Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Tư 30, 2024, 12:15:03 PM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: 1 [2] 3 4 ... 6   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Linh khu  (Đọc 30461 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #15 vào lúc: Tháng Chín 12, 2017, 05:57:33 PM »

16. Dinh khí


Nội dung: Nguồn gốc của dinh khí là tinh khí, là tinh hoa của chất ăn uống hóa thành, đường tuần hoàn của nó về cơ bản như của 12 kinh. Bắt đầu từ kinh Thái âm phế, đến Đại trường, Vị, Tỳ, Tâm, Tiểu trường, Bàng quang, Thận, Tâm bào lạc, Tam tiêu, Đởm , Can, từ Can lên Phế. Nhánh của nó lên mạch Đốc, Nhâm rồi lại xuống phế. Từ Phế tiếp tục như cũ.

Hoàng đế: Con đường của dinh khí có gốc là nạp (tiếp thu) cốc (thức ăn). Thức ăn (cốc) vào vị (được tiêu hóa hấp thu), truyền (các chất dinh dưỡng ) lên phế, chảy tràn vào trong (tạng phủ), phân bổ ra ngoài (chi thể), phần tinh đi ở trong kinh mạch ở sâu, tuần hoàn không ngừng hết vòng này đến vòng khác như cương kỷ (vận hành) của trời đất vậy.

Khí từ Thái âm chảy vào thủ Dương minh, lên đổ vào Túc dương minh, chảy xuống mu chân đến ngón chân cái hợp với Túc thái âm ngược lên háng chảy lên Tỳ, từ Tỳ đổ vào Tâm, theo Thủ thiếu âm ra ở nách, xuống tay đổ vào ngón út, hợp với thủ Thái dương, đi lên đến nách, lên bờ dưới trong hố mắt, đổ vào khóe mắt trong, lên đỉnh đầu, xuống gáy hợp với túc Thái dương, dọc cột sống xuống mông, xuống đổ vào đầu ngón chân út, dọc gan chân đổ vào túc Thiếu âm, lên đổ vào Thận, từ Thận đổ vào Tâm bào, phân bố ở trong ngực, chảy theo mạch Tâm bào ra nách, xuống tay, ra ở giữa hai gân, vào gan tay, ra ở đầu ngón tay giữa, quay lại đổ vào đầu ngón tay đeo nhẫn, hợp với thủ Thiếu dương; lên đổ vào đản trung, phân tán ở Tam tiêu, từ Tam tiêu đổ vào Đởm, ra ở cạnh sườn đổ vào Túc thiếu dương, đi xuống đến mu chân, từ mu chân đến ngón chân cái, hợp với Túc Quyết âm, lên đến can, từ can đổ lên phế, lên dọc yết hầu, vào vòm họng, tận cùng ở súc môn (lỗ mũi ngoài). Nhánh của nó lên trán dọc đỉnh đầu, xuống gáy, dọc cột sống xuống xương cùng là mạch đốc; liên lạc với âm khí (sinh dục ngoài), lên qua lông mu vào trong rốn, dọc trong bụng lên khuyết bồn (có thể là) thiên xuống đổ vào phế, ra ở Thái âm. Đó là đường tuần hành của dinh khí, có thuận có nghịch vậy.
« Sửa lần cuối: Tháng Năm 04, 2018, 08:17:41 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #16 vào lúc: Tháng Chín 21, 2017, 10:14:37 AM »

17. Độ dài của kinh mạch (Mạch độ)


Nội dung: Nói về độ dài của kinh mạch (12 kinh chính x 2 bên = 24 kinh, 2 mạch kiểu, 2 mạch nhâm, đốc = 28 mạch) cộng 16 trượng 2 thước. Nói rõ khí của 5 tạng thông ra 7 khiếu ở phần trên, nếu khí 5 tạng điều hòa thì cảm giác đều bình thường. Nếu khí âm dương quá thịnh, sẽ hình thành quan cách gây nên chết yểu. Nói rõ tình hình tuần hoàn của Âm kiểu từ chân lên đầu và tác dụng nuôi dưỡng mắt của nó.

Hoàng đế: Mong được nghe độ dài của kinh mạch.

Kỳ Bá: 6 kinh dương tay, từ tay đến đầu dài 5 thước, cộng 3 trượng. 6 kinh âm tay. từ trong ngực ra tay dài 3,5 thước, cộng 2 trượng 1 thước. 6 kinh dương chân, từ đầu đến chân dài 8 thước, cộng 4 trượng 8 thước. 6 kinh âm chân, từ chân đến ngực dài 6 thước 5 tấc, cộng 3 trượng 9 thước. Mạch kiểu từ chân đến mắt dài 7,5 thước, cộng 1 trượng 5 thước. Mạch nhâm, mạch đốc, mỗi mạch dài 4,5 thước, cộng 9 thước. Tổng cộng 16 trượng 2 thước, đó là đường đi của khí (đáng lẽ 2 bên Âm kiểu, Dương kiểu là 4 mạch ở đây chỉ có 2. Do cách tính cổ "nam, tính dương kiểu là mạch, âm kiểu là lạc, nữ tính âm kiểu là mạch, dương kiểu là lạc", do đó 4 mà tính 2).

Kinh mạch ở trong, nhánh của nó đi ngang là lạc - nhánh của lạc là Tôn (cháu) lạc. Lạc mạch thịnh, ứ huyết, cần trừ nhanh bằng chích ra máu. Nếu (tà) khí thịnh (xâm phạm ở ngoài) dùng phép tả, hư (chính khí) thì uống thuốc để bổ.

Tinh khí của 5 Tạng thường từ trong thông lên 7 khiếu - Phế thông với mũi, Phế hòa thì mùi biết thơm, thối (ngửi tốt).

Tâm khí thông với lưỡi, tâm hòa thì biết ngũ vị (nếm tốt); Can khí thông với mắt, Can hòa thì biết ngũ sắc (nhìn tốt); Tỳ khí thông với mồm, Tỳ hòa thì mồm biết ngũ cốc; Thân khí thông với tai, thận hòa thì tai nghe ngũ âm tốt. 5 tạng không hòa thi 7 khiếu không thông. 6 phủ không hòa thì ứ lại thành nhọt độc. Nếu tà ở phủ thì mạch dương không hòa, mạch dương không hòa thì khí lưu trệ, khí lưu trệ gây nên dương khí thịnh. Dương khí thịnh quá thì âm không lợi, mạch âm không lợi thì huyết lưu trệ gây nên âm khí thịnh. Âm khí thịnh quá thì dương khí không thể (đi) nuôi dưỡng (trong ngoài và giao với âm khí) được, gọi là quan. Dương khí thịnh quá, thì âm khí không thể (đi) nuôi dưỡng (trong ngoài và giao với dương khí) được, thì gọi là cách. Âm dương đều thịnh không thể (giao tiếp nhau - biểu lý cách ly) âm dương không nuôi dưỡng lẫn nhau được gọi là quan cách. Nếu có quan cách thì sẽ chết sớm hơn tuổi có thể sống.

Hoàng đế: Mạch kiểu bắt đầu và kết thúc ở đâu, khí của mạch nào vận hành và nuôi dưỡng nó?

Kỳ Bá: Mạch âm kiểu là nhánh của (túc) thiếu âm, bắt đầu từ sau xương nhiên cốt (xương thuyền) đi lên trên mắt cá trong, thẳng lên mặt trong đùi, vào âm (bụng dưới), dọc ngực, vào hố trên đòn, lên ra ở trước huyệt nhân nghinh, vào xương gò má thuộc (về) khóe mắt trong hợp với Thái dương (túc), Dương kiểu rồi lên nữa. Khí của âm dương kiểu cùng đi vòng để nhu nhuận mắt, nếu không được khí nuôi dưỡng thì mắt không nhắm được (nếu âm khí không đủ, dương khí thiên thắng thì mắt không nhắm được, nếu âm khí thịnh thì mắt nhắm lại).

Hoàng đế: Tại sao khí của mạch âm chỉ đi ở 5 tạng mà không nuôi dưỡng 6 phủ?

Kỳ Bá: Khí không thể không vận hành, nó như dòng sông phải chảy, mặt trăng mặt trời phải vận động không ngừng, nên mạch âm đi nuôi dưỡng tạng của nó, mạch dương đi nuôi dưỡng phủ của nó, như vòng tròn khép kín không biết bắt đầu từ đâu, hết chu kỳ nọ tiếp đến chu kỳ kia, khí của nó đầy tràn ra để tưới cho tạng phủ ở trong và nhu nhuận tấu lý ở ngoài.

Hoàng đế: Mạch kiểu có âm dương (ở trên nói mạch kiểu dài 1 trượng 5 thước), vậy đó là độ dài của mạch âm kiểu hay dương kiểu?

Kỳ Bá: Cách tính là: Nếu là nam, con số ấy là của dương kiểu, nếu là nữ là của âm kiểu. Mạch được tính là kinh, mạch không được tính là lạc (do đó tuy là 4 mạch kiểu, nhưng khi tính cụ thể thì chỉ có thể được tính 2 mạch thôi, còn 2 mạch nữa tính là lạc tùy theo người đó là nam hay nữ).
« Sửa lần cuối: Tháng Năm 04, 2018, 08:18:49 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #17 vào lúc: Tháng Chín 21, 2017, 05:34:31 PM »

18. Chỗ sinh ra và nơi hội lại của dinh vệ (Dinh vệ sinh hội luận)


Nội dung: Dinh và vệ cùng nguồn gốc, chất trong là dinh, chất đục là vệ, đều là tinh khí của thức ăn hóa thành - Dinh có tác dụng nuôi dưỡng bên trong cơ thể. Vệ có tác dụng bảo vệ phần ngoài cơ thể. Nơi sinh ra, phân bố và tác dụng của dinh vệ có liên hệ mật thiết với Tam tiêu.

Hoàng đế: Tinh khí của con người ở đâu đến? âm và dương hội ở đâu? Dinh là khí nào? Vệ là khí nào? Dinh từ đâu mà ra? Vệ hội như thế nào? Già trẻ khí (thịnh suy) khác nhau (ngày) dương, (đêm) âm, vị trí (tuần hành của khí) cũng khác nhau. Chúng hội nhau ở đâu?

Kỳ Bá: Người tiếp thu tinh khí từ thức ăn. Thức ăn vào vị (tiêu hóa hấp thu chất dinh dưỡng) truyền lên phế, và 5 tạng 6 phủ đều (tiếp) thụ được khí. Khí trong là dinh, khí đục là vệ. Dinh chảy ở trong mạch, vệ chảy ở ngoài mạch, dinh tuần hoàn không ngừng, sau 50 chu kỳ thì đại hội một lần (tức một ngày đêm). Âm dương xuyên thông với nhau như vòng tròn kín (không có nơi bắt đầu, nơi kết thúc). Vệ khí tuần hoàn ban đêm ở phần âm 25 độ, ban ngày ở phần dương 25 độ (cộng 50 độ). Khi vệ khí hành ở phần dương thì khởi (thức dậy), ở phần âm thì chỉ (ngủ). (Khi vệ khí hành ở dương), lúc giữa trưa dương khí thịnh nhất gọi là trùng dương, (khi hành ở kinh âm) lúc nửa đêm âm khí thịnh nhất được gọi là trùng âm. (dinh khí đi ở trong mạch - cùng tông khí - bắt đầu từ kinh Thái âm phế rồi trở về kinh Thái âm phế), nên Thái âm là ở trong. (Vệ khí đi ở ngoài mạch, bắt đầu từ kinh Thái dương bàng quang và trở lại kinh Thái dương bàng quang), nên gọi là Thái dương ở ngoài, trong một ngày đêm mỗi phần âm dương đi 25 độ (Âm: Từ kinh Thận đến Tâm, đến Phế, đến Can, đến Tỳ, đến Thận) (Dương: từ Thái dương bàng quang đến Thái dương tiểu trường, đến Thiếu dương đởm, đến Thái dương tam tiêu, đến Dương minh vị, đến Dương minh đại trường, và đi ở ngoài mạch không đi trong mạch). Nửa đêm thì âm cực thịnh, sau đó âm suy dần đến bình minh thì âm tận và dương khởi lên. Giữa trưa thì dương cực thịnh, về chiều thì dương suy, đến hoàng hôn thì dương tận và âm khởi lên. Nửa đêm thì (dương khí vệ khí) đại hội, lúc đó đã ngủ ngon, gọi là âm hợp, bình minh ngày hôm sau âm tận và dương nhận lấy khí (khởi). Cứ tiếp tục không ngừng theo với cương kỷ của trời đất.

Hoàng đế: Khí gì khiến người già nửa đêm ngủ không say? và khí gì khiến thiếu niên trai trẻ ban ngày ngủ không say?

Kỳ Bá: Người trai tráng có khí huyết thịnh, cơ nhục hoạt động, đường khí thông, tuần hành của dinh vệ rất bình thường, nên ban ngày tinh (thần) đầy đủ và đêm ngủ ngon. Người già có khí huyết suy, bắp thịt khô gầy, đường khí sáp trệ, chức năng của năm tạng chống nhau (không điều hòa), dinh khí suy (ít) và vệ khí thường phải từ ngoài vào trong (để bổ xung: Dinh khí, làm cho vệ khí không điều hòa) nên ngày thì tinh (thần) không đủ, đêm thì ngủ không ngon.

Hoàng đế: Dinh khí và vệ khí từ đâu đến?

Kỳ Bá: Dinh khí xuất từ trung tiêu, vệ khí xuất từ hạ tiêu (Nhiều tác giả ghi là vệ khí xuất ở thượng tiêu - Nội kinh thái tố, Thiên kim phương, Ngoại đài - có lẽ xuất ở thượng tiêu hợp lý hơn vì nó trùng với các đoạn nói về tác dụng của vệ khí ở thiên quyết khí, ngũ vị, đều nói xuất ở thượng tiêu).

Hoàng đế: Chỗ xuất ra của Tam tiêu?

Kỳ Bá: Thượng tiêu xuất ở miệng trên dạ dầy (thượng quản - vị thượng khẩu) đi lên họng, xuyên cơ hoành và phân bố ở trong ngực, ra nách, theo đường kinh (thủ) Thái âm, quay sang kinh (thủ) Dương minh, lên đến lưỡi, rồi xuống giao với kinh Túc dương minh và thường cùng dinh khí đi ở phần dương 25 độ, ở phần âm 25 độ. Sau 50 độ thì đại hội ở kinh Thủ thái âm. (Thượng tiêu là nơi tông khí hội tụ lại - dinh khí vận hành toàn thân được nhờ sự thúc đẩy của tông khí. Cho nên ở thượng tiêu tông khí thường cùng dinh khí đi ở dương 25 độ).

Hoàng đế: Khi người ăn thức ăn nóng vào vị, thức ăn chưa kịp tiêu hóa và hấp thụ thành khí (tinh) đã ra mồ hôi rồi, hoặc ra ở mặt, hoặc ở lưng, hoặc ở 1/2 thân và cũng ra không theo đường của vệ khí, tại sao vậy?

Kỳ Bá: Đó là do phần ngoài bị thương phong (biểu hư) nên tấu lý khai, khi nhiệt ở chân lông chưng phát và mồ hôi tiết ra. Khi vệ khí tuần hoàn đến đó, tất nhiên không thể theo đường đi của nó nữa và cũng ra ngoài, vì vệ khí tính chất lanh lợi nhanh nhẹn (thấy thấu lý khai thì ra luôn). Đó là hiện tượng khác thường gọi là lậu tiết.

Hoàng đế: Muốn biết chỗ xuất của trung tiêu?

Kỳ Bá: Trung tiêu khởi từ trung quản xuất ở (vị khẩu) sau thượng tiêu. Trung tiêu thu nạp cốc khí (thức ăn uống, tinh khí qua giai đoạn tiêu hóa) tiết cạn bã, chưng cất tân dịch, biến chúng thành các chất tinh vi lên đổ vào mạch Phế để hóa thành huyết đi nuôi dưỡng toàn thân (duy trì sự sống), không cái gì quý bằng, và chỉ nó tuần hành trong kinh mạch gọi là dinh khí.

Hoàng đế: Nói huyết và khí (mồ hôi) cùng loại khác tên là thế nào?

Kỳ Bá: Vì dinh vệ là tinh khí (của thức ăn biến thành), huyết là thần khí (của thức ăn qua tác dụng khí hóa của trung tiêu mà thành). Vì vậy huyết và khí (mồ hôi) khác tên song cùng loại. Vì thế nếu huyết tổn thương quá thì không có mồ hôi, ra nhiều mồ hôi thì không có huyết. Cho nên người có hai cái chết (do mất máu nhiều - thoát âm và mất mồ hôi nhiều - vệ khí thoát, thoát dương), nhưng không có hai cuộc sống (sống chỉ có dương và sống chỉ có âm).

Hoàng đế: Muốn biết chỗ xuất của hạ tiêu?

Kỳ Bá: Hạ tiêu là cặn bã tách ở hồi tràng (thủy dịch), rồi xuống bàng quang bằng cách thấm vào dần dần. Vì vậy các (chất dinh dưỡng của) thức ăn uống thường cùng tích ở trong vị (qua tiêu hóa, hấp thụ tinh hoa rồi) thành cặn bã, được đẩy xuống đại trường mà thành (một trong những hoạt động chủ yếu của ) hạ tiêu. (Thủy dịch phải qua quá trình) thấm lọc từ từ để phân ra thanh trọc, trọc sẽ theo đường hạ tiêu xuống bàng quang.

Hoàng đế: Người uống rượu thì rượu cùng vị cùng thức ăn, song thức ăn chưa tiêu hóa mà nước tiểu đã có là sao?

Kỳ Bá: Vì rượu là loại gạo lên men mà ra, khí của nó mạnh mẽ, tính chất của nó là trong, không phải là đục (trọc) nên rượu được uống sau ăn, vẫn thành nước đái ra trước thức ăn.

Hoàng đế: Đúng (khí) thượng tiêu nổi ở trên, như sương sa (man mát tưới toàn thân). Tính vị của thức ăn do chức năng tiêu hóa và hấp thụ của trung tiêu chảy theo với khí để nuôi dưỡng toàn thân như bọt nước (không nổi không chìm); (thủy dịch và cặn bã do chức năng) hạ tiêu (bài tiết) như ngòi rãnh vậy. Tam tiêu là như vậy.
« Sửa lần cuối: Tháng Năm 04, 2018, 08:20:44 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #18 vào lúc: Tháng Chín 23, 2017, 09:41:43 AM »

19. Khí hậu bốn mùa (Tứ thời khí)


Nội dung: Nói về việc chọn huyệt để châm cho phù hợp với 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nếu vì thời tiết thay đổi mà sinh ra bệnh tình khác nhau thì phải dùng huyệt khác nhau và có cách châm khác nhau.

Hoàng đế: Khí hậu 4 mùa khác nhau sẽ sinh ra các bệnh khác nhau. Vậy làm thế nào để định được nguyên tắc châm cứu?

Kỳ Bá: Khí hậu của 4 mùa có ảnh hưởng đến những nơi nhất định trong con người, nguyên tắc điều trị bằng châm cứu được định bằng việc chọn được các huyệt đắc khí (có liên quan đến khí hậu và bệnh tật). Châm vào mùa Xuân chọn huyệt ở kinh mạch, huyết mạch, tức là ở giữa các cơ, bệnh nặng thì châm sâu, bệnh nhẹ thì châm nông. Vào mùa Hạ thì chọn (huyệt ở) kinh thịnh (kinh dương) và tôn lạc, châm hoặc đến giữa da cơ, hoặc châm qua da để đuổi tà khí. Vào mùa Thu thì châm các huyệt du của các kinh, nếu bệnh tà ở 6 phủ thì lấy huyệt hợp (của kinh dương). Vào mùa Đông thì lấy các huyệt tỉnh (bệnh của kinh âm), huỳnh (bệnh ở kinh dương), châm sâu và lưu kim lâu.

- Với bệnh ôn ngược (sốt rét) không có mồ hôi có thể lấy 59 huyệt chính chữa bệnh nhiệt. Bị bệnh phong thủy (viêm cầu thận cấp) có phù, có thể lấy 57 huyệt chính để chữa và nếu ở da có huyết lạc có thể chích các lạc đó (xem ở nhiệt bệnh luận và Tố Vấn thủy nhiệt huyết luận).

- Với bệnh ỉa chảy (do Tỳ hư), bổ Tam âm (giao), bổ Âm lăng tuyền, đều lưu kim lâu đến khi cảm giác nóng ở kim mới thôi.

- Với chứng chuột rút ở (phần dương), lấy huyệt ở kinh dương để chữa, chuột rút ở phần âm, lấy huyệt ở kinh âm để chữa. Dùng phép tốt thích (thiêu châm).

- Với bệnh phù thũng, lấy huyệt dưới hoàn cốt (Hoàn khiêu) 3 tấc (Phong thị) châm bằng phi châm, rồi dùng kim có ống để châm, châm đi châm lại để nước chảy ra hết, cơ nhục sẽ cứng cáp lại. Trong khi rút nước nếu chảy chậm, người bệnh sẽ thấy phiền muộn khó chịu, còn nếu chảy nhanh thì bệnh nhân lại yên tĩnh. Cách ngày làm một lần cho đến khi hết nước thì thôi. Còn cần dùng thuốc thông tắc để phòng bị phù lại. Trong khi châm cứu chỉ đơn thuần phối hợp với thuốc này. Trước và sau khi uống thuốc không được ăn uống, trước và sau khi ăn uống không được uống thuốc, không ăn các thứ thương Tỳ trong 135 ngày.

- Với chứng trước tý chữa không hết, cửu hàn (hàn lưu lâu) không tan, lấy ngay huyệt (hợp) Túc tam lý (của kinh Dương minh). Xương là cán (trụ cột) của thân, Tiểu trường, Đại trường rối loạn không đại tiện được, thì lấy huyệt Tam lý, thịnh thì tả, hư thì bổ.

- Với bệnh lệ phong (bệnh phong) phải châm ở nơi sưng. Châm xong dùng kim nhọn chích và nặn ác khí (huyết ứ) đến khi hết sưng thì thôi. Phải ăn thức ăn thích hợp với bệnh, không ăn lung tung (Lệ phong là dinh vệ gây nhiễu ở phủ, khí của chúng không thanh làm cho sống mũi bị xẹp, da loét. Bệnh này do phong hàn lưu chốt ở mạch).

- Chứng hay sôi bụng, khí sung lên ngực, gây suyễn không đứng lâu được là do bệnh tà ở Đại trường. Cần châm huyệt nguyên Cao hoang (Khí hải), Túc tam lý và Thượng cự hư (của Dương minh).

- Chứng bụng dưới đau lan đến hòn dái, đến cột sống thắt lưng, đau xung lên tâm, đó là bệnh tà ở Tiểu trường - vì Tiểu trường có liên hệ đến hòn dái, thuộc về cột sống, xuyên qua Can Phế liên lạc với tâm hệ. Khí thuân thì huyết nghịch xung lên Trường vị (chứng) can, tan ra ở hoang, kết tụ ở rốn, vì thế thường dùng huyệt nguyên của hoang (Khí hải) để tán tà, thích Thái âm (thủ) để đoạt tà khí, châm Quyết âm (túc) để hạ tà khí (tả Can thực) châm Hạ cự hư để trừ tà (ở Tiểu trường) và lấy huyệt ở kinh để điều khí (chữa chứng ở kinh).

- Chứng hay nôn, nôn chất đắng, hay thở dài, trong tâm lo lắng không yên, sợ người ta đến bắt mình, là do tà ở Đởm (hoành) nghịch sang Vị. Mật tiết ra thì miệng đắng, vị khí nghịch thì nôn chất đắng gọi là nôn mật. Châm huyệt Túc tam lý để giáng khí nghịch ở Vị (chữa nôn). Vị khí nghịch thì chích nặn máu huyết lạc của Thiếu dương để chữa đởm nghịch (phạm Vị) đồng thời điều hòa lại trong trạng thái hư thực để trừ bệnh tà.

- Chứng ăn uống không được, cơ hoành bị tắc là do tà ở vị quản. Nếu tà ở thượng quản thì châm (Thượng quản) để giáng khí nghịch, nếu tà ở hạ quản thì (cứu Hạ quản) để tán hàn trệ.

- Chứng bụng dưới đau sưng, không đái được, là do tà ở Tam tiêu (chủ yếu ở Bàng quang), muốn chữa (chế ước) phải châm đại lạc của kinh Thái dương (huyệt hợp dưới của Tam tiêu - huyệt Ủy dương "Tà khí tạng phủ bệnh hình"). Quan sát lạc mạch của Thái dương (túc) và lạc nhỏ của Quyết âm (túc), nếu có huyết ứ, huyết kết thì tả (chích nặn máu). Nếu bụng dưới sưng đau lên vị quản thì châm huyệt Tam lý.

- Xem khí sắc, xét bệnh từ đâu mà có (có sách nói: nhìn mắt) để biết tinh thần - tán loạn hay phục hồi. Xem sắc mắt là để ước đoán trạng thái tồn vong của bệnh. Muốn biết bệnh tình bên trong và hình thể bên ngoài có thống nhất hay không, và sự động tĩnh của mạch bệnh nhân phải xem mạch ở cổ tay và nhân nghinh. Mạch mà cứng, thịnh, hoạt là bệnh (tà) đang tiến triển, mạch mềm là bệnh (tà) đang thoái. Nếu bệnh ở các kinh và mạch thực, trong 3 ngày bệnh sẽ khỏi. Trong xem mạch, bắt mạch cổ tay để biết phần âm, mạch nhân nghinh để biết phần dương (mạch ở cổ tay thuộc kinh Phế - chủ âm, ở nhân nghinh thuộc kinh Vị - chủ dương).

Phụ: tứ thời khí

Bị chú: 59 huyệt

Tố Vấn thủy nhiệt huyệt (61): ở đầu có 5 hàng, mỗi hàng 5 huyệt (để giải khí nhiệt nghịch của dương), cộng 25 huyệt.

- (Trương Chí Thông: Hàng giữa của mạch Đốc có: Thượng tinh, Tín hội, Tiền đỉnh, Bách hội, Hậu đỉnh. Hai hàng bên của Thái dương Bàng quang có: Ngũ xứ, Thừa quang, Thông thiên, Lạc khước, Ngọc chẩm. Hai hàng bên ngoài nữa của Thiếu dương đởm có: Đầu lâm khấp, Mục song, Chính dinh, Thừa linh, Não không).

Thiên thủy nhiệt huyệt: 8 huyệt: Đại trữ, Ủng du, Khuyết bồn, Bối du (để tả khí nhiệt ở trong ngực), 8 huyệt: Khí nhai, Túc tam lý, Thượng cự hư, Hạ liêm (để tả khí nhiệt ở trong vị), 8 huyệt: Vân môn, Ngung cốt, Ủy trung, Tủy không (Hoành cốt) (để tả khí nhiệt ở tứ chi), 10 huyệt du của ngũ tạng (để tả khí nhiệt ở ngũ tạng) (Trương Chí Thông: 10 huyệt du là Phế du, Tâm du, Phủ du, Tỳ du, Thận du).

57 huyệt

Tố Vấn, Cốt không luận (60): huyệt thủy do có 57 huyệt, trên xương cùng có 5 hàng huyệt, mỗi hàng 5 huyệt. Trên huyệt Phục thỏ có 2 hàng, mỗi hàng 5 huyệt (Hai bên phải trái mỗi bên có 1 hàng, mỗi hàng 5 huyệt). Trên mắt cá mỗi bên có 1 hàng, mỗi hàng có 5 huyệt: Tố vấn Thủy nhiệt huyệt (61) gọi 5 hàng huyệt ở trên xương cùng là Thận du - huyệt du thuộc Thận, gọi 2 hàng huyệt ở trên Phục thỏ là Thận nhai - đường đi của Thận, gọi một hàng huyệt ở trên mắt cá chân là Thái xung. Do cách đặt vấn đề của hai thiên trên khác nhau, nên tên huyệt đưa ra rất khác nhau. Xin nêu như sau: Tên huyệt của 5 hàng đầu (vùng 1) là: Tích trung, Huyền khu, Mệnh môn, Yêu du, Trường cường (mạch Đốc), Đại trường du, Tiểu trường du, Bàng quang du, Trung lữ du, Bạch hoàn du, Vị thương, Hoàng môn, Chí thất, Cao hoang, Trật biên (kinh Bàng quang) - (Mã Nguyên Đài, Vương Băng).

Tên huyệt ở hai hàng nằm trên huyệt Phục thỏ (vùng 2) là (có 2 danh mục) Trung chú, Tứ mãn, Khí huyệt, Đại hách, Hoành cốt (kinh Thận), Ngoại lăng, Đại cự, Thủy đạo, Quy lai, Khí nhai (kinh Vị) (Mã nguyên Đài - Vương Băng). Song Trương Chí Thông chỉ ghi: Âm cốc, Trúc tân, Giao tín, Phục lưu, Tam âm giao.

Tên huyệt 2 hàng nằm trên mắt cá (vùng 3) là: (có 3 danh mục) Thái xung, Phục lưu, Âm cốc, Chiếu hải, Giao tín, Trúc tân (Mã Nguyên Đài). Đại chung, Phục lưu, Âm cốc, Chiếu hải, Giải khê, Nhiên cốc, Dũng tuyền (Trương Chí Thông).
« Sửa lần cuối: Tháng Chín 13, 2018, 10:33:09 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #19 vào lúc: Tháng Chín 25, 2017, 03:06:56 PM »

Quyển thứ 5

20. Tà khí của năm tạng (Ngũ tà)



Nội dung: Thảo luận triệu chứng của 5 loại tà khí gây bệnh cho 5 tạng và cách châm.

- Tà ở Phế gây những chứng: Da đau (sợ lạnh), sốt, khí nghịch gây suyễn, ra mồ hôi, ho gây động vai lưng, lấy huyệt ở vùng ngoài của ngực (Vân môn, Trung phủ và cách đốt lưng 3 - Phế du). Nếu ấn nhanh vào đó, có cảm giác dễ chịu thì châm. Còn lấy thêm huyệt ở hố trên đòn (Khuyết bồn) để đuổi tà ở Phế.

Tà ở Can gây những chứng phía trong hai bên sườn đau. Trung tiêu hàn, ác huyết ở trong, đi thì khớp đau, bàn chân hay sưng. Lấy huyệt Hành gian để chữa đau cạnh sườn, bổ Tam lý để ôn tán Vị hàn, chích huyết lạc để khử huyết ứ, lấy mạch xanh gần rìa vành tai (huyệt Khế mạch) để trị đau do co rút.

Tà ở Tỳ gây những chứng bắp thịt đau, dương khí thừa, âm khí thiếu (trong Vị có nhiệt, Vị âm hao tổn), Vị nhiệt hay đói. Dương khí thiếu âm khí thừa (Tỳ dương thiếu, âm hàn thiên thắng), thành chứng hàn trung gây ruột kêu (sôi bụng). Âm dương đều hữu dư (hàn nhiệt đều thắng) hoặc đều không đủ (chính khí suy) thì tuy có chứng hàn hoặc nhiệt, song đều lấy Túc tam lý (kinh Vị) để điều hòa (nhiệt thì tả, hư thì bổ).

Tà ở Thận gây những chứng đau xương, âm tý. Âm tý có các chứng đau không có chỗ nhất định nên (tìm) ấn rất khó, bụng dưới trướng, thắt lưng đau, ỉa khó, lưng vai cổ gáy đau, có lúc đầu váng mắt hoa. Lấy huyệt Dũng tuyền, Côn lôn để chữa, nếu thấy có huyết (ứ) thì chích nặn máu cho hết.

Tà ở Tâm gây những chứng đau Tim, hay u buồn, có lúc đầu váng mắt hoa và ngất. Căn cứ vào trạng thái hư thực để chọn huyệt du (Thần môn) của kinh để điều hòa lại (thực thì tả hư thì bổ).
« Sửa lần cuối: Tháng Sáu 06, 2022, 05:25:20 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #20 vào lúc: Tháng Chín 25, 2017, 03:34:07 PM »

21. Bệnh hàn nhiệt (Hàn nhiệt bệnh)


Nội dung: Nói lên các chứng bệnh được phân loại theo hàn nhiệt và các phép chữa chúng, nhưng nguyên nhân gây nên dương (khí) âm (khí) thiên thắng, chứng nhiệt quyết, hàn quyết, chứng hư chứng thực của các loại bệnh trên, nguyên tắc điều trị và những quy định về lấy huyệt trong 4 mùa, các bộ phận chủ yếu ở phần biểu có liên quan với 5 tạng, và phương pháp chữa ra mồ hôi bằng cách tác động vào các kinh âm dương có quan hệ biểu lý.

- Tà gây bệnh hàn nhiệt ở da có chứng da đau không thể đè lên chiếu, lông tóc khô, mũi rất khô, không có mồ hôi. Chữa nó cần lấy huyệt lạc của 3 kinh dương (Thái dương chủ bì mao, lấy lạc của Túc thái dương - Phi dương) để tả biểu nhiệt. Bổ Thủ thái âm (Phế khí) (có thể lấy cả Liệt khuyết) (Mã Nguyên Đài - Ngư tế, Thái uyên (Trương Cảnh Nhạc) để chữa cả hai kinh dương và âm).

- (Tà gây) bệnh hàn nhiệt ở cơ, có chứng cơ đau, da lông khô, không có mồ hôi. Chữa nó cần lấy 3 kinh dương ở dưới (Linh Khu dịch thích: Lấy lạc của Túc thái dương - Phi dương) để trừ huyết ứ rồi bổ 2 túc thái âm để làm ra mồ hôi). (Có thể lấy cả Đại đô - huỳnh, Thái bạch - du) (Trương Cảnh Nhạc).

- (Tà gây) bệnh nhiệt ở xương, trong người không yên, mồ hôi chảy ra không ngừng, khi răng còn chưa khô cần lấy huyệt lạc (Đại chung) của Túc thiếu âm. Khi răng đã rất khô (âm đã kiệt) thì chết (bệnh nặng khó chữa). Chẩn đoán và chữa cốc quyết cũng như thế.

- Bệnh cốc tý có các khớp không hoạt động được và đau, mồ hôi chảy nhiều, tâm phiền. Chữa nó thì lấy huyệt ở 3 kinh dương và dùng phép châm bổ.

- Thân thể bị thương, chảy nhiều máu rồi trúng phong hàn, hoặc ngã từ trên cao xuống làm chân tay không cử động được là bệnh thể họa. Chữa nó cần lấy huyệt Quan nguyên ở dưới rốn 3 tấc, tức là điểm giao của 3 kinh Dương minh, Thái âm, Mạch nhâm.

- Bệnh quyết tý (chứng quyết nghịch lại có chứng tý) do khí quyết nghịch từ chân lên đến bụng. Chữa nó cần lấy huyệt lạc của hai kinh âm dương có liên hệ biểu lý để chữa. Lúc đó cần phân biệt rõ bệnh thuộc âm hay thuộc dương. Nếu ở âm thì bổ (để dương khí sinh ra từ trong âm), nếu ở dương thì tả (khí quyết nghịch để nó đi lên được).

- Động mạch (cảnh) ở hai bên cổ là nhân nghinh. Nhân nghinh thuộc Túc dương minh ở trước cơ cổ. Còn ở sau cơ cổ là huyệt Phù đột của Thủ dương minh. Sau đó là huyệt Thiên dung của Thủ thiếu dương. Sau nữa là huyệt Thiên trụ của Túc thái dương. Động mạch ở nách là huyệt Thiên phủ của Thủ thái âm.

- Dương nghênh (dương là nghịch lên kinh dương) gây nên đau đầu, ngực đầy khó thở, cần lấy huyệt Nhân nghinh để chữa. Đột nhiên bị mất tiếng, họng lưỡi cứng cần châm huyệt Phù đột và chích nặn máu dây chằng dưới lưỡi. Đột nhiên bị điếc là do kinh khí mông lung không thông, gây tai điếc mắt mờ, cần châm huyệt Thiên dung. Đột ngột co giật, động kinh, đầu váng mắt hoa, không đứng vững cần châm huyệt Thiên trụ. Đột ngột sốt cao làm cho khí cơ bên trong nghịch lên (hỏa tà ở trong) Phế Can đánh nhau, máu chảy ra mũi mồm, cần lấy huyệt Thiên phủ. Trên đây là thiên dũ ngũ bộ (5 huyệt ở phần thiên mà Thiên dung ở giữa).

- Nơi Thủ dương minh lên má vào răng là Đại nghinh. Khi răng hàm dưới sâu thì lấy kinh ở tay, dùng huyệt Hợp cốc, nếu sợ uống nước lạnh thì bổ, nếu không sợ uống nước lạnh thì tả. Nơi Túc thái dương vào má vào răng là túc Giác tôn (thực ra thái dương không vào má (Địa thương, Cự liêu - Mã Nguyên Đài).

- Nơi Túc thái dương đi kẹp bên mũi vào mắt là Huyền lư (Dương minh giao hội với Túc thiếu dương ở Huyền lư) thuộc về mồm, vào hệ mạch ở mắt. Tùy nơi bị bệnh lấy huyệt (để chữa). Và tả cái thừa, bổ cái thiếu, nếu làm trái lại sẽ làm bệnh nặng thêm. Nơi Túc thái dương qua gáy vào não, về mắt là hệ mắt. Đầu mắt đau lấy hai huyệt ở giữa hai gân ở gáy (Ngọc chẩm - Trương Cảnh Nhạc). Vào não rồi gia với Âm kiểu, Dương kiểu, âm dương giao nhau, dương vào âm, âm ra dương và giao nhau ở đuôi mắt (thật ra là giao nhau ở đầu mắt - Tình minh, có lẽ nhầm). Dương khí thịnh thì mắt mở thao láo, âm khí thịnh thì mắt nhắm.

- Ở nhiệt quyết lấy Túc thái âm (bổ), thiếu dương (tả), và lưu kim. Ở hàn quyết lấy Túc dương minh (bổ), thiếu âm (tả) và lưu kim.

- Chứng lưỡi dài ra, dãi dầm dề, ngực phiền muộn, lấy Túc thiếu âm. Chứng rét cơn hàm răng lập cập, không ra mồ hôi, bụng chướng tâm phiền, lấy Thủ thái âm bổ (do nguyên khí không đủ). Châm chứng hư, xoay kim theo chiều thuận của mạch khí, châm chứng thực xoay kim theo chiều nghịch của mạch khí.

- Vào mùa Xuân thường châm lạc mạch, vào mùa Hạ châm vào giữa cơ thấu lý, vào mùa Thu châm ở khí khẩu, vào mùa Đông châm ở kinh. Nghĩa là châm huyệt phải theo mùa. Châm vào lạc mạch có tác dụng chữa bệnh ở da, châm vào giữa thấu lý và cơ chữa bệnh ở cơ, châm ở khí khẩu chữa bệnh ở cân mạch, châm ở kinh chữa bệnh ở xương tủy.

- Thân có 5 bộ phận đaị diện cho ngũ tạng: Một là Phục thỏ (đùi), hai là bắp chân, ba là lưng (mạch Đốc), bốn là huyệt du ở lưng 5 tạng, 5 là gáy. Nếu 5 nơi đó có ung nhọt thì chết (khó chữa).

- Nếu bệnh bắt đầu ở tay, thì lấy huyệt ở Thủ dương minh thái âm trước, để làm ra mồ hôi đã. Nếu bệnh bắt đầu từ kinh chân thì lấy Túc dương minh trước, để làm ra mồ hôi. Châm Thủ thái âm, Túc dương minh đều có thể làm ra mồ hôi. Lúc này nếu lấy kinh âm mà mồ hôi lại ra quá nhiều thì phải dùng kinh dương để làm ngưng mồ hôi. Nếu lấy kinh dương mà mồ hôi ra quá nhiều thì phải dùng kinh âm để làm ngưng ra mồ hôi (vì âm Tỳ, dương Vị có quan hệ biểu lý).

- Cái nguy hại của của châm là: Châm đúng chỗ bệnh, lưu kim (mà không rút) sẽ làm tinh khí tiết (hao tổn); châm chưa đúng chỗ bệnh đã rút kim thì làm tà khí ngưng tụ (không bị đuổi ra). Tinh khí hao tổn thì bệnh nặng lên, thân thể càng suy kiệt, tà khí ngưng tụ (không bị đuổi ra) sẽ gây ung nhọt ở da.
« Sửa lần cuối: Tháng Chín 13, 2018, 10:15:29 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #21 vào lúc: Tháng Chín 28, 2017, 09:54:44 AM »

22. Điên cuồng


Nội dung: Nói về nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị bằng châm cứu chứng điên cuồng, bằng những kinh huyệt cần thiết, tiên lượng bệnh cũng như nêu ra những nguyên nhân gây cuồng như âu sầu, đói khát, quá kinh sợ, chính khí suy, vui quá.

- Phía bên ngoài của mắt là ngoại tý (đuôi mẳt), phía bên mũi là nội tý (đầu mắt), mí mắt trên thuộc ngoại tý, mí mắt dưới thuộc nội tý.

- Bệnh điên lúc mới phát, bệnh nhân mới đầu không vui, đầu đau nặng, mắt ngược lên đỏ ngầu. Bệnh phát triển nặng lên thì tâm phiền không yên.

- Lúc xem bệnh phải xem nhan (nhan = đình = mặt). Chữa nó châm Thủ thái dương, Thủ dương minh, Thủ thái âm (Chi chính, Ôn lưu, Thiên lịch, Thái uyên, Liệt khuyết) và phép nặn máu. Khi mầu huyết trở lại bình thường thì thôi châm.

- Bệnh điên lúc mới phát mà có méo mồm, rên la, thở suyễn, tim đập (thì khi chữa) cần xem Thủ dương minh, Thái dương, nếu cường bên trái thì châm bên phải, cường bên phải thì châm bên trái (miệng méo về bên phải, châm bên trái, méo về bên trái châm bên phải), cho đến khi mầu huyết trở lại bình thường. (Thủ thái dương là biểu của tâm, Thủ dương minh là biểu của Phế, dùng hai kinh này chữa chứng mồm rên la, suyễn, tim đập, là vừa chữa biểu vừa chữa lý).

- Bệnh điên lúc mới phát, mà người cứng như gỗ, làm đau sống lưng. Chữa nó, châm Túc dương minh, Túc thái dương, Túc thái âm, Thủ thái dương, đến khi mầu huyết trở lại bình thường thì thôi (Huyệt: Ủy dương, Phi dương, Bộc tham, Kim môn, Tam lý, Giải khê, Ẩn bạch, Công tôn, Thiên lịch, Ôn lưu).

- Chữa bệnh điên, thầy thuốc cần ở cùng người bệnh, để quan sát người bệnh và lấy huyệt cho đúng lúc cơn bệnh, nếu là thái quá thì phải tả, máu tả ra đựng trong bầu đựng rượu. Khi bệnh phát lại máu sẽ động. Khi không động nữa thì cứu xương cùng (Trường cường) 20 mồi.

- Ở bệnh cốt điên (điên đã vào xương) tà khí đã gây úng trệ tại các huyệt ở má, răng làm cho da thịt sưng lên, gầy dơ xương, ra mồ hôi, phiền muộn, nôn nhiều đờm dãi, (Thận) khí tiết ra ở phần dưới. Bệnh này không chữa được.

- Ở bệnh cân điên (điên đã vào gân) người bệnh thân thể mỏi mệt, gân co quắp, mạch to. Nên châm Đại chùy, chữ của kinh thái dương. Nếu nôn nhiều đờm dãi, (Thận) khí tiết ra ở dưới thì không chữa được.

- Ở bệnh mạch điên (điên đã vào mạch), bệnh nhân đột nhiên ngất mạch tứ chi  trướng và mềm. Nếu mạch đầy, thì châm nặn máu, nếu mạch không đầy thì cứu huyệt ở gáy của kinh thái dương (Thiên trụ), cứu đới mạch (kinh thiếu dương), ở lưng châm các huyệt du của kinh. Châm vào giữa các bó cơ. Nếu nôn được đờm dãi trắng, thận khí tiết ra ở dưới thì không chữa được.

- Cơn điên phát ra cấp như cuồng (dương khí quá thịnh và âm khí kiệt) thì không chữa được.

- Bệnh cuồng lúc mới sinh ra, mới đầu người bệnh bi quan, hay quên, dễ cáu giận, hay sợ hãi, do quá âu sầu và đói. Chữa nó lấy Thủ thái âm, dương minh (Thái uyên, Liệt khuyết - Thiên lịch, Ôn lưu), châm xuất huyết đến khi mầu huyết trở lại bình thường, rồi lấy Túc thái âm, dương minh (Ẩn bạch, Công tôn - Tam lý, Giải khê).

- Bệnh cuồng lúc mới phát có biểu hiện ít nằm, không đói, tự cho là ghê gớm, tự cho là thông minh, tự cho là cao quý nhất, hay đánh chửi người, ngày đêm không nghỉ. Chữa nó châm Thủ dương minh, thái dương, thái âm (Thiên lịch, Ôn lưu - Chi chính, Tiểu hải - Liệt khuyết, Thái uyên) - dưới lưỡi (Liêm tuyền), Thủ thiếu âm (Thần môn, Thiếu xung). Nếu bệnh thịnh thì lấy tất cả các huyệt, nếu bệnh không thịnh thì không châm.

- Các chứng nói cuồng nhảm, dễ kinh sợ, hay cười, thích ca nhạc, hành vi cuồng loạn không ngừng, đều do kinh khủng quá độ. Chữa nó, châm Thủ thái dương để thanh tâm khí, Dương minh, Thái âm (để trợ thần khí) (Thiên lịch, Ôn lưu - Chi chính, Tiểu hải - Thái uyên, Liệt khuyết).

- Bệnh cuồng có ảo giác về nhìn, về nghe, hay kêu gào là do khí thiểu gây nên. Châm Thủ thái dương, Thái âm, Dương minh (để thành cuồng vọng). Túc thái âm, đầu và hai bên má (để bổ).

- Bệnh cuồng có ăn nhiều, hay thấy quỷ thần, hay cười tủm tỉm không thành tiếng là do đại hỷ gây nên, lấy Túc thái dương (trợ thần khí), Thái âm, Dương minh (dưỡng tâm tình), sau lấy Thái bạch, Công tôn - Ủy dương, Phi dương, Bộc tham, Kim môn - Tam lý, Giải khê - Thái uyên, Liệt khuyết - Chi chính, Tiểu hải - Thiên lịch, Ôn lưu.

- Chữa bệnh cuồng mới phát có các chứng nêu ở trên, trước tiên lấy hai huyệt Khúc tuyền ở hai bên động mạch, nếu thịnh thì châm nặn máu, bệnh mới có thể khỏi, nếu chưa khỏi châm như trên và cứu 20 mồi ở xương cụt (Trường cường).

- Bị phong nghịch (ngoại phong, khí nghịch lên) thì tứ chi phù nề nhanh, thân run cầm cập, lúc cơn rét thì có thở dốc, khi đói rét thì phiền táo, khi no thì hay biến động không yên. Chữa nó lấy hai kinh biểu lý, Thủ thái âm, Dương minh, và Túc thiếu âm, Dương minh. Nếu có bị lạnh thì lấy huyệt huỳnh, nếu xương bị lạnh thì lấy các huyệt tỉnh kinh (của 4 kinh trên).

- Chứng của bệnh quyết nghịch có chân lạnh đột ngột, ngực khó chịu như muốn vỡ ra, ruột quặn đau như bị dao đâm, tâm phiền không muốn ăn, mạch đại hoặc tiểu đều sáp. Nếu thân ấm lấy Túc thiếu âm, nếu thân lạnh lấy Túc dương minh. Lạnh thì bổ, ấm thì tả (Dũng tuyền, Nhiên cốc, Lệ đoài, Nội đình, Giải khê, Phong long).

- Khí nghịch có bụng đầy trướng, sôi bụng, ngực đầy không thở được, lấy dưới ngực hai dẻ sườn (Cảnh nhạc - Mã Nguyên Đài = Chương môn, Kỳ môn). Khi ho thì động tay vào huyệt du ở dưới lưng, ấn vào dễ chịu là huyệt (Phế du, Cách du - Cảnh Nhạc).

- Bên trong bế không đái được (đa khí hóa của hạ tiêu bị rối loạn), châm Túc thiếu âm, Thái dương (tả nghịch khí, thông tiểu tiện) (Dũng tuyền, Trúc tân - Ủy dương, Phi dương, Bộc tham, Kim môn) và trên xương cùng (Yêu du - Linh khu dịch thích: Trường cường), dùng kim dài để châm. Nếu khí nghịch (thượng xung) thì lấy Thái âm, Dương minh, Quyết âm (Ẩn bạch, Công tôn - Tam lý, Giải khê - Chương môn, Kỳ môn). Nếu nặng thì lấy Thiếu âm, Dương minh, chỗ mạch đập của kinh Thái khê, Xung dương).

- Nếu khí thiếu, thân rét run, nói đứt quãng, xương đau, thân thể nặng nề, lười không muốn cử động thì bổ Túc thiếu âm.

- Nếu hơi thở ngắn, đoản khí, lúc vận động càng khó thở thì bổ Túc thiếu âm. Nếu có huyết lạc, có thể chích nặn máu.
« Sửa lần cuối: Tháng Chín 13, 2018, 10:08:32 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #22 vào lúc: Tháng Chín 30, 2017, 09:20:11 AM »

23. Bệnh nhiệt (Nhiệt bệnh)


Nội dung: Các vấn đề về triệu chứng, chẩn đoán, điều trị, tiên lượng của bệnh nhiệt, cách châm các bệnh nhiệt và các ca bệnh nhiệt cấm châm được giải thích rõ trong chương này, nhất là các bệnh về da lông, cơ, huyết mạch, gân xương, cách châm theo ngũ hành - và 59 huyệt hay dùng.

- Bệnh thiên khô là 1/2 người liệt và đau, nói bình thường, thần chí không loạn (bình thường), bệnh ở giữa da cơ, châm bằng kim to để bổ hư, tả thực nhằm phục hồi sức khỏe.

- Bệnh phì (do phong hàn) nếu có thân không đau, chân tay không thu được (liệt mềm), ý thức hơi lộn xộn, tiếng nói nhỏ thì có thể chữa được (bệnh ở nông). Nếu nặng thì không nói được, lúc này khó chữa. Nếu bệnh bắt đầu ở phần dương, rồi mới vào phần âm, thì lúc đầu lấy kinh dương, sau đó lấy kinh âm và dùng cách châm nông.

- Ở bệnh nhiệt ngày thứ 3, có mạch ở cổ tay tĩnh, mạch nhân nghinh táo, thì lấy 59 huyệt của các kinh dương, châm để tả nhiệt, làm ra mồ hôi, song phải châm bổ kinh âm để bổ âm bị thiếu. Nếu nhiệt nặng mà cả mạch âm dương đều yên tĩnh thì không nên châm, nếu còn có thể châm được, thì phải châm nhanh, tuy không ra mồ hôi cũng có thể tiết nhiệt. Nói không nên châm vì đó là chứng chết (mạch chứng tương phản).

- Ở bệnh nhiệt ngày thứ 7, 8 có mạch cổ tay động, suyễn và khí đoản thì châm nhanh, mồ hôi ra, châm nông huyệt ở ngón cái (Thiếu thương).

- Ở bệnh nhiệt ngày thứ 7, 8 có mạch vi tiểu (khí huyết kém), đái máu, mồm khô, sau 1 ngày rưỡi sẽ chết, nếu là mạch đại (tạng khí kiệt), sau một ngày sẽ chết.

- Ở bệnh nhiệt đã ra mồ hôi mà mạch còn táo, suyễn và sốt lại (nhập lý) thì không châm ở da (vì làm thương tổn thêm khí). Nếu suyễn nặng thì có thể chết.

- Ở bệnh nhiệt ngày thứ 7, 8 mà mạch không táo, hoặc có táo nhưng không tán mà sắc, sau 3 ngày nữa sẽ có mồ hôi thì ngày thứ 4 có thể chết, tuy không có mồ hôi cũng không được châm ở da (để giải biểu - vì chính khí đã suy, châm cũng vô ích).

- Ở bệnh nhiệt mà bắt đầu da đau, mũi tắc, mặt nặng (bệnh thuộc Phế nhiệt) thì lấy cách châm nông ở da bằng loại kim thứ nhất (sàm châm), chọn trong số 59 huyệt. Nếu ở mũi có chẩn nhỏ thì châm ở da (tả) (Phế chủ bì mao, khai khiếu ở mũi), có thể châm ở kinh Phế. Nếu không có hiệu quả thì châm (bổ) kinh thuộc hỏa tức kinh Tâm (Hỏa vượng sẽ làm kim suy).

- Ở bệnh nhiệt mà bắt đầu có thân thể mỏi mệt không linh hoạt và sốt, tâm phiền, môi mồm họng khô (do tà khí vào huyết mạch), lấy chữa da làm chính (nên là lấy huyết mạch là chính - tả). Dùng loại kim thứ nhât (sàm châm), chọn trong số 59 huyệt để châm. Nếu da căng trướng, mồm khô, ra mồ hôi lạnh, vẫn chữa huyết mạch làm chính, tức là chữa kinh Tâm. Nếu không có hiệu quả, châm bổ thêm kinh thủy tức kinh Thận (thủy vượng sẽ làm hỏa suy).

- Ở bệnh nhiệt mà họng khô uống nhiều, hay sợ, nằm không dậy được (do tà vào cơ), lấy chữa cơ làm chính (tả), dùng loại kim thứ 6 (viên lợi châm), chọn trong 59 huyệt (những huyệt có quan hệ với cơ), nếu khóe mắt có mầu xanh (mộc khắc thổ, vẫn châm cơ là chính (vì Tỳ chủ cơ) nên phải châm kinh Tỳ. Nếu không có hiệu quả, châm bổ thêm kinh mộc, tức kinh Can (mộc vượng sẽ làm thổ suy).

- Ở bệnh nhân có mặt xanh, não đau, tay chân buồn phiền (do tà vào cân), lấy chữa cân làm chính (tả), dùng lọai kim thứ 4 (phong châm) để chữa tay chân quyết nghịch. Nếu chân yếu không đi được, chảy nước mắt, vẫn chữa cân là chính, (Can chủ cân) nên châm kinh Can. Nếu không có hiệu quả châm (bổ) thêm kinh Kim, tức kinh Phế (kim vượng mộc sẽ suy).

- Ở bệnh nhiệt thường có co giật, chân tay co giật như cuồng (do tà vào Tâm), lấy chữa huyết mạch làm chính, có thể dùng loại kim thứ 4 (phong châm) tả gấp phần (nhiệt tà) hữu dư. Nếu bệnh điên (cuồng thuộc dương, điên thuộc âm, ở đây dương cực âm hư, cuồng chuyển thành điên), có lông tóc rụng, vẫn chữa huyết mạch là chính (vì Tâm chủ huyết mạch)- phải chữa kinh Tâm.. Nếu không có hiệu quả thì châm (bổ) thêm kinh thủy, tức kinh Thận (bổ Thận thủy để chế Tâm hỏa).

- Ở bệnh nhân có xương đau, người nặng nề, tai điếc (thần khí nghịch), hay nhắm mắt thì lấy chữa xương làm chính, dùng loại kim thứ 4 (phong châm) và chọn trong số 59 huyệt (chữa bệnh nhiệt và các huyệt chữa bệnh Thận) để châm xương (tả). Nếu bệnh nhân không muốn ăn (Thận khí thực), nghiến răng (nhiệt thực), tai xanh, ta vẫn chữa xương là chính (Thận chủ xương) nên phải châm kinh Thận. Nếu không có hiệu quả châm (bổ) thêm kinh thổ, tức kinh Tỳ (Tỳ thổ khắc Thận thủy).

- Có bệnh nhiệt mà không biết đau ở đâu (tà ở ngoài vào) tai điếc, chân tay liệt mềm, mồm khô (Thận nhiệt), khí dương thịnh thì sốt cao, lúc âm thịnh thì rất lạnh (dương nhiệt đánh với tà ở phần âm), là nhiệt đã vào tủy xương (nhiệt tà đánh với âm). Đó là chứng chết.

-  Bệnh nhiệt có đau đầu, thái dương và mắt căng, mạch đau, hay chảy máu cam là do nhiệt tà giao với Can, nhiệt quyết nghịch lên đầu, chữa nó dùng loại kim thứ 3 (để châm), và phải căn cứ vào trạng thái hư thực, nếu thực thì tả, nếu hư thì bổ, nó gây chứng hàn nhiệt trĩ.

- Bệnh nhiệt mà người nặng nề (tả ở Tỳ), dùng lọa kim thứ 4 (phong châm) để châm huyệt du của Tỳ, Vị (Thái bạch, Hãm cốc), và các huyệt ở kẽ chân (Bát phong, Trương Chí Thông: Lệ đoài, Ẩn bạch), còn lấy huyệt lạc của kinh Vị (Phong long) để sơ tiết tà ở Tỳ, Vị.

- Ở bệnh nhiệt đau cấp hai bên rốn, sườn ngực đầy (tà khí ở Tỳ, Thận) thì lấy huyệt Dũng tuyền và Âm lăng tuyền, dùng loại kim số 4 (phong châm) có thể châm Liêm tuyền (Thái âm, Thiếu âm - đều đến cổ họng).

- Ở bệnh nhiệt có ra mồ hôi, mạch thuận, vẫn dùng phép hãn (để khử nhiệt), châm huyệt Ngư tế, Thái uyên, Đại đô, Thái bạch (huyệt huỳnh và huyệt du của 2 kinh Thái âm). Tả thì giải được nhiệt tà, bổ thì làm ra mồ hôi. Nếu mồ hôi ra quá nhiều thì châm mạch ngang trên mắt cá trong thì cầm (Phục lưu - LK dịch thích: Tam âm giao).

- Bệnh nhiệt có mồ hôi, tà khí rút mà mạch táo thịnh là mạch âm cực (là chứng cô dương, không có âm) sẽ chết. Nếu ra mồ hôi mà mạch yên tĩnh (chính khí phục hồi) thì sống.

- Bệnh nhiệt mạch táo thịnh mà không ra mồ hôi, đó là mạch dương cực (âm kiệt không biến thành mồ hôi) sẽ chết. Nếu mạch thịnh táo, ra mồ hôi rồi, mạch yên tĩnh thì sống.

Có 9 loại bệnh nhiệt không thể dùng châm:

1. Không ra mồ hôi, gò má đỏ, nấc nghịch, sẽ chết (Tỳ bại).

2. Ỉa chảy mà bụng Trướng nặng sẽ chết (Tỳ bại).

3. Mắt mờ (tinh khí kiệt) nhiệt không dứt sẽ chết.

4. Người già, trẻ em có nhiệt mà bụng trướng sẽ chết.

5. Không ra mồ hôi, nôn máu (âm hư bị tổn thương) sẽ chết.

6. Lưỡi loét nhiệt không hết sẽ chết (ba âm bị thương).

7. Ho, chảy máu cam, không có mồ hôi hoặc ra mồ hôi không đến chân, sẽ chết (âm kiệt).

8. Tủy nhiệt sẽ chết (Thận khí nhiệt).

9. Nhiệt và co giật sẽ chết, hoặc thắt lưng ưỡn, chân tay co giật, hàm cắn chặt (nhiệt cực sinh phong, tổn thương âm huyết).

9 chứng trên không được dùng châm.

- 59 huyệt chữa chứng nhiệt phía trong và ngoài: 2 bàn tay mỗi bên 3 là 12 (Thiếu trạch, Quan xung, Thương dương, Thiếu thương, Trung xung, Thiếu xung). Khe ngón tay mỗi bên 4 là 8 (Bát tà), khe ngón chân mỗi bên 4 là 8 (Bát phong). (Cảnh Nhạc - 8 huyệt ở tay: Hậu khê, Trung chữ, Tam gian, Thiếu phủ. 8 huyệt ở chân: Thúc cốt, Lâm khấp, Hãm cốc, Thái bạch). Trên chân tóc 1 tấc từ giữa ngang ra 3 phân, mỗi bên có 3 là 6 (Ngũ xứ, Thừa quang, Thông thiên). Trên chân tóc 3 tấc, 2 bên mỗi bên 5 là 10 (Lâm khấp, Mục song, Chính doanh - Thừa linh, Não không). Trước sau tai hai bên, dưới miệng, giữa gáy mỗi chỗ 1 là 6 (Thính hội, Hoàn cốt, Thừa tương, Á môn. Đỉnh đầu (Bách hội), Thóp (Tín hội), trên chân tóc (Thần đình). Liêm tuyền, Phong trì, Thiên trụ, Phong phủ. Cộng 59 huyệt.

- Nếu khí nghịch đầy ngực, gây suyễn thì lấy đầu ngón cái kinh Túc thái âm (Ẩn bạch), cách móng 1 lá hẹ, hàn thì lưu kim, nhiệt thì châm nhanh, đến khi khí giáng xuống thì thôi (bệnh ở trên châm ở dưới).

- Ở bệnh thoát vị Tâm (Tâm sán do Tâm khí tích uất gây nên), có đau đột ngột, châm huyệt lạc của kinh Túc thái âm, quyết âm và nặn máu.

- Hầu tý, lưỡi rụt, mồm khô, Tâm phiền, Tâm đau, mặt trong cánh tay đau, không giơ tay lên đầu được, lấy huyệt Quan xung ở dưới móng tay một lá hẹ để chữa.

- Chữa phong kính có thân uốn vặn, trước hết lấy huyệt giữa khoeo (Ủy trung) và huyệt lạc của Túc thái dương (Phi dương), chích nặn máu. Nếu trung (tiêu) có hàn lấy huyệt Tam lý, nếu bí tiểu tiện nên lấy huyệt Âm kiều (Chiếu hải), chòm lông ngón cái (Đại đôn) và huyệt lạc ở đó chích xuất huyết.

- Mắt đỏ đau bắt đầu từ đầu mắt (hội của Thái dương, Âm kiều, Dương kiều) lấy Âm kiều (Chiếu hải) để chữa.

- Ở nam bị cổ độc (sán hà), ở nữ nôn mửa, thai nghén, thân, thắt lưng rất khó chịu như rời rã, không muốn ăn, trước hết lấy Dũng tuyền, nếu huyết lạc ở mu chân thịnh, cũng có thể chích nặn máu.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 10, 2017, 11:03:35 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #23 vào lúc: Tháng Mười 01, 2017, 09:48:13 AM »

24. Bệnh quyết (Quyết bệnh)


Nội dung: Quyết là khí nghịch - Phần này nói về 5 loại đau đầu do quyết, 6 loại bệnh Tim do quyết, gồm triệu chứng, điều trị, tiên lượng.

- Đau đầu do quyết, mặt nặng, tâm phiền, lấy Túc dương minh, thái âm.

- Đau đầu do quyết, làm mạch ở đầu đau từng cơn, bi quan, hay khóc. Nếu mạch ở đầu thịnh, châm nặn máu để tả hết huyết ứ, rồi sau mới điều hòa Túc quyết âm (kinh Can hội ở đỉnh đầu).

- Đau đầu do quyết, có đầu nặng và đau thì tả (khí nghịch) ở 25 huyệt trên 5 hàng mạch ở đầu, nhưng trước hết phải tả (nhiệt) ở kinh Thủ thiếu âm rồi đến kinh Túc thiếu âm để bổ thủy (25 huyệt là: mạch đốc 5 huyệt - Thượng tinh, Tín hội, Tiền đình, Bách hội, Hậu đỉnh. 10 huyệt của hai hàng kinh Bàng quang - Ngũ xứ, Thừa quang, Thông thiên, Lạc khước, Ngọc chẩm. 10 huyệt của 2 hàng kinh Đởm - Lâm khấp, Mục song, Chính doanh, Thừa linh, Não không).

- Đau đầu do quyết làm trí nhớ giảm, sờ không thấy chỗ đau rõ ràng thì lấy mạch đập (Dương minh) 2 bên đầu mặt (để tả tà khí) sau đó lấy Túc thái âm (để bổ Tỳ khí).

- Đau đầu do quyết làm đầu đau nặng, mạch lạc ở trước và sau tai đầy ắp và nóng, tả nhiệt bằng châm, nặn máu huyết đó, sau đó châm Túc thiếu dương.

- Chân đầu thống (do phong hàn qua các kinh dương ở đầu vào não) có đầu rất đau, óc rất đau (tà vào não) chân tay lạnh toát quá gối, khuỷu (âm tà vào tủy hải) bệnh khó chữa và chết.

- Có bệnh đau đầu song không thể lấy huyệt du để chữa được. Như đau do bị đánh ngã, ngã từ cao xuống, huyết ứ tắc ở trong, nếu đau của cơ bị thương chưa hết, thì chỉ có thể châm ở chỗ đầu đau, không lấy huyệt ở xa chỗ đau để chữa được (vì đau ở đấy không phải do khí nghịch gây nên).

- Đau đầu mà không thể châm được là vì ác chứng của bệnh tý nặng. Song nếu ngày nào cũng lên cơn đau, châm có thể giảm nhẹ, nhưng không chữa khỏi được.

- Đau 1/2 đầu do lạnh, lấy Thủ thiếu dương, Dương minh trước, rồi lấy Túc thiếu dương, Dương minh để chữa (do hàn vào hai kinh trên).

- Quyết Tâm thống (Tim đau do quyết) có đau lan ra lưng, thỉnh thoảng co rút ở trước, sau như là đau khi sờ vào Tim, chạy từ sau ra trước, làm cho người gù lại, đó là Thận Tâm thống, lấy Kinh cốt, Côn lôn để chữa trước, nếu cơn đau không dứt, lấy Nhiên cốc để chữa (tả thực nhiệt ở Bàng quang, Thận).

- Tim đau do quyết gây bụng trướng, ngực đầy (do Vị khí nghịch), Tâm đau nặng (lên tâm), là do Vị Tâm thống, châm Đại đô, Thái bạch (kinh Tỳ) (để đưa khí nghịch của Vị ra ngoài).

- Tim đau do quyết gây đau như chùy đánh, đâm vào Tim làm Tim rất đau, là do tý Tâm thống, châm Nhiên cốc, Thái khê (kinh Thận) (để tả thấp khí, hàn khí, tụ ở Thận thừa lên Tâm).

- Tim đau do quyết có sắc bệnh như chết và cả ngày không thể thở dài được, là do Can Tâm thống, châm Hành gian, Thái xung để chữa.

- Tim đau do quyết có nằm hoặc nghỉ thì Tim đau nhẹ, nếu động thì Tim đau tăng song sắc không đổi, là do Phế Tâm thống. Châm Ngư tế, Thái uyên (để tả Phế khí nghịch) - Chân Tâm thống (tà vào Tâm), có chân tay lạnh đến gối khuỷu trở lên, Tim rất đau, ban ngày phát thì đêm chết, ban đêm phát thì sớm hôm sau chết (vì Tâm không thể bị tà khí vào).

- Có lúc Tim đau không thể châm được là vì trong (Tim) có tích tụ hoặc huyết ứ, không thể chữa bằng châm huyệt được.

- Khi trong ruột có khối do trùng (trùng hà) và giun, thì đều không thể dùng hào châm để chữa. Tâm trường thống gây cơn đau mạnh không chịu nổi, hoặc bụng có hòn hoặc đau xuyên lên xuống ra vào, lúc đau lúc không, bụng nóng, hay khát, chảy dãi đều do giun cả. Chữa bằng cách ngón tay chụm lại sờ nắn chỗ đau, nếu thấy giun thì giữ lại, lấy kim to châm, giữ cho đến khi giun không động nữa mới rút kim. Nói chung, cơn đau bụng do giun không chịu nổi và khối cục từ trung công lên thượng tiêu.

- Tai điếc không nghe thấy lấy Thính cung, tai ù lấy động mạch trước tai (Nhĩ môn). Tai đau mà không thể châm được là do trong tai có mủ hoặc dáy tai nhiều quá nút mất lỗ tai, làm cho không nghe được. Tai điếc có thể châm mé ngoài móng ngón tay thứ 4 (Quan xung), lấy kinh Thiếu dương tay trước (Quan xung), lấy kinh chân sau (Khiếu âm). Tai ù lấy huyệt tay bên trái và ngược lại. lấy kinh Quyết âm tay trước (Trung xung), lấy kinh chân sau (Đại đôn)..

- Chi dưới từ bàn chân đến háng không động được, để bệnh nhân nằm nghiêng, châm huyệt Hoàn khiêu bằng kim tròn sắc (viên lợi châm), không dùng kim to để châm được.

- Bệnh (do khí nghịch đổ vào kinh lạc làm) ỉa máu (là do Can không nạp huyết) dùng huyệt Khúc tuyền.

- Phong tý làm hao người, bệnh diễn biến ngày một xấu, chân lạnh như ngâm vào băng, có lúc lại nóng như ngâm vào nước nóng, đùi cẳng chân hao mòn, tâm phiền đau đầu, lúc nôn. lúc bồn chồn, vừa hết đầu váng mắt hoa thì ra mồ hôi, lâu ngày thành mắt hoa quay cuồng, bi ai hoặc vui, hoặc sợ hãi, ngắn hơi, không vui, không sống nổi đến 3 năm thì chết (âm dương bị bệnh).
« Sửa lần cuối: Tháng Năm 04, 2018, 08:35:35 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #24 vào lúc: Tháng Mười 01, 2017, 10:55:39 AM »

25. Gốc của bệnh (Bệnh bản)


Nội dung: Nói về nguyên tắc chữa bệnh, tiêu bản, hoãn cấp. Bệnh mắc trước là bản, mắc sau là tiêu, nguyên nhân là bản, triệu chứng là tiêu. Hoặc chữa bản là chính, hoặc bệnh của bản nhưng chữa tiêu của nó, hoặc chữa tiêu là chính hoặc bệnh ở tiêu mà chữa bản của nó. Khi bệnh diễn biến phức tạp, song vẫn nằm trong trị tiêu bản.

- Bị bệnh trước, khí huyết nghịch sau, thì (bệnh là bản và) chữa bản. Khí huyết nghịch trước rồi có bệnh sau thì (khí huyết là bản)  chữa bản. Bị hàn trước rồi mới sinh bệnh thì (hàn là bản) chữa bản. Bị bệnh trước rồi mới có chứng hàn thì (bệnh là bản và) chữa bản. Bị nhiệt trước rồi mới sinh bệnh thì (nhiệt là bản) chữa bản.

- Ỉa chảy rồi mới có bênh khác (ỉa chảy là bản) chữa bản, ắt phải điều hòa Tỳ Vị trước, rồi mới chữa các bệnh khác. Bị bệnh trước, rồi sau có chứng đầy ở trong (ngực đầy, bụng trướng - tà khí thịnh) thì chữa tiêu trước. Bị bệnh rồi sau mới có chứng ỉa chảy thì (bệnh là bản) chữa bản. Bị đầy ở trong (ngực đầy, bụng trướng) trước, rồi mới có tâm phiền, thì (đầy ở trong là bản) chữa bản. Có lúc do bản khí gây bệnh. Sau khi có bệnh nếu có ỉa đái không lợi thì (chứng sau là tiêu) và chữa tiêu trước. Khi ỉa đái tốt rồi thì chữa đến bản.

- Bị bệnh (tà khí) hữu dư, tà khí là bản, chứng là tiêu, chữa bản trước chữa tiêu sau. Bị bệnh (chính khí) bất túc, là từ tiêu (chính) đến bản (tà), chữa tiêu trước chữa bản sau. Thầy thuốc cần quan sát kỹ trạng thái nặng nhẹ (sâu nông) của bệnh để điều hòa lại, bệnh nhẹ thì vừa chữa bản vừa chữa tiêu (phù chính khu tà). Bệnh nặng thì (tùy hoãn cấp) hoặc chữa bản, hoặc chữa tiêu.

- Nếu ỉa đái không lợi rồi sau mới có bệnh thì ỉa đái không lợi là bản, chữa trước.
« Sửa lần cuối: Tháng Chín 13, 2018, 09:56:47 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #25 vào lúc: Tháng Mười 01, 2017, 05:22:55 PM »

26. Tạp bệnh


Nội dung: Nêu một số bệnh và cách chữa bệnh bằng châm cứu - như bệnh do kinh khí quyết nghịch, các bệnh Tâm thống, đau họng, sốt rét, đau răng, tai điếc, chảy máu cam, đau trán, đau gáy, đau lưng, đau gối, bụng trướng, ỉa đái không thông.

- Kinh khí quyết nghịch gây đau ở 2 bên cột sống lan đến gáy, đầu nặng như chì, mắt mờ, thắt lưng cứng. Chích nặn máu huyệt lạc ở khoeo (quanh Ủy trung) của Túc thái dương để chữa (đau theo kinh Thái dương).

- Kinh khí quyết nghịch gây ngực đầy mặt nề, môi bệu chảy dãi, đột nhiên nói khó, nặng thì không nói được, lấy Túc dương minh chân để chữa (bệnh ở kinh Dương minh).

- Khí quyết nghịch lên họng hầu làm không nói được, chân tay lạnh, ỉa khó, lấy Túc thiếu âm chân để châm (bệnh ở kinh Thiếu âm).

- Kinh khí quyết nghịch làm sôi bụng, nếu hàn khí lưu trệ thì bụng kêu ọc ọc, ỉa đái khó, lấy Túc thái âm để chữa (Thái bạch - huyệt du) (bệnh ở kinh Thái âm).

- Họng khô mồm nóng và dính như keo (nước bọt đặc), lấy Túc thiếu âm (để tán nghịch khí ở Thiếu âm, làm thông thủy âm, thủy âm lên tế Tâm hỏa).

- Đầu gối đau (tà vào kinh lạc), lấy Độc tỵ, dùng viên lợi châm (kim sắc tròn) để châm, cách một thời gian lại châm tiếp, dùng kim to như sợi lông trâu, châm sẽ không lo.

- Hầu tý không nói được (nặng đờm hỏa xung lên, họng bí tắc), lấy Túc dương minh để chữa, nếu nói được (nhẹ) thì lấy Thủ dương minh để chữa.

- Sốt rét không khát, sốt cách nhật, lấy Túc dương minh (tả khí ở sâu, ở trong âm không ra được - sốt rét, khát, mỗi ngày đều lên cơn (tà khí ở trên) lấy Thủ dương minh để chữa.

- Đau răng không sợ uống lạnh (thực nhiệt), lấy Túc dương minh, sợ uống lạnh (hư hàn), lấy Thủ dương minh để chữa.

- Điếc mà không đau, lấy Túc thiếu dương (bổ), điếc mà đau, lấy Thủ dương minh (tả) để chữa (đường nhánh của của Thủ dương minh đi vào tai. Trương Chí Thông "Dương minh" nên sửa là Thiếu dương).

- Chảy máu cam không ngừng, có máu cục chảy ra, lấy Túc thái dương. Nếu máu cục không chảy ra thì lấy Thủ thái dương. Nếu vẫn chảy máu thì lấy huyệt dưới xương uyển cốt (Thông lý) (Tâm, Tiểu trường có quan hệ biểu lý), nếu vẫn không ngừng chảy thì chích nặn máu huyệt Ủy trung.

- Đau lưng mà có cảm giác lưng trên lạnh thì lấy Túc thái dương, Dương minh. Còn đau mà có cảm giác lưng trên nóng thì lấy Túc thái dương, Túc quyết âm. Đau lưng không cúi ngửa được lấy Túc thiếu dương (Thái dương mới đúng).

- Nhiệt ở trung tiêu gây suyễn, lấy Túc thiếu âm (dùng thủy chế hỏa), chích nặn máu huyết lạc ở khoeo (tả hỏa).

- Hay cáu gắt, không muốn ăn, ít nói, chích Túc thái âm (để sơ thông Tỳ khí). Cáu gắt mà nói nhiều (do khí nghịch), châm Túc thiếu dương (để sơ thông khí của Can).

- Vùng má và thái dương đau, chích Thủ dương minh (Thương dương), và chích nặn máu chỗ mạch thịnh ở đó (huyệt Giáp xa) (để tả tà khí).

- Gáy đau không cúi ngửa được, châm Túc thái dương (kinh có liên quan đến cúi ngửa), gáy đau không quay phải trái được, châm Thủ thái dương (kinh có liên quan đến quay cổ).

- Bụng dưới đầy to (do khí Túc quyết âm quyết nghịch) lan lên Vị, đến Tâm, toàn thân như rung động lúc lạnh lúc nóng, đái khó, lấy Túc thái âm chân (để làm thông quyết nghịch).

- Tim đau gây đau ở cột sống lưng, muốn nôn (do Thận khí nghịch lên trên gây ra), lấy Túc thiếu âm (để sơ thông khí nghịch).

- Tim đau, bụng trướng sáp trệ, ỉa không thông lợi (do Tỳ khí nghịch dồn lên gây ra), lấy Túc thái âm (để sơ thông khí nghịch).

- Tim đau lan đến lưng (Thiếu âm vào lưng) làm cho không thở được (Thiếu dương vào đản trung), châm Túc thiếu âm, nếu chưa khỏi lấy Thủ thiếu dương.

- Tim đau gây bụng dưới đầy, nơi kinh Can đi vào âm bộ, trên dưới đau nhưng không có vị trí rõ, ỉa đái khó, châm Túc quyết âm.

- Tim đau, khí đoản, khó thở, châm Thủ thái âm (để thông Phế khí đang bị nghịch).

- Tim đau châm ở đốt sống 9 (Cân súc), mới đầu ấn day huyệt rồi châm, châm rồi lại day ấn có thể hết đau. Nếu đau  không hết, lấy huyệt ở đốt trên (số tám) và đốt dưới (số 10), châm đắc khí thì hết đau.

- Vùng má, thái dương đau lấy đoạn ở góc hàm có động mạch của Túc dương minh (Giáp sa), sau khi nặn máu thì hết đau. Nếu không hết đau, ấn huyệt Nhân nghinh của kinh sẽ hết đau.

- Khí nghịch lên trên, châm chỗ lõm ở cơ ngực và động mạch ở dưới (chỗ lõm cơ ngực = Ốc ế (Cảnh Nhạc), Ưng song (Mã Nguyên Đài), động mạch ở ngực dưới: Đản trung (Mã Nguyên Đài), Trung phủ (Cảnh Nhạc), song đều không phải ở ngực dưới. Có phải là Kỳ môn không?).

- Bụng đau châm động mạch ở hai bên rốn (Thiên khu), châm xong ấn chỗ đó thì hết đau. Nếu không hết, châm khí nhai (nếp bẹn - Khí xung), châm xong cũng xoa bóp, sẽ hết đau.

- Bệnh nuy quyết (liệt mềm và lạnh giá) chữa bằng cách trói chân tay lại, khi bệnh nhân thấy bực bội thì cởi trói ngay, mỗi ngày làm hai lần.

- Nếu chân tay bị tê thì chữa 10 ngày sẽ có hiệu quả, nhưng không được dừng, phải tiếp tục đến khi khỏi mới thôi (trói chân tay để dẫn khí làm cho khí thông).

- Nấc, dùng cách kích thích trong lỗ mũi gây hắt hơi, hắt hơi được thì hết nấc (thông được Phế khí); hoặc nín thở, đón hơi nấc lên và dẫn nó xuống thì sẽ hết nấc (để thông Phế khí); hoặc sự đột ngột cũng hêt nấc (do khí của Can Tâm bị tán, khí nghịch của Vị cũng ra theo).
« Sửa lần cuối: Tháng Năm 04, 2018, 08:40:28 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #26 vào lúc: Tháng Mười 02, 2017, 08:54:00 AM »

27. Chu tý


Nội dung: Nói lên sự khác nhau của Chu tý và chứng tý. Đau của nó theo mạch đi từ trên xuống dưới, hoặc từ dưới lên trên, nhưng không có chuyển từ phải sang trái và ngược lại, có thể đau di chuyển toàn thân. Cũng nêu lên cách chữa theo vị trí đau.

Hoàng đế: Ở bệnh chu tý, tà di chuyển theo huyết mạch lên xuống, gây đau tương ứng ở trên dưới, phải trái, toàn thân chỗ nào tà cũng đến được. Không sót một kẽ hở nào. Loại đau đó do tà khí ở trong mạch hay ở giữa các cơ gây nên? Tại sao lại như vậy? Đau di chuyển rất nhanh, làm không kịp châm chỗ đau, khi đau tập trung một chỗ chưa kịp chữa nó đã hết đau. Muốn nghe về lý, nguyên nhân của vấn đề.

Kỳ Bá: Đó là chứng tý không phải là Chu tý. Chứng tý là đau ở nhiều nơi khác nhau, lúc phát lúc hết, lúc yên lúc nổi lên, đau bên phải ảnh hưởng đến bên trái, đau bên trái ảnh hưởng đến bên phải, nhưng không đi toàn thân. Nó vừa có đau đã hết đau. Chữa nó cần đâm vào chỗ đau, dù hết đau rồi, vẫn châm chỗ đó để phòng tái phát.

Hoàng đế: Đúng. Mong được nghe về Chu tý.

Kỳ Bá: Chu tý là bệnh do tà khí ở trong huyết mạch, theo huyết mạch mà đi lên đi xuống mà không đi sang phải trái, nhưng toàn thân chỗ nào cũng có thể đau. Chữa nó như sau:

+ Nếu đau từ trên xuống dưới, châm dưới trước để chữa tiêu, rồi châm trên để chữa bản.

+ Nếu đau từ dưới lên trên, châm trên trước để chữa tiêu, rồi châm dưới để chữa bản.

Hoàng đế: Đau của Chu tý sinh ra như thế nào, vì ai mà có tên đó?

Kỳ Bá: Khi phong hàn thấp xâm nhập vào phần nhục (cơ ở nông rồi vào cơ ở sâu) làm tân dịch thành bọt nước. Bot gặp lạnh thì ngưng lại ở giữa các cơ làm tách các cơ ra, do cơ bị tách ra nên đau, có nóng thì đau giảm (tán hàn), sau khi hết đau cơ thể có khí quyết nghịch, gây chứng tý ở chỗ khác, chứng tý sinh ra là như vậy đó.

Hoàng đế: Ta đã rõ. Là vì bệnh tà chưa vào đến tạng phủ, nhưng ở ngoài da thì lại có tà khí, nó chỉ lưu lại ở giữa các cơ, làm cho chân khí không lưu hành toàn thân được (khí bế lại gây đau), nên gọi là Chu tý. Nguyên tắc châm để chữa tý là sờ 6 kinh ở chân, xem chúng hư thực ra sao, có huyết ở đại lạc không và do hư nên mạch lõm xuống, để điều hòa chúng có thể dùng cứu để thông khí huyết. Nếu do co thắt gây đau, cần dẫn khí cho nó vận hành thông suốt.

Hiểu được cái ý, nắm được sự việc, nắm được lý (tác dụng) của 9 loại kim thì có thể chữa được bệnh của 12 kinh âm dương.
« Sửa lần cuối: Tháng Năm 04, 2018, 08:41:38 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #27 vào lúc: Tháng Mười 02, 2017, 10:01:25 AM »

28. Hỏi miệng (Khẩu vấn)


Nội dung: Nói về 12 loại tà khí lạ vào các khiếu gây 12 loại bệnh với nguyên nhân, triệu chứng, phép chữa riêng. Tà khí lạ là bệnh tà khác thường, tài liệu cổ rất ít ghi lại mà chỉ hỏi miệng để ghi lại.

Hoàng đế: Muốn nghe về tư liệu khẩu truyền?

Kỳ Bá: Các bệnh sinh ra thường do mưa, gió, rét, nắng, âm dương, vui, giận, ăn uống, sinh hoạt, quá sợ, quá lo làm khí huyết phân ly, âm dương phá bại (không cân bằng, không điều hòa). Kinh lạc quyết tuyệt (kinh khí quyết nghịch kinh lạc tắc tuyệt), đường kinh mạch không thông, âm dương tương nghịch, vệ khí lưu trệ lại, kinh mạch rỗng, hư, khí huyết không thể tuần hoàn theo thứ tự trong cơ thể, các hoạt động đều mất bình thường, những bệnh này không luận ở kinh, mà ở nơi nào đó.

Hoàng đế: khí nào làm người ta ngáp?

Kỳ Bá: Vệ khí ngày đi ở phần dương, đêm vào phần âm. Âm thì (tĩnh) là đêm, người ngủ. Dương thăng âm giáng, nên khí âm tích ở dưới, khí dương chưa vào âm hết, vẫn phát huy tác dụng thăng lên dẫn khí lên, khí âm có tác dụng giáng dẫn khí xuống, âm dương lôi kéo nhau lên xuống gây ngáp. Nói chung, khí dương tận, khí âm thịnh (lúc đêm) nên mắt nhắm, ngủ, khí âm tận khí dương thịnh (ban ngày) nên mở mắt, tỉnh. Nếu ngáp nhiều thì tả Túc thiếu âm (Chiếu hải), bổ Túc thái dương (Thân mạch).

Hoàng đế: khí nào làm người ta nấc?

Kỳ Bá: Thức ăn vào Vị (được tiêu hóa để sinh ra các chất tinh vi), lên Phế (và phân bổ cho toàn thân). Nếu Vị có hàn thì cốc khí mới vào sẽ bị ngưng trệ lại ở Vị không lên Phế được, hàn có trước và cốc khí mới vào gặp nhau sinh loạn, tà khí và Vị khí đánh nhau, 2 khí sẽ cùng nghịch lên, ra khỏi Vị (lên cơ hoành) thành nấc. Cần bổ Thủ thái âm, tả Túc thiếu âm để bổ Phế, giáng hàn tà.

Hoàng đế: Khí nào làm người ta nghẹn ngào lúc khóc?

Kỳ Bá: Khí âm thịnh khí dương hư, khí âm mạnh cấp, khí dương hoãn, khí âm thịnh, khí dương kiệt làm ra chứng nghẹn ngào (sụt sịt), chữa nó cần bổ Túc thái dương, tả Túc thiếu âm để chữa (Thân mạch - Chiếu hải).

Hoàng đế: Khí nào làm người ta rét run?

Kỳ Bá: Khí hàn ở da, âm khí thịnh, dương khí hư làm cho rét run. Cần ôn bổ các kinh dương (Cảnh Nhạc: Các huyệt nguyên của kinh dương - Hợp cốc, Xung dương, Uyển cốt, Kinh cốt, Dương trì, Khâu khư, và các huyệt hợp của kinh dương: Khúc trì, Túc tam lý, Thiếu hải, Ủy trung, Thiên tỉnh, Dương lăng tuyền) để chữa.

Hoàng đế: Khí nào làm người ta ợ hơi?

Kỳ Bá: Khí hàn ở Vị làm khí quyết nghịch từ dưới lên trên rồi lại ra Tỳ Vị thành ợ hơi. Cần bổ Túc thái âm, Dương minh, có người lại bổ gốc lông mày (huyệt Toản trúc) để chữa.

Hoàng đế: Khí nào làm người ta hắt hơi?

Kỳ Bá: Khí dương bình hòa thuận lợi, đầy ở trong Tâm (lên Phế rồi) lên mũi gây hắt hơi. Bổ huyêt huỳnh ở gốc lông mày (Toản trúc) của Túc thái dương, có người nói huyệt này ở trên lông mày.

Hoàng đế: Khí gì làm đầu thân mềm không vận động được?

Kỳ Bá: Vì vị không thực thì các mạch đều hư, các mạch hư thì cân mạch rã rời, cân mạch rã rời (vì không được nuôi dưỡng) thì nếu động phòng, nguyên khí không thể phục hồi, gây nên đầu thân rũ xuống. Cần bổ giữa các cơ (của bộ phận bị bệnh).

Hoàng đế: Khí gì làm cho người ta khi buồn khóc chảy nước mắt?

Kỳ Bá: Tâm là chủ của 5 tạng 6 phủ. Mắt là nơi hội tụ của tông mạch (nơi tụ tập tinh khí của 5 tạng 6 phủ), đường đi lên của dịch. Mồm mũi là cửa ngõ của khí. Khi buồn phiền âu sầu thì Tâm sẽ động, Tâm động thì 5 tạng 6 phủ cũng không yên, làm cho tông mạch cảm (động), Tâm mạch cảm (động) thì đường dịch sẽ khác, đường dịch mà khác thì nước mắt chảy ra, dịch là để tưới các khiếu, cho nên đường đi lên của dịch mà khai thì nước mắt chảy, nếu chảy không ngừng thì dịch cạn, dịch cạn thì tinh không tưới thấm cho khiếu được, tinh không lên mắt được thì không nhìn được cho nên gọi là đoạt kinh. Chữa bằng cách bổ huyệt Thiên trụ (của kinh Bàng quang).

Hoàng đế: Khí gì làm cho người ta thở dài?

Kỳ Bá: Âu sầu tư lự thì hệ mạch của Tâm cấp. Cấp thì đường khí bị bó lại, bị bó lại thì đường khí thông không lợi, gây thở dài cho khí tỏa ra. Bổ Thiếu âm tâm, Quyết âm tâm bào, Thiếu dương đởm (để thông khí ở thượng tiêu, sơ khí ở mộc) và lưu kim.

Hoàng đế: Khí gì làm cho người ta chảy dãi?

Kỳ Bá: Thức ăn vào Vị, trong Vị có nhiệt thì giun quẫy , giun quẫy thì khí của Vị hoãn, hoãn thì liêm tuyền khai nên chảy nước bọt. Cần bổ Túc thiếu âm (để tráng thủy lợi hỏa - Cảnh Nhạc; để thông liêm tuyền làm nước bọt chảy xuống dưới - Mã Nguyên Đài).

Hoàng đế: Khí gì làm cho người ta tai ù?

Kỳ Bá: Tai là nơi tụ hội của tông mạch. Nếu Vị rỗng hư thì tông mạch hư, hư thì (khí dương không tăng mà) chảy (giáng) xuống gây khí mạch kiệt, nên tai ù, cần bổ huyệt Thượng quan, và huyệt Thiếu thương (Thượng quan là hội của của các kinh thủ túc thiếu dương, Túc dương minh. Tuy là thuộc Túc thiếu dương nhưng dù tai ù do kinh nào trong 3 kinh trên đều dùng huyệt này và bổ tả theo trạng thái người bệnh).

Hoàng đế: Khí gì làm cho người ta cắn phải lưỡi mình?

Kỳ Bá: Khí quyết nghịch đi lên trên, khí mạch đi theo đều đến các vị trí của mình, khí Thiếu âm (đến cuống lưỡi, nếu) nghịch thì cắn phải lưỡi, khí Thiếu dương (đến tai má, nếu) nghịch thì cắn phải má, khí Dương minh (đến môi, nếu) nghịch thì cắn phải môi. Châm bổ kinh của chỗ bị bệnh để chữa.

- 12 tà khí trên là những tà khí lạ đi vào các khiếu. Chỗ nào tà khí ở được là chỗ đó chính khí suy. Nếu khí ở thượng tiêu không đủ thì não sẽ không đầy, tai sẽ ù không ngừng, đầu nặng và nghiêng (do không đỡ được) mắt sẽ quay cuồng. Nếu trung khí không đủ thì ỉa đái sẽ thay đổi, bụng sôi liên tục. Nếu khí ở hạ tiêu không đủ thì chân yếu teo quyết lãnh, Tâm phiền ngực đầy. Cần bổ huyệt ở mắt cá ngoài (Côn lôn) và lưu kim (huyệt Côn lôn là nơi phát nguyên của tân dịch, thông với trên).

Hoàng đế: Bệnh do tà khí lạ gây nên thì chữa ra sao?

Kỳ Bá: Thận khí không đủ là nguyên nhân của ngáp, lấy Túc thái âm, Túc thái dương để chữa. Phế khí mất điều hòa là nguyên nhân của nấc cụt, lấy Thủ thái âm, Túc thiếu âm để chữa. Sụt sịt là do khí âm thịnh, khí dương tuyệt, dương không dựa vào âm, cần bổ Túc thái âm, tả Túc thiếu âm. Rét run phải bổ các kinh dương. Ợ hơi bổ Túc thái âm, Dương minh. Hắt hơi bổ Túc thái dương Toản trúc. Đầu thân mềm nhũn, bổ phần cơ nơi bị bệnh. Khóc chảy nước mắt bổ Thiên trụ. Thở dài bổ Thủ thiếu âm, Quyết âm, Túc thiếu dương lưu kim. Chảy dãi bổ Túc thiếu âm. Tai ù bổ Thượng quan, Thiếu thương. Tự cắn phải lưỡi, bổ đường kinh qua nơi bị cắn. Mắt hơi quay cuồng, đầu nghiêng, bổ (Côn lôn) dưới mắt cá ngoài, lưu kim. Chân tay teo lạnh giá, Tâm phiền, châm (Thái xung hoặc Thái bạch) trên khe chân cái 2 tấc, lưu kim, hoặc Côn lôn lưu kim.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười 31, 2020, 08:08:50 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #28 vào lúc: Tháng Mười 02, 2017, 04:28:34 PM »

Quyển thứ sáu

29. Thầy truyền lại (Sư truyền)


Nội dung: Thầy truyền lại một số kinh nghiệm quý về vấn chẩn và vọng chẩn.

Hoàng đế: Thuận là thế nào?

Kỳ Bá: Nhập quốc hỏi phong tục, nhập gia hỏi nề nếp, lên Nhà thờ phải hỏi lễ tiết, gặp người bệnh phải hỏi ra những điều nghịch thuận của người ta để có biện pháp thích hợp nhất.

Hoàng đế: Những biện pháp thích hợp nhất đó là gỉ?

Kỳ Bá: Trong người nhiệt, ăn nhiều tiêu nhanh, dùng hàn là thích hợp. Trong người hàn, dùng nhiệt là thích hợp. Vị nhiệt thì tiêu hóa nhanh làm cho Tâm bồn chồn không yên, có cảm giác đói hay ăn, nếu da phía trên rốn nóng, trường nhiệt, sẽ ỉa phân vàng và nát. Nếu da dưới rốn lạnh, vị hàn thì bụng chướng, trường hàn thì sôi bụng ỉa chảy. Vị nhiệt, trường hàn thì chóng đói, bụng dưới đau chướng.

Hoàng đế: Trong Vị có nhiệt, muốn ăn thức ăn lạnh, ruột có hàn muốn ăn nóng, hai trạng thái ngược nhau, việc thích nghi phải như thế nào? Vả lại, những người quyền quý thường kiêu kỳ, ăn uống sang trọng, nói chung không có cách nào làm họ tuân thủ y lệnh, nếu bắt họ phải theo mình, như vậy là ngược với cái chí của họ, nếu theo họ thì bệnh sẽ nặng lên. Vậy giải quyết thế nào?

Kỳ Bá: Thường tình không ai không sợ chết, không ai không muốn sống, thầy thuốc thiện chí nói rõ cái hư hại, cũng như những điều tốt của họ, hướng dẫn cho họ những biện pháp thích hợp, giúp họ giải được lo âu nhất của họ, như vậy dù không biết phép dưỡng sinh lẽ nào họ không nghe lời khuyên của thầy thuốc.

Hoàng đế: Chữa như thế nào?

Kỳ Bá: Về mùa Xuân Hạ chữa tiêu trước, chữa bản sau, mùa Thu Đông chữa bản trước, chữa tiêu sau (Xuân Hạ sinh phát ra ngoài, Thu Đông liễm vào trong).

Hoàng đế: Thích nghi trường hợp nghịch lại, phải làm sao?

Kỳ Bá: Biện pháp thích hợp là khuyên ăn mặc cho vừa đủ ấm mát. Nếu lạnh thì không để rét căm căm, nếu nóng thì đừng để ra mồ hôi. Về ăn uống, không nên ăn quá nóng, không nên ăn quá lạnh. Nếu hàn và nhiệt vừa thích hợp thì nguyên khí có thể giữ được mà không suy và cũng không bị tà khí tấn công và xâm phạm.

Hoàng đế: Thiên bản tạng nói rõ lấy thân hình, xương khớp, cơ nhục để xét độ to nhỏ của các tạng phủ. Đối với vương công đại nhân lâm triều, ngồi ở chỗ của họ, ai có thể sờ mó để biết cụ thể.

Kỳ Bá: Hình thể xương khớp chân tay là phần bảo vệ bên ngoài của tạng phủ (nhìn bên ngoài có thể thấy sự thịnh, suy của tinh khí nội tạng), không dễ nhận thấy như khi quan sát sắc mặt.

Hoàng đế: Khí của 5 tạng (thịnh hay suy) có thể quan sát được ở mặt. Điều đó đã biết. Còn qua các khớp tứ chi để biết tạng phủ là như thế nào?

Kỳ Bá: Trong 5 tạng 6 phủ, Phế tạng là cao nhất, qua chỗ lõm ở dưới vai, dưới họng, có thể thấy hình trạng của Phế. Trong 5 tạng 6 phủ, Tâm là chủ, khuyết bồn (hố trên đòn) là đường mạch khí lên xuống, nếu khoảng cách giữa hai đầu xương đòn lớn và dựa vào hình thái của mũi kiếm xương ức (có thể ước lượng Tim ở cao thấp và chắc hay dễ vỡ).

- Can (chí dũng) như ông tướng chống ngọai xâm. Muốn biết Can khỏe yếu chỉ cần xem mắt lớn hay nhỏ.

- Tỳ bổ sung lực lượng bên ngoài, vận chuyển biến hóa các chất tinh vi của thức ăn đến các bộ phận để nuôi dưỡng, chỉ cần biết lưỡi thích hay chán các vị, có thể hiểu bệnh của Tỳ lành hay dữ.

- Thận có chức năng nghe bên ngoài, do khai khiếu ở tai nên nghe rõ âm thanh ở xa. Qua sự thích nghe hay chán nghe có thể đánh giá được tính tình và sự mạnh yếu của Thận.

Trong 6 phủ, Vị là bể của thức ăn uống, nếu người có xương to, cổ to, ngực rộng thì Vị có thể chứa nhiều thức ăn uống (nếu ngược lại thì Vị nhỏ). Đường mũi dài (thuộc Phế) có thể biểu hiện được Đại trường. Môi dày (thuộc Tỳ), nhân trung dài có thể dùng để ước lượng Tiểu trường. Quầng dưới mắt to, là Đởm ngang (khỏe). Lỗ mũi có thể dùng đo sự thông lợi của Bàng quang. Sống mũi gồ ở giữa, là khí hóa của Tam tiêu tốt.

Nếu cả thượng trung hạ đều bình quân, là nội tạng yên ổn bình hòa và chức năng của chúng tốt. Thượng trung hạ chỉ toàn thân hoặc mặt đều chia làm ba đoạn. Đầu lưng chân là ba đoạn của thân - chân tóc đến ấn đường trán là đoạn trên, gốc mũi đến chóp mũi là đoạn giữa, nhân trung đến địa các (cằm) là đoạn dưới (3 đoạn của mặt).
« Sửa lần cuối: Tháng Năm 04, 2018, 08:47:03 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #29 vào lúc: Tháng Mười 02, 2017, 05:35:17 PM »

30. Phân loại khí (Khí quyết)


Nội dung: Nói về sự hình thành và công dụng của tinh khí, tân dịch, huyết mạch, và đặc điểm của chúng khi ở trạng thái không đủ. Nêu rõ nguồn gốc của chúng, đều là tinh vi của thức ăn và đều do khí hậu thiên - chân khí hóa thành. Quyết có nghĩa là phân, một khí phân thành sáu loại.

Hoàng đế: Người có tinh, khí, tân, dịch, huyết, mạch, tuy có gốc là cùng một khí, song lại chia làm 6 loại. Tại sao?

Kỳ Bá: Lưỡng thần tương tác (nam nữ giao hợp), có thai thành hình, (vật chất) sinh ra trước thân thể nên gọi là tinh.

Hoàng đế: Khí là gì?

Kỳ Bá: Thượng tiêu đưa tinh vi của thức ăn uống đi toàn thân để ôn dưỡng da, bổ sung cho thân thể, nhuận lông tóc, chất tinh vi đó như sương sa gọi là khí.

Hoàng đế: Tân là gì?

Kỳ Bá: Mồ hôi chẩy dầm dề khi tấu lý phát tiết gọi là Tân.

Hoàng đế: Dịch là gì?

Kỳ Bá: Thức ăn vào vị, sinh ra khí huyết, làm khí đầy ắp, tràn trề ra để tưới vào xương, làm cho khớp trơn, để vào trong nuôi nhuận não tủy, làm nhuận da là dịch.

Hoàng đế: Huyết là gì?

Kỳ Bá: Trung tiêu tiếp thu thức ăn uống, hấp thu tinh vi của nó, qua tác dụng khí hóa biến tinh vi thành mầu đỏ là huyết.

Hoàng đế: Mạch là gì?

Kỳ Bá: Như ống dẫn để dinh khí tuần hành không cho đi lung tung gọi là mạch.

Hoàng đế: 6 khí này (tinh, khí, tân, dịch, huyết, mạch) có lúc thừa, có lúc thiếu. Vậy khí nhiều hay ít, não tủy hư hay thực, huyết mạch thanh hay trọc, làm thế nào để biết được?

Kỳ Bá: Tinh thoát thì ù tai; Khí thoát thì mờ mắt; Tân thoát thì tấu lý khai, ra mồ hôi nhiều; Dịch thoát thì xương co duỗi khó, sắc mặt khô không nhuận, nước não tủy ít nên sức não yếu, bắp chân nhức mỏi, tai ù từng cơn. Huyết thoát thì sắc trắng bệch, (khô) không nhuận, mạch rỗng hư.

Hoàng đế: Tình hình thịnh suy của 6 khí này như thế nào?

Kỳ Bá: Trong 6 khí, mỗi khí đều có vị trí và tạng phủ của nó (Khí nuôi da, Tân phát ra ở tấu lý, Dịch nhuận khớp, nuôi não. Mạch đi vào tạng phủ và toàn thân; Thần chủ tinh, Phế chủ khí, Tỳ chủ tân dịch, Can chủ huyết, Tâm chủ mạch). Trong lúc đúng hoặc không đúng thời tiết, trong khi sáu khí này tương sinh bình thường, hoặc thái quá hay bất cập, thường lấy cái chuẩn là tính chất tạng phủ có quan hệ với chúng. Do chúng có cùng nguồn gốc là thức ăn uống, và thức ăn đã được tiêu hóa hấp thụ vận chuyển ở tỳ vị, cho nên vị được gọi là bể của thức ăn uống, là nguồn gốc của 6 khí (Thủy cốc chi hải).
« Sửa lần cuối: Tháng Năm 04, 2018, 08:48:55 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Trang: 1 [2] 3 4 ... 6   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn