Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Năm 02, 2024, 09:18:49 AM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: 1 2 [3] 4 5   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: RƯỢU VÀ CÁC TRẠNG THÁI SAY RƯỢU  (Đọc 69673 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
uyennd72
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 895


Email
« Trả lời #30 vào lúc: Tháng Mười 25, 2008, 11:12:13 AM »

Các cụ ta bảo:
 
Bán dạ tam bôi tửu
Bình minh nhất trản trà
Thất nhật dâm nhất độ
Lương y bất đáo gia

Nhưng lại bảo:

Trên đời có 3 thứ nó hại ta
Là rượu, trà với đàn bà
Bỏ được thứ nào hay thứ ấy
Họa chăng chỉ có rượu với trà.

Các pác nghĩ thế nào về sự "đối lập" này
Xin mượn tứ thơ của Bà chúa thơ nôm  Hồ Xuân Hương trong  bài  ĐÈO BA DỘI (2 câu cuối )“họa “ lại  câu hỏi về sự “đồi lập” Ru_noong nhé.
 
Hiền nhân quân tử ai  mà chẳng
Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo

Logged

          Thích mùa thu Hà Nội!
uyennd72
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 895


Email
« Trả lời #31 vào lúc: Tháng Mười 25, 2008, 11:39:14 AM »

"...Rượu ngon không có bạn hiền
    Không phải không có không tiền không mua..."
Tặng Vuonggia79
Nếu có  một “hồng nhan tri kỷ” thì cũng cần có một lần say phải không Vuonggia79

ĐÊM SAY

Say, đêm nay, rượu nồng vấy áo
Em, mê man, ánh đời mê ảo
Cụng nữa nào, hỡi khách giang hồ trên đường ly biệt
Uống đi em, cho mày châu rũ sạch bụi phong trần
Uốn éo tấm thân
Lời lời nũng nịu
Hãy cho ta chết bằng đắm đuối
Rượu loang, hồn hoang, tình sang ngang
Nốc, nốc nữa, cạn hồ tri kỷ
Cuồng, dâng cuồng, phá lệ mà yêu
Này má kiêu
Này môi hồng e lệ
Ôi nhân thế
Hãy để cho ta say
Logged

          Thích mùa thu Hà Nội!
uyennd72
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 895


Email
« Trả lời #32 vào lúc: Tháng Mười Một 10, 2008, 03:43:02 PM »

Trong nhạc phẩm " Một cõi đi về" của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có hai câu kết: " Hôm nay ta say ôm đời ngủ muộn, để sớm mai đây lại tiếc xuân thì".
Đã từng có anh nào trên diễn đàn say theo lối của nhạc sĩ này chưa? đặc biệt là Ru_noong đó.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 11, 2008, 10:42:07 AM gửi bởi uyennd72 » Logged

          Thích mùa thu Hà Nội!
Ru_noong
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 698


Ru_noong
Email
« Trả lời #33 vào lúc: Tháng Mười Một 11, 2008, 09:08:31 AM »

Cuộc đời này khiến ta say rất nhiều thứ. Uyennd72 muốn nói Ru_noong say cái gì? còn say rượu thì Ru_noong rất ít khi say cùng lắm chỉ có lơ mơ chút thôi. lúc đấy thì chỉ có ngủ khoảng 30 phút là tỉnh như sáo rồi, không say lâu được. Nói cho đúng từ thì mình là dân "phá mồi".

Chữ "say" trong nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn thì "đắt" lắm vả lại ca từ trong các nhạc phẩm của TCS như hoà quyện vào nhau không thể dùng vào đây được.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 11, 2008, 09:28:30 AM gửi bởi Ru_noong » Logged

Chiều về nắng đỏ pha trên tóc
Khoác mây xuống núi tắm khe rừng
Chị Hằng đủng đỉnh leo lên dốc
Gà thấy chủ về cất gáy vang.
uyennd72
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 895


Email
« Trả lời #34 vào lúc: Tháng Mười Một 11, 2008, 10:07:08 AM »

Nếu Ru-noong thật sự muốn "say" như TCS thì không  "đắt" đâu. Hãy sống "hồn nhiên và vô tư" một chút, Ru-noong sẽ cảm nhận được ngay cái "say" của nhạc sĩ tài hoa này. Có khi, chúng ta tỉnh cả đời (do sự chi phối của ngoại cảnh) nhưng cũng rất cần có một lần "say" để "sống thật với "bản ngã" của mình. hì hì hì
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 11, 2008, 10:21:23 AM gửi bởi uyennd72 » Logged

          Thích mùa thu Hà Nội!
Ru_noong
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 698


Ru_noong
Email
« Trả lời #35 vào lúc: Tháng Mười Một 11, 2008, 10:11:50 AM »

Ru_noong xin trích một đoạn trong Rượu và Trịnh Công Sơn để Uyênnd72 các bạn đọc nhé.

Trong giới văn nghệ sĩ VN, không ai không biết TCS là một "tửu đồ" có thể sánh vai với "nhà thơ rượu" nổi tiếng Lý Bạch. Ông còn nổi tiếng về cái tài uống rượu "chay", tức là chỉ ngồi uống tì tì mà không cần ăn gì, không cần "phá mồi" (từ ngữ dân nhậu thường dùng để chỉ những kẻ uống thì ít mà... ăn thì nhiều). Giống như là thi sĩ Lý Bạch thường chỉ làm thơ trong những lúc túy lúy Càn Khôn, một phần không nhỏ tác phẩm TCS cũng được sáng tác ra trong những cơn say và một số bạn bè ông đã cho rằng trong một lúc say sưa nào đó thì TCS chứ không phải ai khác, mới là người hát nhạc TCS hay nhất.

Sau này, thoát chết trong cơn bạo bệnh lần thứ nhất trở về, TCS đã từ bỏ rượu và đã thú nhận rằng ông đã gặp khó khăn trong sự sáng tác thời gian đầu khi bỏ rượu. Ta hãy nghe TCS trả lời phóng viên Hoàng Dạ Thi trong một cuộc phỏng vấn.

HDT: "Đã nhiều năm, anh thường phiêu diêu với ly rượu. Chất men quan trọng như thế nào trong cảm hứng sáng tạo của anh? Dạo gần đây anh đã bỏ rượu, điều này có ảnh hưởng đến công việc của anh không?".

TCS: "Trước đây, rượu là kẻ đồng hành với tôi trong cuộc sống. Không thể thiếu rượu được. Nó là chất xúc tác tốt để tôi làm việc. Uống để vui đời, chứ không uống để say. Uống thì ngòi bút trơn tru hơn, cọ vẽ bay bổng hơn và trí tưởng tượng được dịp trôi nổi về những bờ cõi ngẫu hứng lạ lẫm hơn. Giờ đây, tôi đang tạm thời xa rượu vì sức khỏe, tạm khất lại một thói quen đã cùng mình như hình với bóng trên những đoạn đường dài của sáng tạo. (Bệnh nặng suýt chết như vậy nhưng ông cũng chưa muốn xa rượu, chỉ hứa là tạm thời thôi. - Chú thích của người post bài).

Tôi hy vọng là mọi việc cũng sẽ ổn thỏa thôi". Ta có thể thấy "rượu" bàng bạc trong từng lời nhạc của TCS. "Còn thấy gì sáng mai đây thôi ta còn bạn bè. Giọt rượu nào mãi chua cay trong tình vẫn u mê..." (Tình Xa), "Có ai đang về giữa đêm khuya, rượu tàn phai bước chân đi ơ hờ..." (Nghe những tàn phai), "Chén rượu cay, một đời tôi uống hoài, trả lại từng tin vui, cho nhân gian chờ đợi..." (Phôi pha), "Hôm nay ta say, ôm đời ngủ muộn, để sớm mai đây, lại tiếc xuân thì..." (Một cõi đi về),

"Tiếng thì thầm từng đêm nhớ lại, ngỡ chỉ là cơn say..." (Như một lời chia tay). Có một chuyện ít ai biết là TCS nổi tiếng về uống rượu không chỉ trong nước mà còn ở cả nước ngoài nữa. Bằng chứng là hãng rượu nổi tiếng Martell đã mời TCS đến Pháp (họ chỉ mời những người nổi tiếng thôi) để nếm thử loại rượu quí được chưng cất và để dành lâu đến 65 năm (cả một đời người). Để chấm dứt, người post bài xin các bạn đọc một bài viết sau đây của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, một người bạn rất thân thiết với TCS, có nhan đề "Người Uống Rượu":

Con người của thế giới hiện đại, theo tôi, đã đánh mất đi cái thú cô đơn của người lữ hành đi qua sa mạc thời cổ: ngồi bệt xếp bằng trên cát, lặng lẽ hoàn toàn, chiêm ngưỡng những thế kỷ thấp thoáng trên đỉnh kim tự tháp. Toàn bộ âm nhạc của TCS làm bằng một thứ ngôn ngữ cực kỳ giản dị, những chi tiết đời thường chìm đắm trong nỗi buồn êm dịu của cung la thứ.. Tất cả đều dùng để nói từ nhiều góc độ khác nhau, về nỗi cô đơn của số phận con người trong tiếng kêu lanh canh của những viên đá trong ly rượu.

Vâng, tất cả âm nhạc của Sơn là nỗi buồn, và cái để chuyển tải nỗi buồn là ly rượu. Trong tiếng Hán Việt người ta thường dùng từ "giả" cho một số nghề nghiệp như tác giả, soạn giả, diễn giả, chứ ít ai dám phong "nhà" cho kẻ say giống như Lý Bạch. Nhà thơ vĩ đại đời Đường này đã cho rằng: "Tự cổ thánh hiền giai tịch mịch. Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh" Tạm dịch: Xưa nay các bậc thánh hiền đều yên lặng. Chỉ có người uống rượu là để lại tên tuổi. Như vậy TCS là một "ẩm giả" đích thực, như một nhà triết học hiện sinh chung tình với hiện hữu. Hồi sống ở thành phố Hồ Chí Minh, tôi thường đến chơi với Sơn khoảng 10 giờ sáng, "giờ vắng khách" nhất của TCS. Tôi nói thế, vì hầu như lúc nào Sơn cũng bận bịu về chuyện khách khứa, trong khi tôi không thể tự coi mình là "khách" của Sơn.

Chúng tôi đã là bạn học từ thời thơ ấu, cùng chung một thầy dạy âm nhạc. Vào mỗi chiều thứ tư, thầy đều bắt chúng tôi xếp hàng đôi, đi bộ từ trường đến hồ Tĩnh Tâm. Tại nhà lục giác của hồ, chúng tôi ngồi xếp bằng giữa nền nhà thành một vòng tròn, thầy ngồi ở giữa, và chúng tôi cùng hát những bài hát tuổi thơ, thầy vừa vỗ tay đánh nhịp, vừa hát theo. Thầy cũng không ngờ rằng người học trò hiền lành, chăm chỉ hát những bài hát trẻ con ngây ngô thuở ấy, ngày nay lại là TCS. Căn phòng tiếp khách "quậy" của Sơn thật là lộn xộn, nào là những tranh vẽ dở (vì Sơn cũng kiêm luôn nghề hội họa), những quà tặng của bạn ở nước ngoài, và những vỏ chai rượu không. Tôi lặng lẽ uống Whisky 1 mình, còn Sơn thì uống một loại Whisky nhẹ hơn, loại Chivas, chai dựng ở dưới bàn mà Sơn lấy ra lúc nào không biết. Trên tủ buýp phê bày những thứ chai lọ ngổn ngang hơn, và 1 tấm bằng kỷ niệm, TTTg kính hẳn hoi, có nhưng chữ viết tay bằng mực đen, đập vào mắt tôi.

Tấm bằng viết: "Martell thành lập năm 1715. Ngày hôm nay, những cánh cửa Thiên đường của chúng tôi đã mở ra để cho phép ông Trịnh Công Sơn nếm thử một ly Cognac của năm 1848 để lâu trong thùng và già đến 65 năm, một ly Cognac của năm 1875 để lâu trong thùng và già đến 49 năm. Sự kiện này đã được lưu giữ trong cuốn sổ vàng của chúng tôi đề ngày 11 tháng 4 năm 1995. Patrick Firino Martell"... Hãng Martell giờ này đã nhường lại cho người Mỹ với giá một tỷ đô la do Seagrams nắm chủ quyền. Vừa rồi, nhân kỷ niệm 280 năm thành lập Martell được tổ chức ở khách sạn New World, ông Patrick đã thân hành sang Sài Gòn chủ trì. Chính tay ông đã đưa giấy mời sang Châu Âu cho Sơn, với tư cách là khách quý của tập đoàn Martell...

Thế là Sơn đi một mạch từ Sài Gòn sang Luân Đôn và từ đó sang Liverpool dự cuộc đua ngựa truyền thống do hãng Martell bảo trợ. Liverpool vốn là quê hương của ban nhạc The Beatles, những người đã mở 1 kỷ nguyên mới cho nền âm nhạc Anh quốc và thế giới, nên đi đâu Sơn cũng thấy dấu hiệu của niềm tự hào và lòng ngưỡng mộ của dân chúng đối với ban nhạc này. Quy luật đó cũng không loại trừ cả TCS, một nhạc sĩ danh tiếng của VN lần đầu sang dự cuộc đua ngựa ở Liverpool. Sau đó, Sơn về Pháp, đến chỗ trọ tại làng Petite Champagne ở phía Nam nước Pháp, là nơi có lò rượu của Martell, nhìn ra hồ Thiên Nga (Lac dé Cygnes) suốt ngày có những cánh chim trắng bay qua bay lại. Những người phục vụ ở đây mặc áo xanh lông két, trông điệu bộ và cử chỉ thấy giống y như là người phục vụ trong các lâu đài "quý tộc" cũ. Lâu đài này chỉ dành riêng cho bạn của Martell, không tính tiền. Cho mỗi khách quý ở lâu đài, có một cô phục vụ xinh đẹp. Sơn hỏi thử cô bạn của mình, sống một mình một lâu đài có buồn không? Cô ta cho biết, không ngày nào không có bạn tới chơi.

Ngày kế tiếp, Sơn đi thăm các nơi trong vùng. Sơn thăm vùng xưởng đóng thùng. Ở đó, người ta biểu diễn đóng thùng (fut) bằng gỗ sồi. Rồi đến một hầm ngầm, chỗ nấu rượu gốc của Martell. Thấy nó giống rượu đế, nhưng dở hơn đế VN. Rượu đế Martell màu trắng, trong, nấu bằng lúa mạch (malte) hoặc nho, uống vào thấy muốn nôn. Rồi đến một hầm ngầm có chất vô số thùng được đánh dấu từ những năm xa xưa đến nay. Rồi đến Paradis của Martell, dưới ánh đèn lờ mờ có để 2 ly rượu Cognac nhỏ, ghi những năm 1875 và 1848 như trên đã nói.

Vào Paradis này, chỉ có 2 người Việt, chính là TCS và viên giám đốc của hãng IBC ở VN, còn cả đoàn thì biến đâu mất. Nên nhớ rằng, đó là đoàn khách năm châu, mặc nhiều kiểu áo, nói nhiều thứ tiếng khác nhau, đều là khách quý, phần nhiều là các hoàng tử ở các nước khác nhau. Mỗi ly rượu chỉ uống 1 nửa, phần còn lại thì trộn đều với nhau, mục đích để biết nó khác với những thứ rượu khác bán trên thị trường như thế nào. Tên của người vô rượu cũng được ghi lại bằng phấn trên vỏ thùng; hỏi, Sơn được biết cả 2 người đều đã chết. Đến mục ghi sổ lưu niệm, Sơn cắm cúi viết vào sổ một bài thơ bằng tiếng Pháp và vài dòng kỷ niệm gì đấy. Cuộc viếng thăm Paradis kéo dài khoảng nửa giờ. Xong, Sơn trở về lâu đài và ở đó độ 3 đến 4 ngày nữa. Sơn nói xong, dùng chiếc khăn mùi xoa, phẩy bụi trên tấm kính của bằng lưu niệm, hình như Sơn quý vật kỷ niệm ấy hơn cả.

Nghĩ đến phong trào nhạc mới đang thịnh hành, tôi ngại rằng Sơn sẽ thay đổi xu hướng sáng tác của mình. Tôi bảo Sơn: "Ông đã hoàn chỉnh một thế giới, không việc gì phải thay đổi đi, thay đổi thì không còn có TCS mà thế giới kia cũng không tồn tại nữa..." Sơn cười: "Thì ''duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh'' mà. Mình sẽ lưu lại cho đời có chăng chỉ 1 chữ thôi. Chữ ''Say''..." Tôi lại hỏi Sơn, nếu Sơn bỏ rượu thì liệu Sơn có thích đi du lịch nữa không? Sơn tủm tỉm trả lời tôi: "Có cái là không uống rượu thì cũng không có thích đi thế giới nữa. Vì, thử tưởng tượng, qua Paris gặp anh em, lại chỉ ngồi uống trà đá?"
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 01, 2014, 12:09:39 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Chiều về nắng đỏ pha trên tóc
Khoác mây xuống núi tắm khe rừng
Chị Hằng đủng đỉnh leo lên dốc
Gà thấy chủ về cất gáy vang.
MQ dưới bánh xe khổng lồ
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 26



Email
« Trả lời #36 vào lúc: Tháng Mười Một 11, 2008, 10:15:15 AM »


Mình cũng "chích choác" cho máu:

1. Văn Cao say.

Mình không thân Văn Cao, chơi với anh vừa đủ để cho anh nhớ tên.

Lần thứ nhất đến với anh Tường, lần thứ hai đến với anh Tạo anh Kha, những lần sau đến thăm anh thì ít "luyện công" thì nhiều.

Lần nào đến cũng thấy anh ngồi cầm ly rượu ngang miệng như sắp uống, sắp nói. Nhưng anh không uống, không nói, chỉ ngồi yên.

Cái tay cầm ly rượu run run, ly rượu lúc nào như ở tình trạng sắp rớt.

Một giọt rượu đọng trên râu, y như giọt sương trên lá, luôn luôn là một giọt ấy thôi, lạ lắm.

Hỏi gì, câu khó hay dễ, gấp hay không, anh cứ để chén rượu ngang miệng hồi lâu, nhấp một ngụm nói một câu, chỉ một câu ấy thôi không thêm câu thứ hai.

Trông cung cách cầm ly rươụ của anh thấy rượu bỗng sang hẳn, quí hẳn. Trong đời thấy có hai người cầm ly rượu sang như vậy đó là anh và Bảo Ninh, không thấy có người thứ 3.

Mình nói với anh Đỉnh nhìn anh Văn Cao uống rượu cứ nhớ Lý Bạch. Anh Đỉnh nói mày quen Lý Bạch à, sao bảo giống. Mình cười phì nhưng cứ vẩn vơ sao giống kinh.

Hoá ra suýt nữa anh giống Lý Bạch.

Anh về Huế chơi, anh em đưa anh đi phá Tam Giang. Ngồi thuyền trên phá uống rượu, ngắm trăng, nhậu những con tôm nướng vừa câu được, anh Văn Cao thích lắm.

Mỗi lần anh thích gì biết ngay, mắt anh sáng rực long lanh như người ta đang yêu vậy.

Anh Tường được Văn Cao như được tình nhân, nói lia xia, đông tây kim cổ nói hết không cho ai nói. Anh Văn công chỉ ừ ừ, nhấp một ngụm lại ừ.

Chị Băng ngồi bên canh chừng anh thỉnh thoảng lại hắt ra một câu uống vừa thôi. Anh lườm chị một cái, nhấp một ngụm lại ừ.

Lúc đầu anh còn đế thêm được đôi câu, sau say quá, chỉ ừ không thôi, vai thấp dần xuống, cái ừ cứ hụt hơi dần.
Anh Tường không để ý cứ nói, càng nói càng bốc.

Chị Băng lại nói uống vừa thôi, anh lại lườm chị, lại uống, lại ừ.

Trong khi mình coi anh như thánh thì chị Băng coi anh như thằng con nít, như con chị vậy, lườm lườm nói nói rất sỗ sàng

Anh Tường vẫn cứ nói, đến đoạn thơ Lý Bạch, trúng tủ anh, anh nói lia xia.

Anh Văn Cao cứ ừ, mỗi lần ừ vai thấp xuống một ít, cái ly rượu trong tay run run đưa đi đưa lại trước miệng anh, anh uống mãi mới được một ngụm.

Chị Băng hét lên thôi không uống nữa, anh lườm chị, uống một ngụm lại ừ, coi như chưa nghe chị nói gì.
Anh Tường đọc thơ Lý Bạch say sưa.

Chị Băng không thôi lườm anh Văn Cao, lại nói uống ít thôi, mặc kệ anh Tường đọc thơ.
Anh Văn Cao nuốt ngụm rượu như nuốt hận, ráng sức nói ừ ừ.

Chị Băng giật ly rượu trong tay anh hét lên thôi không uống nữa.

Vẫn biết chị thương anh thì mới thế, không có chị anh khó sống đến bây giờ, nhưng khi ấy mình tức lắm, giá em út gì cho ngay một tát.

Anh Văn cao bị giật ly rượu, ngồi đơ, miệng lẩm bẩm tao chết, tao chết đây. Thình lình anh đổ người ra khỏi thuyền nhào xuống phá. May chụp kịp, hú vía. Phá có chỗ sâu hơn 1 con sào.

Sau vụ đó anh ốm, vào viện Trung ương Huế.

Chưa thấy khi nào bệnh viên hân hoan khi thấy bệnh nhân vào như trường hợp anh Văn Cao. Họ lo cho anh còn hơn lo cho cha mẹ đẻ.

Chị Băng thì đứng ngồi không yên, hết giục người này gọi người kia, rối rít ép anh uống sữa. Anh không uống, cương quyết không uống. Chị Băng phát cuồng, mếu máo đẩy mình vào nói các em làm sao để anh uống chút sữa không anh chết mất.

Mình vào, anh kéo áo mình nói rượu sữa... rượu sữa.. Mình thông minh hiểu ý ngay, vọt ra viện mua xị rượu, dấu lưng quần, vào nói chị để em pha sữa cho anh. Mình pha sữa, đổ rượu vào khuấy đều đưa anh uống, anh uống sạch, chị Băng mừng rơn.

Từ đó mỗi lần chị Băng pha sữa anh đều gạt đi nói để thằng Lập vào pha, mẹ mày không biết pha đâu, he he.

Anh ra viện nhanh chóng, mọi người khen bệnh viện phục vụ tận tình, chị Băng lo cho anh hết sức chu đáo, anh gật đầu xác nhận rồi kéo tay mình, ghé tai nói thầm: Cứt. Nhờ rượu mày đấy.

He he.
Logged
Khổng Hoàng Tình
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 22



Email
« Trả lời #37 vào lúc: Tháng Mười Một 11, 2008, 10:34:01 AM »


Kinh khủng thật đấy! Nằm trên giường bệnh mà bắt uống rượu với sữa thì sợ thật! Đúng là chuyện chưa biết về một vĩ nhân âm nhạc Việt Nam! Không biết trên đời còn có ai uống rượu với thuốc như thế này nữa không không biết!
Logged
uyennd72
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 895


Email
« Trả lời #38 vào lúc: Tháng Mười Một 11, 2008, 10:37:12 AM »

Vì vậy, Uyennd72 mới nói với Ru_noong rằng  "cần một lần say thật sự" và sống thật với "bản ngã" của mình .Nếu cảm nhận sâu xa một chút về bài trích của bạn, có thể thấy không chỉ đơn thuần chỉ là những cơn  say triền miên dung tục, tầm thường , mà trong cái "say'''' thật của TCS có cả "cõi mơ" trong đó. Và ông đã say để sống vời "cõi mơ" của mình. Chính vì vậy mà "ca từ" và tranh của ông cũng  đầy "chất liêu trai" mơ hồ "hư hư thực thực".Nên từ "say" ở đây Ru_noong hãy cho vào ngoặc kép và giữ nó trong "cõi riêng" của mình để giảm "stress" cũng hay đấy. Chứ phải "lên dây cót" cho thần kinh hoài thì cũng mệt lắm. hìhìhì
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 11, 2008, 11:39:22 AM gửi bởi uyennd72 » Logged

          Thích mùa thu Hà Nội!
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #39 vào lúc: Tháng Mười Một 11, 2008, 10:55:15 AM »


Nghe các bạn bàn về say sướng thế, mình ngày nào cũng ít nhất hai trận mà không biết đã lần nào được bỏ chữ say vào ngoặc kép chưa.
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
uyennd72
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 895


Email
« Trả lời #40 vào lúc: Tháng Mười Một 11, 2008, 11:45:08 AM »

Cho uyennd72 hỏi một chút
có phải "anh Tường" trong "Văn Cao say" là họa sĩ Hoàng Tường ( người đã vẻ bức tranh một người con gái mặc áo dài trắng cầm quyển kinh thánh bên trong ép một đóa hồng,đứng trước nhà thờ Con Gà -Đà Lạt. Mà sau này, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã cảm tác nhạc phẩm "Tuổi đá buồn"), và cũng chính là nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường không?
Logged

          Thích mùa thu Hà Nội!
uyennd72
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 895


Email
« Trả lời #41 vào lúc: Tháng Một 17, 2009, 08:11:50 AM »

Người ta nói khi buồn uống rượu sẽ không say, không biết có đúng như vậy không.
Nhưng nhà thơ Nguyễn Bính đã viết:
"Chiều nay thương nhớ nhất... chiều nay
Thoáng bóng em trong chén rượu cay
Tôi uống hồn em và uống cả
Một trời quan tái mấy cho say
."

Những "Nam tử hán" nghĩ thế nào?
 
« Sửa lần cuối: Tháng Một 17, 2009, 02:59:42 PM gửi bởi uyennd72 » Logged

          Thích mùa thu Hà Nội!
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #42 vào lúc: Tháng Một 17, 2009, 09:31:55 AM »

Buồn, vui uống rượu đều say, chỉ có lúc vui hay buồn uống thì nó vào hơn thôi.

Tối qua thứ 6, Vương đã mang rượu của Uyên gửi rồi nhé. Thay mặt anh em ngoài này cảm ơn Uyên.
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #43 vào lúc: Tháng Một 18, 2009, 10:25:40 AM »

Tối hôm qua anh em hẹn nhau để giải quyết can rượu vespa Cà Mau gửi. Mấy thành viên tích cực Khuatlao76, Vuonggia79, Ongxabeo, Lamdamtrau tuột xích.









« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 25, 2016, 07:15:40 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
uyennd72
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 895


Email
« Trả lời #44 vào lúc: Tháng Một 18, 2009, 07:30:14 PM »

Đế Tân Lộc mà uống với mồi nhắm là khô cá sặt bổi là ngay sách đó.
Em thấy quán anh Hải có vài bức tranh mới. Em nhìn không rõ lắm, nhưng em biết chất liệu là sơn dầu, có đúng không?
Logged

          Thích mùa thu Hà Nội!
Trang: 1 2 [3] 4 5   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn