Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Tư 27, 2024, 11:55:13 PM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: AI LÀ NGƯỜI ĐƯỢC COI LÀ ÔNG TỔ NGHỀ RƯỢU?  (Đọc 12393 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Ru_noong
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 698


Ru_noong
Email
« vào lúc: Tháng Năm 03, 2010, 10:38:01 PM »


 Sinh ra là đấng nam nhi ai cũng đã từng uống rượu mà bây giờ nghe đâu các bà còn uống rượu ác hơn, nhưng trong đám tiên tửu đó đã mấy ai biết được ông tổ nghề rượu là ai? thoạt đầu tôi cũng nghĩ đó là lưu Linh vì thấy người say rượu ai cũng bảo là đệ tử của Lưu Linh. Tình cờ xem một chương trình trên ti vi tôi cũng mới biết được thông tin về ông tổ nghề rượu.

   Đỗ Khang còn được gọi là Thiếu Khang, sống vào cuối thời Tây Chu, tương truyền là người phát minh ra cách nấu rượu ở Trung Quốc. Ông được những người nấu rượu, bán rượu, thờ là ông tổ của nghề rượu. Được nhân dân Trung Quốc tôn xưng là Tửu thần, Tửu thánh. Ông là một trong mười vị thánh trong lịch sử Trung hoa... Trong các sách cổ như Thuyết văn giải tự của Hứa Thận đời Hán, Bát vật chí của Trương Hoa đời Tấn, Sự vật ký nguyên của Cao Thành đời Tống... đều ghi chép Đỗ Khang là người phát minh ra cách nấu rượu, song không có sách nào ghi rõ lai lịch của ông.
      
 Về thân thế của Đỗ Khang có những truyền thuyết khác nhau. Tương truyền, Đỗ Khang là cháu nội của quan Thượng đại phu Đỗ Bá thời Chu Tuyên Vương. Một lần Chu Tuyên Vương đi thị sát ở Thái Nguyên, khi quay về ông đã tin vào những lời tán huyền hoặc cho rằng một cung nhân đã 50 tuổi lại sinh được một cô con gái, và cho rằng chính đứa bé này là con yêu nữ sau này sẽ làm loạn nhà Chu. Thế là Tuyên Vương ra lệnh cho Đỗ Bá đi giết chết đứa bé. Đỗ Bá không nhẫn tâm giết chết đứa bé vô tội, bèn lén đưa đứa bé ra khỏi cung, trở về báo là đã làm song việc. Về sau, sự việc bị lộ, nhà vua nổi giận sai Chiêu Hổ đến giết chết cả nhà Đỗ Bá. Chiêu Hổ vốn rất thân với Đỗ Bá, nhưng cũng không dám chống lệnh, vì vậy cố tình thả con trai thứ của Đỗ Bá là Đỗ Thấp Thúc và cháu nội của Đỗ Bá là Đỗ Khang.

  Lúc đó Đỗ Khang mới 7 tuổi, cùng chú mình chạy về hướng đông. Hai chú cháu đến núi Phượng Hoàng, huyện Nhữ Dương, tỉnh Hà Nam ngày nay. Sống trong một hang núi, rồi sau đó câu chuyện cũ nhạt nhòa dần, hai chú cháu xuống núi tìm công việc kiếm sống. Chú thì đi làm công, cháu thì chăn dê trên núi Phượng Hoàng. Đỗ Khang thường nghỉ dưới một cây dâu cổ thụ, ông nhớ đến cha mẹ và người thân bị sát hại, nhớ đến cảnh sống yên vui của gia đình trước đây, nên thường buồn tủi không buồn ăn uống. Thấy Đỗ Khang ngày càng gầy yếu, Đỗ Thấp Thúc cho rằng cháu mình có bệnh, nghe nói phấn khúc có thể chữa được bệnh, bèn đi kiếm phấn khúc mang về cho Đỗ Khang ăn. Vốn Đỗ Khang lười ăn mà loại phấn dùng tiểu mạch để lên men chế thành này lại càng không hợp khẩu vị của ông. Ông mang lên núi vứt vào gốc cây dâu. Về sau Đỗ Khang bị ốm thật, ốm liền 3 tháng. Nghĩ mình sắp chết, ông bèn một mình đi lên núi, nằm dưới cây dâu yêu thích của mình, nhắm mắt chờ chết. Đột nhiên ông ngửi thấy mùi thơm rất lạ bốc lên từ hốc cây dâu. Lại gần Ông thấy có một thứ nước thơm phức chảy ra từ hốc cây. Ông nếm thử thấy thứ nước ấy không những thơm mà còn rất ngon, thế là ông uống rất nhiều thứ nước đó, và rồi thấy hoa mắt, chóng mặt, bèn nằm ngủ ngay dưới gốc cây. Sau đó ông tỉnh dậy, thấy rất dễ chịu bệnh tật tan biến hết. Cúi đầu xuống xem, ông thấy trên mặt đất hiện lên 2 hàng chữ:

Hoạn hải vô vọng hề, mạc cường cứu
Tạo phúc dân gian hề, lạc thiên gia

 Tạm dịch là: "Gặp phải khó khăn hoạn nạn không có ai cứu được, làm việc phúc cho người, tạo niềm vui cho mọi nhà". Đỗ Khang hiểu ra rằng, loại lương khô làm bằng cao lương trộn với phấn Khúc (mốc của tiểu mạch) sẽ ủ thành một loại chất lỏng, đó chính là thứ trời ban cho ông để đem niềm vui đến cho mọi nhà. Ông đặt tên cho thứ nước trời ban cho đó là "Tửu" (rượu). Khi trở về thôn, ông chế ra thứ nước thơm nức mũi đó, đem cho mọi người nếm thử. Tiếng lành đồn xa, người ta nô nức kéo nhau đến nếm thứ nước do Đỗ Khang làm. Trải qua nhiều năm tích lũy kinh nghiệm, phương pháp nấu rượu của Đỗ Khang càng hoàn thiện, tiếng tăm truyền khắp cả nước.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười 18, 2017, 06:52:11 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Chiều về nắng đỏ pha trên tóc
Khoác mây xuống núi tắm khe rừng
Chị Hằng đủng đỉnh leo lên dốc
Gà thấy chủ về cất gáy vang.
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #1 vào lúc: Tháng Mười Một 30, 2014, 11:34:43 PM »

Rượu cất vào Trung Quốc như thế nào?


Vào khoảng đời Tống, đời Nguyên có người Nam Phiên tên là A li Khất. Bất cứ rượu chua, hay ngọt, hay lạt, tất cả mọi thứ mùi rượu bất chính, đem cho vào cả một cái bình, trên lại úp một cái bình không, hai miệng giáp nhau, bên sườn cái bình không ấy, khoét một cái lỗ, cắm cái ống tre vào làm vòi, dưới lại để một cái hũ, cắm một đầu ống tre vào hũ, dùng vôi với giấy chét cho thật kín. Sau rồi để cái bình có rượu lên bếp đun bằng than, rượu trong bình sủi, bốc hơi lên bình không úp ở trên, hơi ấy theo ống tre chảy xuống hũ. Cất như thế sắc rượu rất trắng, không khác gì nước trong. Thứ rượu đặc, thì vị cay và ngọt, thứ lạt thì ngọt thôi, trong ba phần thì được một phần rượu ngon. Có thể theo phép ấy cất các thứ rượu khác. Cách nấu rượu này từ nước Tiêm La, đến đời Nguyên, rợ A Li Khất mới truyền vào Trung Quốc.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười 18, 2017, 06:55:45 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Trang: [1]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn