Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Tư 27, 2024, 01:39:16 PM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: THƯƠNG  (Đọc 6335 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Whisky
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 134


Email
« vào lúc: Tháng Sáu 27, 2010, 11:16:40 AM »

Thương là vũ khí đã có từ ngàn xưa. Thời tiền sử con người đã biết sử dụng thương có mũi bằng đá để săn bắt dã thú. Nhưng ko vì thế mà thương bị lãng quên, ngày nay ở chiến trường hiện đại thương pháp vẫn còn được sử dụng qua cách đánh lưỡi lê khi cận chiến. Chính vì vậy mà ở Trung Quốc, người ta ưu ái liệt Thương vào hàng "Vua trong các loại vũ khí" (Thiên Binh Chi Vương) cùng với Đao, Côn và Kiếm.
Lại nói thương Trung Quốc thường có 2 loại: dài 2m, dành cho bộ binh và 4m dành cho kỵ binh, thân thương được làm từ cây nữ trinh tử cứng chắc và dẻo dai. Đầu thương còn có một chùm tua lông ngựa ko chỉ có tác dụng ẩn đi mũi thương làm hoa mắt địch mà còn để chặn máu chảy xuống thân thương gây bất tiện cho tay cầm.
Vị tướng cầm thương nổi tiếng nhất thời Tam Quốc mà ai cũng biết là Triệu Vân, người Thường Sơn phía Bắc Trung Quốc. Chính vì hâm mộ lòng quả cảm và trung thành của ông mà trong Xích Bích, nhà sản xuất đã ưu ái mô tả Thương như sau: "Bí mật của Thương là Trung Nghĩa. Võ tướng vì nghĩa diệt thân, lao vào trận địa, phá tan vòng vây địch mở đường thoát cho Chủ tướng". Hình ảnh "Một người, một ngựa, một cây thương" của Triệu Vân mãi mãi sống trong lòng hậu thế như biểu tượng của lòng trung nghĩa, can đảm vô hạn của Thường Thắng tướng quân.
Logged

Rượu cứ ngon là rượu!
Whisky Mỹ hay Vodka Nga, giờ có mặc cảm gì,
Tiêu-diêu
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1079


« Trả lời #1 vào lúc: Tháng Sáu 27, 2010, 08:32:19 PM »

BÀI THIỆU: NGHIÊM THƯƠNG (QUANG TRUNG)
NGUYỄN HUỆ - VUA QUANG TRUNG (1753 - 1792) là vị hòang đế thứ hai của Nhà Tây Sơn (ở ngôi từ 1788 - 1792), sau Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Ông là một trong những lãnh đạo chính trị tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng đất nước, nhà quân sự xuất sắc trong lịch sử Việt Nam với những trận đánh dẹp nội chiến và chống ngoại xâm chưa thất bại lần nào. Do có nhiều công lao, Nguyễn Huệ được tôn vinh là anh hùng áo vải của dân tộc Việt Nam.

Nguyễn Huệ và hai người anh em của ông, được biết đến với tên gọi anh em Nhà Tây Sơn, là những lãnh đạo của khởi nghĩa Tây Sơn, đã chấm dứt cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn. Ngoài ra, Nguyễn Huệ còn là người đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của Xiêm La tại Xoài Mút năm 1784, và đánh đuổi giặc Mãn Thanh khỏi Bắc Hà năm 1789, đồng thời đề ra nhiều kế hoạch cải cách tiến bộ, xây dựng Đại Việt sau chiến tranh để thống nhất nước ta vào cuối thế kỷ XVIII.

Sau hai mươi năm chinh chiến và trị vì, Nguyễn Huệ mệnh chung vào đêm 29 tháng 7 năm Nhâm Tý (1792) ở tuổi 40.

Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ thụ giáo cả văn lẫn võ với thầy Trương Văn Hiến. Chính người thầy này đã phát hiện được khả năng của Nguyễn Huệ và khuyên ba anh em khởi nghĩa để xây dựng đại nghiệp. Tương truyền câu sấm "Tây khởi nghĩa, Bắc thu công" là của Trương Văn Hiến.

Cả ba anh em đều rất giỏi võ nghệ. Nguyễn Huệ khai sáng Yến phi quyền, Nguyễn Lữ sáng tạo Hùng kê quyền, và cùng sáng tạo Độc lư thương. Tây Sơn tam kiệt có vai trò rất lớn cho sự hình thành, phát triển võ phái Tây Sơn - Bình Định, là những đầu lĩnh sáng tạo, cải cách các bài quyền, bài binh khí để truyền dạy cho ba quân trong giai đoạn đầu khởi nghĩa.

Sách chép rằng Nguyễn Huệ biên soạn xong bài Nghiêm Thương vào ngày 13 tháng 4 năm Tân Mão (1771) để dạy cho tướng lãnh và nghĩa quân, gồm các thế thương chiến đấu ở tầm cao, trá bại, công phá các loại binh khí khác, tác chiến với nhiều người, khả năng xuyên phá vòng vây.
Bài Nghiêm Thương

Vệ quốc nghiêm thương yết thánh hoàng.

Sa trường mạc trận đích hùng anh.

Thường tình kiểu cách nghiêm quân trận.

Thống xuất niên phàm đại ban sư.

Dĩ thử giang san thao quán triệt.

Thiên thu bất cải hộ long thành.

Anh hùng cái thế nhiêm tinh sắc.

Phạm tục hàm tàng tỉ thiên sơn.

Tạm dịch:
Cầm thương điệu bái thánh quân.

Ra nơi chiến trận gặp trang anh hùng.

Thường tình nghiêm được quân trung.

Điều binh khiển tướng thành công trở về.

Núi sông nức tiếng lược thao.

Long thành hộ vệ ngàn thu vẫn còn.

Anh hùng cái thế như sao.
Phàm trần trong ấy tựa ngàn thiên san.
« Sửa lần cuối: Tháng Sáu 27, 2010, 08:49:08 PM gửi bởi Tiêu-diêu » Logged

Ẩm giả lưu kỳ danh
Bí thư đảng đoàn Tứ Hải
Tiêu-diêu
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1079


« Trả lời #2 vào lúc: Tháng Sáu 27, 2010, 08:49:55 PM »

Thương trong võ cổ truyền

Quyền ngạn bảo rằng: Thương đâm một đường kẽ, côn đánh cả vùng rộng. Thương thọc một đường, gậy đâm một nẻo. Đao như mãnh hổ, thương tựa giao long…

Thương là một loại khí giới thời cổ, trong chiến đấu chuyên đâm, thọc và có lực sát thương rất lớn. Thương là do mũi thương, ngù thương, cán thương cấu tạo thành. Thương có độ dài, ngắn khác nhau và tên gọi cũng khác nhau. Trong thi đấu võ thuật hiện đại, quy định thương bằng chiều cao của vận động viên và giơ tay lên, ta gọi là một đầu và một với. Thương có nhiều chủng loại nhưng gần gũi với chúng ta trong tập luyện hiện nay là tứ giác thương, tiễn hình thương, đơn câu thương, song câu thương.

Kỹ pháp cơ bản thương thuật là cầm thương vững trơn, trước quản sau khóa, trước lỏng để dễ điều khiển, sau chặt chẽ, vững vàng. Hai tay cầm thương chắc mà không chết cứng, trơn mà không tuột. Thế giữ thương quý ở tứ bình: đỉnh bằng, vai bằng, chân bằng, thương bằng, gốc không rời hông. Đâm thương thì ra thẳng, vào thẳng, phải bằng, ngay, linh hoạt, mau lẹ, kình lực mạnh từ hông đâm thẳng thấu ra tận đầu mũi, thế thương vào ra như giao long ẩn hiện. Đọc Tam Quốc Chí ai cũng phải thán phục một Thường Sơn Triệu Tử Long với cây thần thương vô địch, trong suốt cuộc đời làm tướng chưa từng thất bại, một thương, một ngựa (đơn thương, độc mã), phò Ấu chúa phá vòng vây đến ngàn sau uy danh còn nức tiếng.

Thương pháp của các môn phái võ, các danh gia tuy có nhiều nhưng tựu trung có đâm, dộng, khều, gạt, lăn, giã, lắc, quấn, đỡ, đè, chặn… Thương là loại binh khí cổ, dài, nặng do vậy khi sử dụng không thường thấy múa hoa. Động tác của thương phần lớn lấy công lực, thực dụng làm chính. Pháp dụng thương thì thương đi như tên bắn, lúc hồi thương liền lạc như dây kéo. Trước thì có xuyên chỉ, xuyên tụ, sau thì có Lê Hoa bãi đầu, có hư thật, có kỳ chính, có hư hư thực thực, kỳ kỳ chính chính. Tiến thì dũng mãnh, lui thì nhanh nhẹn. Thế phải hiểm, bất động thì vững như núi, động thì mau như sấm chớp.

Luyện thương pháp thì theo thứ tự nhất tiệt, nhị tiến, tam lan, tứ triền, ngũ nã, lục trực. Thương pháp luyện đến chỗ tinh diệu sẽ có được thân pháp mau lẹ uyển chuyển. Cây thương có tua chỉ đỏ gọi là Huyết đương thương, còn cây thương có tua chỉ đen gọi là Tố anh thương. Tua chỉ ở ngù thương rất quan trọng, nó có thể làm hoa mắt đối phuơng, che dấu mũi thương và có khi dùng để quấn, khóa binh khí cuả địch. Vì thân thương dài, biên độ động tác rộng lớn, nên khi tập đại thương yêu cầu thân không rời thương, thương không rời trung tâm, phải có lực ở cánh tay, lực hông, lực chân và thân pháp uyển chuyển, bộ pháp nhanh nhẹn. Khi đâm thương chú ý sao cho thân, bộ đẩy ra trước, gía lên trên khi đến đỉnh đầu là phải rút về, khi đè được khí giới của đối phương là phải hồi thương chuyển thế ngay.
Logged

Ẩm giả lưu kỳ danh
Bí thư đảng đoàn Tứ Hải
Whisky
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 134


Email
« Trả lời #3 vào lúc: Tháng Sáu 28, 2010, 02:59:05 PM »

Em thấy "Thương iu" cũng là một thứ võ khí lợi hại lắm fải không các bác em??
 Shocked
Logged

Rượu cứ ngon là rượu!
Whisky Mỹ hay Vodka Nga, giờ có mặc cảm gì,
Nạ dòng
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 10



Email
« Trả lời #4 vào lúc: Tháng Sáu 28, 2010, 03:00:30 PM »



Thế thỉ bài Heal the world của anh Mai Cồ Giặc Son chắc đắt hàng lắm.
Logged
Tiêu-diêu
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1079


« Trả lời #5 vào lúc: Tháng Sáu 28, 2010, 08:02:07 PM »

Bài Truy mệnh thương

Chắp thủ đề thương.

Nhập môn bái Tổ.

Tiên khai vấn lộ.

Mãnh hổ xuất sơn.

Loạn sát tứ phương.

La thành hồi mã.

Độc xà xuất động.

Lập bộ triều thiên.

Tả hữu vân biên.

Thần thương truy mệnh.

Ngư ông thám thủy.

Long hổ phong vân.

Khóa kiếm kỵ long.

Tỳ bà tảo địa.

Bạch hồng quán nhật.

Khương Thượng điếu ngư.

Hồi bộ kim kê.

Tiên nhân chỉ lộ.

Mãnh hổ xuất sơn.

Giao long quá hải.

Diện tiền phục hổ.

Lập bộ trung bình.

Chiêu về dụ địch.

Hoành thân tấn thích.

Thâu mã đề thương.

Công thành bái tổ.
Logged

Ẩm giả lưu kỳ danh
Bí thư đảng đoàn Tứ Hải
Tiêu-diêu
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1079


« Trả lời #6 vào lúc: Tháng Bảy 03, 2010, 08:28:47 PM »

Theo lời kể lại của các lão võ sư vùng Tây Sơn Thượng Đạo (An Khê, Gia Lai), trong khoảng những năm 1770, khi dựng cờ khởi nghĩa, lập căn cứ địa nhằm chiêu mộ anh hùng hào kiệt bốn phương, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đã biên soạn bài Độc lư thương cho binh sĩ luyện tập. Độc lư ngụ ý tượng trưng cho sự đoàn kết một lòng và ý chí không gì chuyển lay của ba anh em nhà Tây Sơn khi đứng lên phất cờ khởi nghĩa, vững chắc như thế 3 chân của một chiếc lư hương. Độc lư còn hàm nghĩa thể hiện ý thức tôn thờ một chủ, đồng lòng quyết tâm ủng hộ nghĩa quân Tây Sơn của từng chiến binh cũng như của toàn thể nhân dân.

Sau khi Tây Sơn suy vi, Độc lư thương vẫn âm thầm được truyền dạy trong chi phái Tây Sơn võ đạo Bình Định tại An Khê. Tuy nhiên, trải những biến thiên dâu bể, nhiều đời lưu truyền trong các võ đường khác nhau nên khó tránh khỏi có những sai lạc trong chiêu thức cũng như những điểm chưa hợp lý trong tính khoa học của bài.

 Lời thiệu

Tuy có một vài biến thể, lời thiệu sau đây tương đối đáng tin cậy hơn cả:

    Lập tấn liên ba Phụng giang đầu
    Nhị bộ tấn nghinh khai đả thủ
    Qui đầu phục thế tấn Độc lư
    Hạ hồi trí túc song Long kích
    Hoành thân kiên đả tái nghịch tâm
    Hậu hoành nghinh chiến khai trực chỉ
    Hữu phi khai giác thích côn đình
    Phi bộ tạ hồi Liên trung đỉnh
    Hồi Long giáng thế đảo liên thành
    Chấp thủ Độc lư phát thích thương
    Song bộ khai qui đằng liên thích
    Phi vân chấp Mã tấn phát Ngưu
    Đảo thế luân thân Hầu Long bộ
    Chuyển Long phi giác thối Liên đài
    Liên ba tam bộ lập như tiền.

 Đặc điểm

Mô phỏng hoàn hảo thần thái của chiếc độc lư ba chân cắm cây hương trên các bệ thờ, bài thương thể hiện sự vững chắc liền lạc và kín đáo khi phòng thủ, thần tốc và bất ngờ khi tấn công. Đòn thế của bài liên hoàn hỗ trợ nhau, biểu hiện sự kết hợp hài hòa của binh khí là cây trường thương trong tay người thi triển các chiêu thức với tấn pháp, bộ pháp, thân pháp, thủ pháp. Bởi vậy, uy lực của bài chỉ thực sự được phát huy tại những địa thế rộng rãi, nơi chiến địa, và tỏ ra hiệu quả trong các đoàn quân Tây Sơn khởi nghĩa khi đánh trên lưng ngựa, trên thuyền hay dưới đất.
Logged

Ẩm giả lưu kỳ danh
Bí thư đảng đoàn Tứ Hải
Trang: [1]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn