Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Năm 20, 2024, 02:37:39 PM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Các kiểu chào trong võ thuật  (Đọc 8449 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Tiêu-diêu
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1079


« vào lúc: Tháng Mười Hai 04, 2010, 09:54:49 AM »

Trong võ thuật, chào là thao tác đầu phải học khi nhập môn. Võ sinh nghiêng mình trước võ sư, hay lịch sự chắp tay trước đấu thủ, là một biểu tượng văn hoá không thể thiếu. Động tác cúi mình thể hiện sự kính trọng, thao tác tay chứa đựng những ý nghĩa vừa rất võ đạo, lại rất đời. Nhưng ý nghĩa thực tế của các thao tác chào khác nhau là gì? Chúng xuất phát từ đâu? Và những thông điệp bí ẩn nào ẩn chứa phía sau các cách chào tưởng chừng đơn giản?

Những lý do để chào thật đa dạng: võ sinh chào khi đặt chân vào hay rời khỏi sàn tập, đầu hoặc cuối giờ học, lúc bắt đầu hoặc kết thúc giờ thi đấu... Ngoài việc bày tỏ sự kính trọng với võ sư và các đồng đạo, chào còn có nhiều mục đích sâu xa khác. Có thể, đó là phương cách để rũ bỏ mọi ưu tư bên ngoài phòng tập. Đôi khi, qua kiểu chào, chúng ta có thể nhận biết đặc trưng của môn võ hay tầm cỡ cuộc đấu. Hệt như cầu thủ bóng rổ luôn đập banh theo một nhịp độ nhất định trước khi ném phạt, chào có thể là cách thức chuẩn bị tư tưởng cho một bài diễn khó.

Quan trọng nhất, chào hé mở các bí mật của võ thuật. Chưa có thao tác đơn giản nào lại chứa lượng thông tin nhiều như thế về nguyên lý của võ thuật. Đầy tính hình tượng, tư thế cánh tay của võ sĩ khi chào giống như bề ngoài của những vật thể mang tính ẩn dụ sâu sắc. Vài lúc khác, chào lại "nhắc khéo" về các nguyên lý của trường phái võ riêng. Tóm lại, chào luôn chứa một thông điệp quan trọng cho môn võ được đại diện.

Một trong những cách chào phổ biến nhất trong võ thuật là lối chào truyền thống của Trung Hoa:"QUẢ ĐẤM THIẾU LÂM" hay còn được gọi là "THIẾU LÂM QUYỀN", được áp dụng nhiều trong Kung Fu, Wushu, Karaté Kenpo, Tang soo do, và nhiều môn võ Tàu khác. Thao tác khá đơn giản: bạn nắm tay phải thành quả đấm, rồi đặt tựa vào lòng bàn tay trái đang mở ra và hơi cong.

Lối chào này bắt nguồn từ thời Trung Hoa phong kiến. Năm 1644, quân Mãn Châu lật đổ triều Minh. Nhiều người đã phải đến chùa Thiếu Lâm tại tỉnh Hà Nam để ẩn náu. Thiếu Lâm Tự lúc ấy đã trở thành trung tâm của phong trào kháng Mãn Châu. Để dễ dàng nhận biết những người cùng chí hướng, một động tác bí mật đã được sáng tạo ra: quả đấm tay phải tượng trưng cho mặt trời, bàn tay trái mở ra hơi cong chính là mặt trăng. Trong chiết tự Trung Quốc chữ NHẬT cạnh chữ NGUYỆT chính là chữ MINH ! Lối ra dấu bí mật này dần trở thành kiểu chào trong các môn võ khi tập luyện, rồi lan truyền khắp thế giới với tên gọi:"QUẢ ĐẤM THIẾU LÂM", hay "THIẾU LÂM QUYỀN".

Nhiều môn phái khác khi áp dụng kiểu chào này đã giải nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Wushu cho rằng tay phải tượng trưng cho 5 người, mà ngón tay cái là tôi và 4 ngón còn lại là bạn. Biến thành quả đấm, họ đoàn kết lại chống kẻ địch. Bàn tay trái mở ra cho thấy võ sĩ không có vũ khí để chiến đấu, ngoại trừ những bộ phận của chính anh ta.

Còn Karaté Kenpo lại cho rằng:"QUẢ ĐẤM THIẾU LÂM" hay "THIẾU LÂM QUYỀN" chính là "Hãy che đậy võ công của bạn kín như kho tàng trong túi". Cánh tay phải tượng trưng khả năng Karaté, còn tay trái là phương cách võ sĩ nên sử dụng khả năng này. Lời chào nhắc nhở võ sĩ phải khiêm tốn và không được lạm dụng kỹ năng.

Riêng trường phái Shorin-ryu Karaté lại gọi là "Tử quyền và Sinh quyền". "Tử quyền" là quả đấm tay phải, có thể giết người. "Sinh quyền" là bàn tay trái, biểu hiện lòng nhân từ. Sinh quyền phủ lên tử quyền, mang ý nghĩa võ sĩ phải tìm cách giải quyết vấn đề trước khi dùng sức mạnh.

Nhiều môn phái khác cũng giải thích "QUẢ ĐẤM THIẾU LÂM" hay "THIẾU LÂM QUYỀN" theo phong cách tương tự: "Hoà giải phải vượt trên sức mạnh" hay "Tôi giữ vũ khí trong bao che".

Một biến dạng khác của "QUẢ ĐẤM THIẾU LÂM" hay "THIẾU LÂM QUYỀN". Qủa đấm phải và bàn tay trái giữ nguyên, nhưng chỉ chạm nhau rất nhẹ. Lối chào này gặp nhiều trong các môn võ xuất phát từ Trung Hoa: Wushu, Kenpo, và một số hệ thống Kung Fu. Biến dạng này có tên: "Văn võ song toàn": tay phải tượng trưng cho người chiến sĩ, tay trái là nhà nho, và một võ sĩ phải tập trung cả sức mạnh thể xác và trí tuệ để đạt được thắng lợi.

"QUẢ ĐẤM THIẾU LÂM" hay "THIẾU LÂM QUYỀN" qua các biến dạng cho thấy những tôn chỉ riêng và khác nhau của các trường phái võ thuật. Một kiểu chào có thể nhấn mạnh mối quan hệ và sự tự tin, trong khi kiểu khác lại biểu thị sự nhún nhường, cương định hoặc mối cân bằng giữa nội công và ngoại lực.

Ngoài dạng chào "QUẢ ĐẤM THIẾU LÂM" hay "THIẾU LÂM QUYỀN" còn dạng chào: chắp hai tay trong tư thế cầu nguyện trước ngực. Kiểu chào này xuất hiện trong nhiều trường phái võ Tàu và võ Nhật với nhiều tên gọi khác nhau nhưng nguyên quán thực sự là Thiếu Lâm Tự Trung Hoa với tên "BÀN TAY PHẬT TỔ".

Theo truyền thuyết, nhiều nhà sư Thiếu Lâm khó giữ được tỉnh táo khi ngồi thiền hoặc bế quan. Họ đã phải nghĩ ra một loạt bài tập để có thể tập trung tư tưởng và luyện công tốt hơn, sau này biến thành kỹ năng của võ thuật. PHẬT THỦ hay PHẬT CHƯỞNG chính là một trong các tư thế trầm tư dựa theo hình ảnh của Phật Tổ.

Ngày nay "PHẬT THỦ" xuất hiện với nhiều biến dạng và nhiều cách giảng giải khác nhau. Hệ thống này cho rằng: đó là ước vọng không phải áp dụng võ lực, mà chỉ cần lòng khoan dung. Hệ thống khác lại "phiên dịch" PHẬT THỦ thành lời nguyện cầu cho những gì tốt nhất sẽ đến trong luyện tập.

Tổng quát, mỗi kiểu chào truyền đi các thông điệp về phương pháp tập luyện, mục đích, triết lý và sự thật của môn võ được nhắc đến. Có đến 3 khía cạnh để xem xét những biểu tượng của kiểu chào.

Đầu tiên, chào biểu hiện những vật cụ thể như kiếm hay các khái niệm chung như cuộc sống và quyền lực? Trong trường hợp đầu phương hướng giảng dạy nhắm đến sự áp dụng đặc thù, còn ngược lại là giảng dạy theo các khái niệm chung.

Sau đó, lời chào được thực hiện cung kính hay thân mật? Thái độ chào có thể gợi đến tính hình thức, kỷ luật và độ nghiêm khắc của môn phái.

Cuối cùng, lời chào như một lời nhắc nhở bản thân hay cảnh cáo đối phương? Vài trường hợp, lời chào nhắc lại cho võ sĩ các nguyên lý của môn phái (như nhún nhường), và mục đích chính là tự hoàn thiện. Các hệ thống khác lại xem chào như giao tiếp với đấu thủ tưởng tượng như lời giới thiệu: "Gặp anh, tôi rất hoà nhã, nhưng cũng biết tự bảo vệ khi cần thiết".

Như vậy, lời chào là cánh cửa đầu của toà nhà nguyên tắc và triết lý võ thuật. Chúng khác các đòn thế ở chỗ truyền đạt thông điệp hoàn toàn hình thức. Nghiên cứu hình thức này, người ta có thể gặt hái những kiến thức sâu hơn về võ mà không phải thực hiện bất kỳ cú đấm đá nào !
Logged

Ẩm giả lưu kỳ danh
Bí thư đảng đoàn Tứ Hải
Tiêu-diêu
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1079


« Trả lời #1 vào lúc: Tháng Mười Hai 04, 2010, 09:56:27 AM »

Kiểu chào ôm quyền

Ý ngầm sâu sắc trong lễ chào ôm quyền

Ôm quyền chào còn gọi là mời quyền, là chiêu thế mang tính lễ nghi trong võ thuật, tức là lễ tiết làm trước hay sau khi đã kết thúc việc đi quyền, đối luyện hoặc múa khí giới ôm quyền chào biểu hiện sự khiêm tốn lễ độ, là bộ phận của đạo đức trong quyền, cũng là đầu mối tốt đẹp của bài múa và tiêu chí của một môn quyền thuật nào đó, có thể phản ánh được tôn chỉ và bộ mặt tinh thần của môn phái. Ngoài ra khi người tập võ cổ xưa gặp nhau thường hay ôm quyền làm lễ. Lễ chào này là một tục dân gian đặc sắc của Trung quốc. Người tập võ không chỉ ôm quyền là lễ mà ý ở chỗ tránh làm đối phương hoài nghi, cũng đồng thời tránh đối phương có khả năng che giấu cơ hội sát hại bằng tay.

Sau đây giới thiệu mấy phương pháp chào ôm quyền:

1. Chào khom mình (cúc cung lễ): Là lễ tiết thông dung có thể cúi khom mình về trước, ra sau, sang trái, phải, một lần ba lượt chào.

2. Ôm quyền chào: Còn gọi là chắp tay (bao trấp) dùng chưởng trái ôm lấy quyền phải, đặt trước ngực hoặc quyền vẫy động mấy lần. Quyền chưởng ôm nhau biểu thị sự đoàn kết coi trọng nhau. Khi đối luyện thì nói mấy tiếng "Xin mời...".

3. Chào chữ thập (hợp thập lễ): Còn gọi là chào hợp chưởng. Hai chưởng mười ngón tay hợp lại trước ngực, đầu hơi cúi, mắt nhắm, đứng chụm chân, khom lưng hoặc khụy gối, vẻ cung kính. Đây là lối chào cơ bản của đạo Phật.

4. Chào giơ tay: Một tay cầm khí giới, còn tay kia xòe chưởng, cạnh bàn tay hướng ra trước, mũi chưởng cao ngang vai.

5. Chào chữ nhất: Bước lên một bước, đứng thẳng, hai cánh tay vươn bàn tay thành chữ nhất, tay trái duỗi bốn ngón, tay phải duỗi năm ngón hoặc cả hai bàn tay đều duỗi năm ngón. Biểu thị năm hồ vốn là một nhà, bài trừ thành kiến môn hộ.

6. Chào ba ngón: Kiểu một, tay trái xòe ba ngón (biểu thị cho tuấn kiệt trong Phật, Đạo, Nho là "tam giáo cửu lưu") gập ngón trỏ, ngón cái (biểu thị một là không sợ lời người công kích, hai là không tránh rìu búa sát thương, trung thành chân lý), tay phải xòe thành chưởng (biểu thị tam sơn ngũ nhạc - ba núi năm đồi - hiệp lực đồng tâm, cùng chí thành tâm) đặt trước ngực, mũi bàn chân trái điểm xuống đất trước mặt chân phải hơi khuỵu xuống. Kiểu hai, xòe thành thế hổ trảo, hai lưng bàn tay áp nhau đặt trước ngực, đứng tứ bình mã bộ. Để phản đối người ngoài tới thống trị, đẩy mạnh oai võ Trung Hoa.

7. Kiếm sơn lễ (chào thấy núi): Đây là chiêu thế mang tính không có lễ nghĩa. Biểu diễn trước làm ra vẻ khiêm tốn, sau đó đánh chưởng, dậm chân, vung quyền, xòe chưởng hoặc ra tiếng hét sau cùng, trực tiếp ra quyền:

8. Liên hoa lễ (chào kiểu hoa sen): Đây là lễ chào của phái Bạch Liên giáo chống nhà Thanh vào cuối thế kỷ 18. Hai gốc chưởng áp vào nhau, mười ngón tay xòe hơi cong hợp lại thành hình tròn, đặt phía trước ngực ý như đóa hoa sen nở. Biểu thị trăm họ một lòng anh dũng chiến đấu, phản kháng ách thống trị đen tối của triều Thanh.

9. Vô vi lễ (chào kiểu vô vi ): Căn cứ vào tư tưởng “thanh tĩnh vô vi" của Lão Tử mà diễn hóa thành. Tư thế đứng hai tay quyền buông xuôi vẫy về phía sau, không tiện lộ ra ngoài. Tượng trưng cho tư tưởng "thật mà không bừa, sáng mà không chói" của Lão Tử.

10. Các kiểu khác: Khi múa quyền, mở thế và thu thế, làm lễ chào cơ bản là như nhau, khi cầm khí giới nhất là khi cầm loại khí giới đôi mà làm lễ chào không thể giống nhau hết được.

Từ năm 1986 trở đi khi thi đấu võ thuật thực hiện lễ chào ôm quyền, chế định ra quy cách chào ôm quyền thống nhất với hàm nghĩa mới mẻ;

Quy cách kiểu chào ôm quyền : Tay phải nắm thành quyền, tay trái gập ngón tay cái, còn bốn ngón kia xòe thành chưởng đặt lên che tay quyền phải. Quyền chưởng đặt cách ngực độ 20 - 30 cm, hai cánh tay gập tròn, đặt ngang ngực. Khi chào ôm quyền yêu cầu hai chân đứng chụm gót, thân thẳng, đầu ngay ngắn, mắt nhìn người được chào.

Hàm nghĩa của lễ chào ôm quyền là tay phải nắm quyền với ý "lấy võ kết bạn". Chưởng trái che quyền phải vớii ý Quyền do lý tới. Gập ngón cái ý không tự cao, tự đại.Bốn ngón chưởng trái xòe sát nhau, ý nói đồng đạo võ lâm bốn biển đoàn kết cùng lòng mở mang võ thuật.

Từ năm 1986, người ta chế định ra quy cách chào ôm quyền thống nhất với hàm nghĩa mới mẻ, tay phải nắm thành quyền với ý “lấy võ kết bạn”; tay trái gập ngón cái không tự cao tự đại, chưởng trái che quyền phải với ý quyền do lý tới; bốn ngón chưởng trái xòe sát nhau, ý nói đồng đạo võ lâm bốn biển đoàn kết, cùng lòng mở mang võ thuật.
Theo tôi được biết thì võ thuật cổ truyền cũng sử dụng kiểu chào này trong biểu diễn và thi đấu.
Logged

Ẩm giả lưu kỳ danh
Bí thư đảng đoàn Tứ Hải
Khuatlao76
Khách
« Trả lời #2 vào lúc: Tháng Mười Hai 04, 2010, 10:01:28 AM »


Em thì thấy cái món xe đài của Việt Nam thật là đặc sắc, nó có những nét tương đồng với kiểu chào Muay Thái, Lào, Cam Bốt và Indo, nói chung là đặt trưng của nhóm có Logo Bó Lúa. Bác nghiên cứu vụ này nhé. Xem cái kiểu chào của Võ Thuật ASEAN thế nào. Liệu có một sự tương đồng chung của xe đài và các kiểu chào trong khối văn hóa lúa nước? Trông cứ như các giống chim đang chào nhau vậy, tương đối thú vị!
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 04, 2010, 10:03:24 AM gửi bởi Khuatlao76 » Logged
Tiêu-diêu
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1079


« Trả lời #3 vào lúc: Tháng Mười Hai 04, 2010, 11:24:51 AM »

Về vấn đề này thì có thể tham khảo anh chàng Chim cu giống Bạch tuyết hiện đang được bảo quản tại Tứ Hải.
Logged

Ẩm giả lưu kỳ danh
Bí thư đảng đoàn Tứ Hải
Khuatlao76
Khách
« Trả lời #4 vào lúc: Tháng Mười Hai 04, 2010, 11:28:16 AM »

Về vấn đề này thì có thể tham khảo anh chàng Chim cu giống Bạch tuyết hiện đang được bảo quản tại Tứ Hải.

Có em vừa lên đấy, ghé tai vào hỏi thăm bác Tiêu Diêu thì thấy y bảo thế này:

Xe Đài còn gọi là Ra Ràng, Múa Hạc, Múa Hoa, Múa Bông, tức nghi thức có tính cách tôn giáo dành riêng cho mỗi lò vật.

Xe Đài là một lễ nghi thành kính của các đô vật , và còn một hình thức khởi động của đô vật có mang tính dân tộc , vừa là cách trình diễn của đô vật với khán giả, tạo một không khí hào hứng lành mạnh trước khi vào cuộc đấu thực sự. Ngoài ra Ra Ràng , hai bên vờn nhau, còn đánh đòn tâm lý, gây cho đối phương tư tưởng hoang mang , dao động với những lối Ra Ràng hùng dũng, chân đứng hình con hạc, hay đứng theo kiểu con phượng nhích chân , con dang cất cánh hoặc con công múa xòe, cổ tay uốn lượn, ngón tay múa may mền dẻo, uốn éo , giống như những nghi thức tay Ấn tay Quyết của các thầy tế , pháp sư hay phù thủy .

Có lẽ nó có nguồn gốc của lễ nghi Tế Thần sau những chiến thắng của các dân tộc Á đông thời thượng cổ bên ngọn lửa thiêng bập bùng trên thuyền chiến hay đồng nội ven ao hồ, sông biển. Phải chăng có sự liên hệ nào đó giữa những hình ảnh Ra Giàng hay Múa Hạc của các đô vật vùng đồng bằng Bắc bộ và bắc Trung bộ Việt Nam mà nhịp chân tiến lên lùi xuống ba bước, bước ngang hai bước với những cảnh chim chóc , cảnh người múa chạm đúc trang trí trên trống đồng Đông Sơn, hay rõ hơn trống đồng Hoàng Hạ, Ngọc Lũ hay trên thạp đồng Đào Thịnh.

Cũng có thể thấy là một số các dân tộc ở Nam Á và ở châu Á hải đảo chạy dài từ phía nam quần đảo Nam Dương đổ lên vùng đa đảo cực bắc Thái Bình Dương cũng có những nghi thức Ra Ràng giống như các đô vật vùng châu thổ sông Hồng , sông Mã : nghi thức Kanbangan của các võ sĩ Pukalam Pentjack cổ điển ở Indonesia, ở vùng hải đảo Celebes , nghi thức Nagdadasal của các đô vật Dommoq nhóm bộ lạc Tagalog vùng đảo Luzon Phi Luật Tân , nghi lễ Suat-Mon hay Wai-Pá thành kính cầu nguyện lúc thượng đài của các võ sĩ Muay-Tai Thái Lan , các võ sĩ Tỷ-Môi xa xưa ở Ai Lao hay của các đô vật Sumo ở Hokkaido Nhật Bản...

Đấy chim nói thế không biết đúng sai thế nào!

Gần đến lúc về, y còn nói với theo, cái món Xe Đài, còn ảnh hưởng cả đến Quốc Tế Vũ: Chachacha, Rumba, Tango...thảo nào ngày xưa Lý Tiểu Long nhảy giỏi thế. 
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 04, 2010, 11:38:44 AM gửi bởi Khuatlao76 » Logged
Hương mắt Tây
Jr. Member
**
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 79



Email
« Trả lời #5 vào lúc: Tháng Một 27, 2011, 11:18:47 AM »



Em với chồng em cũng mê "xe đài'' lắm.
Logged
Trang: [1]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn