Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Tư 30, 2024, 08:08:05 AM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: 1 2 [3] 4 5 6   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Linh khu  (Đọc 30452 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #30 vào lúc: Tháng Mười 03, 2017, 09:12:55 AM »

31. Trường vị


Nội dung: Nói về độ dài, rộng, tròn, đường kính, cân nặng, dung tích của các bộ phận mồm, môi, răng, lưỡi, tiểu thiệt, họng, dạ dầy, tiểu trường, hồi trường, đại trường. Lấy miêu tả trường vị làm chủ.

Hoàng đế: Tình hình của 6 phủ trong quá trình tiến hóa ra sao? Độ dài, ngắn, lớn, nhỏ chứa thức ăn nhiều ít của trường vị ra sao?

Kỳ Bá: Thức ăn từ lúc vào đến lúc ra qua các đoạn nông, sâu, gần, xa, dài, ngắn, như sau: từ môi đến răng dài 9 phân, miệng rộng 2,5 tấc, răng đến tiểu thiệt sâu 3,5 tấc, dung lượng 5 hợp, lưỡi nặng 10 lạng, dài 7 tấc, rộng 2,5 tấc. Từ họng đến vị dài 1 thước 6 tấc, to 1 thước 5 tấc, dung lượng 3 đến 5 thăng. Tiểu trường (tá tràng, hỗng tràng), phía sau bám vào cột sống từ trái vòng về, và xếp tròn từng lớp, đầu dưới của nó đổ vào hồi tràng. Phía ngoài bám vào trên rốn, vòng xếp 16 khúc, vòng to đến 2 tấc 5, đường kính 8 phân 1/3, dài 3 trượng 3 thước.

- Hồi tràng (tương đương hiện nay hồi tràng và đoạn trên kết tràng), từ rốn chuyển sang trái vòng xuống, vòng gấp 16 khúc, vòng to 4 tấc, đường kính 1 tấc 1/3, dài 2 trượng 1 thước. Quảng trường (tương đương hiện nay trực tràng và đại tràng xích ma) ở gần cột sống, tiếp thu cặn bã từ hồi tràng xuống, vòng sang trái, gấp khúc ở trên cột sống xuống đến vùng cột sống xuống đến vùng cụt, chu vi dài 8 tấc, đường kính 1 tác 2/3, dài 2 thước 8 tấc.

- Toàn bộ từ mồm đến hậu môn dài 6 trượng, 4 tấc, 4 phân, vòng gấp 32 khúc.

Tóm tắt:

Từ họng đến vị (thực quản) 1 thước 6 tấc.

Tiểu trường (tá tràng, hỗng tràng) 3 trượng 3 thước + Hồi tràng (hồi tràng và đoạn trên kết trong)

Tổng hai phần trên = 5 trượng

6 thước/                   2 trượng 1 thước.

8 tấc / Quảng trường (trực tràng, đại tràng xích ma) 2 thước 8 tấc.

Cộng 3 đoạn cuối:

Tỷ lệ:

Thực quản/toàn bộ đoạn trên:   1,6/56,8 = 1/36

Giải phẫu hiện đại (Spalteholz): 25/925 = 1/37

Thực quản 25cm; tiểu trường 750cm; kết trường 175cm = 925cm .
« Sửa lần cuối: Tháng Chín 13, 2018, 09:45:07 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #31 vào lúc: Tháng Mười 03, 2017, 09:49:09 AM »

32. Người khỏe nhịn ăn (Bình nhân tuyệt cốc)


Nội dung: Nói về tác dụng tiêu hóa hấp thu của trường vị là nguồn gốc bổ sung dinh dưỡng để duy trì sự sống - Trong trường vị có một số lượng nhỏ thức ăn. Nếu hàng ngày không ăn uống, sau 7 ngày trường vị sẽ rỗng, không còn dinh dưỡng nữa và chết.

Hoàng đế: Tại sao người ta 7 ngày không ăn uống có thể chết?

Kỳ Bá: Dạ dày to 1 thước 5 tấc, đường kính 5 tấc, dài 2 thước 6 tấc, thu nạp thức ăn 3 đấu 5 thăng, trong đó thường có lưu 2 đấu thức ăn, 1 đấu 5 nước. (Sau khi thức ăn được tiêu hóa hấp thụ) thượng tiêu đem phân bổ các chất tinh vi, khí này mạnh mẽ hoạt lợi và đi khắp toàn thân, hạ tiêu thì tưới xuống các ruột.

- Tiểu trường (tá tràng, hỗng tràng) (vòng) to 5,2 tấc, đường kính 8 phân 1/3, dài 3 trượng 2 thước, thu nạp được 2 đấu 4 thăng thức ăn, 6 thăng 3 hợp 2/3 nước.

- Hồi tràng (hồi tràng, đoạn trên kết tràng) (vòng) to 4 tấc, đường kính 1 1/3 tấc, dài 2 trượng 1 thước, thu nạp 1 đấu thức ăn, 7,5 thăng nước.

- Quảng trường (trực tràng, đại tràng xích ma (vòng) to 8 tấc, đường kính 2 2/3 tấc, dài 2 thước 8 tấc, thu nạp 9 thăng, 3 hợp 1/8 thức ăn (cặn bã).

- Trường vị dài 5 trượng, 8 thước, 4 tấc, thu nạp 9 đấu 2 thăng, 1 hợp 2/3 thức ăn uống. Người khỏe không phải lúc nào cũng có số lượng như vậy, vì nếu dạ dầy đầy thì ruột rỗng, ruột đầy thì dạ dầy rỗng.

Trạng thái đầy vơi của trường vị làm cho khí lên xuống (điều hòa), ngũ tạng yên, huyết mạch hóa thông lợi, tinh thần ổn định, do đó thần là tinh khí của thức ăn vậy. Vì vậy tuy trường vị có thể đựng 2 đấu thức ăn, 1 đấu 5 thăng nước, nhưng ở người khỏe ngày ỉa 2 lần, mỗi lần 2,5 thăng, ngày 5 thăng, 7 ngày 3 đấu 5 thăng như vậy đã hết thức ăn uống trong trường vị. Cho nên người ta 7 ngày không ăn uống thì chết do tinh khí tân dịch của thức ăn uống đã hết.
« Sửa lần cuối: Tháng Năm 04, 2018, 08:49:54 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #32 vào lúc: Tháng Mười 03, 2017, 03:07:00 PM »

33. Luận về biển (Hải luận)


Nội dung: Hải là biển, nơi hội tụ của các sông. Cũng dùng từ "Hải" để hình dung một sự tụ họp mạnh mẽ "Biển ở trong người". Ở đây nói lên 4 nơi tụ tập nhiều nhất của cơ thể: Vị, Mạch xung, Đản trung, não, nguồn gốc của thần, tinh, khí, huyết, nơi tụ hội của dinh, vệ, khí, huyết, 12 kinh mạch. Triệu chứng, phép châm khi dùng hư hoặc thực.

Hoàng đế: Cách châm không tách rời dinh vệ khí huyết. 12 kinh mạch bên trong thuộc về tạng phủ, bên ngoài nối với chi khớp, vậy kinh mạch có hợp với 4 biển không?

Kỳ Bá: Con người có 4 biển và 12 kinh thủy (đại biểu cho 12 kinh mạch). 12 kinh thủy đều đổ ra biển, có biển đông, tây, nam, bắc gọi là 4 biển.

Hoàng đế: 4 biển ứng vào người như thế nào?

Kỳ Bá: Người có Tủy hải, Huyết hải, Khí hải và Thủy cốc chi hải (biển của thức ăn uống). Bốn biển trên của người  ứng với 4 biển Đông, Tây, Nam, Bắc vậy.

Hoàng đế: Muốn biết sự tương ứng giữa bốn biển của người với bốn biển của trời đất.

Kỳ Bá: Cần nắm âm dương (của kinh mạch), biểu lý (của cơ thể), vị trí các huyệt (tỉnh, huỳnh, du, kinh, hợp), như vậy có thể xác định được bốn biển (nơi tụ hội của tủy, huyết, khí, thức ăn uống).

Hoàng đế: Làm thế nào để xác định?

Kỳ Bá: Vị là biển của thức ăn uống, nơi khí huyết đổ vào, ở trên là Khí nhai (Khí xung), ở dưới là Tam lý. Mạch xung là biển của 12 kinh, nơi khí huyết đổ vào (ở trên) là Đại trữ, ở dưới là Thượng cự hư và Hạ cự hư. Đản trung là biển của khí, nơi khí huyết đổ vào là phía trên, dưới trụ cốt (Á môn, Đại trùy) (trụ cốt là Thiên trụ - Cảnh Nhạc), phía trước là Nhân nghinh. Não là biển của Tủy, nơi khí huyết đổ vào ở trên là Bách hội dưới là Phong phủ.

Hoàng đế: 4 biển của cơ thể có lợi gì? Có hại gì? Sinh trưởng như thế nào? Suy bại như thế nào?

Kỳ Bá: (Công năng của) 4 biển, nếu thuận thì sinh, nếu nghịch thì bại, nếu biết cách điều hòa thì có lợi, không biết thì có hại.

Hoàng đế: (Công năng của) 4 biển như thế nào là thuận, như thế nào là nghịch?

Kỳ Bá: Khí hải có thừa (tà khí thịnh), thì khí đầy ở trong ngực, bồn chồn khó thở (khí nghịch lên và) mặt đỏ. Khí hải không đủ (chính khí hư) thì khí thiếu, không đủ để nói (nói nhỏ yếu). Huyết hải có thừa thường cảm thấy thân thể to lớn, uất ở trong nhưng nói chung khó nhìn thấy bệnh. Biển của thức ăn uống có thừa thì bụng đầy chướng, nếu thiếu thì dù đói cũng không ăn được. Biển của tủy có thừa thì chân tay mạnh, nhanh, nhiều sức, nếu thiếu thì đầu có chuyển động, tai ù, cẳng chân đau mỏi, đầu váng mắt hoa không nhìn thấy, mệt mỏi muốn nằm.

Hoàng đế: Sau khi biết nghịch thuận (mắc bệnh) rồi thì chữa thế nào?

Kỳ Bá: Cần kiểm tra các huyệt (có quan hệ với 4 biển) để điều hòa lại trạng thái hư thực, không nên phạm sai lầm (là không nắm rõ hư thực). Nếu chữa đúng phép thì bệnh có thể khỏi, nếu chữa ngược phép sai thì sẽ thất bại.
« Sửa lần cuối: Tháng Năm 06, 2020, 08:25:29 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #33 vào lúc: Tháng Mười 04, 2017, 08:56:23 AM »

Thiên 34. Ngũ loạn (Năm cái loạn)


Nội dung: Nói về 5 cái loạn của khí: Loạn ở tâm, ở phế, ở trường vị, ở tay chân, ở đầu. Loạn này là do khí của kinh mạch loạn, âm dương tương phản, dinh vệ bất hòa, thanh trọc hỗn tạp ảnh hưởng nhau gây nên. Cũng nói về cách chữa, cách lấy huyệt để chữa các chứng này.

Hoàng Đế: 12 kinh mạch chia ra bằng ngũ hành, phân ra thành tứ thời.  Chúng mất như thế nào để thành loạn? Chúng được như thế nào để được trị?

Kỳ Bá đáp: Ngũ hành có trình tự của chúng (Khí hậu) bốn mùa thay đổi (theo quy luật âm dương hàn nhiệt). Công năng của kinh mạch tạng phủ trong người tương thuận (hợp với trình tự của ngũ hành và quy luật biến hóa của khí hậu bốn mùa) là trị (an hòa), nếu tương nghịch là (náo) loạn (không an).

Hoàng Đế hỏi: Thế nào gọi là sống tương thuận?

Kỳ Bá: 12 kinh mạch là để ứng với 12 tháng, 12 tháng chia làm bốn mùa. Bốn mùa gồm xuân hạ thu đông có các khí khác nhau, dinh vệ tương tùy (khí vận hành điều hòa với nhau) âm dương đã điều hòa, thanh (thăng), trọc (giáng) theo quy luật không cản trở nhau, đó là (kinh mạch tạng phủ) thuận mà được trị.

Hoàng Đế: Thế nào là nghịch và loạn?

Kỳ Bá : Khi thanh khí (giáng xuống) ở Âm, trọc khí (thăng lê) ở Dương, doanh khí (thuộc âm) đi thuận mạch, vệ khí (thuộc dương) đi ngược (tuần hoàn bình thường của nó), làm cho thanh và trọc cùng cản trở và ảnh hưởng lẫn nhau, gây loạn ở trong ngực gọi là đại muộn (bồn chồn). Nếu khí loạn ở Tâm, thì Tâm phiền, trầm lặng không nói, nằm che đầu, yên tĩnh. Nếu khí loạn ở Phế, khi thở phải nghển cổ, cúi đầu và thở kêu lục cục, thở ra phải ép ngực. Nếu loạn ở Trường Vị thì thượng thổ hạ tả. Nếu loạn tay chân và cẳng chân thì tứ chi quyết lãnh. Nếu loạn ở đầu thì khí quyết nghịch lên, đầu sẽ nặng, chóng mặt và ngã ngất.

Hoàng Đế: Châm chữa năm cái loạn này có quy luật gì không?

Kỳ Bá đáp: Bệnh phát sinh có diễn biến quy luật của nó, và thầy thuốc cũng phải chữa bệnh theo quy luật. Ai hiểu rõ quy luật của bệnh và có cách trị thích hợp thì dễ đem lại kết quả, đó có thể gọi là phép báu để giữ gìn sức khỏe.

Hoàng Đế: Vậy con đường ấy (nguyên tắc điều trị) là gì?

Kỳ Bá: khí loạn ở Tâm lấy huyệt Du của kinh thủ Thiếu âm và thủ quyết âm (Thần môn, Đại lăng). Khí loạn ở Phế, lấy huyệt du của túc thiếu âm và huỳnh của thủ thái âm (Thái khê, Ngư tế). Khí loạn ở Trường Vị, lấy túc Thái âm, Dương minh, nếu không có hiệu quả lấy Túc tam lý. Khí loạn ở đầu lấy Thiên Trụ, Đại Trữ, nếu không kết quả, lấy huyệt huỳnh du của túc thái dương (Thông cốc, Thúc cốt). Khí loạn ở tay chân, chích nặn máu tại chỗ trước, rồi các huyệt huỳnh du, của thủ túc dương minh, thiếu dương (Nhị gian, Tam gian, Dịch môn, Trung chữ - Nội đình, Hãm cốc - Hiệp khê, Lâm khấp).

Hoàng Đế hỏi: Bổ tả phải thế nào?

Kỳ Bá đáp: Tiến kim và rút kim từ từ để đạo (dẫn) khí (phục hồi trạng thái bình thường là đạo khí). Hình thức bổ tả là vô hình (không cố định), và đều nhằm mục đích bảo dưỡng tinh khí làm chính, gọi là "đồng tinh". Bổ tả ở đây không phải là để giải quyết cái thừa cái thiếu, mà chỉ là để dẫn đạo khí, hồi phục lại trạng thái khí loạn tương nghịch mà thôi (Đấy là tiêu chuẩn và quy tắc chữa bệnh).
« Sửa lần cuối: Tháng Năm 04, 2018, 08:52:44 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #34 vào lúc: Tháng Mười 04, 2017, 09:10:15 AM »

35. Luận về chướng (Chướng luận)


Nội dung: Nói về nguyên nhân, triệu chứng, bệnh cơ, chẩn đoán, điều trị bệnh chướng và các loại bệnh chướng như mạch chướng, phu chướng, phế chướng, can chướng, tỳ chướng, vị chướng, đởm chướng.

Hoàng đế: Bệnh chướng phản ánh ra mạch thốn khẩu như thế nào?

Kỳ Bá: Bệnh chướng có mạch to, rắn và sáp (trệ).

Hoàng đế: Làm thế nào biết bệnh chướng của tạng phủ được?

Kỳ Bá: Mạch âm thuộc tạng, dương thuộc phủ.

Hoàng đế: Khí (cơ bị trở trệ) sẽ gây bệnh chướng, vậy nó trệ trong huyết mạch hay ở tạng phủ?

Kỳ Bá: Có thể trệ ở trong cả 3 (huyết mạch, tạng, phủ) nhưng đấy không phải là chỗ của chướng.

Hoàng đế: Vậy chỗ bệnh của chướng ở đâu?

Kỳ Bá: Bệnh chướng đều ở ngoài tạng phủ, dọc ngực sườn, làm da chướng lên. Đấy là chỗ của bệnh của chướng.

Hoàng đế: Tạng phủ nằm ở trong bụng, ngực như của quý cất trong hộp. Mỗi cái có một chỗ ở riêng, tuy ở cùng một vùng nhưng lại có tên khác nhau, khí của chúng (hoạt động) cũng khác nhau, tại sao vậy?

Kỳ Bá: Bụng, ngực là nhà của tạng phủ. Đản trung là cung thành của Tâm bào, vị là kho thức ăn, hầu họng, tiểu trường nơi đưa truyền (đưa, phân thanh trọc, từ trên đi xuống). Vị có 5 cửa (họng, bí môn (tâm vị), u môn (môn vị), lan môn, phách môn) như các hộ trong một xóm vậy. Liêm tuyền ngọc anh là đường đi của tân dịch. Do đó ngũ tạng lục phủ mỗi anh có một ranh giới, và bệnh của chúng có hình trạng riêng. Dinh khí tuần hoàn trong mạch, vệ khí nghịch sẽ thành mạch chướng (chướng ở mạch). Nếu vệ khí nhập vào huyết mạch cùng đi ở giữa các bó cơ sẽ sinh ra bệnh phu chướng (chướng ở da), chữa các bệnh chướng trên đều dùng cách tả Tam lý. Nếu chướng ở gần (cạn, nông) tả 1 lần, nếu ở xa (sâu) tả 3 lần, lúc này không cần phân biệt hư thực mà là tả nhanh, như vậy là thích hợp nhất.

Hoàng đế: Triệu chứng của bệnh chướng?

Kỳ Bá:

- Tâm chướng có Tâm phiền, khí ngắn, nằm không (ngủ) yên.

- Phế chướng có hư đầy ho và suyễn.

- Can chướng có dưới sườn đầy, đau, lan đến bụng dưới.

- Tỳ chướng dễ có nấc, chân tay phiền muộn, người nặng, nề trệ, không mặc được quần áo, nằm không (ngủ) yên.

- Thận chướng có bụng đầy lan ra lưng rất khổ sở, thắt lưng, hông đùi đau.

- Vị chướng có bụng đầy, đau bụng trên, như người thấy mùi thum thủm khó chịu, ảnh hưởng đến ăn uống, ỉa khó.

- Đại trường chướng, có bụng sôi, đau và kêu óc ách, mùa đông mà cảm hàn thì ỉa chảy sống phân.

- Tiểu trường chướng có bụng dưới căng chướng, lan ra thắt lưng và đau.

- Bàng quang chướng có bụng dưới đầy và bí đái.

- Tam tiêu chướng có khí dày ở trong da, ấn da thấy sốp sốp không cứng.

- Đởm chướng có dưới sườn đau chướng, mồm đắng hay thở dài.

(Trên đây chỉ là triệu chứng ở bụng ngực khi khí huyết bị trì trệ gây nên).  

- Các loại bệnh chướng trên, có nguyên tắc chữa bệnh như nhau, chỉ cần biết quan hệ thuận nghịch (của sự vận hành của khí huyết), nắm số lần châm là có thể chữa khỏi bệnh. Nếu hư lại tả, thực lại bổ thì (làm hao tán) thần (làm nó) phải rời chỗ ở, làm bệnh tà vào sâu, chính khí hao tán, và chân khí không thể ổn định (để duy trì sự sống). Thầy thuốc kém sẽ do đó gây nên hậu quả xấu, dễ làm bệnh nhân yểu mệnh. Nếu bổ đúng hư tả đúng thực thì thần về chỗ ở của nó, tấu lý ở da không sơ hở nữa. Người làm được như vậy là thầy giỏi (Cần nhớ ở trên đã nói là châm nhanh huyệt Tam lý).

Hoàng đế: Bệnh chướng từ đâu ra? Nguyên nhân là gì?

Kỳ Bá: Vệ khí tuần hoàn trong người thường cùng đi với huyết mạch ở giữa các cơ, song nó đi có nghịch có thuận, âm dương tương tùy, (về dương) cùng với dinh âm tuần hoàn với nhau, như vậy sẽ hòa được với trời (hiện tượng mặt trời mặt trăng di chuyển trong thiên nhiên). Khí của ngũ tạng cũng vận chuyển (từ tạng này sang tạng kia) theo trình tự 4 mùa (sáng, trưa, chiều, tối, xuân, hạ, thu, đông) để tiêu hóa thức ăn uống. Nếu (âm dương không điều hòa) khí quyết ở dưới, làm dinh vệ lưu trệ, khí hàn nghịch lên, chân khí tà khí đánh nhau và hai khí đánh nhau sẽ gây bệnh chướng. Trong trường hợp này, đó là sự kết hợp (giữa kinh mạch và tạng phủ) với chân khí (vệ khí) cả 3 hợp lại mà thành.    

Hoàng đế: Bệnh chướng không phân biệt hư thực, trong (nguyên tắc) chữa bênh đều dùng phép tả , bệnh ở gần (nông) thì châm tả 1 lần, ở xa (sâu) thì châm tả 3 lần, nếu châm tả 3 lần vẫn không kết quả thì vấn đề ở đâu?

Kỳ Bá: Khi nói đến châm 1 lần, 3 lần là nói đến cả phải chú ý châm sâu vào giữa các bó cơ và nhất định phải trúng huyệt. Nếu không trúng huyệt, thì tà khí sẽ bế ở trong, châm không đúng vào giữa các bó cơ thì tà khí cũng không bị đuổi đi, ngược lại nó nghịch lên, làm cho vệ khí (và tà khí đánh nhau) loạn lên, âm dương đuổi nhau. Khi chữa bệnh chướng đáng tả mà không tả thì không đuổi được tà khí. Nếu châm 3 lần chưa kết quả cần đổi huyệt và châm lại đến khi tà khí bị đuổi mới thôi. Nếu vẫn chưa có kết quả lại châm lại, vẫn có khả năng chữa khỏi bệnh. Mặt khác khi chữa bệnh chướng, cần xem mạch, nếu cần tả thì tả, cần bổ thì bổ. Có phép chữa đúng thì sẽ có hiệu quả như gõ trống sẽ kêu vậy.        
« Sửa lần cuối: Tháng Năm 04, 2018, 08:54:32 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #35 vào lúc: Tháng Mười 04, 2017, 04:01:07 PM »

36. Năm bế của tân dịch (Ngũ lung tân dịch biệt)


Nội dung: Luận về sự khác nhau của tân và dịch. Tân dịch qua đường tam tiêu phân bổ ra toàn thân. Phần có tác dụng ôn nhuận cơ, nuôi dưỡng da là tân, phần có tác dụng nhu nhuận gân khớp, có chảy nhưng không đi là dịch. Mùa đông lạnh mặc áo mỏng thành nước tiểu và khí, trời nóng mặc áo dầy thì ra mồ hôi, bi ai thì chảy nước mắt mũi...cũng nói đến nguyên nhân và triệu chứng tuần hoàn của nước bị tắc - không xuống đến bàng quang, chỉ đình lại ở hạ tiêu thành thủy chướng. Tân dịch còn hóa thành nước bọt, nước đái, mồ hôi, nước mắt, tủy...

Hoàng đế: Thức ăn uống vào mồm, chuyển vào trường vị, dịch của nó chia thành 5 loại. Trời lạnh mặc áo mỏng thì thành nước đái và khí, trời nóng mặc áo dầy thì thành mồ hôi, bi ai khí cùng đi lên thì khóc ra nước mắt, trung tiêu nhiệt gây vị hoãn (khí nghịch) thì thành nước bọt. Ở trong mà tà khí nghịch thì khí dương sẽ tắc, thủy khí sẽ không hành và thành thủy chướng. Tại sao như vậy thì đã biết, còn từ đâu sinh ra thì chưa biết.

Kỳ Bá: Thức ăn uống đều vào mồm, có 5 vị, và đều vào biển của chúng (4 biển) (để nuôi dưỡng toàn thân). Tân dịch (do tinh vi của chất ăn uống hóa thành) mỗi cái đi đường riêng của nó. Phần tinh khí phát từ tam tiêu để làm ấm cơ, nuôi dưỡng da, đó là tân, phần chỉ chảy mà không đi (lưu bất hành) đó là dịch.

- Trời nóng mặc áo dầy thì thấu lý mở ra và ra mồ hôi, lúc đó nếu hàn thừa cơ xâm nhập vào lưu ở giữa các cơ thì tân dịch sẽ tụ lại thành bụi bọt và sẽ gây đau.

- Trời lạnh mặc áo mỏng thì thấu lý đóng, thấp khí không hành, nước chảy xuống bàng quang thành nước tiểu và khí.

- Trong 5 tạng 6 phủ, Tâm là chủ, làm cho tai biết nghe, mắt biết nhìn, Phế (điều tiết khí toàn thân) như tể tướng vậy, Can (chủ mưu sự quyết đoán) như tướng trí dũng của Tâm, Tỳ (vận hóa dinh dưỡng để nuôi cơ thể) bảo vệ toàn thân, Thận tưới tinh ra khiếu ngoài của nó. Tân dịch của tạng phủ đều tưới lên mắt.

- Tâm (là chủ) nếu bi ai thì khí của tạng phủ đều lên Tâm, gây nên hệ mạch của Tâm khẩn cấp, hệ mạch của Tâm cấp thì Phế nở to, Phế nở to thì thủy dịch theo khí nghịch tràn lên trên. Do hệ mạch của Tâm và Phế không thường xuyên nở to và khẩn cấp, khí hành lúc lên lúc xuống, nên (khí thủy dịch theo khí tràn lên thì sẽ) ho, chảy nước mắt.

- Trung tiêu nhiệt thì thì thức ăn trong vị dễ tiêu, thức ăn tiêu hóa rồi thì giun ở ruột sẽ lên xuống. Khi ăn xong, trường vị sẽ đầy, (vị đầy thì trường rỗng, vị rỗng thì trường đầy) làm vị hoãn, vị hoãn thì khí nghịch lên nước bọt sẽ theo đó ra ngoài.

- Tân dịch của thức ăn uống, hòa hợp với nhau quánh lại thành cao, trong thấm vào ống xương để bổ dưỡng cho não tủy và chảy xuống phía trong đùi.

- Âm dương bất hòa làm dịch chảy ra và chảy xuống âm khiếu, tủy dịch cũng giảm và nếu chảy quá mức sẽ (làm chân âm) hư tổn, (chân âm) hư tổn sẽ xuất hiện lưng, thắt lưng đau và cẳng chân ê ẩm.

- Đường khí của âm dương không thông, huyết hải, khí hải, tủy hải, thủy cốc hải cũng tắc (không thông), tam tiêu không tiết được, tân dịch không thể được (sinh) hóa ra, thức ăn (chưa tiêu hóa) cùng chạy vào trường vị, (cặn bã) tách vào hồi tràng, (thủy dịch) ngưng ở hạ tiêu không xuống bàng quang được làm hạ tiêu chướng đầy, nước chảy tràn ra tứ phía gây nên thủy chướng. Đó là trạng thái thuận (bình thường) và nghịch (trái thường) của tân dịch và 5 dịch của nó.
« Sửa lần cuối: Tháng Tư 03, 2019, 09:32:38 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #36 vào lúc: Tháng Mười 04, 2017, 05:01:31 PM »

37. Biểu hiện của khí và sắc trạch của ngũ tạng (Ngũ duyệt, ngũ sử)


Nội dung: Nói về quan hệ tương ứng trong ngoài của 5 tạng, 5 sắc, và 5 biểu hiện bệnh lý của khí của chúng, và phản ảnh ra ở minh đường là quan trọng nhất.

Hoàng đế: Phương pháp châm phải xét cho được ngũ quan, ngũ duyệt nhằm thấy ngũ khí. Ngũ khí là sứ giả của ngũ tạng, nó phối hợp với ngũ thời. Ngũ sứ xuất hiện thế nào??

Kỳ Bá: Ngũ quan là biểu hiện ra ngoài của ngũ tạng, và phối hợp với 5 thời tiết.

Hoàng đế: Ngũ quan phải xuất hiện thế nào thì là bình thường?

Kỳ Bá: Mạch (tượng của ngũ tạng) phản ảnh ở cổ tay, (khí) sắc của ngũ tạng phản ảnh ở minh đường (vùng mũi, chóp mũi). Sự xuất hiện của 5 sắc có thể tương ứng với 5 thời tiết và có sắc bình thường riêng. Nếu kinh (tà) khí từ kinh lạc vào nội tạng thì phải chữa bệnh ở lý.

Hoàng đế: Có phải 5 sắc chỉ phản ảnh ở Minh đường chóp (vùng) mũi?

Kỳ Bá: (Ở người bình thường) 5 quan đã được xác định (bằng gương mặt). Vùng giữa chân tóc và giữa lông mày (khuyết đình) căng đầy sẽ làm nổi rõ minh đường (vùng chóp mũi). Nếu minh đường to rộng, khoảng cách má tai (phồn tế) rộng, 4 bể của tai vuông vắn (phương bích) hàm dưới cao dầy (cao cơ), như bờ thành bảo vệ minh đường. Mặt khác, nếu ngũ sắc của mặt bình thường, (thổ cơ) bằng phẳng, rộng rãi, thì người đó có thể sống 100 tuổi. Chữa cho những người ấy, dùng châm dễ có hiệu quả. VÌ họ khí huyết đầy đủ, cơ bắp săn chắc, nên thích ứng với châm.

Hoàng đế: Muốn biết về ngũ quan (quan hệ ngũ quan, ngũ tạng)?

Kỳ Bá: Mũi là quan của Phế (thở), mắt của Can (nhìn), mồm môi của Tỳ (thu nạp thức ăn uống), lưỡi của Tâm (nếm), tai của Thận (nghe).

Hoàng đế: Từ (khí sắc của) 5 quan có thể thấy được gì?

Kỳ Bá: Có thấy (bệnh lý) 5 tạng. Phế có bệnh thì suyễn khó thở, lỗ mũi phồng lên. Cần có bệnh thì khóe mắt mầu xanh. Tỳ có bệnh thì môi vàng. Tâm có bệnh thì lwoix rụt gòa má đỏ. Thận có bệnh thì quyền (gò má) nhàn (trán) đen.

Hoàng đế: Có người 5 mạch 5 sắc bình thường, khí sắc bình thường mà đột nhiên bị nguy kịch, tại sao?

Kỳ Bá: 5 quan không phân biệt được (âm, sắc, mùi, vị) (tạng khí đã suy), thiên đình (từ chân tóc trán đến giữa hai lông mày) không căng (dương khí mỏng manh), vùng minh đường (chóp mũi) nhỏ hẹp (Tỳ, Phế suy), khoảng gò má - tai không rõ rệt, 4 phía của mặt thấp bé, hàm dưới bằng, lõm xuống, dái tai và mỏm tai vểnh ra ngoài (tiên thiên Thận mỏng manh). Tuy không có bệnh nhưng là yểu tướng, nếu có bệnh dễ bị nguy kịch.

Hoàng đế: Ngũ sắc nổi lên ở Minh đường có thể nói lên trạng thái khí của 5 tạng, nhưng chúng có vị trí nhất định ở trên, dưới, phải, trái của Minh đường không?

Kỳ Bá: Tạng phủ có vị trí nhất định ở trong (bụng ngực), cho nên sắc trạch ở trên, dưới, phải, trái của minh đường, sự tương ứng của bên trong với bên ngoài cũng có vị trí nhất định (thiên đình (nhân) là đầu mặt, phần trên khoảng giữa hai lông mày là hầu họng, phần giữa khoảng giữa hai lông mày là Phế, phần dưới của nó là Tâm, thẳng dưới Tâm là Can, bên trái của Can là Đởm, dưới là Tỳ, chỏm mũi là Vị - xem thiên ngũ sắc).
« Sửa lần cuối: Tháng Tư 03, 2019, 09:34:19 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #37 vào lúc: Tháng Mười 05, 2017, 10:35:31 AM »

38. Nghịch thuận gầy béo (Nghịch thuận phì sấu)


Nội dung: Nói về các cách châm thích hợp với người béo, người gầy, người vừa phải, trung niên, trẻ em mới đẻ. Người béo và người chắc thường là khí trì, huyết trệ, cần châm sâu và lưu kim, người gầy thường huyết thanh khí hoạt cần châm nông và châm nhanh, người trung bình thường khí huyết hòa thuận, dùng cách chữa thông thường, trẻ em da cơ mỏng, huyết yểu khí yếu, dùng kim nhỏ châm nông, thao tác nhanh. Làm như vậy là thuận, ngược lại là nghịch. Nói về quan hệ giữa hướng đi của 12 kinh và hướng lên xuống của khí huyết.

Hoàng đế: Phép châm có được là nhờ vào học tập tốt hay nhờ vào thẩm sát vạn vật?

Kỳ Bá: Nguyên tắc (đạo lý) của châm cứu là phải phù hợp thiên, địa với nhân. Nhờ đó, có các phép điều trị rõ ràng chính xác, có tiêu chuẩn số độ, quy định, cách kiểm tra, để truyền lại cho đời sau...

- Những đạo lý đó là đạo lý của tự nhiên.

Hoàng đế: Tự nhiên là thế nào?

Kỳ Bá: Muốn dẫn nước ở sông sâu không cần dùng công sức mà dùng thế để dẫn nước thì có thể dẫn hết nước được, dựa vào mạch nước đào sâu thêm là nước xung lên và thông được mạch nước. Điều đó nói lên, trong cơ thể có hoạt có sáp, huyết có thanh có trọc, tuần hoàn của khí huyết có nghịch có thuận (nếu biết thuận theo thế của tự nhiên thì sự việc đã hoàn thành được một nửa).

Hoàng đế: Đối với người đen người trắng, người gầy, người béo, người trẻ, người già, số lần châm, mức độ nông, sâu có tiêu chuẩn gì không?

Kỳ Bá: Người tráng niên to khỏe, khí huyết đầy đủ, da săn chắc, kín đáo, nay bị tà gây bệnh, châm cho người này thì châm sâu và lưu kim.

- Người béo (tráng niên) có vai gáy nách rộng, cơ mỏng da dầy và sắc đen, môi dầy như trễ xuống và (thâm) huyết đen và đục (Linh khu dịch thích là: Sắc mặt đen như sơn và dày đục), khí sáp và trì. Những người này thường tham lam, luôn muốn chiếm cho mình. Châm cho họ vừa châm sâu, lưu kim lâu, vừa châm nhiều kim và làm nhiều lần.

Hoàng đế: Châm cho người gầy thì làm thế nào?

Kỳ Bá: Người này có da mặt sắc thiểu, thịt mỏng như da không có thịt, môi mỏng nói tiếng nhỏ nhẹ, huyết thanh khí hoạt (huyết hành nhẹ nông, khí đi hoạt lợi) dễ bị hư thoát, dễ bị hao tổn huyết dịch. Châm cho người ấy phải châm nông và rút kim nhanh.

Hoàng đế: Châm cho người trung bình thì làm thế nào?

Kỳ Bá: Xem mầu da trắng hay đen để điều hòa lại (sắc trắng thường yếu, dùng cách châm cho người gầy, sắc đen thường khỏe chắc, dùng cách châm cho người béo). Người đôn hậu đoan chính thì khí huyết điều hòa (không sáp không hoạt), châm cho người đó thì dùng cách châm thông thường.

Hoàng đế: Châm cho người thanh niên khỏe, xương chắc thì làm thế nào?  

Kỳ Bá: Xem hoạt động của họ, nếu xương cơ chắc, khớp hoãn, đường bệ, đôn phác, không hiếu động, bình ổn, là có khí trệ huyết thực, cần phải châm sâu và lưu kim, châm nhiều kim và nhiều lần. Nếu động tác lanh lẹ là khí hoạt huyết trong, cần dùng cách châm nông và rút kim nhanh.

Hoàng đế: Châm cho anh nhi (trẻ rất nhỏ) thì làm thế nào?

Kỳ Bá: Anh nhi (trẻ rất nhỏ) có cơ thể yếu khí yếu huyết thiểu, châm cho cháu cần dùng kim nhỏ, châm nông rút nhanh, có thể ngày châm 2 lần.

Hoàng đế: Muốn dẫn nước ở nông sâu, không cần mất nhiều công mà chỉ cần dựa vào thế nước để dẫn nó, còn châm cứu thì áp dụng ví dụ đó như thế nào?

Kỳ Bá: Người có huyết trong và khí đục (có lẽ là khí hoạt) (thì cảm giác nhạy), nếu tả gấp thì sẽ gây khí hao kiệt (giống như nước chảy xiết thì sẽ chảy đi hết).

Hoàng đế: Dựa vào mạch nước đào sâu thêm để nước phun lên phải mất công sức, áp dụng ví dụ đó vào châm như thế nào?

Kỳ Bá: Người có khí đục huyết sáp (cảm giác sẽ trì trệ), cần châm tả nhanh mới có thể làm kinh mạch thông (như là nước ở dưới suối phun lên).

Hoàng đế: Đường đi nghịch thuận của kinh mạch như thế nào?

Kỳ Bá: 3 kinh âm tay từ tạng ra đến tay; 3 kinh dương tay từ tay lên đầu; 3 kinh dương chân đi từ đầu đến chân; 3 kinh âm chân đi từ chân lên bụng.

Hoàng đế: Các kinh âm đều đi từ chân lên bụng, sao chỉ có Túc thiếu âm đi xuống?

Kỳ Bá: Đó (không phải là kinh thiếu âm chân mà) là (nhánh của) mạch xung. Mạch xung là biển của (tinh huyết) 5 tạng 6 phủ (12 kinh); 5 tạng 6 phủ đều bẩm thụ khí của nó (được nó nuôi dưỡng). Mạch đi lên của nó xuất ra ở vòm họng và tưới tinh khí cho các kinh dương. Mạch đi xuống của nó đổ vào đại lạc của thiếu âm chân, xuất ra ở khí nhai (khí xung) trong xương chày xuống sau mắt cá trong và tách ra. Nhánh đi xuống đi cùng chiều với thiếu âm (chân) thấm vào 3 kinh âm. Nhánh đi ở trước đi chìm ở trong bàn chân, đi dọc xuống vào mu chân đến khe ngón cái, thấm vào các lạc và làm ấm cơ.

- Nếu nhánh của mạch xung bị kết uất (do bị tà khí) thì mạch mu chân không đập, không đập thì quyết, quyết thì lạnh.

Hoàng đế: Làm thế nào để biết rõ (quan hệ thuận nghịch của nó)?

Kỳ Bá: Dùng ngũ quan để quan sát, rồi sờ mạch ở mu chân, nếu không có bệnh lý khác thường thì mạch phải đập, sau đó có thể xác định (không đập) là nghịch, (đập là) thuận của sự tuần hành của khí.

Hoàng đế: Đây là vấn đề khó đối với người thầy thuốc, tuy rằng nó sáng tỏ như mặt trăng, mặt trời và rất tinh vi. Nếu không nắm được, khó lòng trình bày được
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 13, 2018, 11:16:52 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #38 vào lúc: Tháng Mười 06, 2017, 03:39:17 PM »

39. Luận về huyết lạc (Huyết lạc luận)


Nội dung: Nói lên huyết lạc là trạng thái lạc mạch bị ứ huyết. Cách chữa nó phải chích nặn máu, những lý do dẫn đến các trạng thái đó và phương pháp quan sát huyết lạc.

Hoàng đế: Thế nào là tà khí lạ (vào phần biểu mà) không vào phần kinh?

Kỳ Bá: Đó là những tà khí lưu trệ trong huyết lạc (Tố Vấn, mậu thích - tà khách ở bì phu, vào ở tôn lạc, lưu ở đó, làm chúng tắc lại nên không thể vào kinh, chỉ tràn trề ra đại lạc, và sinh bệnh lạ).

Hoàng đế: Chích nặn máu mà ngã ngất là tại sao? Chích nặn máu mà máu phụt mạnh ra là tại sao? Máu ra ít, thẫm và đục là tại sao? Máu ra thanh (loãng) và 1/2 là nước dịch là tại sao? Rút kim rồi mà sưng lên là tại sao? Máu ra hoặc nhiều hoặc ít mà sắc mặt bệch ra là tại sao? Rút kim rồi sắc mặt như cũ mà có phiền muộn (bồn chồn) là tại sao? Máu ra nhiều mà không ảnh hưởng xấu là tại sao?

Kỳ Bá: Khí của mạch thịnh mà huyết hư, châm có thể làm cho khí thoát, khí thoát thì ngất. Khí huyết đều thịnh và âm khí trong mạch nhiều thì huyết hành sẽ hoạt lợi và như vậy nếu chích vào lạc máu sẽ phun ra. Nếu dương khí tích tụ lại ở giữa da, lưu trệ ở đó lâu mà không tả đi được thì máu chích ra sẽ đen và đục, do đó không phụt ra. Vừa uống song, nước ngấm vào lạc chưa qua biến hóa, hợp hòa với huyết dịch, cho nên máu chích ra có một phần là thủy dịch. Nếu không phải do vừa uống nước thì là do trong người có nước lâu ngày thành phù thũng. Khí âm (của ngũ tạng) tích ở phần dương (ở da) khí của nó xuất ra từ lạc mạch, cho nên khi chích (lạc) chưa ra máu, khí đã ra trước huyết (âm trệ ở dương không dễ tán ra được) - nên (châm xong) sưng tại chỗ. Khí âm dương (vệ, khí, dinh, huyết) khi mới tương đắc chưa kịp hòa hợp mà đã bị tả lúc này có thể làm âm dương (khí huyết) đều thoát, biểu lý (dinh vệ) ly biệt nên sắc thoát và bệch. Chích lạc máu ra nhiều, sắc mặt không đổi mà tâm phiền là do chích lạc làm cho kinh hư, kinh mạch thuộc âm (nối với tạng) mà hư sẽ gây âm thoát, nên tâm phiền.

Âm dương tương đắc sẽ hợp thành chứng tý (ngoại tà hợp với trong gây chứng tý), đó là ở trong tà khí bị úng trệ và tràn ngập kinh mạch, ở ngoài thì đổ vào lạc mạch. Trong trường hợp đó âm dương đều có thừa (tà khí) nên tuy máu chích ra nhiều (tà khí theo đó ra ngoài) xong cũng không gây (kinh mạch) hư.

Hoàng đế: Là thế nào để quan sát (huyết lạc)?

Kỳ Bá: Huyết mạch (nếu có ứ huyết thì sẽ) thịnh, cứng ngang ra và đỏ lên, hoặc ở trên, hoặc ở dưới, không có chỗ nhất định, nếu nhỏ thì như cái kim, nếu lớn thì như gân, đó là cái mốc để tả (nặn máu) một cách rất an toàn. Cho nên không được châm sai với chuẩn, nếu sai là ngược với phép châm (chuẩn là kinh mạch xuất từ kinh đến mạch lạc rồi tôn lạc, làm ngược lại là từ tôn lạc, đến mạch lạc, đến kinh).

Hoàng đế: Châm rồi, kim bám chặt vào cơ, làm thế nào?

Kỳ Bá: Do kim sau khi châm vào, tiếp xúc với nhiệt khí làm cho kim nóng lên (kích thích cơ) làm cơ (co) bám chặt lấy kim, gây mút kim không vê kim được.
« Sửa lần cuối: Tháng Tư 03, 2019, 09:35:25 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #39 vào lúc: Tháng Mười 06, 2017, 04:55:05 PM »

40. Âm dương trong đục (Âm dương thanh trọc)


Nội dung: Nói về tác dụng và tính chất của khí trong và khí đục. Trong tưới vào âm (tạng), trọc tưới vào dương (phủ), trong cái trong có đục, trong cái đục có trong. Nếu trong và đục hỗn tạp, thay đổi vị trí trên dưới sẽ gây bệnh do khí loạn. Nêu rõ cách châm tương ứng với tính chất thanh trọc (trong đục).

Hoàng đế: 12 kinh mạch ứng với 12 con sông của thiên nhiên, 5 sắc của các sông không giống nhau, trong đục cũng sẽ khác nhau, còn khí huyết của người là một loại, làm thế nào để phân biệt?

Kỳ Bá: Khí huyết của người, nếu như có thể hợp thành một thì thiên hạ cũng sẽ hợp nhất, vậy làm gì có (người làm) loạn, trong thân thể con người có khí loạn, trong xã hội cũng có người làm loạn, hai cái loạn ấy hợp làm một vậy.

Hoàng đế: Muốn biết về khí trong và khí đục trong người?

Kỳ Bá: (Người hấp thu) khí của thức ăn uống là khí đục (trọc) khí (hít thở) của trời là khí (thanh) trong. Khí trong (của không khí) tưới vào âm (tạng). Khí đục (của thứ ăn uống) thấm tưới vào dương (phủ). Khí trong biến hóa từ khí đục (của thức ăn), thăng lên ra ở hầu họng. Khí đục có ở trong khí trong (của khí trời) giáng xuống và chảy xuống dưới. Nếu khí trong và khí đục tương can (hai khí tác động lẫn nhau) gọi là khí loạn.

Hoàng đế: Khí trong đổ vào âm, khí đục đổ vào dương, trong khí đục có khí trong, trong khí trong có khí đục, làm thế nào phân biệt khí trong và khí đục.

Kỳ Bá: Hoạt động của khí ở trong người có khác nhau: Khí trong đổ lên Phế, khí đục đi xuống đổ vào Vị. Khí trong (trong khí đục) của Vị dẫn lên đổ ở mồm, khí đục (trong khí trong) của Phế, đi xuống đổ vào kinh và tích lại ở biển của khí.

Hoàng đế: Trong (6 phủ) dương khí đều đục cả, nhưng khí nào đục nhất?

Kỳ Bá: Thái dương tiểu trường tay (có tác dụng phân biệt trong và đục) mình nó tiếp thu khí đục của dương (Vị); Thái âm phế (chủ thiên, có tác dụng trị tiết) mình nó tiếp thu khí trong của âm (5 tạng), khí trong của nó thăng lên đi vào khiếu rỗng, khí đục của nó đi xuống xuyên thông vào các kinh. Các (tạng) âm đều (tiếp thu) khí trong, nhưng riêng Thái âm tỳ (chủ địa, chủ vận hóa) mình nó nhận khí đục (ở Vị, gọi là khí đục trong khí trong).

Hoàng đế: Làm thế nào để (chữa) điều hòa khí trong khí đục?

Kỳ Bá: Khí trong rất hoạt lợi, khí đục rất sáp trệ, đó là tình hình bình thường của khí trong và khí đục, cho nên châm bệnh ở âm (tạng, lý) cần châm sâu và lưu kim, châm bệnh ở dương (phù biểu) cần châm nông và rút kim nhanh. Nếu khí đục, khí trong tương can (đánh nhau; trên dưới đổi chỗ là khí loạn) thì (căn cứ vào mức độ xuất nhập nông sâu lý biểu để tìm cách) châm thích hợp nhằm điều hòa lại cơ thể.
« Sửa lần cuối: Tháng Tư 03, 2019, 09:36:29 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #40 vào lúc: Tháng Mười 07, 2017, 09:48:49 AM »

Quyển thứ bảy

41. Hệ âm dương nhật nguyệt (Âm dương hệ nhật nguyệt)


Nội dung: Trời là dương, đất là âm, nhật là dương, nguyệt là âm. Thắt lưng trở lên là trời, thuộc dương, ứng với mặt trời; thắt lưng trở xuống là đất, thuộc âm ứng với mặt trăng. Lấy trên làm dương, dưới làm âm, phối hợp 10 kinh ở 2 tay với 10 thiên can, 12 kinh ở 2 chân với 12 địa chi. Ở hai mùa Đông Xuân khí của người ở bên trái, hai mùa Thu Hạ, khí của người ở bên phải. Lúc châm không nên chỉ châm ở một bên, dựa vào mặt trời, mặt trăng, không châm kinh mạch tương ứng vơi 10 can 12 chi để tránh làm tổn thương chính khí.

Hoàng đế: Trời là dương, đất là âm, mặt trời là dương, mặt đất là âm. Vấn đề này hợp vào người như thế nào?

Kỳ Bá: Thắt lưng trở lên là trời, thắt lưng trở xuống là đất, phần gọi là trời thuộc Dương, gọi là đất thuộc Âm. (Hai chân ở dưới, 12 kinh chân ứng với 12 địa chi (tý, sửu, dần , mão, thìn, tị, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi, gọi là nguyệt phận). Do nguyệt (mặt trăng) sinh ra từ thủy thuộc Âm. (Hai tay ở trên) 10 ngón tay ứng với 10 ngày (thiên can - ngày trong một tuần: Giáp, Ât, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý) (1 tháng âm lịch chia 3 tuần). Nhật thuộc hỏa nên ở trên, là Dương.  

(Phương pháp Tí ngọ lưu chú được xây dựng trên cơ sở này).

Hoàng đế: (12 nguyệt, 10 nhật) hợp với kinh mạch như thế nào?

Kỳ Bá: Dần là khí dương, lúc khí dương của năm bắt đầu sinh ra (dương bắt đầu sinh ra từ trái rồi mới sang phải), chủ Túc thiếu dương trái. Mùi là tháng 6 chủ Túc thiếu dương phải. Mão là tháng 2 chủ Túc thái dương trái. Ngọ là tháng 5 chủ Túc thái dương phải. Thìn là tháng 3, chủ Túc dương minh trái. Tỵ là tháng 4 chủ Túc dương minh phải (Như vậy tháng 1, 2, 5, 6, thuộc Thiếu dương, Thái dương, còn ở giữa tháng 3, 4 là Dương minh). Hai kinh dương (thiếu, thái dương) hợp ở phía trước (Hai dương hợp thành minh là dương khí phát triển đến mức cao nhất) gọi là Dương minh. Thân là tháng 7, lúc khí âm bắt đầu sinh (âm bắt đầu từ phải sang trái) chủ Túc thiếu âm phải. Sửu là tháng chạp, chủ Túc thiếu âm trái. Dậu là tháng 8, chủ Túc thái âm phải. Tý là tháng 11, chủ Túc thái âm trái. Tuất là tháng 9, chủ Túc quyết âm phải. Hợi là tháng 10, chủ Túc quyết âm trái (như vậy tháng 7, 8 là âm sơ sinh, tháng 11, 12 là dương sơ sinh), tháng 9, 10 là âm tận (quyết là tận), gọi là quyết âm.

(Không châm kinh ứng hợp với tháng, vì có thể làm tổn thương chính khí. Ví dụ tháng chạp (12) không châm Túc thiếu âm trái. Các kinh khác cũng tính như vậy).

Phụ giải: Hàng năm từ ngày Đông chí tháng 11 âm lịch, ngày bắt đầu dài dần, đêm bắt đầu ngắn dần, gọi là dương tiến, âm lùi. Từ ngày Hạ chí tháng 5, ngày bắt đầu ngắn dần, đêm dài dần, gọi là âm tiến, dương lùi. Nghĩa là từ mùa Đông, qua Xuân sang Hạ âm cực phải sinh dương, là lúc dương khí từ suy chuyển dần thành thịnh, từ mùa Hạ qua Thu sang Đông, dương cực phải sinh âm, là lúc âm khí chuyển từ suy sang thịnh dần. Kết hợp với sự chuyển dịch của dương từ trái sang phải và của âm từ phải sang trái, lấy Đông Xuân kết hợp với kinh chân trái, tháng 10 Quyết âm chân trái, tháng 11 Thái âm chân trái, tháng 12 Thiếu âm chân trái, nghĩa là khí âm từ quyết, sang thái, sang thiếu (suy dần). Đến Xuân dương khí tăng dần, tháng 1 Thiếu dương chân trái, tháng 2 Thái dương chân trái, tháng 3 Dương minh chân trái, nghĩa là khí dương tăng dần từ thiếu, sang thái đến minh. Mùa Hạ sang Thu khí âm tăng dần, khí dương giảm dần, nên phối hợp với kinh chân phải, tháng 4 Dương minh chân phải, tháng 5 Thái dương chân phải, tháng 6 Thiếu dương chân phải, nghĩa là khí dương từ Minh qua Thái đến Thiếu, giảm dần. Tháng 7 Thiếu âm chân phải, tháng 8 Thái âm chân phải, tháng 9 Quyết âm chân phải, nghĩa là khí âm từ Thiếu qua Thái sang Quyết, tăng dần.

Người xưa dùng con số để tính:

Tháng 1 (Thiếu dương chân trái) + tháng 6 (Thiếu dương chân phải) = 7

Tháng 2 + tháng 5 (Thái dương trái phải) = 7

Tháng 3 + tháng 4 (Dương minh trái phải) = 7

Tháng 7 + tháng 12 (Thiếu âm phải trái) = 19

Tháng 8 + tháng 11 (Thái âm phải trái) = 19

Tháng 9 + tháng 10 (Quyết âm phải trái) = 19

3 cặp sau nếu trừ đi 12 (chi) cũng là 7

Bảng tóm tắt cho dễ nhớ



- (Thiên Can phù hợp với 10 ngày trong tuần) Giáp chủ Thiếu dương tay trái, Kỷ chủ Thiếu dương tay phải, Ất chủ Thái dương tay trái, Mậu chủ Thái dương tay phải, Bính chủ Dương minh tay trái, Đinh chủ Dương minh tay phải (Bính Đinh đều thuộc hỏa). Ngày mà hai hỏa hợp là Dương minh. Canh chủ Thiếu âm tay phải, Quý chủ Thiếu âm tay trái, Tân chủ Thái âm tay phải, Nhâm chủ Thái âm tay trái.

Phụ giải: Giáp, Ất thuộc mộc - mùa Xuân; Bính, Đinh thuộc hỏa - mùa Hạ; Mậu, Kỷ thuộc thổ - trưởng Hạ; đó là 6 tháng đầu năm thuộc dương. Canh, Tân thuộc kim - mùa Thu; Nhâm, Quý thuộc thủy - mùa Đông; đây là 6 tháng cuối năm thuộc âm. Từ Xuân sang Hạ, dương khí đuổi nguyệt chuyển sang thịnh, hợp với 10 ngày trong tuần như nhau: 6 Can, Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ hợp với kinh dương tay. Từ Thu sang Đông, là khí âm đuổi nguyệt chuyển sang thịnh, nên 4 Can, Canh, Tân, Nhâm, Quý hợp với kinh âm tay. Sự phối hợp này không giống như thiên can phối hợp với tạng phủ (Giáp mộc đởm, Ất mộc can) mà là phối hợp giữa kinh với sự tiến thoái của âm dương. Và cũng có thể dùng con số để nói lên quan hệ âm dương thịnh suy tiến thoái. Giáp số 1, Ất 2, Bính 3, Đinh 4, Mậu 5, Kỷ 6. Ví dụ: Giáp 1 - Thiếu dương tay trái, Ất 2 - Thái dương tay trái, Bính 3 - Dương minh tay trái, Kỷ 6 - Thiếu dương tay phải, Mậu 5 Thái dương tay phải, Đinh 4 - Dương minh tay phải. Hai bên phải trái cộng lại đều là 7. Nói lên 1 đến 3 là dương tăng dần, 4 đến 6 dương giảm dần. Canh số 7, Tân 8, Nhâm 9, Quý 10, thuộc âm nên phối hợp với kinh âm tay, Canh 7 Thiếu âm tay phải, Quý 10 Thiếu âm tay trái, 10 + 7 = 17, Tân 8 Thái âm tay phải, Nhâm 9 Thái âm tay trái, 8 + 9 = 17. Nếu 17 - 10 (Can) = 7, tương ứng với số 7 có ở phần Giáp Kỷ.

Tại sao ở tay không có kinh Quyết âm? vì kinh âm nói về năm, năm có 6 khí, tay có nhiều tuần, tuần theo ngũ hành. Quyết âm tay là Tâm bào vì tạng chính là Tâm, nên không nói đến Tâm bào quyết âm nữa (cảnh Nhạc).

Biểu tóm tắt:



Căn cứ kinh nghiệm của người xưa, không nên châm vào kinh mạch ứng hợp với ngày thiên can, vì có thể làm tổn thương chính khí. Ví dụ: Ngày Nhâm (9) không châm kinh Thái âm tay trái...

- (Trong các kinh, kinh chân là âm, âm cực sinh dương) nên kinh chân là Thiếu dương ở trong âm. Kinh chân âm là thái âm ở trong âm. (Kinh tay là dương, dương cực sinh âm) nên kinh dương tay là thái dương ở trong dương. Kinh âm tay là thiếu âm ở trong dương (với thân thể thì) thắt lưng trở lên là dương, thắt lưng trở xuống là âm.

- Về 5 tạng của các kinh thì Tâm (hỏa) là Thái dương (hỏa) ở trong dương (ở trong ngực, là dương, hỏa là dương), Phế (kim - kim là mùa Thu, lúc khí âm bắt đầu lên - Thiếu âm, nên Phế thuộc âm, nhưng vị trí trong ngực là dương nên âm ở vị trí dương), là Thiếu âm ở trong dương. Can (là mộc) là Thiếu dương ở trong âm, Can - mộc - mùa Xuân, khí dương bắt đầu lên (Thiếu dương), vị trí ở trong bụng (âm). Tỳ (là thổ) là chí âm ở trong âm, thổ là trung ương nên gọi là chí âm, Tỳ ở trong bụng (âm). Thận (là thủy) là Thái âm ở trong âm, thủy - mùa Đông, âm nhiều (Thái âm), Thận ở trong bụng (âm).

Hoàng đế: (Quy luật âm dương thịnh suy thì như thế) vận dụng để chữa bệnh như thế nào?

Kỳ Bá: Dương khí bắt đầu từ bên trái, nên mùa Xuân tháng 1, 2, 3 chính khí ở chân trái (Thiếu dương, Thái dương, Dương minh) không nên châm 3 kinh ấy (vì dễ làm tổn thương chính khí). (Khí âm bắt đầu từ bên phải) nên mùa Thu tháng 7, 8, 9 chính khí ở chân phải (Thiếu âm, Thái âm, Quyết âm) không nên châm 3 kinh ấy (vì làm tổn thương chính khí). Tháng 4, 5, 6 mùa Hạ (dương khí bắt đầu giảm) chính khí ở chân phải (Dương minh, Thái dương, Thiếu dương) không nên châm 3 kinh ấy. Tháng 10, 11, 12 mùa Đông chính khí ở chân trái (Quyết âm, Thái âm, Thiếu âm - giảm dần) không nên châm 3 kinh ấy.

Hoàng đế: Về ngũ hành thì: Giáp Ất mộc - mùa Xuân. Mùa Xuân sắc xanh - chủ Can - kinh Quyết âm chân. Nhưng ngày Giáp đại biểu thiếu dương tay trái (mà không đại biểu Quyết âm Can), không có sự tương hợp giữa ngũ hành với quy luật bình thường 4 mùa, tại sao?

Kỳ Bá: (Ngày Giáp đại biểu thiếu dương chân trái là) nói theo quy luật thịnh suy của Âm Dương chứ không theo trình tự ngũ hành và 4 mùa. Vì âm dương có tên mà vô hình (có tính tương đối, phạm trù rất rộng, có thể đại biểu các hiện tượng và sự vật đối lập, thống nhất vũ trụ). Dùng quy luật âm dương để diễn giải thì 1 có thể đếm đến 10, phân ra có thể thành 100, tán ra thành 1.0000, suy ra thành vạn (chứ không phải chỉ là Âm Dương).
« Sửa lần cuối: Tháng Bảy 07, 2020, 10:47:42 AM gửi bởi Đom đóm » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #41 vào lúc: Tháng Mười 09, 2017, 09:26:29 AM »

42. Phương thức truyền bệnh (Bệnh truyền)


Nội dung: Sau khi ngoại tà vào tạng phủ, theo quan hệ ngũ hành tương khắc, có thể truyền từ tạng phủ này sang tạng phủ kia, nếu cứ truyền mãi thì chết. Trường hợp này châm cứu không có tác dụng. Song nếu không truyền theo trật tự trên mà chỉ truyền trong 2 tạng thôi thì có thể dùng châm để chữa được.

Hoàng đế: Phương pháp chữa bệnh ngoài châm còn đạo dẫn, hành khí, xoa bóp, cứu chườm, chích, hỏa châm, uống thuốc vv...Trong điều trị dùng một phương pháp là đủ hay phải dùng tổng hợp nhiều phương pháp?

Kỳ Bá: Các phương pháp chữa bệnh ở trên, là của mọi người và để chữa cho nhiều người mắc nhiều chứng bệnh khác nhau, chứ không phải dùng cả để chữa bệnh cho một người (nên cần nắm cả các phương pháp). (Xoa bóp là để điều thông khí huyết, nhu hòa cân cốt).

Hoàng đế: Như vậy là nếu tuân thủ quy luật phép tắc tổng quát thì tránh được sai lầm. Yếu lĩnh của âm dương, đạo lý của hư thực, chính khí không cố và tinh thần di dịch, bệnh nào có thể chữa vv... đều đã rõ. Song sự biến hóa bên trong của bệnh, sự truyền biến của tà khí, sự suy kiệt dần của chính khí làm các chứng này nặng lên không cứu được thì giải thích thế nào?...

Kỳ Bá: Nắm được quy luật âm dương thì như đang mê được giải, đang say tỉnh lại (hiểu rõ vấn đề). Ngoại tà vào thân thể, không gây tiếng động, không có dấu tích (tai mắt khó phát hiện ra nếu không quan sát tỉ mỉ thì như nhắm mắt đi trong đêm tối vậy. Ngoại tà vào thân thể từ nông vào sâu), nếu thấy tóc lông rụng gẫy, tấu lý khai là chính khí không vững và tà khí có thể lan ra toàn thân rồi truyền và lưu thông trong huyết mạch, nếu tà khí lại vào (sâu trong) tạng gây đau bụng, chính khí của hạ tiêu nghịch loạn có thể gây chết người. Khó mà cứu được.

Hoàng đế: Tà khí vào tạng truyền biến như thế nào?

Kỳ Bá:

- Bệnh bắt đầu từ Tâm sau 1 ngày có thể vào Phế (Tâm hỏa khắc Phế kim), lại sau 3 ngày có thể vào Can (Phế kim khắc Can mộc), lại sau 5 ngày vào Tỳ (Can mộc khắc Tỳ thổ), lại 3 ngày nữa nếu không khỏi (phần lớn) là chết. Mùa Đông chết vào lúc nửa đêm, mùa hè chết vào lúc giữa trưa (mùa đông thuộc thủy, nửa đêm là lúc âm thịnh nhất, thủy có thể khắc hỏa - Vì bệnh bắt đầu từ Tâm hỏa nên lúc nửa đêm mùa Đông thủy khắc hỏa và chết. Mùa Hạ thuộc hỏa, giữa trưa hỏa thịnh nhất, bệnh bắt đầu từ Tâm, nên giữa trưa mùa Hạ Tâm hỏa quá thịnh mà chết).

- Bệnh bắt đầu từ Phế, sau 3 ngày có thể vào Can, lại sau 1 ngày vào Tỳ, lại sau 5 ngày vào Vị (Tỳ Vị biểu lý), lại sau 10 ngày nữa nếu không khỏi thì chết. Mùa Đông chết vào lúc mặt trời lặn, mùa hè chết vào lúc mặt trời mọc. Mặt trời lặn giờ thân, dậu thuộc kim (3 - 7 giờ chiều). Mặt trời mọc giờ dần mão, thuộc mộc (3 - 7 giờ sáng). Bệnh Phế thuộc kim, mùa Đông hoàng hôn giờ kim, kim suy bệnh sẽ chết. Mùa Hè bình minh giờ mộc vượng, mộc vũ lại kim nên chết, hoặc mộc vượng sinh hỏa, kim đã kiệt, hỏa khắc kim nên chết.

- Bệnh bắt đầu từ Can, sau 3 ngày truyền vào Tỳ, sau 5 ngày vào Vị, lại 3 ngày nữa vào Thận, nếu 3 ngày nữa không khỏi thì chết. Mùa Đông chết vào chết vào lúc mặt trời lặn, mùa Hè chết vào lúc ăn cơm sáng (giờ mão 5 - 7 giờ). Mặt trời lặn giờ thân dậu thuộc kim (3 - 7 giờ chiều), kim vượng mộc suy - kim khắc mộc thì chết. Giờ ăn sáng 5 - 7 giờ sáng, giờ mão thuộc mộc, can mộc suy không thể gánh nổi thời bệnh mộc nên chết.

- Bệnh phát từ Tỳ, sau 1 ngày đến Vị, 2 ngày nữa đến Thận, 3 ngày nữa đến (kinh Thái dương và kinh cân thái dương) cột sống bàng quang, 10 ngày nữa không khỏi thì chết. Mùa Đông chết lúc đi ngủ sau hoàng hôn, mùa hè chết lúc cơm tối (lúc đi ngủ sau hoàng hôn là giờ tuất 7 - 9 giờ tối. Mùa Đông giờ này đã đi ngủ, còn mùa hè giờ này ăn cơm tối. Giờ tuất thuộc thổ, đáng thổ phải vượng lúc đó nhưng do ốm không vượng được Tỳ càng suy kiệt nên chết.

- Bệnh phát ở Vị trước, 5 ngày sau vào Thận, 3 ngày nữa vào (kinh mạch và kinh cân) cột sống bàng quang, 5 ngày nữa lên Tâm, 2 ngày nữa không khỏi thì chết. Mùa Đông chết lúc nửa đêm, mùa hè chết lúc "Nhật điệt" (giờ mùi 13 -15 giờ). (Nửa đêm giờ tý thuộc thổ, thổ không thắng được thủy nên chết lúc nửa đêm. Mùa hè giờ mùi thuộc thổ, lúc đó thổ khí suy không vượng được nên chết.

- Bệnh phát ở Thận trước, 3 ngày sau vào đến (kinh mạch và kinh cân) cột sống bàng quang, lại 3 ngày nữa lên Tâm, lại 3 ngày nữa đến Tiểu trường, 3 ngày nữa không khỏi thì chết. Mùa Đông chết vào lúc bình minh (5 giờ), mùa hè chết vào lúc hoàng hôn (giờ tuất 19 - 21 giờ). (Bình minh mùa Đông là cuối giờ dần (5 giờ). Mộc có thể phạt thủy nên bệnh Thận thì chết giờ ấy. Ở mùa hè, giờ tuất thủy khí suy, không vượng được nên càng kiệt và chết.

- Bệnh phát ở bàng quang, sau 5 ngày vào Thận, sau 1 ngày vào Tiểu trường, sau 1 ngày nữa vào Tâm, sau 2 ngày nữa không khỏi thì chết. Mùa Đông chết lúc gà gáy, mùa hè chết lúc sau ngọ, gà gáy là giờ sửu (1 - 3 giờ), sau ngọ là giờ mùi (13 - 15 giờ). Giờ sửu là âm cực, giờ mùi là giờ mà thủy sợ, bàng quang là phủ của thủy, hai giờ đó là lúc thủy cực thịnh và cực suy, đều chết.

- Các bệnh trên truyền theo một quy luật nhất định, theo quy luật đó có thể dự kiến giờ, ngày chết, nên không thể dùng châm để chữa. Nếu truyền cách 1 tạng hoặc 2, 3, 4 tạng (truyền cho nhau) thì có thể châm được (vì cách 1 tạng là quan hệ mẫu tử, bệnh nhẹ có thể châm - còn truyền theo tuần tự ngũ hành tương khắc như ở những đoạn trên thì bệnh nặng, khó chữa, không châm.
« Sửa lần cuối: Tháng Tư 03, 2019, 09:39:14 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #42 vào lúc: Tháng Mười 09, 2017, 02:08:47 PM »

43. Dâm tà phát mộng


Nội dung: Nói về sự phát sinh của các loại mộng có liên quan tới chức năng, thuộc tính và tình trạng hư thực của tạng phủ. Do tà khí quấy nhiễu nội tạng làm hồn bay phách lạc, ngủ không yên nên mộng. Nên có thể dựa vào mộng để phân biệt trạng thái hư thực của tạng phủ, để làm căn cứ tìm huyệt theo kinh với phép châm tạng khí thịnh thì tả, hư thì bổ, để có thể làm cho hết mộng.

Hoàng đế: Dâm tà phân tán tràn ngập trong cơ thể (sinh mộng) như thế nào?

Kỳ Bá: Chính tà [ngoại tà và thanh sắc dục vọng ảnh hưởng (kích thích) Tâm] từ ngoài vào cơ thể, chưa có chỗ dựa nhất định đã nhiễu nội tạng, chạy lung tung khắp nơi không có chỗ cố định, cùng đi với dinh vệ, và cùng hồn phách chạy đi khắp nơi làm cho ngủ không say và mộng. Nếu tà khí nhiễu ở phủ, thì (dương khí) ở ngoài sẽ thừa, và (âm khí) ở trong sẽ thiếu. Nếu tà khí nhiễu ở tạng thì (âm khí) ở trong sẽ thừa, và (dương khí) ở ngoài sẽ thiếu.

Hoàng đế: (Âm dương của tạng phủ) thừa và thiếu biểu hiện ở trong mộng như thế nào?

Kỳ Bá: Khí âm mà thịnh thì trong mộng thấy lội nước to và khiếp sợ. Khí dương thịnh thì thấy lửa to làm nóng rát. Cả khí âm dương đều thịnh thì mộng thấy giết nhau. Nếu 1/2 người trên (tà khí) thịnh thì mộng thấy bay lên, 1/2 người dưới thịnh thì mông thấy tụt xuống dưới. Nếu đói thì mộng thấy được ăn, nếu no thì mộng thấy mang đồ vật biếu người. Can khí thịnh thì mông thấy giận dữ, Phế khí thịnh thì mộng thấy khủng khiếp, khóc và bay lên. Tâm khí thịnh thì mộng thấy hay cười hoặc lo lắng sợ hãi. Tỳ khí thịnh thì mộng thấy ca nhạc, người nặng nề không muốn cử động. Khí thận thịnh thì mộng thấy cột sống lưng và thắt lưng rời ra. Đấy là 12 trạng thái thịnh của mộng, châm tả thì hết mộng.
« Sửa lần cuối: Tháng Tư 03, 2019, 09:39:47 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #43 vào lúc: Tháng Mười 09, 2017, 02:40:10 PM »

44. Khi khí thuận, một ngày chia làm 4 thời (Thuận khí nhất nhật phân tứ thời)


Nội dung: Nói về ảnh hưởng của khí hậu 4 mùa (Xuân, Hạ, Thư, Đông) đối với cơ thể. Trong 1 ngày cũng có 4 thời như trong 1 năm. Buổi sáng như mùa Xuân, chính khí tăng làm tà khí giảm, bệnh nhẹ đi, buổi trưa như mùa Hạ, chính khí vượng nhất, bệnh tà càng giảm, người bệnh yên tĩnh. Buổi chiều hoàng hôn là mùa Thu, chính khí bắt đầu thu liễm, tà khí dần dần hoành hành bệnh nặng dần lên, nửa đêm như mùa Đông chính khí tàng ở trong tạng, tà khí độc chiếm thân thể, bệnh càng nặng nữa. Diễn biến của 4 mùa và sự thịnh suy của âm dương hầu như hoàn toàn thống nhất. Cũng giải thích nguyên nhân sự tương ứng và không tương ứng giữa bệnh tật với 4 mùa và giới thiệu nguyên tắc châm ứng với 4 mùa.

Hoàng đế: Nguyên nhân gây bệnh thường là táo, thấp, hàn, thử, phong, vũ, âm, dương, hỉ, nộ, ẩm thực, giao hợp, tà khí tác động vào nội tạng gây nên, bệnh đã có tên, ta đã rõ. Song diễn biến của bệnh phần lớn là lúc mới ngủ dậy thì dễ chịu, ban ngày thì yên tĩnh, lặn mặt trời thì nặng dần, ban đêm nặng lên nữa, tại sao vậy?

Kỳ Bá: Đó là do ảnh hưởng của sự thịnh suy của âm dương trong khí hậu của 4 mùa gây nên.

Hoàng đế: Ảnh hưởng của khí hậu 4 mùa với cơ thể như thế nào?

Kỳ Bá: Quy luật của tự nhiên là mùa Xuân thì sinh ra, mùa Hạ thì trưởng thành, mùa Thu thì thu lại, mùa Đông thì tàng trữ, người cũng ứng với khí hậu đó. Một ngày chia làm 4 thời, thì sớm là Xuân, giữa ngày là Hạ, mặt trời lặn là Thu, nửa đêm là Đông. Buổi sớm chính khí của người sinh ra, bệnh tà giảm, nên buổi sớm dễ chịu; giữa ngày chính khí trưởng thành, thắng tà khí, nên bệnh nhân yên tĩnh; mặt trời lặn chính khí bắt đầu suy, tà khí bắt đầu sinh nên bệnh tăng; nửa đêm chính khí vào trong tạng, tà khí độc chiếm toàn thân nên bệnh nặng.

Hoàng đế: Có những lúc diễn biến của bệnh ngược lại với trên, tại sao vậy?

Kỳ Bá: Diễn biến của bệnh có lúc không tương ứng với 4 thời, đó là 1 tạng bị bệnh, theo quan hệ ngũ hành, tạng này bị ngày giờ (theo ngũ hành) tương khắc ảnh hưởng nên bệnh nặng lên. (Tỳ thổ bị mộc khắc, Bệnh Tỳ sợ ngày Giáp, Ất và giờ Dần Mão - vì đều là mộc), Phế kim bi hỏa khắc, bệnh Phế sợ ngày Bính, Đinh và giờ Tị, Ngọ - vì đều là hỏa, Thận thủy bị thổ khắc, bệnh thận sợ ngày Mậu, Kỷ hoặc giờ Thìn, Tuất, Sửu, Mùi - vì đều thuộc thổ. Tâm hỏa bị thủy khắc, bệnh Tâm sợ ngày Nhâm, Quý, hoặc giờ Hợi, Tý - vì đều thuộc thủy. Nếu tạng này đủ sức khắc ngày giờ theo ngũ hành thì bệnh sẽ nhẹ dần (Phế kim thắng được giờ Dần Mão thuộc mộc, Thận thủy thắng được giờ Tỵ Ngọ thuộc hỏa, Tâm hỏa thắng được giờ Thân Dậu thuộc kim, Tỳ thổ thắng được giờ Hợi Tý thuộc thủy).

Hoàng đế: Vậy chữa như thế nào?

Kỳ Bá: Thuận theo sự thịnh suy của 4 thời, hư thực của âm dương để bổ tả. Có thể dự kiến được kết quả chữa bệnh. Thuận theo quy luật là thầy thuốc giỏi, nghịch với quy luật là kém.

- (Bệnh Tỳ nếu không thắng nổi khí mộc buổi sớm thì bổ Tỳ tả Can, bệnh Phế nếu không thắng nổi khí hỏa buổi trưa thì bổ Phế tả Tâm. Bệnh Can nếu không thắng nổi khí kim lúc mặt trời lặn thì bổ Can tả Phế, bệnh Tâm nếu không thắng nổi khí kim thủy của đêm thì bổ Tâm tả Thận).

Hoàng đế: Châm có 5 biến và có 5 huyệt (tỉnh, huỳnh, du, kinh, hợp) làm chủ. Giải thích thế nào?

Kỳ Bá: Người có 5 tạng, mỗi tạng có sắc, vị, thời, âm, ngày, ngũ biến tương ứng. Mỗi biến đều có 5 huyệt (tỉnh, huỳnh, du, kinh, hợp) phối hợp. Do đó có 25 huyệt du (5 biến x 5 hợp) và ứng với 5 thời tiết trong năm.

Hoàng đế: 5 biến là gì?

Kỳ Bá: Can mộc (thiếu dương ở trong âm) là tạng (dương) giống đực, sắc xanh, mùa Xuân, âm giốc, vị chua, ngày Giáp Ất. Tâm hỏa (thái dương trong dương) là tạng (dương) giống đực, màu đỏ, mùa hè, ngày Bính Đinh, âm chủy, vị đắng. Tỳ thổ (chí âm trong âm) là tạng (âm) giống cái, sắc vàng, cuối hè, ngày Mậu, Kỷ, âm cung, vị ngọt. Phế kim (thiếu âm ở trong dương) là tạng (âm) giống cái, sắc trắng, âm thương, mùa Thu, ngày Canh, Tân, vị cay. Thận thủy (thái âm ở trong âm) là tạng (âm) giống cái, sắc đen, mùa Đông, ngày Nhâm, Quý, âm vũ, vị mặn. Đó là 5 biến.

Hoàng đế: Năm huyệt du phân bổ vào 5 biến như thế nào?

Kỳ Bá: Khí của 5 tạng chủ (bế tàng vào) mùa Đông, mùa Đông châm huyệt tỉnh. Khí của 5 sắc sinh ra từ mùa Xuân, mùa Xuân châm huyệt huỳnh. Khí của 5 thời chủ (trưởng thành trong) mùa Hạ, mùa Hạ châm huyệt du. Khí của 5 âm chủ (biến hóa phần thịnh trong) cuối Hạ, cuối Hạ châm huyệt kinh. Khí của 5 vị chủ (thu liễm vào) mùa Thu, mùa Thu châm huyệt hợp. Đó là sự phân bố 5 huyệt du vào 5 biến. (Ngũ tạng chủ tàng, Đông là mùa bế tàng, tỉnh là đầu nguồn của nước như nhất dương sơ sinh vào mùa Đông, cho nên nếu có bệnh ở nội tạng và ứng với khí bế tàng của mùa Đông, có thể châm huyệt tỉnh - hay nói khác đi, huyệt tỉnh có tác dụng khai bế thông khiếu. Ngũ sắc lộng lẫy ứng với mùa Xuân vạn tía ngàn hồng, huyệt huỳnh là dòng nước nhỏ, tiếp với đầu nguồn, khí của nó còn yếu giống như mùa Xuân, khí dương lên dần nên đem 5 sắc, huyệt huỳnh của mùa Xuân gắn với nhau, và cho rằng: Bệnh biểu hiện ra ở khí sắc tương ứng với khí phát sinh ở mùa Xuân, cần châm huyệt huỳnh, nói khác đi huyệt huỳnh có tác dụng tả nhiệt và điều huyết...Các huyệt khác căn cứ vào khí của mạch từ nhỏ đến lớn, tỉnh đến huỳnh, đến du, kinh, hợp và ứng với mùa Hạ, cuối Hạ Thu...).

Hoàng đế: (5 huyệt du ứng với 5 thời), các huyệt nguyên của 6 phủ phối hợp với cái gì?

Kỳ Bá: Chỉ 6 phủ có huyệt nguyên và không ứng với 5 thời, mà dùng nó để chữa bệnh của bản thân kinh dương có huyệt nguyên đó bị bệnh. 6 kinh dương mỗi kinh có 5 huyệt du và 1 huyệt nguyên, cộng 36 huyệt.

Hoàng đế: Thế nào goi là (5) tạng chủ Đông, (5) thời chủ Hạ, (5) sắc chủ Xuân, (5) âm chủ cuối Hạ, (5) vị chủ Thu?

Kỳ Bá: Bệnh ở (5) tạng (ứng với khí bế tàng của mùa Đông), lấy các huyệt tỉnh ở kinh để chữa. Bệnh bắt đầu hiện ra ở khí sắc (ứng với sự phát sinh của mùa Xuân) thì dùng các huyệt huỳnh ở kinh để chữa. Bệnh lúc nhẹ lúc nặng, lúc phát lúc hết (ứng với khí mạch thịnh của mùa Hạ và biến hóa của thời tiết), lấy các huyệt du để chữa. Bệnh biểu hiện ra ở âm thanh (do quy luật biến hóa của 5 âm rất đa dạng như khí hóa của cuối Hạ, lấy các huyệt hợp để chữa (vì hợp là nơi khí mạch đổ vào, như sau khi 5 vị của mùa Thu đã thành thục rồi đều qua miệng để vào người). Vì vậy gọi là vị chủ hợp. Đó là (cách chữa) ngũ biến.

Biểu tóm tắt ngũ biến ngũ tạng - ứng với 25 huyệt

« Sửa lần cuối: Tháng Tư 03, 2019, 09:41:34 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #44 vào lúc: Tháng Mười 10, 2017, 04:12:12 PM »

45. Từ biểu hiện ở ngoài suy đoán bệnh của nội tạng (Ngoại sủy)


Nội dung: Nói về đạo lý của châm cứu và sự quan sát bệnh tật đều không tách khỏi quy luật âm dương, nên có thể từ biểu hiện ở ngoài để suy đoán bệnh của nội tạng. Nó chính xác như dùi đánh vào trống là có tiếng trống, mặt trời mặt trăng chiếu vào vật thì phải có bóng vậy.

Hoàng đế: Tên và cách dùng 9 loại kim, từ số 1 đến số 9 có ý nghĩa sâu xa nhưng đạo lý chủ yếu của chúng ta chưa hiểu rõ. 9 loại kim nhỏ thì ở trong không thể có thứ nhỏ hơn, to thì bên ngoài không có cái gì to hơn, sâu thì không gì sâu hơn, cao thì không có gì cao hơn. Tuy có hoảng hốt song có tác dụng lớn, phạm vi ứng dụng rất rộng. Điều đó có quan hệ mật thiết với quy luật biến hóa của tự nhiên, người và khí hậu 4 mùa. Có thể quy nạp những vấn đề trên vào một (tổng cương) không ? (Sự tương ứng của 9 loại kim như sau: 1 với trời, 2 với đất, 3 với người, 4 với 4 mùa, 5 với 5 âm, 6 với 6 luật, 7 với 7 vì sao, 8 với 8 phong, 9 với 9 dã).

Kỳ Bá: Không phải chỉ châm đạo có tổng cương mà trị nước cũng phải làm như vậy. Trị nước, nếu không có một cương lĩnh tổng quát thì làm sao có cơ sở thống nhất để sử lý chỉ đạo được tất cả các loại việc nhỏ, to, nông, sâu rất phức tạp được. Sau đây là ví dụ: Như mặt trăng mặt trời chiếu vạn vật, được phản ánh bằng bóng của vật, dùng mặt nước và gương để soi thì phải thấy hình ảnh trong đó, dùng dùi đánh trống thì phải có tiếng trống. Khi hình bóng, tiếng có thay đổi, tức là bản thân các vật đó có biến động tương ứng. Nắm được vấn đề đó thì có thể hiểu rõ hiệu quả của châm.

Hoàng đế: Ánh sáng của mặt trời, mặt trăng chiếu đến đâu thì sáng tỏ đến đó, vì thế nên vĩnh viễn không mất (tính tương đối của ) âm dương. Kết hợp (âm dương với lâm sàng) để quan sát toàn diện bệnh nhân bắt mạch để biết, để nhìn sự biểu hiện ra ngoài của bệnh. Như hình ảnh của vật ở mặt nước, mặt gương không mất vậy (thanh âm mầu sắc cũng là phản ảnh của tạng phủ). Nếu 5 sắc không đẹp, 5 âm không rõ, là 5 tạng có biến động. Đó là sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa bên trong và bên ngoài, giống như dùi đánh vào trống thì có tiếng trống, hình ảnh giống in vật thể vậy. Nên tóm lại, đối với vật ở xa, có thể suy đoán ở bên ngoài để biết bệnh ở bên trong, vật gần có thể suy đoán từ bên trong để biết chứng bên ngoài (vật xa chủ bên ngoài, vật gần chủ bên trong). Đó là tổng quát, mọi vật phát triển đến cực độ đều không thoát ly khỏi quy luật biến hóa của âm dương, trong phạm vi trời đất mọi việc đều trong phạm vi của âm dương.
« Sửa lần cuối: Tháng Tư 03, 2019, 10:45:55 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Trang: 1 2 [3] 4 5 6   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn