Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Năm 04, 2024, 05:47:20 PM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: 1 2 3 [4] 5 6 ... 12   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Châm cứu Tư Sinh kinh - Vương Chấp Trung - Lê Văn Sửu soạn dịch  (Đọc 48052 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #45 vào lúc: Tháng Mười 03, 2018, 03:47:50 PM »

 21. Phong kinh (phong co giật), uốn ngửa, uốn ván

 - Lư tín: Trị kinh phong “Đồng”.

 - Đại nghinh: Trị kinh phong, miệng mím, răng đau, má sưng, lưỡi cứng không nói được.

 - Á môn: Trị nóng rét phong kinh, cột sống cứng, uốn ngửa, co giật.

 - Thiếu xung: Trị điên tật, phong kinh, răng lợi sưng, hay sợ.

 - Tỳ du, Bàng quang du: Chủ nhiệt co giật dẫn vào xương đau “Thiên”.

 - Thượng quan: Chủ co giật, chảy nước bọt ra, nóng rét, đau xương.

 - Thận du, Trung lữ du, Trường cường: Chủ nóng rét kinh, uốn ngửa (xem: Kinh nguyệt).

 - Trẻ em cứng mình uốn ván, cứu thẳng mũi lên. Vào trong mép tóc 3 phân, cứu 3 mồi. Thứ nữa, chỗ dưới Đại chùy 3 mồi “Minh hạ”.

 - Bách hội: Trị uốn ván (“Đồng” xem: Trúng gió).

 - Thượng liêu (xem: Tuyệt tự, không có con), Yêu du: Chủ cột sống uốn vặn “Thiên”.

 “Sản luận” nói: Kinh là miệng mím, lưng cứng mà thẳng, giống như phát giản, lắc đầu kêu như ngựa, mình uốn vặn, nên nhanh chóng để nước Tiểu Tục Mệnh Thang là thế (xem điều đó ở luận thứ 20). Lại nói: Sản hậu trúng gió như uốn ván, không có phép chữa (xem: Chương 18), sau có người chỉ dùng Kinh Giới Tuệ tán nát uống 2 đồng cân với rượu thì liền khỏi ngay. Nếu như cứu chưa chắc đã kiến hiệu ngay bằng thuốc.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười 03, 2018, 04:28:04 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #46 vào lúc: Tháng Mười 03, 2018, 04:04:55 PM »

 22. Phong choáng váng – phong huyễn (xem thêm: Đầu mắt choáng váng, bàn thêm về phong giản)

 - Hoàn cốt: Chữa phong choáng váng, gáy đau, đầu cứng, nóng rét “Minh”.

 - Dương cương, Lâm khấp: Chữa tự nhiên không nhận biết người, phong choáng váng, mũi tắc.

 - Hậu đỉnh (xem: Đầu phong), Ngọc chẩm (xem: Mắt đau), Hàm yếm (xem: Đau lệch bên đầu) chữa phong choáng váng “Thiên”.

 - Dương cốc: Chủ phong choáng váng, sợ, tay nắm co (“Giáp Ất”: Tay nắm, chép là cổ tay đau) ra mồ hôi, thắt lưng và gáy co.

 - Thừa quang: Chữa phong choáng váng đau đầu, nôn mửa, tâm bồn chồn.

 - Thân mạch: Chữa ngồi mà như thấy ở giữa chiếc xe một bánh (đơn xe) (xem: Thắt lưng, chân).

 - Thần đình, Thượng tinh, Tín hội: Chủ phong đầu, choáng váng “Thiên”.

 - Thiên dũ, Tiền đỉnh: Chủ phong choáng váng (xem: Hạng phong).

 - Tán trúc: Chữa đầu mắt choáng váng.

 “Thiên kim phương” có ghi lời Từ Tự Bá rằng: Bệnh phong choáng váng bắt đầu từ ở tâm khí bất túc, trên ngực chứa góp nhiệt thực. Đàm cũng cảm mà động phong, phong và tâm cùng loại thì mờ mịt, bứt dứt, gọi là phong huyễn nâu, người lớn gọi là điên, trẻ em gọi là giản, tức là phong, huyễn. Điên giản gốc một tật, chẳng hiểu vì sao, người sau lại tách làm 3 môn.
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #47 vào lúc: Tháng Mười 03, 2018, 04:24:54 PM »

 23. Phong bại (xem thêm huyệt Kiên ngung)

 - Thiên tỉnh: Chữa sợ hồi hộp, co giật, phong bại, khuỷu cánh tay đau, không cầm được vật gì “Đồng”.

 - Kiên trinh: Trị phong bại bàn tay, cánh tay đau không giơ lên được, trong vai nóng.

 - Xích trạch: Trị phong bại, khuỷu co, bàn và cánh tay không giơ lên được.

 - Tiêu lạc: Trị nóng, rét phong bại, gáy đau, vai và lưng co rút (“Minh” nói: Đầu đau, gáy lưng co rút).

 - Tất quan: Trị phong bại, phía trong đầu gối đau dẫn vào trong bánh chè, không thể co duỗi, hầu họng đau.

 - Phi dương: Trị phong bại mềm hoặc cứng đơ, nặng đầu, đau gáy, khớp đùi, mông, ống chân đau, co giật, phong bại, tê dại, có khi nóng rét, tứ chi không cử động được.

 - Dương phù (xem: Gối đau), Dương quan (xem thêm: Đau đầu gốc trị phong bại, tê dại).

 - Ủy trung (xem: Sống lưng, thắt lưng) chữa phong bại.

 - Thiếu hải (xem: Tràng nhạc) chữa phong bại.

 - Ủy trung (xem: Chân yếu), Hạ liêm: Chữa phong thấp bại (xem thêm “Minh” hàn bại).

 - Hoàn khiêu: Trị phong lạnh thấp bại (xem: Đau lưng) chữa tự nhiên thịt bại, không nhận biết người (xem: Trúng gió).

 “Kỳ Bá” nói rằng: Trúng gió đại pháp có 4, thứ 4 là phong bại. “Sào Thị” nói: Ba khí phong, hàn, thấp hợp lại mà thành bại. Phong nhiều thì là phong bại, chứng của phong bại là tất cả chỗ đa thịt đều đau, mà sau đó tay chân chẳng theo ý. Thầy thuốc gặp thì lấy theo đó mà cứu, nhanh chóng cùng với Tục Mệnh Thang theo đúng du huyệt đã nói mà cứu (xem rõ ở Thiên Kim).
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #48 vào lúc: Tháng Mười 23, 2018, 10:11:24 AM »

24.Trúng gió (trúng phong)

- Trúng gió, nóng, rét, xem bàn thêm về phong nửa người.

- Trẻ em nếu như là bệnh phong, mọi loại thuốc chữa không khỏi, cứu Suất cốc “Minh hạ”.

 “Hoàng Đế” chữa trúng gió, mắt ngược lên trên mà không nói được, cứu trên mỏm gai đốt sống 2 và 5, mỗi chỗ đều 10 mồi cùng châm lửa một lúc. Mồi to như nửa hạt táo, khỏi ngay.
 
 “Hoàng Đế” hỏi "Kỳ Bá": Trúng gió liệt nửa người cứu như thế nào? Đáp rằng: Phàm người ta trước khi chưa trúng gió khoảng một hoặc hai tháng, hoặc trước 3 tháng, không kể là lúc nào, tự nhiên trên ống chân tê nặng, buốt dại rất lâu mới hết, đó nên hiểu là chứng trúng gió, phải cứu ngay Túc tam lý, Tuyệt cốt 4 chỗ đều 3 mồi. Sau dùng Hành, Bạc hà, lá Đào, lá Liễu đun nước ngâm rửa đuổi hết phong khí theo vết cứu bỏng mà ra ngoài, vết bỏng cứu mùa xuân để mùa thu cứu, vết bỏng cứu mùa thu để mùa xuân cứu. Thường làm cho 2 chân có vết bỏng cứu là hay.

 Phàm những người không tin phép này, ăn uống không giữ gìn, rượu, gái quá mức, đột nhiên trúng gió đó. Tiếng nói thẳng rít (kiển, sáp), bán thân bất toại, nên 7 chỗ cùng đốt lửa 3 mồi, phong bên phải cứu bên trái, trái cứu phải, Bách hội, chân tóc mai trước tai, Kiên tỉnh, Phong thị, Tam lý, Tuyệt cốt, Khúc trì là 7 huyệt, thần hiệu! Theo đúng phép cứu, không thể không khỏi.

 Cứu trúng phong vào phủ, tay chân không theo ý, là như thấy tay chân tê hoặc đau, rất lâu mới khỏi. Nên nghĩ đó là chứng trúng, bệnh bên trái cứu bên phải, bệnh phải cứu trái. Vết bỏng cứu mùa xuân để mùa thu cứu, vết bỏng cứu mùa thu để mùa xuân cứu, làm cho hết phong khí “Tập hiệu”.

 Bách hội, Khúc tân, Kiên ngung, Khúc trì, Phong thị, Túc tam lý, Tuyệt cốt, cộng cả là 13 huyệt.

 Cứu trúng phong tạng, khí tấn, dãi lên, không nói được, cực kỳ nguy, đặt lửa xuống là khỏi ngay. Nếu như thấy chứng trong tim sợ sệt loạn bậy, thần khí không êm ái, hoặc tay chân tê, đó nên nghĩ là chứng trúng tạng, không cần hỏi phong hay khí, nhưng mà đúng thứ tự trên và dưới, tất cả đều cứu 5 mồi. Riêng có ngày cứu số mồi theo tuổi, phàm qua xuân, qua thu, thường cứu để tiết phong khí. Người có phong nên giữ gìn thì không lo ngại, có thể cứu Bách hội, Phong trì, Đại trùy, Kiên tỉnh, Khúc trì, Giản sử, Túc tam lý, cộng là 12 huyệt.

 “Tập hiệu phương” nói: Chữa phong không phải như Tục Mệnh, Phòng phong, vài phong cùng loại, những cái đó có thể phù trợ khi có bệnh tật, nếu như cứu nguy cấp, đốt Ngải là tốt. Lời bàn đó cũng đúng.

 Phạm Mặc Tử từ khoảng tháng Nhâm ngọ bị miệng mắt méo lệch, cứu Thính hội v.v… 3 huyệt thì khỏi. Tay chân phải tê, yếu, cứu Bách hội, Phát tế… 7 huyệt thì khỏi, khoảng tháng 8 năm mùi, khí tắc, dãi lên, không nói được, dùng Kim Hổ Đơn gia Nhị phấn (phấn trơn) uống đến 4 viên rưỡi mà khí không thông, dãi không xuống, thuốc từ trong lỗ mũi chảy ra, hồn vía bay lên mây, như rơi vào sông nước, trong phút chốc muốn chết, cứu Bách hội, Phong trì… cả hai bên cộng là 12 huyệt, mửa ra hơn một bát, rồi lại đi ỉa hơn chục lần, nằm ôm gối hơn nửa tháng (phục châm bấm nguyệt dư) thì yên hết. Sau này ông ta mới biết ý tứ có khác chút ít so với bình thường, trong tim sợ sệt lộn xộn, tức thì lại cứu Bách hội, Phong trì thì khỏi ngay.

 “Bản sự phương” nói: 12 huyệt là: Thính hội, Giáp sa, Địa thương, Bách hội, Kiên ngung, Khúc trì, Phong thị, Túc tam lý, Tuyệt cốt, Phát tế, Đại chùy, Phong trì, đúng thế mà khỏi ngay!

 Khí tắc, dãi lên, không nói được là chứng trúng vào tâm. “Sào Thị Bệnh Nguyên” thường bàn đến. Cổ phương tuy nói chẳng những bị ngã ngửa, bứt dứt ra mồ hôi… là chứng của trúng gió, sợ nói chưa hết. Phạm Công cứu làm cho khí thông được, đúng là sức cứu của Bách hội, còn như nôn ra hơn một bát, đi ỉa hơn chục lần, làm sao uống Kim Hổ Đan gia Nhị phấn có thể gây ra được? (“Tất Dụng phương” cấm người ta uống Kim Hổ Đan).

- Phong trì: Chữa đại nạn phong. Trước bổ sau tả. Nạn còn ít, châm nhẹ hơn “Minh”.

- Can du: Chữa trúng gió, đầy tức, ngắn hơi, ăn không được, ăn không tiêu, mửa ra máu, mắt mờ bế tắc.

- Âm kiều: Chữa thiên khô (khô quắt một bên), không đi được, đại phong, mạnh, nhanh không nhận biết người, nằm sợ, nhìn như thấy sao (sao trên trời).

- Lâm khấp: Chữa tự nhiên trúng gió không nhận biết người.

- Giải khê: Chữa phong, mặt phù thũng, màu đen, quyết khí xông lên, bụng trướng, đi ỉa, mót rặn, co giật, sợ hãi, đầu gối, đùi, ống chân sưng, chuột rút, mắt hoa, đầu đau.

- Lao cung: Chữa trúng phong, hay cáu, buồn, cười không nghỉ, tay bại.

- Nội quan: Chữa trúng phong, khuỷu tay co, thực thì tim đau, hư thì tim bứt dứt sợ sệt.

- Hoàn cốt: Phong, đầu và sau tai đau, tim bứt dứt, chân không khép lại được, không đặt được xuống đất, miệng lệch, đầu gáy co giật đau, hàm răng cấp, co kéo, Hoàn cốt chủ chứng đó.

- Tâm du: Chủ tâm trúng phong, nói năng buồn khóc (“Đồng” xem: Chạy cuồng).

- Bách hội: Trị phong giản, trúng phong uốn ván, hoặc hay khóc, nói năng lộn xộn, phát không có giờ giấc, thịnh thì mửa ra nước bọt, tim sợ, bứt dứt, hay quên “Đồng”.

- Côn lôn: Chủ cuồng, dễ thành phong “Thiên”.

- Âm kiều: Chủ bạo phong, không nhận biết người, teo một bên (thiên khô) không đi được.

- Chiếu hải: Chủ phong, im lặng không biết chỗ đau, nhìn như thấy sao trong mắt.

- Thiên tỉnh: Chủ phong, không biết chỗ đau, buồn thương không vui.

- Bách hội:Chữa phong xanh, phong tâm (xem: Phong giản).

- Kiên ngung: Trị phong lệch nửa người, phong nhiệt (xem: Trúng gió).

 “Kỳ Bá” nói rằng: Trúng phong đại pháp có 4: Một là thiên khô, hai là phong thi (da bị nóng, nổi nhiều hạt rất ngứa), ba là phong ý, bốn là phong bại. Tất cả các bệnh nhanh chóng tự nhiên thường là phong. Mới bị thường nhỏ bé, người ta không nhận ra, nên dùng ngay Tục Mệnh Thang, theo đúng du huyệt mà cứu, phong là lớn nhất của bách bệnh (“Kỳ Bá” nói: có 4, nói là rất nặng vậy).

 Phong nói chung thường từ bối du của ngũ tạng mà vào, các tạng bị bệnh thì Phế tạng là nhanh nhất, Phế chủ hơi thở, lại xông thẳng đến các tạng theo đó.

- Phế trúng phong là người ta nằm ngửa mà ngực tức đầy, ngắn hơi, khí dâng lên, bứt dứt, ra mồ hôi, chứng của Phế phong, xem từ hai bên dưới mắt, trên mũi đi xuống đến miệng mà mầu trắng là còn có thể chữa được, cứu nhanh ngay Phế du 100 mồi, cho uống Tục Mệnh Thang, trẻ em thì giảm đi nếu như cấp mà màu vàng, đó là Phế đã tổn thương, hóa làm huyết, không thể chữa trở lại được. Nếu như tà cấp, phong tà ở trong, làm mê mặc hoảng hốt, nói nhảm, nói cuồng hoặc ít hơi, cứu Phế du, Cách du và Can du mấy chục mồi, uống ngay Tục Mệnh Thang có thể cứu được, nếu bọt dãi ra mà không thu lại, đánh dấu cứu và uống thuốc.

Chư dương bị phong, cũng hoảng hốt, nói nhảm, tương tự như bệnh Phế, nhưng chậm, có thể qua thời gian dài mới chết.

- Can trúng phong là người ta chỉ có ngồi xổm, đầu không thể cúi thấp xuống được, vòng quanh mắt lên đến trán hơi có màu xanh là chứng của Can phong. Nếu như môi xanh mà mặt vàng, còn có thể chữa được, cần cứu ở Can du 100 mồi, uống thêm Tục Mệnh Thang.

- Tâm trúng phong là người ta chỉ có thể nằm ngửa, không thể vặn nghiêng, bứt dứt, loạn, ra mồ hôi. Đó là chứng của tâm phong, nếu môi không thay đổi, màu đỏ còn có thể chữa được. Cấp cứu ngay Tâm du 100 mồi, uống Tục Mệnh Thang.

- Tỳ trúng phong là người chỉ có thể ngồi xổm mà bụng đầy, khắp người vàng mà mửa ra vị mặn, nếu mồ hôi ra còn có thể chữa được, cứu ngay Tỳ du 100 mồi, uống Tục Mệnh Thang.

- Thận trúng phong là người ta ngồi xổm mà lưng đau, xem hai bên phải, trái sườn, chưa có màu vàng như bánh bằng bột thóc gạo, còn có thể chữa được, cứu ngay Thận du 100 mồi, uống Tục Mệnh Thang.

- Đại trường trúng phong, nằm mà ruột sôi không dứt cứu Đại trường du 100 mồi, uống Tục Mệnh Thang.

- Trong làng tôi có một người tự nhiên thấy bụng trên nóng lên rất dữ dội, kịp đến hiệu thuốc nói chứng trạng như thế, nhà thuốc cho rằng đó là chứng trạng của trúng phong mà không làm bệnh.

 Tôi một lần đến Di Lăng, thấy một Thái thú trong bụng đột nhiên bị nạn nóng dữ, chẳng tránh né gì chỗ đất có nước hay rượu, cứ trải chiếu mà nằm lên trên, rồi bảo người ta quạt, ngày hôm sau tự nhiên trúng gió, mấy ngày sau thì chết.

 Người ta đều mắc lỗi là nằm trên chiếu chỗ đất ướt mà quạt. Ở Phong Dương tại tỉnh Hồ Nam, có một bà già trong bụng cũng có nạn nóng, ban đêm ra nằm ở hè, ngày hôm sau trúng gió, tôi lấy Tiểu Tục Mệnh Thang đem cho uống, lại mời thầy thuốc đến chữa, mấy ngày thì khỏi.

- Đầu tiên biết người ta trúng gió, trong bụng thường nóng mà sau đó mới làm bệnh nên uống Tục Mệnh Thang.

- Lệnh rằng: Vương bị nạn phong, thầy thuốc là Thanh Châu Bạch Viên Tử lấy bài Phong Thang, Tục Mệnh Thang, Tứ Vật Thang, Hoàng Kỳ Kiến Trung Thang, Truật Phụ Thang gia Lúa tán, tất cả bỏ vào một chỗ  hòa đều rồi chia làm nhiều lần uống, mỗi lần uống một bát nước, ba quả táo, năm lát gừng, sắc còn bảy phần, bỏ bã uống âm ấm.

Từ đó về sau người ta uống đều khỏi cả.

- Truyện “Chu Hộ Tam Thang Tứ Tán Tử” dùng Tứ Quân Tử, Bài Phong, Tục Mệnh Thang thêm Lúa, gọi là Cấp Phong Chính Khí Quân Khí tán. Tất cả mọi bệnh phong không có chứng nào không khỏi.

- Can phong (xem: Chứng hậu) là miệng không nói được, thường cứu ở Nhân trung, thứ nữa cứu Đại chùy, thứ nữa cứu Can du 50 mồi, các chỗ còn lại cứu mồi theo tuổi. Ngờưi mắt mờ cứu thì được sáng, cứu từ 200 – 300 mồi thì tốt.

- Phàm tâm phong hàn, cứu Tâm du mỗi chỗ đều 50 mồi.

 “Biển Thước” nói rằng: Phàm người tâm phong, cứu hai bên Tâm du, mỗi bên 1,2 thốn, mỗi chỗ đều dăm bảy mồi.

 Đối với chỗ tâm là Can du có 2 huyệt chủ tâm phong bụng chướng, đầy, ăn không hóa, mửa ra máu, đau buốt, tứ chi gầy guộc, không muốn ăn, mũi có máu ra, mắt cứ mờ không rõ, đầu, vai, dưới sườn đau, đái cấp, cứu 200 – 300 mồi thì khỏi hẳn.

 “Biển Thước” nói: Tự nhiên trúng ác phong, tâm buồn bằn bứt dứt, độc muốn chết, cấp cứu nếp ngang ngón chân cái, số mồi theo tuổi, khỏi ngay.

- Nếu co gân không đi được, gân mắt cá trong co, cứu trên mắt cá trong là 40 mồi. Gân mắt cá ngoài co, cứu trên mắt cá ngoài 30 mồi, khỏi ngay.

- Nếu mắt đội con ngươi ngập vào phía trên, cứu phía sau hai khóe mắt 14 mồi.

- Nếu không nói được, cứu trên mỏm gai đốt sống lưng thứ 3 là 100 mồi.

- Nếu không nhận ra người, cứu ở đầu sườn cụt 7 mồi (“Lý lặc” ở sườn 11).

- Nếu mắt trợn miệng mím, bụng đau như cắt, cứu ở nếp ngang thứ nhất dưới bừu dái 14 mồi. Cứu tự nhiên chết cũng khỏi.

- Chữa đại phong, tự nhiên bị phong, các loại phong hoãn, cấp, tự nhiên phát động, không tự biết, hoặc bụng trên (tâm phúc) trướng đầy, hoặc liệt nửa người (bán thân bất toại), hoặc miệng mím không nói, bọt dãi tự ra, mắt nhắm, tai ù, hoặc thân người thẳng duỗi mà lạnh, hoặc bứt dứt, hoảng hốt, hay cáu không kiềm chế được, môi xanh, miệng trắng, mắt đội lên uốn ván. Ngay lúc mới phát bệnh cứu ngay Thần đình 7 mồi, thứ cứu Khúc sai, thứ nữa Thượng quan, thứ nữa Hạ quan, thứ nữa Giáp xa, thứ nữa Liêm tuyền, thứ nữa Tín hội, thứ nữa Bách hội, thứ nữa Bản thần, thứ nữa Thiên trụ, thứ nữa Đào đạo, thứ nữa Phong môn, thứ nữa Tâm du, thứ nữa Can du, thứ nữa Thận du, thứ nữa Bàng quang du, thứ nữa Kiên ngung, thứ nữa Chi câu, thứ nữa Hợp cốc, thứ nữa Giản sử, thứ nữa Dương lăng tuyền, thứ nữa Dương phù, thứ nữa Côn lôn, các huyệt kể trên đều cứu 7 mồi.

- Trị phong: Cứu Thượng tinh 200 mồi, Tiền đỉnh 240 mồi, Bách hội 200 mồi, Não hộ, Phong phủ đều 200 mồi.

- Trị đại phong cứu Bách hội 700 mồi.

- Trị trăm loại phong ở sau não, gáy, chỗ ngang Đại chùy, 2 cái lõm, đo là 2,3 thốn. Lấy theo thốn ngón tay của người bệnh mà đo, mỗi chỗ cứu 100 mồi.

- Trị phong ù tai, từ sau tai đo lên 8 phân rưỡi, hơi vào trong có cái lỗ, cứu tất cả các chứng phong đều được, cuồng cũng khỏi, hai bên trước sau Nhĩ môn đều 100 mồi.

- Chữa tự nhiên ác phong muốn chết, không nói được mà thịt bại, không nhận biết người, cứu mỏm gai đốt sống lưng thứ 5, tên là Tạng du 150 mồi, nếu 300 mồi càng tốt

- Đại trường du: Trị phong, trong bụng kêu như sấm, ruột giãn ra, dễ ỉa, ăn không tiêu hóa, bụng dưới cắn đau, đốt sống lưng đau cứng, hoặc khó ỉa đái, không thể ăn uống được, cứu 100 mồi, 3 ngày một lần báo.

- Dịch môn: Cứu 50 mồi, chủ phong.

- Tuyệt cốt: Cứu 100 mồi, trị phong mình nặng, tim bứt dứt, ống chân đau.

- Bách hội, Thiên phủ, Khúc trì, Liệt khuyết: Chủ ác phong tà khí, nước mắt chảy ra, hay quên.

- Dũng tuyền: Chủ phong nhập vào trong bụng.

- Thương dương: Trong tai sinh phong.

- Lâm khấp: Chủ đại phong, đau mắt (“Giáp” nói: khóe mắt ngoài đau).

- Quan xung: Chủ mặt đen, phong thấp.

- Giải khê: Chủ phong từ đầu đến chân, mắt, mặt đỏ.

 Giải thêm tên thuốc chữa phong: Tiến Trầm Hương, Bán Hạ Thang. “Phương” nói: Người trúng gió tâm, thận đều hư trăm mạch đều loạn, khí tán mà huyết trệ, uống Kim ngân, Châu sa, Não sa là thuốc mát, thì chân tay không giơ lên được, kinh lạc sẽ chết. Uống Phụ tử sống thì thêm phát hư nhiệt chuyển thành không nói được, hoặc ỉa ra máu tươi, theo đó làm thành phế tật.

 Muốn trị phong, trước hết chủ Tâm, ích khí khử đàm, tỉnh Tỳ rồi sau mới chữa phong, thì mười ca khỏi tám, chín, dùng Phụ tử bào chế là một cái, Trầm hương mấy phân, Nhân sâm nửa lạng, Bán hạ 2 đồng, Nam tinh 1 lạng, các thứ dùng nước nóng rửa 7 lần, tán nhỏ, mỗi lần uống xúc 2 đồng tiền to, nước 2 chén, gừng 10 lát, sắc còn đến 1 chén uống lúc đói bụng. Thần hiệu!

 * Đó là bàn về chữa phong có lý xin chép vào đây.

- Dịch môn: Chủ phong, hàn, nhiệt, nóng rét “Thiên”.

- Nội quan: Chủ trong bàn tay phong nhiệt.

- Giản sử: Chủ đầu mình phong nhiệt.

- Hậu khê: Chủ trong TTTg ngực lạnh như chứng trạng của phong.

- Phế hàn cứu Phế du 100 mồi.

-Thận hàn cữu Thận du 100 mồi.

- Đại hoành: Trị phong dịch khí hàn nhiều “Đồng”.

- Phàm trúng gió, dùng Tục Mệnh Thang, Bài Phong Thang, Thần Tinh Đan, Nhân Vú Tửu, lại gia cứu tất khỏi.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười 23, 2018, 03:02:11 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #49 vào lúc: Tháng Mười 23, 2018, 03:38:01 PM »

25.Trúng gió không nói được - Trúng phong bất ngữ (Thêm trúng gió mím miệng)

- Xem chứng Tỳ phong, không ra tiếng, hoặc tay đưa lên, đưa xuống, phải cứu 10 đầu ngón tay, thứ là cứu Nhân trung, thứ nữa là Đại chùy, thứ là hai mạch ở trước Nhĩ môn, từ Nhĩ môn đi lên, đi xuống 1 thốn là đúng. Thứ hai là khớp ngón cái lên xuống, tất cả mỗi chỗ đều 7 mồi.

- Trị Tỳ phong cứu Tỳ du, hai bên cột sống mỗi chỗ 50 mồi, phàm người không định được Tỳ du thì theo các tháng ứng tứ quý, bệnh thì cứu Tạng du là Tỳ huyệt, phép đó rất hay.

- Phong ở Tỳ gọi chung là bát phong.

- Ổi thoái phong, bán thân bất toại, mất tiếng không nói được, cứu Bách hội, thứ là cứu Bản thần, thứ là Thừa tương, thứ là Phong phủ, thứ là Kiên ngung, thứ là Tâm du, thứ 5 là sách ở tay (thủ ngũ sách), thứ là Túc tủy khổng (lỗ tủy ở chân), thứ là Túc dương minh, đều mỗi chỗ là 500 mồi.

- Trúng phong mất tiếng không nói được, giãn trùng cơ bắp, không điều khiển được tay chân, trước hết cứu Thiên song 50 mồi, tý nữa lại chuyển cứu Bách hội 50 mồi, song lại cứu Thiên song 50 mồi. Nếu bắt đầu cứu Bách hội trước thì phong khí không tiết ra được, công vào trong ngũ tạng, dễ bí phục lại vẫn mất tiếng. Do đó trước lấy Thiên song, sau lấy Bách hội thì tốt, một lần cứu 50 mồi, tiết hết sức nóng của huyệt (hỏa thế), xem bệnh nhẹ hay nặng thì một chỗ là 300 mồi. Đại lược là phàm trúng phong, uống thuốc mà nặng thêm, chỉ cần các huyệt phong, tất cả đều cứu 3 mồi không thể không khỏi, rất thần! Lại có thể chữa bệnh tự nhiên muốn chết, không nói được, chữa Phế trúng phong không nói được.

 “Sào Thi” nói: Tỳ mạnh nối sang Vị ở sát cạnh họng liền với cuống lưỡi, tản ra dưới lưỡi, Tâm Tỳ bị phong và làm cho lưỡi cứng không nói được (cân của tâm dương gom lạc vào hàm má, kẹp lấy mồm, hư dương là chỗ phong hàn ở “khách” nhờ thì cân co, làm cho miệng mím không mở).

- Tự nhiên trúng gió miệng mím không mở, cứu Cơ quan (“Thiên Kim Dực” tên là Giáp xa) 2 huyệt, huyệt ở tại dưới tai 8 phân, lui về phía trước một ít, cứu 5 mồi thì nói được. Lại cứu theo số tuổi.

- Trị tự nhiên trúng gió, miệng lệch, lấy ống vi (cỏ đã cao lớn) dài 5 thốn, một đầu thọc vào trong lỗ tai, 4 bờ lấy các thứ dán kín không cho thoát hơi, đầu ngoài đặt mồi Ngải to bằng hạt đậu, cứu 7 mồi thì khỏi. Bị bên phải cứu bên trái, bị bên trái cứu bên phải (“Thiên Kim” không truyền, bệnh chi cũng cứu như vậy).

- Trúng gió cứu Mạch giao ở tay 3 mồi, trái cứu phải, phải cứu trái, mồi như phân chuột, để nằm ngang đốt hai đầu.

- Miệng méo chích huyệt Thừa khấp (xem: Khuâng mắt).
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #50 vào lúc: Tháng Mười 23, 2018, 04:10:12 PM »

26. Phong một bên người (Thiên phong, thiên khô, bán thân bất toại)

- Liệt khuyết: Trị phong một bên, miệng méo cổ tay yếu (“Minh hạ” ghi là Uyển lao) liệt nửa người, ho hắng, trong lòng bàn tay nóng, mắt nhắm không mở “Đồng”.

- Hạ quan: Trị phong một bên, miệng mắt méo, hàm răng lòi ra trắng.

- Thượng quan: Trị phong một bên, miệng mắt méo (“Minh” nói: Mắt méo khắp cả con ngươi), trong tai như có tiếng đàn (“Minh” giống thế).

- Hoàn cốt: Trị phong một bên, miệng mắt méo, cổ gáy đau không thể quay được, nước đái vàng đỏ, hầu bại, má sưng.

- Thừa tương: Chữa phong một bên, miệng méo, mặt sưng. (“Minh” giống thế).

- Xung dương (xem: Miệng méo), Địa thương: Trị phong một bên, miệng méo.

- Nghinh hương: Trị phong một bên, miệng méo, mặt ngứa, phù thũng, phong động rầm rầm, giun bò, môi sưng đau (“Minh” giống thế).

- Hoàn khiêu: Trị phong lạnh thấp bại, phong nổi nốt nhỏ, lẩn mẩn (chẩn) lưng và háng đau, không vặn mình được (“Minh hạ” giống thế).

- Kiên ngung: Trị phong một bên, bán thân bất toại, nhiệt phong có nốt mẩn (ẩn chẩn) cánh tay cong co (“Minh” nói: Tay không giơ lên đầu được), cánh tay bé, không có sức, gân cốt buốt đau, nên cứu phong lệch một bên, có thể tới 49 mồi, không nên nhiều quá.

- Khúc trì: Chữa phong một bên, bán thân bất toại, chích phong nổi mẩn, đau lạnh, thịt nhẽo ra không cầm được vật gì, mạch phong khuỷu tay bé không có sức.

- Dương lăng tuyền, Hoàn khiêu (xem: Đau gối), Khúc trì: Phong một bên, bán thân bất toại (“Minh hạ” giống thế).

- Hạ côn lôn (xem: Lưng chân), Ủy trung: Chữa bán thân bất toại “Minh”.

- Địa thương (xem: Méo mồm), Thừa sơn (xem: Chân yếu), Thượng liêm (xem: Cước khí), Hạ liêm (xem: Thấp bại) chữa phong một bên.

- Âm kiều: Chữa tay chân khô một bên (xem: Kinh nguyệt).

- Ổi thoái phong, bán thân bất toại, mất tiếng, cứu Bách hội (“Thiên” xem: Trúng gió mất tiếng).

- Bán thân bất toại, trai gái đều có bệnh đó, nhưng nam kỵ nhất là bên trái, nữ kỵ nhất bên phải. Nếu bị nạn đó rồi, thuốc phong không nên thiếu, dù là thời gian ngắn, thường làm cho trên người có nốt bỏng cứu cũng được. Tối kỵ phòng sự, hoặc có thể tu dưỡng như đạo Phật (Thích), mới có thể giữ cho toàn vẹn. Nếu cứu thì đáng cứu trước là Bách hội, Tín hội, thứ là Phong trì, Kiên ngung, Khúc trì, Hợp cốc, Hoàn khiêu, Tam lý, Tuyệt cốt, chẳng cần câu nệ theo kinh sách cũ nói là bệnh bên trái cứu bên phải, bệnh bên phải thì cứu bên trái, chỉ cần ấn chỗ nào đau đớn thì cứu ở đó, nếu như cứu hai bên cũng tốt, nhưng cần cứu từ trên xuống.
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #51 vào lúc: Tháng Mười 24, 2018, 10:30:07 AM »

27. Đờm dãi

- Cự khuyết: Trị bệnh nhiệt trong ngực, đàm ẩm (đờm do ăn uống), bụng trướng đau, hoảng hốt, không biết người “Đồng”.

- Thông cốc: Trị kết tích, lưu ẩm, đầy, tức ngực, ăn không hóa.

- Bất dung: Chữa đàm tích.

- Thiếu xung: Trị đàm lạnh (xem: Thương hàn).

- Suất cốc: Trị ở cách và dạ dày có đàm lạnh, rượu làm hại mà phát phong hàn làm cho hai bên góc não đau mạnh, không thể ăn uống, bứt dứt, đầy tức, mửa không dứt.

- Phù bạch: Trị đờm bọt đầy tức ở trong ngực, không thể thở, suyễn.

- Bản thần: Trị điên tật, mửa ra đờm dãi.

- Ty trúc không: Trị đờm dãi.

- Âm cốc: Trị đàm ở dưới (xem: Đau đầu gối).

- Cách du: Chữa đàm ẩm, ra mồ hôi, nóng rét, đau xương, hư trướng, đầy tức, đàm ngược (xem: Sốt rét “Minh”).

- Đảm du: Chữa đàm nôn, buồn bằn khó chịu (xem: Tâm trướng).

- Thượng quản: Chữa đờm nhiều, mửa ra dãi (“Hạ” xem: Mửa).

- Thông cốc: Kết tích, lưu ẩm (cứu).

- Hạ liêm: Trị dãi ra không biết (“Đồng” xem: Ỉa như cháo loãng).

- Thiếu hải (“M inh” giống thế), Lệ đoài (“Hạ” giống thế), Bản thần: Trị mửa ra bọt (xem: Điên cuồng).

- Ty trúc không, Thông cốc, Thương khâu: Chủ nôn ra nước bọt (“Thiên” xem: Điên giản).

- Lệ đoài: Chủ nôn ra nước bọt (xem: Phong giản).

- Ôn lưu: Trị nôn ra dãi (“Đồng” xem: Điên cuồng).

- Thượng quan: Trị nước bọt chảy ra (xem: Co giật).

- Lư tín: Trị trẻ em mửa ra bọt (xem: Co giật).

- Húc trung, Vân môn: Chủ dãi ra, hay nhổ vặt “Thiên”.

- KHố phòng: Chủ hay nhổ nước bọt (xem thêm: Khí đưa lên).

- Liêm tuyền: Tri nôn ra bọt (“Đồng” xem khí đẩy lên) (“Minh” nói: Chữa thở suyễn, nôn ra bọt (xem: Ít hơi).

* Chứng đờm dãi không phải chỉ có một là đủ, chỉ lao phổi có đờm là khó chữa, rất nên cứu huyệt Cao hoang du.

* Phàm người có nạn thủy, cứu Thủy chủ, loại bệnh mùa hè, trong miệng đầy nước “Kinh”. (“Nội kinh” nói rằng: Phế lai thừa Thận). Sau khi ăn mửa ra nước bọt, có thể cứu Phế du, lại cứu Tam âm giao, Kỳ môn, tả Phế bổ Thận, số mồi theo tuổi. Như vậy là đờm dãi có loại đó, lại đúng như phép đó, mà cứu.
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #52 vào lúc: Tháng Mười 24, 2018, 11:20:37 AM »

28. Nhổ ra máu – Thóa huyết (Nôn ra máu, mửa ra máu)

- Phàm hư tổn bên trong (lại vết thương), nhổ ra máu, lấy Địa ngũ hội chủ chứng đó (“Đồng” giống thế), châm vào 3 phân, đặc biệt kỵ cứu “Thiên”.

- Phàm nhổ ra máu, tả Ngư tế, bổ Xích trạch.

- Nhiên cốc: Chủ ho, nhổ ra máu.

- Đại uyên (“Minh hạ” xem: Vị)., Thần môn: Chủ nhổ bọt có máu, rét run, nôn ra máu, hơi dấy lên.

- Hung đường, Thủ tâm, Tỳ du, Giản sử, Vị quản, Thiên khu, Can du, Ngư tế, Lao cung, Kiên du, Đại khê: Chủ nhổ ra máu, mửa ra máu.

- Tâm du, Can du, Khuyết bồn, Cự khuyết, Cưu vỹ: Chủ ho nhổ ra máu.

- Khố phòng, Trung phủ, Chu vinh, Xích trạch: Chủ ho nghịch, thở hít khí lên thường nhổ bọt đục và có máu mủ.

- Thượng quản (“Minh hạ” giống thế), Bất dung, Đại lăng: Chủ nôn ra máu.

- Khích môn: Chủ nôn ra máu, chảy máu mũi.

- Hành gian: Chủ ngắn hơi, nôn ra máu, ngực và lưng trên đau.

- Thái xung: Chủ sắc mặt và môi trắng, thỉnh thoảng lại nôn ra máu, con gái ra máu ri rỉ.

- Thủ thiếu âm khước: Chủ nôn ra máu.

- Tam lý: Chủ trong ngực ứ máu, đầy tức sườn, hoành cách đau, không thể đứng được lâu, đầu gối yếu lạnh.

- Thượng quản: Chủ đau vùng tim dưới cách, nôn ra máu.

- Bất dung: Chủ nôn ra máu, vai và sườn khô đau, miệng khô, tim đau cùng dẫn sang lưng trên đau, không thể ho, ho thì đau dẫn xuống thận.

- Thái uyên: Chủ nhổ bọt có máu, rét run, cuống họng khô.

- Đại lăng và Khích môn: Chủ mửa ra máu.

- Thần môn: Chủ nôn ra máu, khí đẩy lên.

- Hư lao, mửa ra máu, cứu Vị quản 300 mồi, cũng chủ lao, nôn nghịch, mửa ra máu, ăn ít, hay ho, hay nhổ bọt.

- Mửa ra máu cứu Hung đường 100 mồi, không châm.

- Mửa ra máu, bụng kêu như sấm, bụng đau, cứu Thiên khu 100 mồi.

- Mửa ra máu, nhổ ra máu, khí dấy lên ho nghịch, cứu Phế du số mồi theo tuổi.

- Mửa ra máu, buốt rát (như bị lột da) cứu Can du 100 mồi.

- Mửa ra máu, nôn ngược, cứu giữa lòng bàn tay 50 mồi (“Thiên Kim Dực” cứu Đại lăng).

- Phàm miệng mũi ra máu không dứt tên là Não nục, cứu Thượng tinh 50 mồi.

- Chiên trung: Trị nhổ ra mủ (“Đông” xem: Phế khí).

- Can du (xem: Ho nghịch), Thừa mãn (xem: Bụng trướng), Kiên trung du (xem: Hắng dặng) trị nhổ ra máu.

- Đại chung (xem: Lậu), Nhiên cốc, Tâm du (xem: cuồng chạy) chữa ho, nhổ ra máu.

- Thiên đột: Trị “lạc” nhổ ra máu mủ (xem: Phế).

- Khố phòng: Trị nhổ nước bọt đục và máu mủ (xem: Ngực, sườn đầy tức).

- Ốc ế: Chữa nhiều nước bọt đục và máu mủ (xem: Đờm).

- Cự khuyết: Chữa thở như võ sỹ, có khi nhổ ra máu (“Minh hạ” nói: Chữa nôn ra máu, tim buồn bằn).

- Thái uyên (xem: Đau tim), Thần môn (xem: Tim buồn bằn), Hành gian, Thái xung, Ngư tế: Chữa nôn ra máu.

- Khúc tuyền: Chữa nghịch khí nôn ra máu.

- Ngũ lý: Chữa mửa ra máu (Phong lao).

- Thái khê: Trị họng sưng, nhổ ra máu (cả “Đồng” và “Minh hạ” đều ghi: Chữa nhổ ra máu và nục huyết không dứt).

- Cự cốt: Chữa kinh giản, phá tâm, mửa ra máu “Minh”.

- Ngư tế: Chữa mửa ra máu, nhổ ra máu.

- Can du (xem: Trúng gió), Tử cung (xem: Nhổ bọt), Thạch môn (xem: Ho nghịch) chữa mửa ra máu.

- Khổng tối: Chữa thổ huyết, mất tiếng, sưng đau, Khúc trạch: Chữa đau tim, xuất huyết, nôn ra máu (xem: Tim bứt dứt), Phế du: Chữa chứng nhổ ra máu “Thiên”.

- Thừa mãn: Chữa cách khí mửa ra máu.
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #53 vào lúc: Tháng Mười 25, 2018, 09:57:49 AM »

29. Suyễn – Hen (xem thêm: Ho hắng)

- Côn lôn: Chủ bụng đau đầy tức nhanh mạnh “Thiên”.

- Côn lôn: Chủ ho suyễn, đầy tức nhanh mạnh “Đồng”.

- Tam gian: Trị khí suyễn (xem: Ngược).

- Thần môn (xem: Tim bứt dứt), Ý xá: Trị suyễn nghịch (xem: Vai, lưng trên đau).

- Bất dung: Trị ho hen (xem: Huyễn tích).

- Thương dương: Trị ho hen, sưng các khe sườn (xem: Tức ngực) (“Minh hạ” nói: Ngực cách đầy, khí suyễn tức cấp).

- Đai chung: Trị ngực trướng thở suyễn (xem: Lậu).

- Kỳ môn: Trị suyễn to, không nằm được.

- Du phủ: Trị ho nghịch lên và suyễn (“Thừa” nói: Giống thế).

- Húc trung: Trị ho nghịch (“Minh hạ” gọi là hắng, tức là khái và thấu, khái là ho và thấu là hắng, ngày xưa có tiếng mà không có đờm là ho, có đờm mà không có tiếng là hắng, hen không ăn được (xem: Ngực sườn đầy tức).

- Thiên phủ: Trị khí nghịch, suyễn không thở được.

- Vân môn (xem: Ngực đầy tức), Nhân nghinh (xem: Ỉa mửa), Thần tàng: Trị ho nghịch, suyễn không thở được (“Minh” giống thế).

- Khí hộ: Chữa suyễn nghịch, khí lên.

- Bộ lang: Chữa thở suyễn không giơ tay lên được.

- Túc lâm khấp (xem: Kinh nguyệt) trị suyễn.

- Phách hộ, Trung phủ: Chủ suyễn khí cùng đuổi sau nhau (trung trục). “Thiên”.

- Thiên đột, Hoa cái: Chủ suyễn nhanh mạnh.

- Du phủ, Thần tàng:Chủ suyễn, không thở được.

- Thiên dung: Chủ suyễn, nôn ra nước bọt.

- Khúc trạch: Chủ ho suyễn (xem thêm: Khí lên).

- Lư tức: Chữa trẻ em giản, suyễn, không thở được, tai điếc “Minh”.

- Phách hộ: Chữa ho ngược lên mà suyễn (xem: Lưng trên đau).

- Phù bạch: Chữa suyễn không thở được (xem: Ho nghịch).

- Kinh cừ: Chữa lòng bàn tay nóng, sinh ho ngược khí lên, nhiều lần suyễn, bệnh nhiệt lâu ngày mồ hôi không ra, đơn (những nốt đỏ) nổi nhanh mạnh, suyễn nghịch đau vùng tim, muốn nôn.

- Trung phủ: (xem: Phế khí), Phách hộ: (xem: Đau lưng, Lặc đường: Chữa suyễn nghịch “Hạ”.

- Toàn cơ: Chữa ho ngược lên mà suyễn, trong hầu kêu.

- Tam gian: Chữa thương hàn khí nhiệt, mình nóng mà suyễn.

- Thiên đột: Chữa ho nghịch khí, suyễn “Hạ”.

- Phế du: Chữa Phế suyễn.

- Giải khê: Chữa suyễn thở gấp.

- Ngư tế: Chữa ho suyễn “Minh”.

- Chiên trung: Chữa ho hắng suyễn lên.

- Thủy đột: Trị suyễn thở không được.

- Phù đột: Chữa suyễn thở như gà nước kêu (xem thêm: Khí lên).

- Đầu duy: Chủ suyễn nghịch, đầy tức khó chịu, nôn nước bọt, chảy mồ hôi “Thiên”.

- Phế du (“Minh hạ” xem: Phế), Thận du: Chủ ho suyễn và 100 thứ bệnh hơi.

- Du phủ, Thần tàng: (xem: Khí lên), Thiên phủ: Chủ khí lên, suyễn không thở được.

- Phù đột: Chủ trong họng suyễn kêu.

- Thiên đột, Hoa cái: Trị suyễn nhanh mạnh.

- Thủy tuyền: Chủ ho ngược, ngực tức, suyễn không thở được.

- Kỳ môn: Chủ suyễn nghịch, nằm chẳng yên chỗ, dưới sườn tích tụ.

- Kinh cừ: Chủ ho ngược, khí lên mà suyễn, trong lòng bàn tay nóng.

- Thiếu thương, Đai lăng:Chủ ho nghịch, suyễn.

- Khúc trạch: Ho hen, chích ra máu thì khỏi ngay.

- Đại lăng: Chủ suyễn.

- Thiên phủ: Chủ suyễn không thở được.

- Liêm tuyền: Trị thở suyễn, Ngư tế: Chữa suyễn (xem: Nóng rét).

- Có người sang trọng bị nạn suyễn đã lâu, đêm nằm không được phải dậy mà đi. Mùa hè cũng áo giáp ở lưng và tim, tôi biết là bệnh Cao hoang, bảo cứu Cao hoang du mà khỏi.

 Cũng có người suyễn nhanh mạnh, tôi biết là đàm vướng, bảo lấy 7 – 8 đồng Hậu phác giã nhỏ, lấy 7 lát gừng, 1 bát con nước, sắc còn 7 phần uống, bã sắc lại uống không quá mấy lần mà khỏi.

 Nếu như không do đàm mà suyễn, thường cứu Phế du. Phàm có suyễn mà thở to là ẩn Phế du, không thể không có đau buốt, đều là nhầm mà châm Phế du, bảo cứu là khỏi.

 Cũng có trường hợp chỉ nhầm châm Phế du, không cứu mà cũng khỏi, vì bệnh đó có nông sâu.

 Em tôi leo núi, vì mưa phải chạy, một đêm khí muộn (buồn bằn, bứt dứt), mấy cũng không cầu cứu, khi thấy con bọ em út liền khóc, có ý muốn khác biệt, tôi nghĩ có “tâm bi”, lấy kim châm Bách hội, không khỏi, ấn vào Phế du, em tôi nói là đau như dùi đâm. Lấy hỏa chích nhẹ vào là khỏi ngay. Do đó cũng chữa người suyễn, thở to, chỉ nhằm chỗ Phế du mà không nhằm chỗ các huyệt khác. Riêng ấn Phế du không có đau buốt, sau đó mới điểm các huyệt khác là như thế.
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #54 vào lúc: Tháng Mười 26, 2018, 09:01:19 AM »

30. Phế khí – Phế phong

- Phế chứng, khí thương, dưới sườn đau nóng, cứu Âm đô, số mồi theo tuổi.

- Phế trướng, đầy tức sườn và bệnh nôn mửa, khí dâng lên, cứu Đại chùy và trên hai vú, ở khe sườn thứ 3, mỗi chỗ đều 7 mồi, Phế và Đại trường đều thực.

- Trung phủ: Chủ Phế nóng rét (xem: Khí lên).

- Chiên trung: Trị phế khí ho hắng, suyễn lên, nhổ ra mủ, không ăn được, trong ngực như tắc “Đồng”.

- Thiên đột: Trị phế ung, nhổ ra máu mủ, họng khô, dưới lưỡi co, hầu sinh mụn lở.

- Trung phủ: Trị ngực đau râm ran, đảm nhiệt, nôn nghịch  khí lên, ho nhổ bọt, nước mũi ra đục. Lưng, bả vai đau, phong ra mồ hôi, bụng trướng, ăn không xuống. “Minh hạ” nói: Phế cấp, tức ngực, ho nghịch, nhổ ra nước bọt đục, hay ợ, da đau.

- Thái uyên: Trị Phế trướng đầy, căng như trống (“Minh hạ” nói: Chữa trong ngực khí đầy không nằm được).

- Phế du: Chữa phế nóng rét, phế yếu, suyễn lên, ho hắng ra máu, ngực sườn đầy tức, không nằm được, không muốn ăn, mồ hôi không ra, lưng trên cứng nhanh chóng “Minh hạ”.

- Phàm phế có phong khí yếu tuyệt, tứ chi trướng đầy, tức, ho ngược, tức ngực, cứu Phế du mỗi chỗ 200 mồi.

- Thủy câu: Chữa mặt sưng, môi động rung rinh, phế phong, giống như giun bò. “Minh”.

- Phong trì: Chữa phế phong  (xem: Mặt sưng).
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #55 vào lúc: Tháng Mười 26, 2018, 09:51:19 AM »

31. Ho hắng (xem thêm: Ho nghịch)

- Tam lý: Chủ ho hắng, hay nhổ “Thiên”.

- Khuyết bồn, Chiên trung, Cự khuyết: Chủ ho hắng.

- Ngư tế: Chủ ho hắng, hen (xem: Nóng rét) lại chữa phế, tâm đau, ho dẫn vào trong xương cụt, vãi nước đái ra “Minh”.

- Phế du: Chữa phế đằng hắng (xem: Truyền thi).

- Thiếu trạch, Tâm du: (xem: Đau tim), Khố phòng: chữa ho hắng (xem: Khí nghịch).

- Thiên đột: Chữa ho hắng, ợ hơi lên, khí ở trong TTTg ngực, trong hầu như có tiếng nước.

- Liêm tuyền: Chữa ho hắng, ít hơi.

- Chiên trung: Chữa ho hắng, hơi lên, “Hạ” nói: Chữa ho hắng ngắn hơi  (xem: Phế ung).

- Kinh cừ: Chữa khí lên, ho hắng, trong ngực đầy hơi, hầu kêu, tứ chi không giơ lên được, dưới nách sưng “Hạ”.

- Giải khê: Chữa khí lên, ho hắng, suyễn, thở gấp, trong bụng tích khí đi lên đi xuống.

- Ngư tế, Liệt khuyết, Thiếu trạch (xem: Co giật), Khuyết bồn: Trị ho hắng “Đồng”.

- Xích trạch: Trị ho hắng, nhổ bọt đục (xem: Hầu, vai).

- Kiên trung du: Trị ho hắng, khí lên, nhổ ra máu.

- Đại trữ: Trị phong lao khí, ho hắng (xem: Phong lao).

- Phong môn: Trị suyễn khí, nằm không yên (xem: Phong lao).

- Phế du: Trị phế yếu, ho hắng (xem: Lao khái).

- Chiên trung: Trị phế khí, ho hắng (xem: Phế khí).

- Dũng tuyền: Trị đàn bà không có con, ho hắng, mình nóng “Minh hạ” ho hắng, ngắn hơi.

- Tiền cốc: Chữa ho hắng, ra máu cam, gáy cổ cứng.

- Thái khê: Trị choáng váng, tập quán ho hắng.

- Không muốn ăn, khí lên ho hắng, cứu Phế mô 50 mồi (“Thiên” xem: Khí lên).

- Hắng, cứu ở đầu xương vê tròn, ngoài nếp gấp ngang, phía trong khi gấp cánh tay, ấn có đau, cứu 14 mồi thì khỏi.

- Hắng, cứu ở dưới vú, chỗ đen trắng chia rõ ràng, mỗi chỗ 100 mồi, khỏi ngay, lại lấy cỏ Bồ (…) ở ngang đầu vú vòng tròn xung quanh, vây lấy thân mình, làm cho trước sau ngang nhau, đúng chỗ xương sống giãn ra, cứu 14 mồi…

- Liêm tuyền, Thiên tỉnh (xem thêm: Khí lên), Thái uyên: Trị ho hắng (“Đồng” xem: Không ngủ được).

- Hắng lâu dài rất nên cứu huyệt Cao hoang, thứ nữa thì nên cứu huyệt Phế du, tất cả theo chứng mà chữa, nếu hắng mạnh nhanh thì không cần phái cứu.

 * Có một người con trai, tự nhiên khí không ra dứt tiếng mấy ngày rồi, lấy tay ấn ở huyệt Chiên trung, thấy ứng, lại lấy kim lạnh châm nhanh mà khỏi. Bệnh mới không cần cứu sao mà thần như thế.

 “Thiên dực” 12 loại phong, phong nhập Phế thì ho nghịch lên mà ngắn hơi, lại có ho do Can thì châm Thái xung, ho do Tâm châm Thần môn, ho do Tỳ châm Thái bạch, Phế ho thì châm Thái uyên, Thận ho thì châm Thái khê, Đảm ho thì châm Dương lăng tuyền, lại lấy huyệt chỗ mỏm gai đốt thứ 5, trên mỏm gai đốt thứ 6, cứu số mồi theo tuổi (kiêm chủ khí lên).
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #56 vào lúc: Tháng Mười 26, 2018, 10:27:46 AM »

32. Ho ngược lên (Khái nghịch)

- Nhiên cốc, Thiên tuyền, Mãn cốc, Hung đường, Chướng môn, Khúc tuyền, Thiên đột, Vân môn, Phế du, Lâm khấp, Kiên tỉnh, Phong môn, Hành gian: Chủ ho nghịch “Thiên”.

- Duy đạo: Chủ ho ngược không dứt..

- Đai lăng: Chủ ho ngược, phát nóng rét.

- Đại lăng, Thiếu thương: Chủ ho ngược, suyễn.

- Đại tuyền: Chủ ho ngược, tức ngực, suyễn không thở được “Minh hạ” giống thế.

- Tam lý: Chủ ho ngược, hay mửa.

- Trung phủ: Chủ phế ho cấp, ho phía trước ngực đau.

- Tiền cốc: Chủ ho mà tức ngực.

- kinh cừ, Hành gian: Chủ hay ho.

- Hiệp bạch: Chủ ho, nôn khan, bứt dứt, đầy tức.

- Chi câu: Chủ ho, mặt đỏ mà nóng.

- Ho, thở, ợ, hay ho, khí không có chỗ ra, trước lấy Tam lý, sau lấy Thái bạch, Chướng môn “Thiên”.

- Khổng tối, Thiên tuyền (xem: Tim đau), Thái khê, Hành gian, Du phủ (xem: Suyễn), Thần phong (xem: Hay ợ), Phù bạch Chữa ho nghịch “Đồng”.

- Can du: Trị ho dẫn hai bên sườn đau gấp, không thở được, xoay sang bên khó khăn, dưới sườn và cột sống cùng dẫn mà gập ngược lại, mắt nhìn lên, mắt hoa, từ mi mắt đến đầu đau. Động kinh, cuồng, chảy máu cam, khỏi bệnh thì mắt mờ mờ, mắt sinh màng trắng, ho dẫn vào trong ngực đau, hàn sán, đau bụng dưới, nhổ ra máu, ngắn hơi (“Minh hạ” nói: Chữa ho nghịch, hai bên sườn tức bứt dứt).

- Ngư tế: Chữa ho đau dẫn vào xương cụt.

- Khiếu âm: Chữa sườn đau, ho ngược lên không thở được.

- Phù bạch: Chữa ho nghịch, sán tích, tức ngực, suyễn không thở được, ngực có lao “Minh”.

- Thái uyên: Chữa ho ngược, tim bứt dứt, không nằm được “Hạ”.

- Phép chữa ho ngược lên lâu ngày, dưới vú hơn một bề ngang ngón tay, ở trong khe lõm gian sườn thẳng ngang với vú. Đàn bà thì gập đầu vú lại làm mức đo, ngang đầu vú là huyệt, mồi lớn hơn hạt đậu xanh một ít, cứu 3 mồi, trai thì bên trái, gái thì bên phải, chỉ một chỗ, lửa đến thịt là khỏi ngay.

 “Lương phương” nói: Trong dòng họ có hoắc loạn, mửa, lị, tự nhiên phát ho nghịch dồn lên đến chỗ nguy hiểm. Với Phu Đình Trần Trung dụ bệnh thương hàn, ho nghịch dữ dội, khí đã chẳng cùng loại, đều cứu một cách mà khỏi.

 Phàm thương hàn và bệnh lâu ngày mà bị ho ngược lên đều là chứng ác, đổ thuốc mà không khỏi, cứu tất sẽ khỏi. Nếu không khỏi thì thường không cầu. (“Tất dụng phương” nói: Hạ là khắc nghịch, xem: Nôn ụa).

- Bệnh ho có 10 thứ: Ho phong, ho hàn, ho chi, ho cảm, ho quyết âm cùng với ngũ tạng. “Thiên kim” chép”: Phép châm rõ ràng, mà ho do thương hàn cũng là ác chứng. “Thí mật” nói: Giảm Tân Nhân bệnh thương hàn mà ho dữ, thầy thuốc bảo cùng sự khéo, phép càng làm thì nghiệm, cứu kinh ở dưới kết hầu, cứu 3 mồi thì khỏi. Đó là huyệt Thiên đột vậy. Thần thay! Thần thay!
« Sửa lần cuối: Tháng Mười 26, 2018, 10:29:10 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #57 vào lúc: Tháng Mười 29, 2018, 10:42:10 AM »

33. Ho ngược khí lên (Khái nghịch thượng khí)

- Phách hộ, Ý xá, Y hy, kỳ môn: Gập cánh tay phải trên xương cạnh ngoài nếp gấp ngang giữa: Cảm, ho, ngược khí lên “Thiên”.

- Thiên dung: Chủ ho ngược khí lên, thở suyễn nôn ra nước bọt.

- Phách hộ, Trung phủ: Chủ phế hàn nhiệt, thở hít, không nằm được, ho ngược khí lên, nôn ra nước bọt, suyễn khí cùng nối đuổi theo nhau.

- Thiên đột, Hoa cái: (“Minh” nói: Suyễn không thể nói được) Chủ ho ngược khí lên, suyễn nhanh mạnh.

- Du phủ: (“Minh hạ” giống thế), Thần tàng: Chủ ho ngược khí lên, suyễn không thở được.

- Kinh cừ: Chủ ho ngược khí lên, suyễn, trong lòng bàn tay nóng.

- Phù đột: Chủ hô ngược khí lên, trong họng suyễn kêu.

- Khúc trạch: Ho suyễn, xuất huyết hết ngay, tự nhiên ho ngược khí lên.

- Tử cung, Ngọc đường, Thái khê: Chủ ho ngược khí lên, tim bứt dứt (“Minh” nói: Tử cung, Ngọc đường: Chủ ho ngược).

- Húc trung, Thạch môn: Chủ ho ngược khí lên, dãi ra, hay nhổ bọt vặt, thở  khí suyễn, hồi hộp, ngồi không yên chỗ.

- Khố phòng, Trung phủ, Chu vinh, Xích trạch: Chủ ho ngược khí lên, hay nhổ nước bọt đục và có máu mủ.

- Khí xá: Trị ho nghịch khí lên, có bướu ở cổ, hầu bại, họng sưng, cổ gáy cứng “Đồng”.

- Thủy đột: Trị ho ngược khí lên, hầu họng sưng ung, thở hít ngắn hơi, suyễn thở được.

- Quyết âm du: Trị nghịch khí nôn mửa, tim đau lưu kết, trong ngực phiền muộn.

- Phù đột: Trị hay ho, nhổ nước bọt, khí lên, thở suyễn, hầu như tiếng cuốc kêu (Thủy kê).

- Phách hộ: Trị bả vai và cánh tay đau, ho ngược khí lên, nôn mửa, buồn bằn bứt dứt.

- Khố phòng (xem: Sườn ngực tức tối), Ốc ế (xem: Nhổ ra máu).

- Cao hoang du: Chữa khí lên, ho nghịch (xem:Lao khái).

- Thiên đột: Trị ho ngược khí lên, ợ khí trong ngực, trong hầu như có tiếng cuốc kêu (Thủy kê). “Hạ” nói: Trong ngực khí vương vướng như hóc xương cá.

- Thiên khê (xem: Bệnh ngực), Trung phủ: Chủ nôn ngược khí lên (xem: Phế khí).

- Khí hải: Trị các bệnh về khí “Minh hạ” nói: Chữa khí của tạng công lên.

- Kinh cừ: Chữa ho hắng, khí lên nhiều lần không đủ.

- U môn: Trị khí nghịch, ho, con gái khí nghịch.

- Ngư tế: Chữa ngắn hơi, tim bại, buồn cáu, nghịch khí, cuồng lạ, Vị khí nghịch lên “Minh”.

- Kiến lý: Chữa nôn mửa, khí lên, tim đau, mình sưng.

- Quyết âm du: Chữa khí nghịch, nôn ngược, răng đau, lưu kết đầy tức ngực.

- Thạch môn: Chữa mình nóng rét, no nghịch khí lên, nôn mửa ra máu “Hạ”.

- Khố phòng: Chữa ngực sườn đấy tức, ho ngược khí lên, thở ra hít vào không đẫy nhịp.

- Kiến lý: Chữa nôn ngược khí lên.

- Khí hộ: Trị suyễn nghịch khí lên (xem: Hắng).

 * Phàm có khí lên, thường uống thuốc cũng khỏi được, cũng có châm cứu mà trừ được.

- Khí lên, ho hắng,ngắn hơi, khí đầy ăn không xuống, cứu Phế mô 50 mồi.

- Khí lên, ho ngược ngắn hơi, trăm thứ bệnh phong lao, cứu Kiên tỉnh 200 mồi.

- Khí lên, ngắn hơi, ho nghịch, ngực và bả vai đau, cứu Phong môn, Nhiệt phủ 100 mồi.

- Khí lên, ho ngược, ngắn hơi, tức ngực thường nhổ bọt, đờm lạnh rất lắm (ác lãnh đờm) cứu Phế du 50 mồi.

- Khí lên, khí bế, họng lạnh, ho ngược, vỡ tiếng, trong hầu nghi ngại? cứu Thiên cù 50 mồi.

- Khí lên, tức ngực, ngắn hơi, ho ngược, cứu Vân môn 50 mồi.

- Khí lên, ho ngược, ngực bại, bả vai đau cứu Hung đường 100 mồi  (ông châm).

- Khí lên, ho ngược, cứu Chiên trung 50 mồi.

- Khí lên, ho ngược, tức ngực, ngắn hơi, kéo lên bả vai đau, cứu Cự khuyết, Kỳ môn mỗi chỗ 50 mồi.

- Khí nghịch, hư lao, hàn tổn, buồn tủi, gân xương co đau, trong tim ho ngược, đi ỉa, đầy bụng, hầu bại, cổ gáy cứng. Trĩ, khí nghịch, trĩ có máu, âm bộ đau buốt gấp, mũi chảy máu, xương đau, đái ỉa vướng rít, trong mũi khô, buồn bằn, bứt dứt, chạy cuồng, khí lạ, gồm 22 bệnh đều cứu Tuyệt cốt 50 mồi.

- Phàm khí lên phát lạnh, trong bụng kêu như sấm, không ăn được, nôn ngược cứu Thái xung không hạn chế số mồi, đau cứu đến hết đau thì dừng.

- Khí lên, quyết nghịch cứu Hung đường 100 mồi, huyệt ở giữa hai vú (Chiên trung).

- Nôn mửa, khí lên cứu Xích trạch 3 hoặc 7 mồi.

- Kiên du: Chủ khí lên.

- Thiên phủ: Chủ khí lên, suyễn không thở được.

- Thiên trì: Chủ khí lên, hầu kêu.

- Dương khí đại nghịch, ứ lên đầy tức trong ngực, buồn bằn đúng ở vai khi thở, suyễn kêu, ngồi phủ phục, không thở được, lấy Thiên dung.

- Khí lên đau ngực lấy Liêm tuyền (Giáp - Ất).

- Thiên tỉnh: Trị khí lên, ho hắng “Đồng”.

- Liêm tuyền: Trị ho hắng, khí lên, thở suyễn, nôn ra nước bọt.

- Phong môn: Trị ho ngược khí lên (xem: Phong lao).

- Phế du: Trị khí lên, nôn mửa, đầy tức (“Minh” có chép: Chữa cột sống cứng, nóng rét), không muốn ăn, mồ hôi không ra.

- Ngọc đường: Trị khí lên (xem: Tức ngực)

- Vân môn: Trị khí xung lên tim (xem: Tức ngực).

- Khí xung: Trị đại nhiệt trong ruột, không thể nằm yên, bụng có nghịch khí công lên, bụng trướng đầy quá mức.

- Vân môn: Chữa nôn ngược khí lên, ngực sườn đau thấu sang bả vai “Minh”.

- Thiên đột, Chiên trung, Thiên trì, Giải khê, Kiên trung du: Chữa ho hắng, khí lên (xem: Gặp cảm ho hắng).
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #58 vào lúc: Tháng Mười 29, 2018, 11:16:07 AM »

34. Ít hơi (thiếu khí, ngắn hơi, không có hơi, kết khí)

- Nhiên cốc: Trị suyễn thở ra ít hơi “Đồng”.

- Thượng liêm: Trị tạng khí (“Minh” nói: Đại trường khí không đủ).

- Tam lý: Trị vị khí không đủ.

- Khí hải: Trị tạng khí hư bại, chân khí bất túc, các bệnh khí lâu ngày không khỏi đều cứu ở đó.

- Thiếu phủ (xem: Lo buồn), Bàng quang du (xem: Đái đỏ).

- Thiếu xung (xem: Thương hàn), Bộ lang (xem: Ngực sườn đầy tức), Giản sử (xem: Cuồng), Thận du (xem: Lao khái), Đại chung (xem: Lậu) Trị ít hơi.

- Chí âm: Trị ít hơi, khó nói (xem: Nóng rét).

- Thần môn: Trị ít khí không đủ thở (xem: Tim bứt dứt).

- Tiểu trường du (xem: Cước khí), Ngư tế, Đại lăng (xem: Thương hàn không có mồ hôi), Can du: (xem: Ho nghịch) Trị ngắn hơi.

- Ưng song: Trị ngực tức, ngắn hơi.

- Hành gian: Trị điên tật ngắn hơi.

- Phàm tức ngực, ngắn hơi, không có mồ hôi đều châm bổ thủ Thái âm để ra mồ hôi “Thiên”.

- Dũng tuyền: Chủ ngắn hơi (xem: Không có con).

- Chiên trung, Hoa cái: Chủ ngắn hơi không thở được, không nói được.

- Bộ lang, Âm đô: Trên cách không thông, thở hít ngắn hơi, thở suyễn.

- Đại bao: Chủ đại khí không thở được.

- Liêm tuyền: Trị ho hắng, ngắn hơi thở suyễn, nôn ra nước bọt, cắn hàm răng.

- Phong môn: Chữa ngắn hơi không yên (xem: Phong lao).

- Can du: Chữa ngắn hơi, không ăn (xem: Trúng gió).

- Phục thỏ: Chữa bụng trướng ngắn hơi.

- Can du: Chữa ngắn hơi “Minh hạ”.

- Ngắn hơi: Cứu Kiên tỉnh 200 mồi (“Thiên” xem: khí lên).

- Ngắn hơi, không nói được cứu Thiên tỉnh 100 mồi, hoặc Đại chùy số mồi theo tuổi hoặc Phế du, Can du, Xích trạch số mồi theo tuổi hoặc 100 mồi, hoặc chỗ mạch giao nhau giữa ngón út và ngón thứ tư 7 mồi, hoặc đầu các ngón tay hợp lại là 10 mồi.

- Ít tuổi mà phòng sự nhiều, ngắn hơi, cứu đầu Cưu vỹ 50 mồi, lại cứu cách muối giữa rốn 14 mồi.

- Mất khí, cứu dưới mỏm gai đốt sống thứ hai, số mồi theo tuổi.

- Ngắn hơi cứu Cự khuyết (xem: Khí lên).

- Vân môn, Phong môn, Nhiệt phủ, Phế mộ (xem: Khí lên), Cự khuyết, Kỳ môn: Chủ ngắn hơi (xem: Đau tim).

- Cự khuyết, Giải khê, Nhiên cốc, Xích trạch: Chủ ít hơi (xem thêm: Đứng đau).

- Cự khuyết: Trị ít hơi “Đồng”.

- Đảm du: Chữa bụng trên trướng đầy, mửa ngược lên mà ngắn hơi, ăn khó xuống mà không tiêu “Minh”.

- Tim đau như dùi, dao đâm, khí kết, cứu Cách du 17 mồi “Thiên”.

- Khí kết cứu Thái thương 100 mồi (xem: Đau tim).

- Thông cốc: Trị kết tích lưu ẩm (“Đồng” xem: Đàm).

- Mọi bệnh ở tim và bụng trên, bụng rắn, tim bứt dứt, buồn lo khí kết, rét lạnh, thổ tả, đau tim ỉa mửa, ăn không tiêu, sôi ruột dễ ỉa, cứu Thái thương 100 mồi.

- Kết khí ở trong họng, chỗ châm và cứu không tới, cứu Hoang mộ số mồi theo tuổi “Thiên”.

- Trung quản: Trị tập quán rét kết khí “Đồng” cách kết (xem: Nôn).
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Một 01, 2018, 09:36:33 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #59 vào lúc: Tháng Mười 30, 2018, 10:11:03 AM »

35. Bôn đồn khí – Phục lương, tức bôn

- Phàm khí quyết nghịch lên, khí công vào dưới hai bên sườn, dưới tim đau tức, thở hổn hển muốn tuyệt, đó là khí bôn đồn, tức thì làm gấp thuốc nước để ngâm hai tay hai chân bệnh có thể hết “Thiên”.

- Bôn đồn: Sưng bụng, cứu Chướng môn 100 mồi.

- Bôn đồn: Cứu Khí hải 100 mồi, hoặc Kỳ môn hoặc Chướng môn 100 mồi.

- Bôn đồn làm thương tim không thở được, cứu Trung cực 50 mồi.

- Bôn đồn lên xuống trong bụng và lưng cùng dẫn đau, cứu Trung phủ 100 mồi.

- Bôn đồn lên xuống, cứu Tứ mãn từ 1 đến 7 mồi.

- Kỳ môn, Âm giao, Thạch môn chủ bôn đồn (xem: Không có con).

- Bôn đồn, bụng sưng, Chướng môn chủ chứng đó.

- Bôn đồn khí lên giữa bụng đau, ống dái sưng trước là dẫn vào thắt lưng, sau là dẫn vào bụng dưới, lưng và khớp hông. Đau não, rắn đau, dẫn xuống vào âm hộ, không đái được, hai hòn dái co lại, lấy Âm giao chủ trị cả “Giáp”.

- Chướng môn (“Đồng” giống thế), Thạch môn (“Minh hạ” giống thế).

- Âm giao: Chủ bôn đồn khí lên.

- Kỳ môn: Chủ bôn đồn lên xuống (“Đồng” giống thế, xem: Hoắc loạn).

- Trung cực: Chủ bôn đồn lên làm hại tâm, quá lắm thì không thở được.

- Thiên khu: Chủ bôn đồn, chướng sán.

- Quy lai: Chủ bôn đồn, trứng dái co lên vào bụng, đau dẫn vào ống dái.

- Thiên khu: Chủ sán khí, bứt dứt, buồn nôn, mặt sưng, bôn đồn “Giáp”.

- Quan nguyên, Trung cực: Chủ đàn bà bôn đồn thương tâm.

- Thượng quản: Chủ trong tim bứt dứt, bôn đồn khí trướng đầy tức, không ăn được “Đồng”.

- Trung quản: Trị do đọc sách khí bôn đồn công lên, phục lương ở dưới tim, giống như cái chén úp, rét tích, kết khí (“Minh” nói: Bôn đồn khí như bứt dứt, phục lương khí như chén úp).

- Quy lai: Chữa bụng dưới bôn đồn (“Thiên” nói: Chủ bôn đồn, xem thêm: Đau âm hộ).

- Trung cực: Trị bôn đồn thương tâm, quá lắm thì không thở được, hoảng hốt, ngất sửu (thi quyết).

- Quan nguyên: Chữa bôn đồn, khí rét vào bụng dưới (“Thiên” giống thế), có khi muốn nôn, đái ra máu, nước đái vàng, ỉa không dứt “Minh hạ”.

- Khí hải: Chữa bôn đồn bụng rắn (xem: Lao).

- Kỳ môn: Chủ bôn đồn (xem: Sản hậu).

- Khí huyệt: Chủ khí chạy lên xuống, dẫn đau sang cột sống và thắt lưng.

- Quan nguyên, Trung cực, Âm giao, Thạch môn, Tứ mãn (xem thêm: Không có con), Kỳ môn (xem: Tật sau đẻ): Chủ đàn bà bôn đồn.

- Thượng quản: Trị khí phục lương, giống như chén úp (“Đồng” “Minh” giống thế).

- Trung quản: Trị khí phục lương (xem: Ở trên).

- Kỳ môn, Khuyết bồn (xem: Tức ngực), Cưu vỹ (xem: Tim đau): Chủ tức bôn (tích ở Phế gọi là tức bôn, ở phía sau to như cái chén úp).
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Trang: 1 2 3 [4] 5 6 ... 12   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn