Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Tư 27, 2024, 06:22:45 PM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: HOA VĂN THAO THIẾT  (Đọc 11241 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Bichkhe
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 2


Email
« vào lúc: Tháng Tư 24, 2008, 01:49:33 PM »

 Con của rồng

TTCT - Trong truyền thuyết dân gian phương Đông, rồng có chín con với hình dáng và sở thích hoàn toàn khác nhau. Các con của rồng được dân gian sử dụng làm linh vật trang trí ở những vị trí, những vật dụng với những ngụ ý đặc biệt khác nhau.


Bị hí

(tên khác là bá hạ, bát phúc, thạch long qui) là con trưởng của rồng - linh vật có hình dáng thân rùa, đầu rồng. Bị hí có sức mạnh vượt bậc, chịu được trọng lượng lớn nên thường được chạm khắc trang trí làm bệ đỡ cho các bệ đá, cột đá, bia đá...


Li vẫn


(còn gọi là si vẫn) - con thứ hai của rồng, là linh vật có đầu rồng, miệng rộng, thân ngắn. Tương truyền li vẫn thích ngắm cảnh và thường giúp dân diệt hỏa hoạn nên được chạm khắc làm vật trang trí trên nóc các cung điện cổ, chùa chiền, đền đài... ngụ ý cầu trấn hỏa, bảo vệ bình yên cho công trình.


Bồ lao

Con thứ ba của rồng, là linh vật thích âm thanh lớn, thường được đúc trên quai chuông với mong muốn chiếc chuông được đúc có âm thanh như ý muốn.


Bệ ngạn

(còn gọi là bệ lao, hiến chương) là con thứ tư của rồng, có hình dáng giống hổ, răng nanh dài và sắc, có sức thị uy lớn. Theo truyền thuyết, bệ ngạn rất thích lý lẽ và có tài cãi lý đòi sự công bằng khi có bất công, nhờ vậy bệ ngạn thường được đặt ở cửa nhà ngục hay pháp đường, ngụ ý răn đe người phạm tội và nhắc nhở mọi người nên sống lương thiện.

Thao thiết

con thứ năm của rồng, là linh vật có đôi mắt to, miệng rộng, dáng vẻ kỳ lạ. Thao thiết tham ăn vô độ, được đúc trên các đồ dùng trong ăn uống như ngụ ý nhắc nhở người ăn đừng háo ăn mà trở nên bất lịch sự.

http://www3

Công phúc

con thứ sáu của rồng, là linh vật thích nước nên được khắc làm vật trang trí ở các công trình hay phương tiện giao thông đường thủy như cầu, rãnh dẫn nước, đập nước, bến tàu, thuyền bè... với mong muốn công phúc luôn tiếp xúc, cai quản, trông coi lượng nước phục vụ muôn dân.


Nhai xế

Con thứ bảy của rồng - là linh vật có tính khí hung hăng, thường nổi cơn thịnh nộ và ham sát sinh, thường được chạm khắc trên các vũ khí như đao, búa, kiếm, xà... ngụ ý thị uy, làm

Toan nghê

(còn gọi là kim nghê) - con thứ tám của rồng - linh vật có mình sư tử, đầu rồng, thích sự tĩnh lặng và thường ngồi yên ngắm cảnh khói hương tỏa lên nghi ngút. Toan nghê được đúc làm vật trang trí trên các lò đốt trầm hương, ngụ ý mong muốn hương thơm của trầm hương luôn tỏa ngát.


Tiêu đồ


(còn gọi là phô thủ) - con thứ chín của rồng - là linh vật có tính khí lười biếng, thường cuộn tròn nằm ngủ, không thích có kẻ lạ xâm nhập lãnh địa của mình. Tiêu đồ được khắc trên cánh cửa ra vào, đúng vào vị trí tay cầm khi mở, ngụ ý răn đe kẻ lạ muốn xâm nhập nhằm bảo vệ sự an toàn cho chủ nhà.

Ngoài chín con nói trên, gia đình rồng còn có một số linh vật khác như: tù ngưu - linh vật giỏi về âm nhạc; trào phong - linh vật được gắn trên nóc nhà ngụ ý chống cháy và thị uy kẻ xấu


Tù ngưu


Trào phong




Phụ hí


Th.S NGUYỄN NGỌC THƠ (Đại học KHXH&NV)

« Sửa lần cuối: Tháng Mười 29, 2008, 10:48:07 AM gửi bởi Đom đóm » Logged
THIENCHUVIENTRUYEN
Khách
« Trả lời #1 vào lúc: Tháng Tư 24, 2008, 02:02:31 PM »

Gửi Bích Khê

Trước hết cho bày tỏ lời chào trân trọng nhất từ Diễn Đàn của Tứ Hải Quán. Điều cần nói ngay là chủ đề này không thể gọi là Hoa Văn Thao Thiết. Đây là thuyết Long sinh Cửu Tử, tức Rồng Mẹ sinh chín Rồng con.

Bài viết của Th.S NGUYỄN NGỌC THƠ (Đại học KHXH&NV) rất đầy đủ và chính xác. Trong quá trình được tiếp xúc với anh, tôi nhận thấy những gì anh đưa ra đều được khảo cứu rõ ràng và tỉ mỉ. Tuy nhiên, để đáp ứng đúng ý nghĩa của chủ đề đã nêu, có đôi điều THIÊN CHỦ VIỄN TRUYỀN tôi cần bổ sung như sau:

1. Hình Thao Thiết là đồ đồng đời Thương. Chính ra là hình thần rồng

(Giao long) được gặp ở nhiều đảo Thái Bình dương đan bằng một thứ cây mềm, thành hình cá sấu có mang lông chim, miệng mở rất lớn để nuốt lọt người được Ðiểm đạo vào bụng để được tẩm nhuận linh lực.
 
(Mothers trang 323; Kopiravi), khi truyền vào đất liền thì được đúc thành đồ đồng. Sau đó lại biến ra Văn Qùy long, rồi cuối cùng ra chim và rồng, tức Tiên Rồng hòa hợp rồi lại phân cực .

2. Văn Qùy long biến từ Thao Thiết thành một thứ nửa chim nửa rồng  

    Là rồng nên có chân trước chân sau, là chim nên có cánh .

3. Thao Thiết có xu hướng biến trở lại thế rồng , có lẽ đây là nơi phát xuất ra con rồng ngày nay:

Nơi giao long góp 4 chân với xà long góp cái mình dài. Các nhà nghiên cứu gọi đây là nghệ thuật sông Hoài, vì có lẽ vụ biến thể nọ xẩy ra ở miền đó. Ðó là miền hơn kém thuộc Giang Tô trước kia có Châu Từ quê hương đồ sứ, quê hương Nữ Oa thái mẫu và Phục Hi.

Mong bạn có những bài đóng góp cho Diễn Đàn Tứ Hải quán theo chủ đề này nhiều hơn nữa.

Kính ái!

Thiên Chủ Viễn Truyền Nguyễn Hạnh
« Sửa lần cuối: Tháng Một 09, 2011, 11:07:40 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged
demdavekhuya
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 2


Email
« Trả lời #2 vào lúc: Tháng Tư 25, 2008, 12:11:29 AM »

Ô! Hóa ra ông này bên Thư Họa đây mà! Spam bài ác liệt, mới vài tuần đã hơn 1000 bài. Đáng nể, không biết làm ăn gì! Ở đâu nhỉ?
Logged
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #3 vào lúc: Tháng Tư 25, 2008, 12:16:51 AM »

Thiên Chủ Viễn Truyền Nguyễn Hạnh, hiện đang công tác ở ban đối ngoại bệnh viện Y học cổ truyền trung ương.
« Sửa lần cuối: Tháng Một 09, 2011, 11:10:17 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
PHAMLAI
Newbie
*
Offline Offline

Bài viết: 1


Email
« Trả lời #4 vào lúc: Tháng Tư 25, 2008, 06:31:14 AM »

Ông Hạnh, tôi Phạm Văn Ánh đây! Dân Hán Nôm, Viện Văn Học, tôi có câu hỏi cho ông này:

-Hãy nêu lên sự liên quan giữa hai nền văn minh Hoa Ấn trong dấu vết chùa Tháp?

Lúc nào rảnh đi uống rượu!
Logged
kimsinhvohoi
Khách
« Trả lời #5 vào lúc: Tháng Tư 25, 2008, 06:35:02 AM »

Sáng bảnh mắt đã đố nhau, tôi đến từ Dantiengtrung.com
Logged
THIENCHUVIENTRUYEN
Khách
« Trả lời #6 vào lúc: Tháng Tư 25, 2008, 07:54:16 AM »

Ông thì giỏi quá còn gì, hỏi tôi cho phí sức, tuy nhiên, trước khi hầu ông, tôi xin ông nghe câu chuyện này và chấm điểm cho tôi nhé:

Có lần bên mạng Thư Họa Việt Nam, Nguyễn Đức Dũng hỏi tôi thế này:

Nhân tiện hỏi luôn ông Hạnh rằng:

Đề bài ra: Em hãy phân biệt và miêu tả bộ đồ Bát bảo, chấp kích, lỗ bộ và các hệ khác nhau của chúng trong đồ thờ truyền thống tại đình chùa miếu mạo của người Việt.

Có thưởng lớn là 1 chuyến du hý với dungc18

Cái này nghiêm túc à nha.

Logged
THIENCHUVIENTRUYEN
Khách
« Trả lời #7 vào lúc: Tháng Tư 25, 2008, 07:57:20 AM »

Và tôi trả lời:

Mời ông Dũng nghe nhé:

MỘT GIẤC MƠ  

...Đoạn thấy Hứa Lão nhắp một chén rượu,  khà tiếng hân hoan nháy mắt cười nhìn Tô Lão:

-Nhớ hồi Nguyên Phong, lão làm Chấp Kích Lang, giữ gìn cảnh vệ nơi cung cấm, có cuỗm được em nào không nhỉ?

Tô Lão buồn rầu:

-Có thì chiều nay đã không ngồi Tạm Thương uống rượu thế này! Mà dạo này công việc Di Sản bên Cần Đồ Các thế nào?

Hứa Lão mắt nhìn xa xăm:

-Chưa xong vụ sắc phong thì đã đến phần Bát Bảo, Lỗ Bộ. Thằng Quốc Dũng nó cãi hăng quá, đang dính chuyện con ả vị thành niên mà vẫn to mồm nói chuyện Chinh Đông Chinh Tây. Mà chuyện Nghi Trượng thì lão lạ gì, được bàn từ hồi giặc Ngụy, Ngự Sử Bình Nguyên Lộc trước đây chỉ còn nói thiếu đến cái vụ ả Đại Trường Kim (Dae Chang Keum) săn cá Ông ở Bắc Cực mà thôi! Ô dào! Ba cái chuyện lẻ tẻ! Ai chả biết....

Đến đây, bỗng Tô Lão mắt sáng lên, ngâm một hơi dài:

-Niên tiền nhị thập cửu, ngã đương chấp kích lang,...

Đoạn quay sang nói:

-Âu cũng là chức mang gươm hầu mà. Chả thế mà truyện Hoài Âm Hầu trong Sử Ký mới nói cái thân phận giữ cửa đó: “Thần sự Hạng Vương, quan bất quá Lang Trung, vị bất quá Chấp Kích...”

-Đấy đấy! Chính từ cái Chấp Kích mà đến chuyện quyền uy cửa Võng, nào Bát Bảo tượng trưng cho Văn, Lỗ Bộ tượng trưng cho Vũ. 

Lão Tô ngậm ngùi, nói như với một mình:

-Thất Trân và Bát Bảo là đồ Pháp Khí, Pháp Bảo chốn Phật Gia, hàm hữu ý do Phật Pháp Vô Biên, Thần  Thông Quảng Đại, Phổ Độ Chúng Sinh, Như Nguyện Cát Tường. 

Đồ cúng dường ấy, Tạng Văn ghi “Bát Cát Tường” là đủ ý. Cần gì phải bàn, từ đồ Pháp Luân, Pháp Loa, Bảo Tán, Bạch Cái, Liên Hoa, Bảo Quán, Kim Ngư, Bàn Tràng đều ước vọng may mắn mà thôi! Trong đó Pháp Luân tượng trưng Thường Chuyển, Pháp Loa cho Bồ Tát Quả, Bảo Tán tượng trưng khai hạp vô cùng, Bạch Cái che phủ Tam Thiên, Liên Hoa trinh khiết, Bảo Quán đựng Phúc đủ đầy, Kim Ngư thì nhanh nhẹn hoạt bát, Bàn Tràng hồi hoàn quán triệt tương thông...

-Hm...Đúng là ông chỉ sính  chuyện miền biên viễn, đấy chỉ là chuyện của mấy tay Trạng Nguyên Tàu, ông túc tích giang hồ sang bên ấy, làm sứ quan nên quên chuyện nước nhà rồi... Nghe này....:

...Bát Bảo là  đồ trang trí nơi thờ cúng, gồm 8 vật quý. Những vật này thường tượng trưng cho sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có, tuổi trẻ, sự tốt lành về tình cảm, hạnh phúc, sự may mắn, sự chiến thắng, sự lựa chọn. Tám vật này, được chọn tuỳ theo tín ngưỡng, tập tục, hoặc ý riêng của người sáng tác nên thường không có ý kiến thống nhất. Có thể gồm quạt, thanh gươm, bầu rượu, giỏ hoa, cái sáo, lọng, ống bút, cuốn thư; hoặc là cành trúc, đàn tì bà, hoa sen... có khi là đàn sáo, lẵng hoa, thư kiếm, bầu rượu, túi thơ, thư bút, khánh, quạt. Từ chuyện này người ta hay nhầm với đồ Chấp Kích, còn gọi là Lỗ Bộ là những đồ binh khí dùng để rước hoặc cắm vào giá để trần, đặt ở cung vua, phủ quan hay các đền, đình, miếu. Gồm những vũ khí: mác, đao, kích, thương, phủ việt (búa), cờ tiết mao và bảng có chữ "Tĩnh Túc" và "Hồi Tị". Tuỳ từng địa phương và từng thời kì mà có thể thay đổi các đồ vật cần thiết trên. Từ thời Lê đã lập "Lỗ bộ Ti" để cung cấp Lỗ Bộ. Ngày nay, người ta thường dùng bát Bảo hay Bát Bửu thay cho Lỗ Bộ.

Có thể nói Bát Bảo được hiện diện trong đồ thờ truyền thống Việt là 8 đồ vật thường dùng của các bậc tao nhân mặc khách hay các vị tiên, như: pho sách (tượng trưng kiến thức), cuốn thư (tượng trưng thú tao nhã), bầu rượu (tượng trưng sự phong lưu), cái quạt (tượng trưng thần tiên, thoát tục), lẵng hoa( tượng trưng sự phong lưu), đàn tì bà (tượng trưng thú tao nhã), cây phất trần (vật của người đạo đức), gậy như ý (tượng trưng quyền phép). Trong khi Lỗ Bộ là 18 thứ vũ khí, gồm có: chùy, quả đấm, búa, kích, kiếm, song kiếm, trường thương, đại đao, đoản đao, siêu, roi, xà mâu, mác, khiên, giáo, cung tên, rìu, côn. Các võ khí được cắm trong giá gỗ để làm đồ trang trí, và để tỏ ra uy quyền. Thực ra ít khi người ta trưng đầy đủ 18 món vũ khí trên mà thường chỉ phu ra 6 hoặc 8, nhiều lắm là 14 món mà thôi.

Có nhiều thuyết khác nhau nói về Lỗ Bộ nhưng có thể nói tóm lại là những nghi trượng khi vua trẩy như áo giáp và lá chắn để quân lính dùng đi dàn trước mặt mà hộ vệ, hay là nước muối dùng rảy đường cho khỏi bụi. Những thứ này đều được ghi chép vào sổ, nên gọi lỗ bộ (bạ). Ở Việt Nam, những đồ như dùi đồng, phủ việt và bát bửu đều gọi là lỗ bộ. 

Tuỳ theo từng làng mà bộ binh khí này được đúc bằng đồng (miếu Quan Tử), hoặc bằng gỗ (đền Hai Bà Trưng làng Hạ Lôi, đền Đuông, đình làng Bích Đại…) 

Ngày nay nhiều ngôi đền, đình mới được tái tạo, hoặc tôn tạo, Lỗ Bộ thay thế cho vị trí Bát Bảo và đi trước kiệu thần trong các kỳ lễ rước và bên có hai chữ “Tĩnh Túc” và “Hồi Tị”...

Hứa Lão đang trong cơn Rồng Hổ, bỗng từ phía chùa đổ, có tiếng quát lớn:

-Này Hứa Lão  to mồm, bốc phét vừa thôi, nồi kê cháy rồi, mau rút củi đáy nồi đi còn nói chuyện cựa gà, đổ bác làm gì...

Hứa, Tô hai lão nhìn ra, té ra là Thích Lão vừa đi dự đại hội Vô Già trên đỉnh Bái Đính về, giật mình toát mồ hôi hột...

Ngoài kia có tiếng lợn eng éc:

Hiếu sinh chung hưởng tam canh Trệ

Tỉnh mộng thanh truyền ngũ cổ Kê

Được sửa bởi THANHHAN ngày 12/3/2008 lúc 6:05am

__________________

Hoàng hôn vàng như lưng chàng thợ ngõa
Viết lên vết son thầm
Ngày tiễn tráng sĩ lên đường
Lời thề trung trinh diệt giặc
Logged
THIENCHUVIENTRUYEN
Khách
« Trả lời #8 vào lúc: Tháng Tư 25, 2008, 08:21:45 AM »

Còn về Chùa tháp:

Đây là đoạn trích tôi viết bằng tiếng Anh gửi Talawas:

..."The stupa is one kind of Buddhist religious architectural works,was firstly formed in mounds of mud or clay protecting relics of the Buddha. Legend has it that after Buddha passing away to Nirvana, his remains were cremated and then ashes  buried under eight stupas...."

"...Tháp là một công trình Phật giáo. Thoạt kì thuỷ, được coi là cấu trúc tường trình. Chuyện kể rằng sau khi nhập Niết Bàn, tịnh thân của Đức Thế Tôn được hoả táng và tro được chia ra, chôn tại tám ngọn tháp..."

Như vậy một điều khẳng định, ý thức phần mộ kiểu Tháp bắt nguồn từ Ấn Độ.

P.S: Vì dung lượng Diễn Đàn, không nên bàn sâu quá về học thuật, có gì hôm nào viết luận án hay chuẩn bị làm Viện Sĩ thế giới, bí quá cứ hỏi anh em, trong đó có tôi!

Chào Thân ái!

Thiên Chủ Viễn Truyền Nguyễn Hạnh.
Logged
THIENCHUVIENTRUYEN
Khách
« Trả lời #9 vào lúc: Tháng Tư 25, 2008, 08:27:51 AM »

Còn đây là đoạn trích bài tôi viết bằng tiếng Trung:

"....中国楼阁式塔的塔刹就是窣堵坡造型的, 即汉代时传入中国时与中国本土的建筑相结合形成了中国的塔.元朝时,随着佛教又兴,窣堵坡再一次传入中国,被称为覆钵式塔..."

Cấu trúc Tháp truyền nhập vào Trung Quốc theo con đường Phật Giáo như thế đấy!
Logged
Trang: [1]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn