Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Năm 03, 2024, 04:34:48 AM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nguồn gốc của âm nhạc  (Đọc 1278 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« vào lúc: Tháng Một 23, 2020, 11:13:16 AM »


Từ buổi hồng hoang những người tiền sử mông muội chưa hoàn toàn phát triển về cảm xúc như người ngày nay, thường bị những nỗi lo lắng ám ảnh mà họ không biết chúng đến từ đâu hay ở nơi nào. Họ cần một phương tiện nào đó để giãi bày những cảm xúc này nhưng khi đó ngôn ngữ còn giới hạn, không thể diễn tả nên họ đành diễn đạt nó qua lời ca tiếng hát. Linh tính của họ cho thấy khi cất tiếng hát, các nỗi đau khổ, lo lắng sẽ được xoa dịu và họ tìm được sự bình an, thoải mái. Sau đó một số người bắt đầu sử dụng lời ca, tiếng hát như một sự cầu xin các niềm an vui, lạc phúc và từ đó nảy sinh ra những ý niệm về những thần linh có thể đáp lại lời thỉnh cầu của họ. Ngày nay nhiều người không đồng ý rằng âm nhạc gợi cho ta ý niệm về sự sùng kính nhưng hàng ngàn năm trước, âm nhạc chính là sự cầu nguyện của những dân tộc còn mông muội. Sự ca hát trầm bổng bằng lời này đã nảy sinh ra ý niệm về nhịp điệu rồi đưa đến sự phát minh các nhạc khí như trống, kèn, tù và.

Từ khi phát sinh ý niệm về một đấng thiêng liêng có thể giúp đỡ con người thì quan niệm về đời sống của những người tiền sử cũng bắt đầu thay đổi. Lòng sùng kính của họ gia tăng mãnh liệt và họ cho khắc hình ảnh các đấng ấy lên cây, trên đá, trên vách hang động vì họ cần phải có một hình ảnh cụ thể để tôn thờ chứ không thể suy niệm về một Đấng Tối Cao vô hình được. Lúc đầu, hình ảnh này có thể là một cây cổ thụ, một hòn đá, một con thú nhưng về sau nó được thay thế bằng hình ảnh con người và quan niệm Thượng Đế đã được nhân cách hóa từ những hình vẽ thô sơ này. Khi hình tượng được hoàn tất thì người tù trưởng bộ lạc đã cử riêng ra một người phụ trách việc chăm sóc, tôn thờ Thượng Đế và vai trò giáo sĩ phát sinh từ đó. Những giáo sĩ hay thầy phù thủy bộ lạc đã thay đổi, cải tiến lời ca, giọng hát đơn sơ thành những âm thanh với tiết tấu rõ ràng hơn để lưu truyền từ đời này qua đời khác và từ đó âm nhạc được phát hiện. Sự hòa hợp tiếng hát tiếng vỗ tay và các nhạc khí đơn sơ đã tạo ra hiện tượng lễ nhạc. Vì lễ nhạc bắt nguồn từ tính cách tôn giáo nên các giáo sĩ đã giữ một địa vị rất quan trọng trong việc phát triển và truyền bá âm nhạc.

Vào buổi sơ khai, lòng sùng kính của con người rất sâu đậm. Những giáo sĩ, thầy phù thủy đều ít nhiều có những giao cảm đặc biệt và họ tin rằng âm nhạc là lời cầu nguyện của con người và bình an là câu trả lời của Thượng Đế. Từ đó những lời cầu nguyện đều được phổ nhạc và biến thành những câu thần chú để đọc lên trong các buổi lễ tế. Ngày nay nhiều người không hiểu được sức mạnh của các câu thần chú và coi đó là những điều mê tín dị đoan. Thật ra, sự phối hợp âm thanh với lòng sùng kính qua những câu thần chú đã phát triển rất mạnh trong thời kỳ phôi thai của nhân loại và trở thành những nghi thức quan trọng của các tôn giáo thời cổ. Ngày nay các nhà khảo cổ đã tìm được tài liệu của các giáo sĩ Ai Cập ghi chép trên vách các ngôi đền như sau: "Sự cầu nguyện phối hợp với những âm thanh là trung tâm của tôn giáo, là sinh lực của sự sùng kính, là mối dây liên lạc giữa con người và Thượng Đế. Không có âm thanh, lòng tin chỉ là một lý thuyết và các nghi thức chỉ là những hình thức rời rạc, vô hồn". Hiển nhiên người xưa đã biết rõ âm nhạc có tác động rất đặc biệt và có sức cảm hóa sâu xa mà ngày nay ít ai để ý đến. Một điệu nhạc trang nghiêm có thể cảm hóa được những người không tin tưởng mà những lý luận vững chắc cũng không thể thuyết phục họ được. Cũng như thế, một điệu nhạc có tính cách hủy hoại, phát xuất từ tâm thức bệnh hoạn cá nhân có thể ảnh hưởng đến cả một xã hội hay trình độ văn minh nhân loại. Do đó theo luật Nhân quả, người nhạc sĩ phải chịu trách nhiệm về công trình sáng tạo của mình. Âm thanh có thể là mãnh lực sáng tạo, luồng sinh khí để khích động sự sùng tín hay liên kết con người với các đấng thiêng liêng. Tuy nhiên nó cũng có thể bị lạm dụng để thỏa mãn những cảm xúc thấp hèn, để kích thích dục vọng và đưa đến sự hủy hoại, tàn phá tâm thức con người. Khi xưa, các giáo sĩ của châu Atlantis đã sử dụng âm thanh để kêu gọi sự trợ lực của các động năng ma quái trong thiên nhiên vào những việc có tính cách ích kỷ, hại nhân đưa đến sự sụp đổ của một nền văn minh rất cao trên mặt địa cầu. Khi châu Atlantis chìm xuống biển, một thời kỳ đen tối của khoa học về âm thanh cũng biến mất.
« Sửa lần cuối: Tháng Sáu 22, 2021, 06:52:47 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Trang: [1]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn