Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Năm 02, 2024, 08:55:25 AM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: 1 [2]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: RƯỢU  (Đọc 18090 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Tiêu-diêu
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1079


« Trả lời #15 vào lúc: Tháng Hai 11, 2011, 09:58:47 PM »

Rượu nếp quýt hoa vàng

 

Bài viết của Kim Duy – Văn hóa rượu

 

Năm 1973, mùa xuân, Hiệp định Hòa bình Paris về Việt Nam được ký kết giữa Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam, Việt Nam và Hoa Kỳ, chính quyền Sài Gòn. Đảng và Nhà nước ta đã mời tiến sĩ Henry Kitxinhgiơ – cố vấn đặc biệt của Tổng thống Hoa Kỳ sang thăm thủ đô Hà Nội. Sau khi mời thăm phố Khâm Thiên đổ nát, viếng đài tưởng niệm những người dân thường bị bom Mỹ giết hại đêm 26 tháng chạp năm nhâm tý (1972), thăm viện bảo tàng lịch sử. Chính phủ ta mở tiệc chiêu đãi cố vấn Kitxinhgiơ, với cố vấn đ85c biệt của Chính phủ ta Lê Đức Thọ. Sau các cuộc hòa đàm thẳng thắn, nóng bỏng ở Paris, hai vị cố vấn đã hiểu biết lẫn nhau hơn. Những câu chuyện vui nhưng không kém phần thâm ý của hai vị cố vấn giữa giờ giải lao của cuộc họp kéo dài căng thẳng và quyết liệt cũng có phần cởi mở và dễ chịu hơn. Sau những giờ phút lo lắng khi đặt chân đến thủ đô của một dân tộc bất khuất có hàng ngàn năm văn hiến, tiến sĩ Kitxinhgiơ đã thật sự yên tâm. Người Hà Nội đối với ông thật khiêm nhường, hào hoa và lịch sự. Ông không sao quên được gương mặt những cô thanh nữ Hà Nội với bộ quân áo dài trắng tặng hoa ông. Họ duyên đáng, lịch thiệp trang trọng, song nét mặt, đôi mắt vẫn lạnh lùng. Dẫu sao ông vẫn cảm thấy dễ chịu hơn. Sau đó, khi cố vấn Lê Đức Thọ ngỏ lời mời tiến sĩ Kitxinhgiơ dự cuộc chiêu đãi trọng thể của Chính phủ ta, ông thẳng thắn hỏi:

 

-          Thưa ngài, tôi có thể biết trước thực đơn không?

 

Cố vấn Lê Đức thọ nói:

 

-          Đó là các món đặc sản của dân tôi.

 

Cố vấn Kitxinhgiơ mỉm cười, hóm hỉnh vừa nói vừa ra hiệu:

 

-          Thưa ngài có món RTC không?

 

Cố vấn Lê Đức Thọ và những người cùng đi nghe phiên dịch nói lại đều cười rất vui vẻ. Cố vấn lê Đức Thọ nói:

 

-          Lần này chúng tôi chiêu đãi ngài cơm tấm, giò chả.

 

Người phiên dịch nói xong, Kitxinhgiơ gật đầu rồi ra hiệu, hỏi tiếp:

 

-          Trong bữa ăn có món rượu được đóng nắp bằng thứ lá chuối khô mà các ngài quen gọi là “cuốc lủi” không? (từ cuốc lủi ông đã không sao diễn tả hết được).

 

Cố vấn Lê Đức Thọ trả lời:

 

-          Nếu ngài thích rượu đó.

 

Cố vấn Kitxinhgiơ nói ngay:

 

-          Tôi nghe người Nga khen thứ rượu đó rất ngon!

 

Thế là trong bữa tiệc chiêu đãi cố vấn Kitxinhgiơ không thể thiếu rượu ngang. Nhưng không phải là rượu ngang làng Vân hay rượu mua ngoài hàng nước. Đó là thứ rượu được cất bằng nước mưa với nếp quýt hoa vàng của tỉnh Thái Bình. Người Nghệ nhân đóng chiếc cối xay thât là kỳ tài! Cả trăm hạt thóc cho vào xay đều vỡ bông thành hai cánh trấu, như vậy còn chứng tỏ thóc được phơi rât đều nắng. Và sau cùng là khâu nấu cơm nếp, ủ men, cất rượu phải thật đúng quy trình và đúng nhiệt độ. Rượu này vào ngày tết, lễ của các anh em Đông Âu cũ, các đống chí lãnh đạo vẫn biếu các nguyên thủ Quốc gia đó. Lần này đãi vị cố vấn đặc biệt Hoa Kỳ, thứ rượu ngon ấy lại được đem ra. Theo yêu cầu của khách, những chai rượu sủi tăm, nút lá chuối khô được bày ngay ngắn trên bàn tiệc. Tiến sĩ Kitxinhgiơ tấm tắc khen êm giọng và thơm đến rạo rực, kỳ diệu của hương gạo nếp. Ông bảo là ông đã uống rất nhiều rượu trên thế giới, nhưng không một thứ rượu nào nặng, êm giọng và thơm đến tuyệt vời như cuốc lủi Việt Nam. Và ông đề nghị cố vấn Lê Đức Thọ giải thích từ “cuốc lủi”. Ông Lê Đức Thọ nói là thứ rượu Nhà nước cấm tư nhân nấu để tiết kiệm phục vụ nhiệm vụ chiến đấu, song các ngày lễ, tết cổ truyền ở Việt Nam, người ta vẫn nấu một vài nồi. Có người dùng không hết đem bán ra thị trường nên gọi là cuốc chui, cuốc lủi. Vị cố vấn khoái trá cười ầm lên.

Bữa tiệc ấy, tiến sĩ Kitxinhgiơ cảm thấy thật ngon miệng. Ông đã uống rất nhiều và đã rất say!

Cứ nghĩ rằng ông khen xã giao, nhưng trước khi chia tay, ông đề nghị cố vấn Lê Đức Thọ có tặng phẩm cho ông thì cứ cho xin dăm lít cuốc lủi để ông giới thiệu với bạn bè ông ở Mỹ thứ rượu tinh khiết, ngon tuyệt vời được ủ bằng một loại lương thực cao cấp của Việt Nam! Ông bảo, đó là một trong vài thừ rượu ngon tuyệt trần của thế giới mà ông có may mắn biết. Ông còn hỏi giá thành rượu này có cao không? Cố vấn Lê đức thọ nói khoảng 500đồng (lúc đó) một lít. Tiến sĩ Kitxinhgiơ quy ra tiền đô là Mỹ và thốt lên:

-          Rẻ quá ! Rẻ quá! Mà lại rất ngon, rất tuyệt, rất tinh khiết!
Logged

Ẩm giả lưu kỳ danh
Bí thư đảng đoàn Tứ Hải
nhan_x3
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 20


Email
« Trả lời #16 vào lúc: Tháng Hai 18, 2011, 12:43:28 PM »

Có bác uyen, em theo dõi thì mình như là người miền Nam.
ko hiểu sao ở mấy tỉnh miền TÂY, em quen mấy các phát âm các từ theo chuẩn rất khó khăn
Đặc biệt là từ Rượu, thay vì đọc thành Diệu như các bác ở Trung ương thì tuyền đọc thanhf Gụ mới hay chớ
Hớ hớ
bác uyen em cho í kiến phát
Logged
uyennd72
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 895


Email
« Trả lời #17 vào lúc: Tháng Hai 18, 2011, 12:49:56 PM »

Có bác uyen, em theo dõi thì mình như là người miền Nam.
ko hiểu sao ở mấy tỉnh miền TÂY, em quen mấy các phát âm các từ theo chuẩn rất khó khăn
Đặc biệt là từ Rượu, thay vì đọc thành Diệu như các bác ở Trung ương thì tuyền đọc thanhf Gụ mới hay chớ
Hớ hớ
bác uyen em cho í kiến phát
Rất đơn giản, vì đó là thổ ngữ đặc trưng vùng miền
Thì cũng như ngoài đó phát âm chữ "l" thành âm "n" và ngược lại, thế thôi.
chuyện này đâu có gì đáng cười hay thắc mắc đâu bạn.
Logged

          Thích mùa thu Hà Nội!
Tiêu-diêu
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1079


« Trả lời #18 vào lúc: Tháng Hai 18, 2011, 03:25:51 PM »

Cái lày thì có vẻ Uyên hơi nhầm nẫn đấy.
Chỉ có một số ít thôi, và thường không phải dân sống trong trung tâm HN.
Ngày trước thì có thể còn do thói quen, địa phương.. nhưng bây giờ các cháu nhỏ cũng ít bị mắc phải tật này khi đi học.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười 10, 2017, 06:09:03 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Ẩm giả lưu kỳ danh
Bí thư đảng đoàn Tứ Hải
uyennd72
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 895


Email
« Trả lời #19 vào lúc: Tháng Hai 18, 2011, 05:22:39 PM »

Cái lày thì có vẻ Uyên hơi nhầm nẫn đấy.
Chỉ có một số ít thôi, và thường không phải dân sống trogn trung tâm HN.
Ngày trước thì có thể còn do thói quen, địa phương.. nhưng bây giờ các cháu nhỏ cũng ít bị mắc phải tật này khi đi học.
Em không hề nhầm lẫn
Vì khi em xài được 2 từ "thổ ngữ" thì có nghĩa là em không hề ám chỉ là người Hà Nội.
Cũng như trong nam, em ở thành phố, em cũng đâu có thói quen nói ngọng.
« Sửa lần cuối: Tháng Hai 18, 2011, 05:25:30 PM gửi bởi uyennd72 » Logged

          Thích mùa thu Hà Nội!
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #20 vào lúc: Tháng Hai 19, 2011, 09:53:43 PM »


Tôi lại nghĩ nói thì đúng là do thổ ngữ vùng miền mà mình phát âm một số từ không chuẩn, nhưng viết đúng là ok. Bây giờ mà mình đọc thật chuẩn nghe cũng buồn cười phết. Ví dụ vào quán gọi: Cháu ơi cho chú đĩa cá rô rán giòn.
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Tiêu-diêu
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1079


« Trả lời #21 vào lúc: Tháng Ba 01, 2011, 12:55:31 PM »

Kiểu như ngày trước nghe nói có nhà thơ Xuân Diệu thì nghĩ chắc ông Xuân này dân văn nghệ uống rượu kinh lắm, anh em mới đặt biệt danh như thế.
« Sửa lần cuối: Tháng Ba 01, 2011, 12:57:04 PM gửi bởi Tiêu-diêu » Logged

Ẩm giả lưu kỳ danh
Bí thư đảng đoàn Tứ Hải
qramix
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 30


Email
« Trả lời #22 vào lúc: Tháng Ba 01, 2011, 06:58:50 PM »

Em thì em thấy thế này.
Diệu hay rượu, cuối cùng nó cũng để những thằng uống nó bị say. Say vì nó ngon, vì nó có tình, có cảnh..
Thằng Kít nó say, cũng như thằng bạn em, thằng Kevel Curl, tiến sĩ lịch sử văn hóa, người Mẽo Califonia, về ĐHSP NN năm 1992 dạy môn ngôn ngữ Mẽo. Nó uống với em mấy chén nếp cẩm, đầu tiên làm mẽ không uống, sau cứ uống tỳ tỳ.. đến hết cả diệu. Và cuối cùng, say lăn quay, đến cả ngại..
Lâu quá rồi, em và hắn cũng như vợ chồng Mr David, người Úc không có dịp gặp nhau. ( Cùng thời điểm năm 1992, Mr Nhím xù hồi đó còn mải cung kiếm, còn em và Mr Kiên miệt mài học tiếng Anh Cheesy). Nó cũng là một thời kỷ niệm, một thời hòa nhập giữa hai nền văn hóa, một sự giao thoa thời mở cửa..
Em rất cảm ơn các bác đã cho em biết một thời kỳ quốc lủi. Hi vọng, em sẽ có thời gian, để biên tập lại một số kiến thức cơ bản về văn hóa rượu Tây, để mình cùng tìm hiểu, mình cùng khám phá, em thấy cũng thú vị phết.
Tài liệu em có rồi, nhưng mỗi cái thì giờ giành cho nó Cheesy
Logged
Trang: 1 [2]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn