Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Năm 04, 2024, 06:30:06 AM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Dược Tính Chỉ Nam - Nguyễn Văn Minh (Trọn Bộ 4 Quyển)  (Đọc 1530 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« vào lúc: Tháng Mười 25, 2018, 08:32:57 AM »


Dược Tính Chỉ Nam (Trọn Bộ 4 Quyển)

Soạn giả Nguyễn Văn Minh

Đông Y Sỹ - Hạnh Lâm Đường

1970


Giới thiệu:

Dược Tính Chỉ Nam là bộ sách của Lãn Ông Lê Hữu Trác do soạn giả Nguyễn Văn Minh biên soạn.

Bộ sách này được chia thành 4 quyển từ quyển nhất đến quyển nhất đến quyển tứ bao gồm hơn 4400 vị thuốc.

Bộ sách được chia theo ABC cho dễ tra cứu để tiện việc nghiên cứu.

Sách nói về tính chất của các vị thuốc và cách dùng, theo phương pháp cổ truyền dược tính được chia làm 5 loại Tân, Cam, Hàm, Toan, Khổ...

Ngoài ra còn thêm ít nhiều bài thuốc, cốt để nghiên cứu cách dùng thuốc uyên thâm của người xưa còn để lại.


Lời nói đầu:

Những loài cây cỏ kim thạch cầm thú ở trong hoàn vũ, xung quanh chúng ta, từ đồng nội đến núi sông, từ vườn ruộng cho đến rừng rú, thường có nhiều thứ đề làm thuốc hay, như đã giúp ích cho sự sinh tồn chúng ta nói riêng, và nhân loại nói chung. Nếu biết đem những năng chất của nó mà chi phối, mà sử dụng, thì ích lợi biết dường nào?

Nhưng cũng chỉ vì ít người để ý, hay ít ai hiểu biết, nên đã coi thường, đó cũng là việc đáng tiếc vậy.

Đông Y cũng như Tây Y đều là biến chế trong những phương thuốc hay, các thuốc hay ấy bởi đâu mà ra? Chắc cũng không ngoài các thứ thảo mộc kim thạch cầm thú.

Theo Đông y học có trên ngàn thứ thuốc, thuộc các loại đã được nghiên cứu biết rõ tính chất của nó, và đã áp dụng trong ngành y học từ xưa đến nay.

Nhưng các sách vở đề tham khảo phần nhiều viết bằng chữ Hán, đối với nền văn học Việt Nam hiện tại khó bề phổ biến.

Xưa nay có nhiều bậc danh y cao kiến, nhiều bậc túc nho cũng hằng lưu tâm đến tương lai của nền y học Đông phương, muốn phiên dịch sách thuốc ra quốc văn, nhưng rất tiếc chưa có ai thực hiện được. Vì điều kiện này hay điều kiện khác, có khả năng lại thiếu phựơng tiện, nên chưa có tập dược tính nào dịch ra quốc ngữ mà đầy đủ rõ ràng.

Viết đến đây tôi tự vấn lương tâm cũng là cựu nho, cũng là đông y sĩ, bảy tám mươi tuổi rồi cũng đã từng hành nghề trên bốn năm mươi năm mà cũng chưa giúp ích được phần nào trong sự dịch thuật.

Ngó trước nhìn sau xiết bao mong mỏi!

May thay, cụ Hạnh Lâm bạn đồng nghiệp thật có công đầu vừa cho tôi xem trọn bộ Dược tính hơn nghìn trang, cả hơn nghìn vị thuốc, đủ các loại mà cụ đã dịch ra quốc văn, và ngoại quốc danh từ cũng như chữ La Tinh Anh ngữ, chữ Hán, tuy buổi đầu chưa được mười phần hoàn hảo, nhưng cũng đáp lại được sự nhu cầu ngày nay. Và sau nữa theo thiên kiến của tôi thì cũng chưa có bộ Dược tính quốc văn nào đầy đủ hơn

Cụ Hạnh Lâm hoàn thành và phổ biến được bộ Dược tính chỉ nam này, một phần cũng ở các bực lão thành tán dương khuyến khích, thật đáng công phu cụ đã cố gắng, ra sức sưu tầm, cũng không ngoài mục đích là giúp ích đồng bào và cho hậu tiến có chỗ nghiên cứu học hành, hơn thế nữa nó còn gián tiếp bảo tồn nền y học nước nhà, giữa lúc chữ Hán mong manh nghiêng ngửa.


Bộ Dược Tính Chỉ Nam này có thể nói được rằng :

Nó như sợi dây tinh thần liên lạc giữa cổ và kim.

Vậy ai là nhữnq người hâm mộ y học nên có một bộ sách này.ở trong gia đình, chẳng những bổ ích cho những khi có người lâm bệnh, mà còn là phương tiện thiết thực trong sự học hỏi và suy nghiệm mãi lên.

Sau nữa nó còn góp phần vào một ngày tương lai mà Y giới Việt Nam được chấn hưng trên toàn lãnh thổ nước nhà ấy là lòng nguyện vọng thiết tha mong mỏi của kẻ viềt bài này vậy.Trung phần Quảng Tín tỉnh, Tam Kỳ quận.

Lão Y VŨ-ĐÀN-SƠN
Kính bút

Nguồn: http://www.giaoductaichinh.net/2016/05/duoc-tinh-chi-nam-nguyen-van-minh-tron.html
« Sửa lần cuối: Tháng Mười 25, 2018, 08:37:02 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Trang: [1]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn