt to, lại đại và trường là bệnh từ ngoài đến, có chứng mắt nhìn không chính xác, ý chí chán ghét sự việc, đó là dương khí gặp nhau, khi chữa có thể  (chữa âm hoặc chữa dương) tùy cơ ứng biến mới khỏi được.

Lôi Công: Phong tà là nguyên nhân của 100 bệnh, hàn thấp là nguyên nhân của quyết nghịch. làm thế nào để quan sát sắc mặt mà biết được?

Hoàng đế: Thường nhìn ở khuyết (vùng giữa hai lông mày), nếu sắc bạc (mỏng) trạch (sáng) là bệnh thuộc phong, nếu ấm đục là bệnh tý. Nếu sắc bệnh xuất hiện ở hàm dưới là bệnh quyết (do hàn thấp)...

Lôi Công: Người không có bệnh mà đột nhiên chết, làm thế nào để biết trước?

Hoàng đế: Có đại khí (bệnh tà cực nguy hiểm), xâm phạm vào tạng phủ, tuy không có bệnh mà vẫn đột tử.

Lôi Công: Bệnh có chuyển biến ít nhiều  mà lại chết đột ngột làm thế nào để biết trước?

Hoàng đế:
Ở lưỡng quyền có vùng đỏ to bằng ngón tay cái, tuy bệnh có giảm mà vẫn chết đột ngột. Ở thiên đình (trán) có sóng đen to bằng ngón tay cái, tuy không có bệnh mà vẫn chết đột ngột.

Lôi Công: ... Chết đột ngột có thời gian nhất định không?

Hoàng đế: Có thể nhìn sắc thay đổi ở các vị trí trên mặt.

Thiên đình (trán) là (bệnh ở) đầu mặt, trên khuyết (giữa hai lông mày trở lên) là Phế, hạ cực (chỗ lõm nhất của sống mũi) là Tâm, giữa sống mũi là Can, bên trái Can là Đởm, chóp mũi là Tỳ, chỗ rãnh hai bên chóp mũi là Vị, trung ương (từ rãnh hai chóp mũi đến giữa má) là Đại trường, (Dưới xương gò má) kẹp ở phía ngoài má là Thận, dưới Thận là rốn. phía trên diện vương (chóp mũi) ở giữa mũi và má là Tiểu trường, chóp mũi xuống dưới (nhân trung) là Bàng quang, tử cung. Gò má là vai, sau gò má là cánh tay, dưới cánh tay là bàn tay, phía trên đầu mắt là ngực, vú, thẳng chỗ gần tai lên là lưng, dưới Giáp xa là đùi, chính giữa là gối, dưới gối là cẳng chân, dưới cẳng chân là bàn chân, cạnh mép (vùng nếp nhăn ở 2 bên miệng) là mặt trong đùi, chỗ góc hàm dưới (cự khuất) là xương bánh chè. 5 tạng 6 phủ, chi khớp đều có chỗ trên mặt, qua màu sắc ở các nơi đó dùng chữa âm để hòa dương (với dương thịnh âm suy). Khi nắm rõ tình hình sắc các chỗ trên mặt (các bộ phận trong cơ thể) thì có thể chữa có kết quả (điều hòa hư thực). Nên phân biệt cả âm phải, dương trái cho phù hợp với quy luật âm dương tương đối của tự nhiên. Do sắc của nam nữ chuyển dịch, vị trí không giống nhau, nên phải hiểu quy luật của âm dương để có thể quan sát sức nhuận bóng, hay khô úa rồi mới chữa. Người làm được như vậy mới là thầy thuốc giỏi.

- Sắc trầm đục là (bệnh) ở trong, sắc phù trạch là (bệnh) ở ngoài. Sắc vàng đỏ là (bệnh) phong, xanh đen là đau, trắng là hàn, vàng và nhờn là có mủ, đỏ thẫm là huyết thống, thẫm nữa là co giật, hàn cực là da tê dại. 5 sắc có vị trí của nó, quan sát sự phù trầm của nó để biết bệnh ở nông hay sâu, xem sắc nhuận khô để biết thành bại (tiên lượng xấu tốt), xem sắc phân tán hay tập trung để biết bệnh lâu hay mới, xem sắc ở trên hay ở dưới để biết nơi bị bệnh. Thầy thuốc định thần xem sắc mặt bệnh nhân để biết tình hình bệnh tật trước nay. Nếu xem không ký thì không phân tích được thị phi (nơi có và không có bệnh), nếu chuyên tâm xem sắc mặt, có thể thấy được tình hình bệnh tật trước nay. Sắc (đáng phải) sáng đẹp nay không lộ ra, mà lại có trầm đục là bệnh nặng, nếu không sáng đẹp, không nhuận thì bệnh không nặng. Nếu sắc phân tán không có chỗ nhất định, thì bệnh cũng không có chỗ nhất định, chưa có tụ lại, thì bênh phân tán và có khí thống, chưa tụ lại được.

- Thận (sắc đen) thừa Tâm (ở chỗ lõm giữa hai mắt), là Tâm có bệnh trước, rồi Thận sẽ ứng sau. Các (vị trí khác không có màu) sắc (tương ứng của nó) đều (dùng cách giải thích) như thế

- Nam có sắc bệnh ở diện vương (chóp mũi) là đau bụng dưới, nếu ở dưới (chỗ nhân trung) là đau tinh hoàn, nếu ở đúng giữa nhân trung là đau dương vật, ở phần trên nhân trung là gốc dương vật đau, ở phần dưới là đầu dương vật đau, đều thuộc loại hồ sán thoát vị ở bìu.

- Nữ có bệnh ở diện vương (chóp mũi) là bệnh ở Bàng quang (tử cung), nếu sắc phân tán là đau do khí trệ, nếu bệnh sắc tập trung ở một chỗ là bệnh tích tụ, sắc hình tròn hay vuông ở bên phải hay bên trái đều tương ứng với hình trạng của bệnh. Nếu sắc bệnh tiếp tục đi xuống, bệnh đến vùng xương cùng là dâm trọc, nếu nhuận bẩn như cao, là do bạo ăn nhiều thứ không sạch.

- Sắc bệnh bên trái là bệnh bên trái, sắc bệnh bên phải là bệnh bên phải. Sắc bệnh do tà khí có tụ, có tán mà không đoan chính ở chỗ nào, thì là tạng phủ tương ứng với chỗ đó có bệnh. Các sắc xanh, đen, đỏ, trắng, vàng đều đoan chính,đầy đặn, có thể thấy ở bộ phận khác ngoài bộ phận của mình. (Trong trường hợp bệnh lý), ở bộ phận khác mà có sắc đỏ (Tâm) to như quả dâu da ở chóp mũi (diện vương) là bệnh sẽ thay đổi trong vòng vài ngày. Nếu sắc bệnh sắc nhọn ở trên, là chính khí ở đầu rỗng hư, tà có khuynh hướng phát triển lên, nếu có cạnh phí dưới sắc nhọn, là tà khí có khuynh hướng phát triển xuống dưới, nếu có cạnh sắc nhọn, ở phía trái hoặc phải là bệnh tà có chiều hướng phát triển sang phải.

* Quan hệ giữa sắc và tạng như sau: Xanh là Can, đỏ là Tâm, trắng là Phế, vàng là Tỳ, đen là Thận. Cần hợp với cân, Tâm hợp với mạch, Phế hợp với da, Tỳ hợp với cơ nhục, Thận hợp với xương.
« Sửa lần cuối: Tháng Ba 26, 2022, 11:14:36 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #49 vào lúc: Tháng Mười 16, 2017, 09:00:23 AM »

50. Bàn về dũng cảm (Luận dũng)


Nội dung: Nói về sắc da của mỗi người không giống nhau và sắc bệnh ở mỗi màu cũng có khác nhau. Có người dũng cảm và nhút nhát, nguyên nhân chính là do chức năng của tạng phủ thịnh hay suy, đặc biệt là 3 tạng Tâm, Can, Đởm, chúng có quan hệ mật thiết với lòng dũng cảm và sự nhút nhát.

Hoàng đế: Có một số người ở cùng một chỗ, hoặc cùng đứng, cùng đi, họ cùng tuổi mặc cùng loại quần áo, đột nhiên cũng bị nắng gắt mưa to, có người lại mắc bệnh có người không, hoặc họ cùng mắc bệnh hoặc cùng không mắc bệnh. Tại sao vậy?

Thiếu Du: Mùa Xuân có thanh phong (gió ấm), mùa Hạ có dương phong (gió nóng), mùa Thu có lương phong (gió mát), mùa Đông có hàn phong (gió rét). Bốn loại gió mùa này gây những bệnh khác nhau.

Hoàng đế: Khi bị cảm gió của 4 mùa khác nhau thì bệnh nhân như thế nào?

Thiếu Du: Người có da vàng mỏng, cơ yếu mềm thì không chịu nổi hư phong của mùa Xuân (mộc khắc thổ), người có da trắng mỏng, cơ yếu mềm thì không chịu nổi gió chướng hư phong của mùa Hạ (hỏa khắc kim), người có da xanh mỏng, cơ yếu mềm thì không chịu nổi hư phong của mùa Đông (thủy khắc hỏa).

Hoàng đế: Còn da màu đen?

Thiếu Du: Người có da đen dày, cơ săn chắc thì không bị gió chướng của bốn mùa làm tổn thương. Còn người có da hay thay đổi, da của họ mỏng, thịt không săn chắc, sắc khí lại thay đổi bất nhất thì khi nào mùa Trưởng hạ đến có hư Phong, họ sẽ bị bệnh. Nếu da dày cơ săn chắc, mà bị hư phong rồi lại bị hàn tà, do cả biểu và lý đều bị tấn công thì có thể bị bệnh (dùng quan hệ ngũ hành để giải thích).

Hoàng đế: Có người chịu được đau, có người không chịu được đau, không phải là điều kiện để phân biệt ai là kẻ gan dạ hoặc kẻ hèn nhát. Vì có dũng sỹ sợ đau nhưng khi gặp khó thì tiến lên, nhưng khi bị đau thì lại co vòi lại. Có người nhút nhát chịu được đau nhưng gặp khó khăn thì lại co vòi lại, nhưng khi khi bị đau vẫn không động đậy. Có những người nhát gan sợ đau, khi thấy khó khăn gặp đau, đều sợ không dám nhìn, líu lưỡi nói không được, mất hơi (thất khí), sợ hãi, biến sắc, chết dở, sống dở. Tại sao lại như vậy?

Thiếu Du: Chịu và không chịu được đau còn do da dày hay mỏng, cơ mềm yếu hay săn chắc, trong lòng thư hoãn hay căng thẳng (hoãn cấp), chứ không phải chỉ do dũng cảm và nhát gan.

Hoàng đế: Tại sao có dũng cảm và nhát gan?

Thiếu Du: Người dũng sỹ mắt sâu lông mày dựng, nhìn có hào quang và trực diện nhìn nếp da có ngang thô, tâm đoan chính trung trực, Can lớn và kiên, Đởm dày và căng ra bốn phía, khi lên cơn giận thì khí thịnh và ngực căng, Can khí vượng lên, Đởm khí tràn ngang ra , mắt mở to như rách ra, ánh mắt tỏa ra, lông tóc dựng lên, mặt xanh bệch. Đấv là nguyên nhân (Tâm, Can, Đởm thịnh) quyết định tính cách của dũng sĩ.

- Người nhát gan mắt to nhưng không giảm (vô thần) Âm Dương mất điều hòa, da dọc, thưa mềm, mũi kiếm, xương ngực ngắn nhỏ, hệ Can hoãn, Đởm không dày mà thẳng đứng, Trường vị gầy nhỏ và thẳng ít gấp uốn khúc, (Can khí) dưới cạnh sườn rỗng, tuy có cơn thịnh nộ, khí vẫn không làm căng ngực, tuy khí của Can Phế thịnh lên, nhưng suy rất nhanh và xuống ngay, không thể giận lâu, đó là nguyên nhân quyết định tính cách của người nhát gan.

Hoàng đế: Người nhát gan khi uống rượu, lên cơn giận không né tránh ai, giống như người dũng cảm, vậy tạng nào có tác dụng để gây nên trạng thái này?

Thiếu Du: Rượu do ngũ cốc tạo thành, là dịch của ngũ cốc đã được tiêu hóa, khí của nó mạnh mẽ. Nếu nó vào vị thì làm vị chướng, khí nghịch lên làm đầy ngực, Can khí thịnh và phù (nổi lên) Đởm nằm ngang ra. Lúc say đó, hành vi dũng cảm như dũng sĩ, nhưng khi hết say, khí suy rồi thì lại thấy hối hận. Như vậy gọi là "tửu bột", chỉ hăng khi bị rượu kích thích mà thôi.
« Sửa lần cuối: Tháng Tư 03, 2019, 11:39:17 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #50 vào lúc: Tháng Mười 16, 2017, 11:00:27 AM »

51. Huyệt du ở lưng (Bối du)


Hoàng đế: Muốn nghe những huyệt du ở lưng ứng với ngũ tạng?

Kỳ Bá: Các huyệt du đều nằm ở hai bên cột sống. Huyệt Đại trữ ở dưới mỏm trữ cốt (đốt sống lưng 1) ngang ra 1,5 thốn, huyệt Phế du dưới mỏm đốt sống lưng 3 ngang ra, huyệt Tâm du ở dưới mỏm đốt sống lưng 5 ngang ra, huyệt Cách du ở dưới mỏm đốt sống lưng 7 ngang ra, huyệt Can du ở dưới mỏm đốt sống lưng 9 ngang ra,, huyệt Tỳ du ở mỏm đốt sống lưng 11 ngang ra, huyệt Thận du ở mỏm đốt sống lưng 14 (thắt lưng 2)ngang ra. Các huyệt đều ở kẹp hai bên cột sống và hai huyệt cùng tên cách nhau 3 tấc. Cách xác định và kiểm tra vị trí huyệt là ấn vào đó thấy cảm giác đau tức hoặc đang có đau ấn vào thì hết đau. Trong điều trị nên cứu và không nên châm các huyệt này. Nếu tà khí thịnh thì tả, chính khí hư thì bổ. Nếu tả bằng hỏa (cứu) thì thổi mồi ngải cho cháy to làm cho bệnh nhân thấy bỏng rát thì thêm mồi ngải đốt tiếp, phải dập lửa nhanh, để đạt mức có cảm giác bỏng rát song không làm tổn thương da cơ. Nếu bổ bằng hỏa (cứu) thì sau khi đốt mồi ngải cứu rồi, để nó tự cháy, không được thổi để lửa bốc lên.
« Sửa lần cuối: Tháng Tư 03, 2019, 11:39:46 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #51 vào lúc: Tháng Mười 16, 2017, 11:08:11 AM »

52. Khí bảo vệ (Vệ khí)


Nội dung: Nói về công năng của khí dưỡng và khí bảo vệ (dinh khí, vệ khí), tình hình hoạt động của chúng trong cơ thể , nói rõ chữa bệnh cần căn cứ vào hệ kinh lạc, nắm gốc ngọn hư thực. Lấy điểm gốc, điểm ngọn của 12 kinh, vị trí các huyệt làm căn cứ cho việc bổ tả.

Hoàng đế: Ngũ tạng là nơi tàng tinh thần hồn phách, lục phủ, là nơi nhận và tiêu hóa thức ăn. Khí của thức ăn uống bên trong vào ngũ tạng, bên ngoài ra thân thể, chi, khớp. Khí nổi của nó không tuần hành ở trong đường kinh gọi là khí bảo vệ (vệ khí). Khí tinh của nó tuần hành ở trong đường kinh gọi là khí dinh dưỡng. Hai khí âm dương này (dinh vệ) bám sát nhau, cả ở trong và ở ngoài thông lẫn nhau, tuần hoàn khép kín. Hai khí tuần hoàn và dừng ở các trạm liên tục, như vậy nên không có tận cùng, tuy vậy chúng vẫn có phân ra Âm Dương, đều có gốc, ngọn, hư thực và nơi tách ra. Nếu phân rõ Âm Dương của 12 kinh, thì có thể biết rõ nguyên nhân gây bệnh; biết được hư thực ở chỗ nào, biết được bệnh ở cao hay thấp; biết được chỗ "khí giải" của 6 phủ thì có thể giải được các nút (châm cho thông chỗ kinh bị tắc, sự tương hợp tương thừa của các kinh) nơi cửa ngõ của các đường kinh; biết được trạng thái hư thực của kinh, biểu hiện bằng cứng và mềm, sẽ tìm được nơi bổ tả chính; nếu tìm được gốc ngọn của 6 kinh thì không gì là không nắm được, dù bệnh tình có phức tạp và có thể ứng phó dễ dàng.

Kỳ Bá:

- Gốc của kinh Thái dương chân, ở trên phía ngoài gót chân 5 tấc (huyệt Phụ dương). Ngọn của nó 2 bên lạc phải và trái (Tình minh) của mệnh môn (Ấn đường). Mệnh môn là mắt (Tình minh). Gốc của kinh Thiếu dương chân, ở giữa khiếu âm, ngọn ở trước Song long (Thính cung - huyệt hội của Thái dương và Thiếu dương). Song long là tai. Gốc  của kinh Thiếu âm chân, ở trên mắt cá trong 2 tấc, ở Phục lưu hoặc Giao tín, ngọn của nó ở hai bên đốt sống 14 (Thận du) và hai mạch ở dưới lưỡi (cạnh Liêm tuyền). Gốc của kinh Quyết âm chân, ở trên hành gian 5 tấc (Trung phong), ngọn của nó ở hai bên đốt sống lưng 9 (Can du). Gốc của kinh Dương minh chân, ở Lệ đoài, ngọn ở Nhân nghinh, ở hai bên khiếu trên của họng. Gốc của kinh Thái âm chân ở trước và trên Trung phong 4 tấc (Tam âm giao), tiêu ở hai bên đốt sống 11 (Tỳ du) và gốc lưỡi.

- Gốc của kinh Thái dương tay ở sau mắt cá ngoài (Dưỡng lão), ngọn của nó ở trên mạnh môn 1 tấc (trên Tình minh 1 tấc tức Toản chúc). Gốc của kinh Thiếu dương tay, ở trên kẽ ngón tay út và nhẫn 2 tấc (Trung chữ. Linh khu dịch thích: Dịch môn), ngọn ở sau tai lên đến ngang mỏm tai, và xuống dưới đến đuôi mắt (Ty trúc không). Gốc của kinh Dương minh tay ở xương khuỷu tay (Khúc trì), lên đến biệt dương (Tý nhu), tiêu của nó ở dưới trán hợp với trên tai (Đầu duy). Gốc của kinh Thái âm tay ở ngang mạch cổ tay (Thái uyên), ngọn ở động mạch trong nách (Thiên phủ - Giáp ất kinh - Thiên: bệnh hàn nhiệt - Linh khu). Gốc của kinh Thiếu âm tay, ở mép xương đậu (thần môn), ngọn ở hai bên đốt sống thắt lưng 5 (Tâm du). Gốc của kinh chủ tay. (Quyết âm tay) ở sau nếp cổ tay 2 tấc giữa 2 gân (Nội quan), ngọn ở dưới nách 3 tấc (Thiên trì).

- Chẩn đoán gốc ngọn, ở dưới là gốc, nếu hư thì quyết lại (nguyên dương suy) nếu thực thì nhiệt. Ở trên là ngọn, nếu hư thì huyễn vựng (thanh dương không lên), nếu thịnh thì nhiệt thống (đau). Nếu thực dùng phép tả để cắt đứt nguồn gốc của tà khí thịnh, từ đó không cho bệnh phát triển. Nếu hư dùng phép bổ, dẫn khí, làm cho khí phấn chấn lên.

- Về khí giai của các bộ phận, 8 khí của ngực có giai (đường phổ) của nó. Khí của bụng có giai (đường phố) của nó, khí của đầu có giai (đường phổ) của nó, khí của cẳng chân có giai (đường phổ) của nó. Khí của đầu, chữa ở não (Bách hội). Khí của ngực chữa ở hai bên ngực và các huyệt du của đốt sống lưng; Khí của bụng, chữa ở các huyệt du của đốt sống lưng, thắt lưng và mạch Xung, cùng động mạch ở hai bên rốn (Hoang du, Thiên khu). Khí của cẳng chân chữa ở khí giai (Khí xung), Thừa sơn, và huyêt ở trên dưới mắt cá. Lấy các huyệt đó, dùng hào châm để chữa, thao tác cần ấn day huyệt đó một lúc lâu đợi khí, rồi mới làm thủ thuật châm. Chữa các chứng bệnh sau: Đau đầu huyễn vựng, ngất sỉu, đau bụng, bụng đầy chướng và có tích mới. Nếu đau có di động (tức chưa có một tích huyệt cố định) thì dễ khỏi. Nếu tích mà không đau (tích đã lâu) thì khó chữa.
« Sửa lần cuối: Tháng Tư 03, 2019, 11:40:47 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #52 vào lúc: Tháng Mười 17, 2017, 09:24:05 AM »

53. Luận về đau (Luận thống)


Nội dung: Nói về người có xương khỏe, gân mềm, cơ hoãn, da dầy chịu đau tốt, dễ tiếp thu phương pháp chữa bằng châm cứu. Nếu có cơ săn, da mỏng thì chị đau kém, khó tiếp thu phương pháp chữa bằng châm cứu. Người có Vị (dạ dày) hậu, sắc đen, xương to, người béo thì chịu tốt độc tính của thuốc, người gày Vị yếu, chịu kém độc tính của thuốc.

Hoàng đế: Gân xương mạnh và yếu, cơ nhục cứng và nhẽo, da dày và mỏng, tấu lý thưa và dày, đối với kích thích đau của châm cứu có gì khác nhau không? Trường vị hậu bạc (dày mỏng), cứng nhẽo khác nhau, đối với độc tính của thuốc có gì khác nhau không?

Thiếu Du: Nói chung xương khỏe, gân mềm, cơ hoãn, da dày, thì chịu đau tốt và có thể chịu tốt kích thích đau của châm cứu.

Hoàng đế: Làm thế nào để biết họ chịu đau tốt?

Thiếu Du: Người khỏe, da đen, xương khỏe có thể chịu kích thích lửa của cứu. Người cơ săn, da mỏng, không chịu được kích thích đau của châm, cũng không chịu được kích thích đau của lửa cứu.

Hoàng đế: Bệnh của người ta, hoặc cùng bị bệnh một lúc, hoặc có dễ chữa, hoặc có khó chữa tại sao?

Thiếu Du: Người có da nhiệt thì dễ chữa, người có da hàn thì khó chữa.

Hoàng đế: Làm thế nào để biết người ta có thể chịu được độc tính của thuốc?

Thiếu Du: Vị (dạ dày) hậu, da đen, xương to và béo thì chịu được độc tính của thuốc tốt. Người gày, Vị bạc (yếu) thì chịu đựng độc tính của thuốc kém.
« Sửa lần cuối: Tháng Tư 03, 2019, 11:41:36 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #53 vào lúc: Tháng Mười 17, 2017, 09:50:41 AM »

54. Tuổi trời (Thiên niên)


Nội dung: Khí huyết thịnh hay suy, tạng phủ mạnh hay yếu, có quan hệ mật thiết đến tuổi thọ. Sông 100 năm mới là hết tuổi trời. Làm thế nào để chống già nua, giữ sức khỏe để hưởng thọ là vấn đề được nêu trong thiên này.

Hoàng đế: Con người sinh ra thì lấy gì làm cơ sở? Dựa vào cái gì để xây dựng phần ngoài của nó, mất cái gì thì chết, có cái gì thì sống?

Kỳ Bá: Trong khi thai nghén, lấy khí huyết của mẹ làm cơ sở, lấy nguyên dương của bố để làm phần ngoài thân thể (Âm ở trong Dương ở ngoài), mất thần thì chết, có thần thì sống.

Hoàng đế: Thế nào gọi là thần?

Kỳ Bá: (Thần là biểu hiện của sự sống) khí huyết điều hòa, dinh vệ tuần hoàn thông suốt, ngũ tạng hình thành, thần khí tàng ở Tâm, hồn phách đầy đủ (hoạt động tinh thần - gần với thần là hồn, gần với tinh là phách) thì sẽ thành người.

Hoàng đế: Tuổi thọ của người ta khác nhau, người yếu không thọ, người chết đột ngột, người có bệnh mãn tính, tại sao?

Kỳ Bá: Người có 5 tạng kiên cố, huyết mạch điều hòa, khí huyết trong cơ nhục tuần hoàn thông suốt, da săn chắc, dinh khí, vệ khí tuần hoàn bình thường, thở nhẹ đều hòa hoãn, khí vận hành trong người tốt, 6 phủ tiêu hóa ngũ cốc tốt, tân dịch phân bố đều đặn đi toàn thân, mọi hoạt động trong người đều tốt có thể sống lâu.

Hoàng đế: Tại sao lại có người sống đến 100 tuổi?

Kỳ Bá: Người có nhân trung sâu dài và lỗ mũi sâu dài, hàm dưới và 4 bể của mặt cao đầy đặn (mặt vuông), dinh vệ khí huyết điều hòa và thông suốt, 3 phần trên, giữa, dưới của mặt đều cao mà không lõm xuống, xương cao to, thân thể đầy đặn, thì có thể sống đến 100 tuổi.

Hoàng đế: Tình hình diễn biến thịnh suy của khí từ mới đẻ đến khi chết như thế nào?

Kỳ Bá: Đến 10 tuổi, 5 tạng mới bắt đầu kiện toàn, khí huyết thông suốt, lúc đó kinh khí ở dưới (mới sinh) nên thích chạy nhảy. Đến 20 tuổi, khí huyết đã thịnh, cơ nhục đang phát triển, nên đi đứng vững chãi, mạnh mẽ, thích chạy. Đến 30 tuổi, 5 tạng đã hoàn toàn kiện toàn, cơ nhục săn chắc, huyết thịnh mạch đầy, đi đứng đĩnh đạc hơn, không thích chạy nhảy nữa. Đến 40 tuổi, 5 tạng, 6 phủ, kinh mạch đều đến mức thịnh nhất, thấu lý đã bắt đầu thưa, sắc mặt dung nhan có bề giảm sút, tóc đã bắt đầu hoa râm, kinh khí bình ổn và cực đầy không thể hơn nữa, nên đã thích ngồi. Đến 50 tuổi, Can khí đã bắt đầu suy, lá gan đã mỏng đi, mật tiết ít đi, bắt đầu nhìn mờ không rõ. Đến 60 tuổi, Tâm khí đã bắt đầu suy, thường hay bi ai lo nghĩ, khí huyết tuần hoàn uể oải nên thích nằm. Đến 70 tuổi Tỳ khí hư, da khô. Đến 80 tuổi Phế khí hư, hồn đã kiệt, nên nói hay lẫn. Đến 90 tuổi, cả 5 tạng đều hư, thần khí không còn, chỉ còn thể xác, và chết.

Hoàng đế: Tại sao người ta không sống đến 100 tuổi mà chết sớm?

Kỳ Bá: Do 5 tạng của họ đều không vững chắc, nhân trung và lỗ mũi ngắn, lỗ mũi hếch ra ngoài, thở khó, hen, thở gấp. Cằm và 4 bên của mặt thấp mỏng, trong mạch ít máu, cơ không săn chắc, bị trúng phong hàn nhiều lần, khí huyết hư, suy, thiểu, mạch không thông, ngoại tà dễ tấn công, do chân khí kém nên bị loạn, tà khí vào càng sâu, nên chỉ sống được 1/2 chừng thì chết.
« Sửa lần cuối: Tháng Tư 03, 2019, 11:43:21 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #54 vào lúc: Tháng Mười 17, 2017, 04:59:35 PM »

55. Nghịch thuận


Nội dung: Ở người ta khí vận hành có nghịch có thuận, mạch có thịnh có hư cho nên phép châm phải khác nhau, có người chữa được châm, có người không được châm, có người cần châm.

Hoàng đế: Khí vận hành có nghịch có thuận, mạch có thịnh có suy, châm có các cách châm, nên hiểu thế nào?

Bá Cao: Khí vận hành có thuận có nghịch là ứng với trời đất, Âm Dương, tứ thời, ngũ hành, lấy sự thịnh suy của mạch làm cơ sở để chuẩn đoán khí huyết hư, thực, đủ, yếu. Từ đó xác định phép châm ở từng người, hoặc chưa được châm, hoặc không được châm, hoặc cần phải châm.

Hoàng đế: Khi nào chưa nên châm?

Bá Cao: Khi sốt cao đang thịnh, khi mồ hôi ra không dứt, khi mạch đập loạn, khi mạch và chứng tương phản, thì chưa được châm.

Hoàng đế: Khi nào có thể châm?

Bá Cao: Người thầy thuốc giỏi thì châm khi bệnh chưa rõ rệt, thứ đến là châm khi tà khí đã suy. Người thầy thuốc kém thì châm khi bệnh tà đang rất mạnh (mà cơ thể suy yếu), hoặc chỉ thấy hiện tượng tà khí thịnh (mà không phân tích tình hình ngũ tạng), đã vội châm, hoặc châm khi chứng và mạch tương phản. Cho nên nói là: Khi tà khí đang cực thịnh thì chưa nên châm (vì lúc đó chính khí đã bị suy, nếu châm thì càng suy), đợi khi tà khí suy hãy châm (để đuổi nốt tà khí) thì sẽ thành công lớn. Cho nên nói: Thầy thuốc giỏi chữa khi chưa có bệnh, không chữa khi đã có bệnh (Bình: Cách sử trí như vậy đã thật tốt chưa? Tại sao không đánh khi tà khí đang thịnh, nó đang phá hoại mạch? Theo tôi nên đánh cả lúc đó mới đúng, tất nhiên phải chiếu cố đến chính khí).
« Sửa lần cuối: Tháng Tư 03, 2019, 11:44:02 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #55 vào lúc: Tháng Mười 18, 2017, 03:50:15 PM »

56. Ngũ vị


Nội dung:  Nói về 5 vị (thức ăn) sau khi vào dạ dày được tiêu hóa rồi sẽ đi vào các tạng có  liên quan theo quy luật ngũ hành tương khắc, cũng nói lên tương kỵ giữa vị và tạng.

Hoàng đế: Thức ăn có 5 vị, chúng phân biệt đi vào các tạng phủ như thế nào?

Bá Cao: Vị là biển của 5 tạng 6 phủ. Thức ăn vào Vị được tiêu hóa rồi đưa các chất bổ đi 5 tạng 6 phủ. Mỗi vị của ngũ vị đi vào tạng có quan hệ với nó. Chua vào Can trước, đắng vào Tâm trước, ngọt vào Tỳ trước, cay vào Phế trước, mặn vào Thận trước. Cốc khí hóa thành tân dịch tuần hoàn trong cơ thể, hóa thành dinh khí, vệ khí cũng tuần hoàn rất tốt (và phát huy tác dụng), còn lại hóa thành cặn bã và truyền dần xuống dưới để tống ra ngoài.

Hoàng đế: Tình hình tuần hoàn của dinh khí, vệ khí như thế nào?

Bá Cao: Bắt đầu thức ăn vào dạ dày được tiêu hóa thành các chất tinh vi rồi thì vị đi ra hai tiêu (thượng tiêu, trung tiêu), để tưới cho ngũ tạng, và đi làm hai đường, cũng là hai đường tuần hoàn của dinh khí và vệ khí. Đồng thời còn đại khí, tập trung mà không hành (tuần hoàn) tích lại ở trong ngực được gọi là khí hải, khí đó đi ra từ Phế, dọc theo hầu họng để thở, thở ra thì ra, hít vào thì vào. Tinh khí của cả trời và đất là nguồn gốc chính để duy trì sự sống bình thường (tình hình tiêu hao của chúng nói chung như sau: Tông khí, dinh vệ và cặn bã) ba thứ bị tiêu hao và ra ngoài, một thứ (tinh khí của trời đất) vào để nuôi dưỡng cơ thể. Nếu không có thức ăn thì 1/2 ngày khí sẽ suy và 1 ngày khí sẽ thiểu.

Hoàng đế: Xin nói về ngũ vị của thức ăn?

Bá Cao: Ngũ cốc có vị ngọt, vừng vị chua, đậu to vị mặn, lúa mạch vị đắng, tiểu mễ vị cay. Ngũ quả có: Táo vị ngọt, lê vị chua, hạt dẻ vị mặn, hạnh vị đắng, cà vị cay. Ngũ loại rau có: Quỳ vị ngọt, hẹ vị chua, lá dâu vị mặn, tỏi dại vị đắng, hành vị cay. Ngũ sắc có: Màu vàng thường ngọt, màu xanh thường chua, màu đen thường mặn, màu đỏ thường đắng, màu trắng thường cay. Trong năm màu đó mỗi màu có một vị thích ứng. Năm thích ứng là sự kết hợp giữa 5 sắc với 5 vị, như: Bệnh ở Tỳ, nên ăn cơm gạo tẻ thịt bò, táo, rau quỳ (ngọt). Bệnh ở Tâm nên ăn lúa mạch, thịt dê, hành, tỏi dại (đắng). Bệnh ở Thận nên ăn giá đậu vàng, thịt lợn, hạt dẻ, lá dâu (mặn). Bệnh ở Can nên ăn vừng, thịt chó, lê, rau hẹ (chua). Bệnh ở Phế nên ăn tiểu mễ, thịt gà, cà, hành (cay).

- Bệnh ở Can kiêng ăn cay, bệnh ở Tâm kiêng ăn mặn,  bệnh ở Tỳ kiêng ăn chua,  bệnh ở Thận kiêng ăn ngọt,  bệnh ở Phế kiêng ăn đắng.

- Can màu xanh, nên ăn ngọt, cơm gạo tẻ, thịt bò, táo, rau quỳ, đều có vị ngọt. Tâm màu đỏ nên ăn chua, thịt chó, vừng, lê, hẹ (cửu) đều có vị chua. Tỳ màu vàng, nên ăn mặn, đậu to, thịt lợn, hạt dẻ, lá dâu, đều có vị mặn. Phế màu trắng, nên ăn đắng, lúa mạch, thịt dê, hành, tỏi dại, đều có vị đắng. Thận màu đen, nên ăn cay, tiểu mễ, thịt gà, đào, hành, đều có vị cay.

Bảng tóm tắt cho dễ dùng


Bình: Nếu theo hành khắc nó thì sẽ là 5 điều nên: Xanh, Can Phế ăn chua. Đỏ Tâm Thận nên ăn đắng. Vàng Tỳ Can nên ăn ngọt. Trắng Phế Tâm nên ăn cay. Đen Thận Tỳ nên ăn mặn
« Sửa lần cuối: Tháng Tư 03, 2019, 11:44:45 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #56 vào lúc: Tháng Mười 18, 2017, 05:31:08 PM »

Quyển thứ chín

57.Thủy chứng


Nội dung: Nêu về thủy chứng, các thủy chướng như Da chướng, Cổ chướng, Trường tân, Thạch hà, Thạch thủy, đặc điểm và chẩn đoán, phân biệt của các chứng này.

Hoàng đế: Sự khác nhau của thủy chướng cơ bụng với Da chướng, Cổ chướng, Trường tân, Thạch hà, Thạch thủy là gì?

Kỳ Bá:

 - Thủy chướng bắt đầu bằng mắt hơi mọng như mới ngủ dậy, mạch cổ (nhân nghinh) đập nhanh có lực, thỉnh thoảng ho, mặt trong đùi lạnh, cẳng chân phù, bụng to dần và hình thành thủy chướng. Lấy tay ấn bụng, rồi bỏ tay ra thì chỗ ấn nổi lên ngay, như túi đựng nước vậy.

- Da chướng là do khí hàn lưu ở trong da, ở trong rỗng và có âm thanh, bụng to, toàn thân phù, da dày, ấn vào bụng, chỗ ấn bị lõm, màu da bụng không đổi.

- Cổ chướng là bụng chướng (như cái trống, toàn thân phù, giống như da chướng, như màu da xanh vàng, có gân xanh ở bụng).

- Trường tân là khí hàn lưu ở ngoài ruột đánh nhau với vệ khí, làm tuần hoàn của vệ khí bị trở ngại, làm cho cả huyết tích lại không thông, sự tích lại và lưu trệ ở trong này làm khí ác nổi lên và sinh ra thịt thừa. Mới bắt đầu thì nó to như quả trứng gà, rồi to dần đến mức như cái thai trong bụng. Bệnh thường lâu, nhiều năm, sờ thấy cứng, đầy thi di động song hành kinh vẫn đều.

- Thạch hà là (bệnh ở bào cung) do khí hàn vào cửa dạ con, làm nó tắc lại, tuần hoàn của khí không thông, huyết xấu không ra được nên huyết ngưng ở trong và to dần như có thai và kinh không đều. Bệnh chỉ ở trong dạ con của nữ, chữa bằng cách trục ứ thông lợi.

Hoàng đế: Có thể dùng châm để chữa bệnh da chướng cổ chướng không?

Kỳ Bá: Mới đầu dùng kim chích nặn máu huyết ứ ở lạc, rồi điều hòa kinh mạch về bình thường, chú ý lấy nặn máu xấu làm chủ.
« Sửa lần cuối: Tháng Tư 03, 2019, 11:45:17 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #57 vào lúc: Tháng Mười 18, 2017, 05:59:25 PM »

58. Tặc phong (Gió độc)


Nội dung: Nói về gió độc là khí hậu khác thường của 4 mùa. Gió độc có thể hại người nếu không biết giữ mình.

Hoàng đế: Gió độc có thể gây bệnh cho người. Song có người chỉ ở trong nhà, được che chắn rất tốt không thể bị gió độc làm tổn thương được, tại sao lại đột ngột bị bệnh?

Kỳ Bá: Những người đó đều bị khí thấp làm hại, thấp tà ẩn náu trong mạch máu, giữa các cơ và ở lâu trong đó. Hoặc bị ngã từ cao xuống, huyết ứ tích ở trong người, hoặc đột nhiên quá vui quá giận, ăn uống không điều độ, không thích ứng được khí hậu nóng lạnh, làm thấu lý đóng lại và không thông. Hoặc lúc thấu lý mở ra bị phong hàn tấn công làm khí huyết ngưng kết, tân cảm và lưu tà hợp với nhau thành hàn tý. Hoặc lúc nóng ra mồ hôi và lúc mồ hôi đang ra thì bị phong tà tấn công. Những người đó tuy ở trong nhà, không bị gió độc của bốn mùa, nhưng do có lưu tà nay gặp tân cảm nên sinh bệnh.

Hoàng đế: Còn có người không bị gió độc, cũng không bị kích thích tâm thần mà đột nhiên bị bệnh là tại sao? có phải do quỷ thần không?

Kỳ Bá: Do có tà lưu ở trong nhưng chưa phát bệnh, do trong lòng có việc không vừa ý, hoặc không toại nguyện làm khí huyết loạn ở trong, thế là tà vẫn lưu ở trong và nguyên nhân mới đánh nhau nên gây bệnh. Thay đổi tình trí này biểu hiện ra ngoài rất tinh tế, nhìn không thấy, nghe không rõ, làm người ta nghĩ là thần quỷ gây nên, nhưng thật ra không phải như vậy.

Hoàng đế: Có người dùng phương pháp "Chúc do" (một phương pháp điều trị tâm thần cổ) để chữa và khỏi bệnh tại sao?

Kỳ Bá: Đó là dùng cái thắng ức chế cái thừa về mặt tâm thần để chữa bách bệnh. Trước hết phải hiểu nguyên nhân gây ra bệnh, rồi dùng cách chuyển dịch chú ý (tinh thần) để thay đổi khí quyết. Đó là phương pháp "Chúc do" để chữa khỏi bệnh.
« Sửa lần cuối: Tháng Tư 03, 2019, 11:46:03 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #58 vào lúc: Tháng Mười 20, 2017, 07:05:34 AM »

59. Khí bảo vệ mất bình thường (Vệ khí thất thường)


Nội dung: Nói về khí, vệ khí tuần hoàn thất thường, lưu ở trong ngực bụng thì gây nhiều bệnh và cách châm (huyệt và thủ thuật) để chữa các bệnh đó. Ngoài ra còn nói đến trong chẩn đoán còn dựa vào người gầy béo hoặc to nhỏ, tuổi lớn nhỏ, để chữa cho có kết quả. Còn miêu tả 3 loại người béo to: Béo, phì lộn, cơ.

Hoàng đế: Khi vệ khí ngưng ở trong bụng rồi tích lại uất kết ở đó không hành, làm cho người ta thấy sườn, dạ dày đầy, suyễn khí nghịch, làm thế nào để chữa?

Kỳ Bá: Nếu khí tích ở ngực, lấy huyệt ở trên để chữa, nếu khí tích ở bụng, lấy huyệt dưới để chữa, nếu trên bụng dưới ngực đều đầy, lấy huyệt bên cạnh để chữa.

Hoàng đế: Có thể lấy các huyệt nào?

Kỳ Bá: Tích ở trên thì tả Nhân nghinh, Thiên đột, hầu trung (Liêm tuyền), tích ở dưới thì Túc tam lý và khí giai (Khí xung), đầy ở cả trên và dưới, dùng cả Nhân nghinh, Thiên đột, Liêm tuyền ở trên và Túc tam lý, Khí xung ở dưới, thêm huyệt ở dưới sườn 1 tấc (Chương môn), bệnh nặng thì dùng cách châm: Kê túc" (châm thẳng rồi sau đó châm chếch ra hai bên phải trái như chân gà). Trong chẩn đoán, nếu thấy mạch to và huyền cấp, hoặc mạch tuyệt và da bụng rất căng thì không được dùng châm.

Hoàng đế: Làm thế nào mà biết bệnh của da, của cơ, của khí huyết, của cân, của xương?

Kỳ Bá: Bệnh ở da có sắc bệnh giữa hai lông mày mỏng và bóng. Bệnh ở cơ có sắc bệnh ở môi xanh, vàng, đỏ, trắng, đen. Bệnh của khí huyết có dinh khí tán ra ngoài, thể hiện có nhiều mồ hôi, da nhuận. Bệnh ở cân có sắc bệnh ở mắt xanh, vàng, đỏ, trắng, đen. Bệnh ở xương khi vành tai khô không nhuận, đầy dáy tai và bẩn.

Hoàng đế: Bệnh xuất hiện ở bộ phận nào đó, làm thế nào để xác định được mục tiêu để châm?

Kỳ Bá: Bệnh thường thiên biến vạn hóa, khó mà ghi chép hết, tuy nhiên bệnh ở da có vị trí của nó, bệnh ở cơ có trụ cột của nó (cơ co), bệnh của khí huyết có nơi vận hành của nó, bệnh ở xương có nơi phụ thuộc của nó (nơi hai xương giao nhau). Đó là mục tiêu để ta châm.

Hoàng đế: Xin nói rõ lý do?

Kỳ Bá: Vì da ở thể biểu, và kinh khí bắt đầu vận hành từ các đầu chi, nên bệnh ở da, châm ở tứ chi, bệnh ở cơ lấy trụ cột của các cơ (các cơ nổi lên), trụ cột là nơi có cơ dày, ở đó các kinh dương ở tay, cẳng chân và Thiếu âm chân đi qua. Bệnh của khí huyết thì lấy lạc mạch, đó là nơi kinh khí đi đến, nếu khí huyết bị lưu trệ thì chúng sẽ đầy lên. Bênh ở cân không có phân ra Âm hay Dương, bên phải hay bên trái, mà chữa ngay tại chỗ bị bệnh. Bệnh ở xương thì chữa ở chỗ khớp xương, đó là những khe khớp nơi hấp thụ dịch tủy để ích não tủy (ích được tủy thì chữa được xương).

Hoàng đế: Lấy huyệt như thế nào (theo tiêu chuẩn nào)?

Kỳ Bá: Bệnh biến hóa có phù, có trầm, châm có sâu, có nông, bệnh nặng thì châm sâu, bệnh nhẹ thì châm ít kim, bệnh nặng châm nhiều kim, tùy tình hình của bệnh mà điều khí, sẽ có kết quả. Đó là cách làm của người thầy thuốc giỏi.

Hoàng đế: Phân biệt người béo, nhỏ to, thiếu niên, tráng niên, lão niên như thế nào?

Kỳ Bá: Người 50 tuổi trở lên là lão, đến 20 tuổi trở lên là tráng niên, 18 tuổi trở lên là thiếu niên, 6 tuổi trở lên là nhỏ (tiểu) (Thiên kim phương: 6 tuổi trở lên là tiểu, 18 tuổi trở lên là thiếu, 30 tuổi trở lên là tráng, 50 tuổi trở lên là lão).

Hoàng đế: Tiêu chuẩn để phân loại béo, gầy là gì?

Kỳ Bá: Người to béo, cơ phì nộn (cao), và béo.

Hoàng đế: Phân biệt thế nào?

Kỳ Bá: Người béo là người có bắp thịt ở khoeo săn, da dầy. Người phì nộn là người có bắp thịt ở khoeo mềm nhẽo, da mềm. Người cơ là người có da và cơ bám chặt với nhau, rất săn chắc.

Hoàng đế: Thể chất hàn, ôn của người ta biểu hiện như thế nào?

Kỳ Bá: Người phì nộn nếu có cơ mềm nhuận, nếp da thô thưa, thường có thể chất hàn, nếu nếp da nhỏ dầy thường có thể chất nhiệt. Người béo nếu có cơ săn chắc, nếp da nhỏ dầy, thường có thể chất nhiệt, nếu nếp da thưa thô, thường có thể chất hàn.

Hoàng đế: Tình trạng khí huyết nhiều hay ít của 3 loại người ấy như thế nào?

Kỳ Bá: Người phì nộn có nhiều khí, thì nhiệt và chịu được hàn. Người cơ có nhiều huyết người đầy đặn thể chất bình thường. Người béo thì huyết thanh, khí ít mà đục, nên người không to. Đó là điều mà mọi người có thể phân biệt được.

Hoàng đế: Tình trạng gầy béo to nhỏ của họ ra sao?

Kỳ Bá: Người phì nộn có nhiều khí, da mềm, bụng béo và sệ xuống (béo bệu). Người cơ có dung tích thân thể lớn. Người béo người thu nhỏ hơn (hai loại người trên).

Hoàng đế: Còn người bình thường thì sao?

Kỳ Bá: Người bình thường thì da, cơ , mỡ (chỉ) cao cân đối, không thể béo to được, khí và huyết tương đương, không thiên bên nào, cho nên có hình thể vừa phải không to không nhỏ, với các bộ phận cân xứng với nhau.

Hoàng đế: Chữa cho 3 loại người này như thế nào?

Kỳ Bá: Trước hết phải phân biệt được 3 loại người đó, rồi xem huyết của họ nhiều hay ít, khí của họ trong hay đục, để điều hòa lại, trong khi chữa cần lấy huyệt theo kinh, không sợ không kết quả.

Nhắc lại: Người phì nộn cơ bụng mềm nên bụng sệ xuống, người cơ trên dưới đều to, người béo tuy béo nhưng nhỏ nhắn hơn hai người kia.
« Sửa lần cuối: Tháng Tư 03, 2019, 11:48:31 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #59 vào lúc: Tháng Mười 24, 2017, 06:03:09 AM »

60. Bản ngọc (Ngọc bản)


Nội dung: Thiên này ghi lại những kinh nghiệm quý giá để lại cho đời sau nên gọi là: Bản ngọc. Nêu rõ nguyên nhân gây bệnh ung nhọt, nguyên tắc và phương pháp chữa bệnh  này. Đã nêu lên các hiện tượng nghịch (nguy cấp) của ung độc nội hãm của mạch và chứng, tương phản của bệnh sắp chết và không được châm, các trường hợp trên. Kim tuy nhỏ nhưng chữa được bệnh và cũng có thể làm chết người nếu châm bừa. Như châm huyệt Ngũ lý (kinh Dương minh tay) có thể làm tan khí, kiệt mà chết.

Hoàng đế: Kim là vật nhỏ, song lại nói nó (có tác dụng) hợp với trời ở trên, hợp với đất ở dưới, hợp với người ở giữa. Ta có lẽ đề cao kim quá mức vậy. Xin cho nghe ý kiến về vấn đề này.

Kỳ Bá: Có cái gì lớn hơn trời đâu. Còn nói cây kim (có tác dụng) to tì nên so với 5 loại binh khí sẽ rõ. Binh khí là để giết người, chứ không dùng cho sự sống. Còn ở trong trời đất, sự sống đối với người là quan trọng nhất. Cây kim là để chữa bệnh cho người với phạm vi ứng dụng rất rộng rãi, tuy so với binh khí thì nó lại rất nhỏ. Như vậy là rõ.

Hoàng đế: Có 1 loại bệnh phát ra do vui giận bất thường, ăn uống không điều độ, làm khí Âm (của tạng) thiếu, khí Dương (của phủ) vượng, dinh khí không hành (ngưng trệ) và phát ra ung thư (Ung có sưng nóng, đỏ đau, có đầu nhô ra ở nông, da bóng - Thư bệnh ở sâu ấn vào đau cứng, da không đổi, không bóng, không có đầu nhô ra). Hoặc Âm Dương không thông (khí huyết ngưng trệ, dinh vệ vận hành bất thường), nhiệt ở trong và ở ngoài đánh nhau hóa thành mủ, có thể dùng kim để chữa không?

Kỳ Bá: Vì tà khí đã vào sâu trong người, nên khó đuổi ra, nhưng tà khí cũng không thể ở lâu trong người. Nên quân của hai bên đã dàn thành thế trận, gươm đao sáng ngời, cờ xí rợp trời, không thể một ngày mà có được mưu kế, phải suy nghĩ lâu ngày mới ra, hoặc trong một nước, muốn dân, lính chấp hành nghiêm pháp luật, không phải chỉ giáo dục một ngày mà được. Khi bệnh tà đã vào người gây nên ung thư, máu mủ tụ lại, mà muốn một ngày chữa khỏi, có phải là mong muốn quá không. Vì ung thư gây ra, hóa thành máu mủ, là do phát triển dần. Không phải từ trên trời xuống, dưới đất lên. Người giỏi thì chữa khi chưa có hình dáng bệnh, còn người kém thì thường chữa khi bệnh tật đã hình thành rồi.

Hoàng đế: Ung thư đã hình thành, mong nó không gây chết người, song sau khi mủ đã hình thành rồi thường khó thấy quá trình nó chuyển vào trong, vậy làm thế nào để biết việc này?

Kỳ Bá: Khi mà ung thư đã thành mủ, mủ độc có thể chạy ra mà công ngược vào trong, thường là mười chết một sống, cho nên khi chưa làm mủ phải chữa ngay làm nó không chuyển sang giai đoạn nguy hiểm. Như vậy cần có phương pháp có hiệu quả và phải ghi vào thẻ tre để giúp cho đời sau không bị loại bệnh này uy hiếp tính mạng.

Hoàng đế: Khi ung thư đã làm mủ, có nhất định là chết không? có thể dùng kim để chữa không?

Kỳ Bá: Dùng kim nhỏ chữa vùng nhỏ, công hiệu nhỏ, dùng kim to chữa vùng to, thường cho kết quả xấu, vì vậy đối với loại có máu mủ, chỉ có thể dùng biếm thạch hoặc phi châm, hoặc phong châm (kim 3 cạnh) để chích và nặn mủ ra là tốt nhất.

Hoàng đế: Các trường hợp ung thư biến thành ác tính, có thể chữa được không?

Kỳ Bá: Điều đó dựa vào sự thuận nghịch của trạng thái bệnh.

Hoàng đế: Nội dung của thuận nghịch là gì?

Kỳ Bá: Có 5 chứng nghịch. Nếu người bệnh có lòng trắng mắt màu xanh, lòng đen nhỏ, là chứng nghịch thứ nhất. Uống nước mà bị nôn là chứng nghịch thứ hai. Bụng đau từng cơn và khát nước dữ dội là chứng nghịch thứ 3. Vai gáy cử động khó khăn là chứng nghịch thứ 4. Tiếng nói khàn, mặt không còn máu là chứng nghịch thứ 5. Ngoài 5 chứng trên ra còn lại đều là chứng thuận.

* (Lòng trắng thuộc Phế, nay màu xanh là Mộc vũ kim, Phế khí suy; Lòng đen thuộc Can, lòng đen nhỏ là Can khí thiểu).

Hoàng đế: Các bệnh đều có trạng thái nghịch, thuận, xin nói rõ?

Kỳ Bá:

* Bụng chướng, xốp, mạch to là nghịch thứ nhất, tà ở lý biểu đều thịnh. Bụng sôi và đầy, tứ chi lạnh và ỉa chảy (chứng âm), mạch to (chứng dương) là nghịch thứ hai. Máu cam (ấm) không dứt, mạch to (dương) là nghịch thứ 3. Ho và đái máu, cơ gầy (hư) khí suy mạch nhỏ hữu lực (thực) là nghịch thứ 4. Ho, người gầy (âm hư) sốt, mạch nhỏ tật (tà thịnh) là nghịch thứ 5. Nếu đúng như vậy thì sống không quá 15 ngày sẽ chết.

* Bụng to chướng, tứ chi lạnh gầy, ỉa chảy nặng là nghịch thứ 1. Bụng chướng, ỉa máu (bệnh âm) mạch to, có lúc mất nhịp (cơ dương muốn thoát) là nghịch thứ 2. Ho, đái máu, gầy (Tỳ bại), mạch không hòa hoãn (Vị khí kém) là nghịch thứ 3. Nôn máu, ngực đầy lan ra lưng (tạng khí lan ra lưng) mạch nhỏ và tật (chân nguyên suy) là nghịch thứ 4. Ho, nôn (thượng tiêu), bụng chướng (trung tiêu), ỉa chảy (hạ tiêu) mạch (phục muốn) tuyệt, (không còn chính khí) là nghịch thứ 5. Nếu đúng như vậy thì không quá một ngày sẽ chết. Nếu không nắm tình trạng nghịch đó mà cứ châm bừa thì gọi là chữa nghịch.

Hoàng đế: Châm có tác dụng rất lớn (lý luận của nó có thể) phối hợp với (quy luật của) trời đất, thích ứng với thiên văn địa lý. Ở trong người có quan hệ với ngũ tạng lục phủ, với hội 28 kinh mạch, tất cả đều vận động không ngừng. Song châm cũng có thể giết người sống và không làm người chết sống lại. Có thể phản bác lập luận này không?

Kỳ Bá: (Nếu châm không đúng) có thể giết người sống. Đương nhiên không thể làm cho người chết sống lại.

Hoàng đế: Nghe điều này xong thấy không thể chịu nổi, xin nói rõ đạo lý của nó cho người đời tránh để không châm chết người.

Kỳ Bá: Điều này rất rõ ràng, và kết quả của nó là tất yếu. Như đao kiếm có thể đâm chết người vậy, như rượu có thể làm người say được. Thông qua những ví dụ trên, có thể thấy rõ đạo lý của nó. Cụ thể như sau: Người hấp thụ khí của thức ăn uống, thức ăn uống vào Vị - bể của thức ăn uống và kí huyết. Nước của bể bị bốc hơi lên thành mây thì bay ở trên trời. Khí huyết sinh ra từ Vị thì tuần hoàn trong kinh mạch. Kinh mạch là đại lạc của 5 tạng 6 phủ. Nếu "Đón (dòng chân khí đến) thì đoạt lấy" sẽ làm hao tán đi, sẽ (làm cho khí huyết tận, Vị khí tuyệt và) chết.

Hoàng đế: Có vùng cấm châm ở các kinh tay, chân không?

Kỳ Bá: Nếu dùng cách tả theo: "Đón để đoạt lấy" ở trên để châm huyệt Ngũ lý (Dương minh tay) sẽ làm cho tạng khí vận hành, 1/2 đường thì kiệt và ngừng lại. Do tạng khí của mỗi tạng thường là ngũ chí là hết, nếu châm tả nhầm 5 lần thì tạng khí đó hết. Cho nên mỗi tạng có 5 chí, 5 tạng có 25 chí, nếu tả nhầm 25 lần thì khí của tạng đều kiệt và chết, đó là vì đã cưỡng đoạt mất thiên khí (chân khí), và nếu không làm chết thì cũng làm tổn thọ. Do không nắm được nơi cấm châm ở những chỗ yếu điểm của khí huyết, nên cứ châm nông bừa đi, châm xong về nhà, bệnh nhân có thể chết, nếu châm mạnh, sâu vào nơi đó, có thể chết ở nơi châm.

Hoàng đế: Rất đầy đủ, rõ ràng. Cần ghi lại như bảo vật di truyền cho hậu thế, coi đó là điều cấm kỵ của châm để khỏi xảy ra tai biến trong điều trị.
« Sửa lần cuối: Tháng Tư 03, 2019, 11:50:35 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Trang: 1 2 3 [4] 5 6   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn