Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Năm 05, 2024, 01:40:45 AM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: 1 ... 10 11 [12]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Châm cứu Tư Sinh kinh - Vương Chấp Trung - Lê Văn Sửu soạn dịch  (Đọc 48056 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #165 vào lúc: Tháng Mười Hai 25, 2018, 03:42:10 PM »

23. Đàn bà không có con - Phụ nhân vô tử

- Âm liêm: Trị đàn bà dứt đẻ, nếu chưa đẻ lần nào, cứu 3 mồi thì có con "Đồng".

- Trung liêu: Trị không có con, khí hư nhiều, kinh nguyệt không đều.

- Thứ liêu, Dũng tuyền, Thương khâu: Trị không có con.

- Trung cực: Trị đàn bà dứt đầu mối tình cảm (xem: Kinh nguyệt) "Minh" cũng thế. "Minh Hạ" nói: Chữa thất tình tuyệt tử, mất tinh khí mà không có con.

- Thạch quan: Trị tuyệt tử, tạng có ác huyết xông lên, bụng khô đau không chịu nổi. "Minh Hạ" nói: Bụng đau cứng như cắn, đâm.

- Khú tuyền: Chủ đàn bà sán giả, ấn vào như có nước ấm vào hai đùi, bụng dưới đau, âm lòi ra đau, nước kinh lại xuống. Cửa mình sưng, ngứa, tiết ra nước xanh như cánh hoa quỳ. Huyết bế không có con, không muốn ăn "Thiên".

- Thủy nguyên, Âm kiều: Chủ con gái không có con, ở âm hộ ra bạo nước nhỏ giọt, kinh nguyệt không về, hay bứt dứt, đau tim.

- Nhiên cốc: Chủ không có con, ở cửa mình ra bạo kinh nguyệt "Thiên".

- Thượng liêu: Chủ dứt con, sốt rét, nóng rét, âm vật lòi ra, giọt trắng ra không cầm, ống chân, cột sống đau như gãy.

- Âm giao: Chủ bụng co, bụng đầy, sán, kinh nguyệt không về, vú có tật thừa, không có con, cửa mình ngứa, bôn đồn chận lên, bụng rắn đau, dẫn xuống giữa cửa mình, không đái được.

- Thạch môn: Chủ bụng đầy, sán tích, dư tật ở vú, tuyệt con, cửa mình ngứa, bôn đồn chận lên, bụng dưới rắn đau dẫn xuống giữa cửa mình, không đái được. Kỵ cứu, cứu sẽ không có con (huyệt này cấm châm với con gái).

- Quan nguyên: Chủ tuyệt tự, ứ máu ở trong không xuống, xoay dạ con không đái được, bụng dưới đầy, đái đau, lại chủ dẫn vào dưới sườn trướng, đầu đau, thân và lưng trên nóng, bôn đồn hàn, đái nhiều lần ra không dứt.

- Trung cực: Chủ dạ con lệch, bụng dưới lạnh, khó chịu, cửa mình ngứa, đau, bôn đồn đâm lên tim. Đói, không ăn được, bụng trướng, kinh bế không thông, đái khó, vú có dị tật. Tuyệt tử, lại chủ cong, co, bụng sán.

- Trúc tân: Chủ đại sán, tuyệt tử.

- Dũng tuyền: Chủ con gái không có con, ho mà ngắn hơi.

- Khí xung: Chủ không đẻ, nếu như chưa qua đẻ.

- Đàn bà không có con cứu Nhiên cốc 50 mồi.

- Đàn bà tuyệt tử, dạ con bị tắc, cứu Quan nguyên 30 mồi, có thể làm lại.

- Đàn bà cái thai không thành, nếu như hỏng rơi ra, bụng đau, nhỏ giọt nước đỏ, cứu Bào môn 50 mồi (ở bên trái Quan nguyên 2 thốn là huyệt).

- Đàn bà tuyệt tử không sinh con cứu Khí môn (cách quan nguyên 3 thốn là huyệt) 100 mồi.

- Đàn bà chỗ chứa con bế tắc, không thụ tinh, đau đớn, cứu Bào môn 50 mồi.

- Đàn bà không sinh, nhỏ ra nước đỏ trắng, cứu Tuyền môn 10 mồi, ba lần báo.

- Kinh nguyệt không lợi, bôn đồn lên xuống không có con, cứu Tứ mãn 30 mồi.

- Đàn bà dạ con sa xuống, cứu Tề trung 300 mồi, lại Thận giao 50 mồi, 3 lần báo, huyệt ở giữa nếp ngang dưới rốn. Lại cột sống ngang lưng rốn 50 mồi, 2 lần báo, lại Ngọc tuyền 50 mồi, 3 lần báo.

- Đàn bà dạ con sa thẳng xuống ra ngoài cửa mình, cứu kẹp 2 bên Ngọc tuyền 3 thốn, số mồi theo tuổi, 3 lần báo.

- Đàn bà cửa mình lạnh sưng, đau, cứu Quy lai 30 mồi, 3 lần báo.

- Trung cực: Là huyệt tối trọng yếu chữa đàn bà dứt đầu mối sinh đẻ.

- Quan nguyên: Chủ dứt đầu mối, âm đạo lạnh, châm 8 phân, lưu 3 hơi thở ra, tả 5 hơi hít vào, cứu cũng tốt, cứu không bằng châm. Hàng ngày cứu 100 mồi thì dừng.

- Thai không thành nhiều lần trụy hỏng, Ngọc tuyền (Trung cực) cứu 50 mồi, 3 lần báo, lại Long môn 20 mồi.

- Đàn bà không con châm Quan nguyên "Thiên Dực - Chân Quân".

- Dũng tuyền: Chủ đàn bà không con (xem: Hư tổn).

- Đàn bà muốn thôi đẻ, cứu mắt cá trong chân bên phải lên 1 thốn, 3 mồi "Thiên".

- Thạch môn: Kỵ cứu, cứu sẽ không có con ("Đồng" nói: Châm ở đó sẽ không có con). "Minh" nói: Mang con trong bụng không châm Quan nguyên, nếu châm thì rụng thai. Thai thường không ra, châm Ngoại côn lôn thì ra ngay. Âm giao cứu nhiều thì không có con. "Thiên Dực" lại nói: Thạch môn, Quan nguyên cách nhau có 1 thốn, châm Quan nguyên chữa đàn bà không có con, châm Thạch môn thì suốt đời không có con, đúng là đạo mù mịt, không thể coi nhẹ được.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 25, 2018, 04:22:21 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #166 vào lúc: Tháng Mười Hai 26, 2018, 08:33:12 AM »

24. Máu hòn - Ứ huyết

- Thạch môn: Trị đàn bà nhân đẻ xong nước hôi không dứt rồi kết thành cục, băng ở trong ("Minh" cũng thế), ra nhỏ giọt "Đồng".

- Thiên khu, Trung cực: Trị huyết kết thành cục (xem thêm: Kinh nguyệt).

- Hạ cực: Chữa nhân đẻ xong, nước hôi không dứt, rồi kết thành sán giả, hoặc do kinh nguyệt không đều, máu kết thành hòn "Minh".

- Lậu cốc, Khúc tuyền: Trị huyết giả "Đồng" (xem: Hạch hòn).

- Khúc cốt: Chủ huyết còng (còng lưng do huyết ứ) "Thiên".

- Phục lưu: Chủ lậu do huyết.

- Lậu do huyết (huyết lâm), cứu Đan điền (xem thêm: Lậu).

- Tam lý: Trị ứ máu trong ngực "Đồng".

- Cửu khúc, Trung phủ: Chủ ở trong có huyết ứ (xem: Thi quyết).
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 26, 2018, 08:34:03 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #167 vào lúc: Tháng Mười Hai 26, 2018, 09:00:00 AM »

25. Băng huyết - Huyết băng (Ra nhỏ giọt, nước hôi không dứt)

- Đại đôn: Chủ máu băng không dứt "Đồng".

- Hợp dương: Trị băng ở trong.

- Khí hải (xem: Kinh nguyệt), Thạch môn: Trị băng ở trong, ra máu nhỏ giọt (xem: Huyết hòn).

- Trung đô: Trị băng ở trong, do đẻ mà nước hôi không dwsrt.

- Giao tín, Âm cốc, Thái xung, Tam âm giao: Chữa con gái ra máu không dứt.

- Thạch môn: Trị băng ở trong ra nhỏ giọt (xem: Huyết cục).

- Huyết hải: Chữa ra nhỏ giọt, máu ác, kinh nguyệt không đều, huyết bế không thông, khí ngược lên, bụng trướng.

- Âm cốc: Chủ máu ra nhỏ giọt, bụng dưới trướng, tứ chi nóng rét, bụng sưng một bên.

- Thái xung (xem: Sán), Nhiên cốc: Chủ ra kinh nhỏ giọt (xem: Không có con).

- Âm kiều: Chủ âm vươn ra, ra máu, âm hộ sưng hoặc ngứa, ứ nước trong như nước hướng dương.

* Băng trắng: Cứu nếp ngang ở bụng dưới, thẳng rốn xuống 100 mồi. Lại ở mắt cá trong lên 3 thốn, cả hai bên trái phải đều 100 mồi.

- Âm giao, Thạch môn: Chữa băng ở trong "Minh".

- Thiên khu: Chữa ra nhỏ giọt, trắng đỏ (Giao nghi, Phục lưu: cũng thế) và bụng rắn to, ăn không hóa, sắc mặt bủng "Hạ".

* Nếu máu kinh quá nhiều mà màu máu ứ đen, quá lắm băng ra, hit hít vào ít hơi, bụng rốn cực lạnh, mồ hôi ra như mưa, mạch xích bộ hơi nhỏ. Do Xung Nhâm hư suy, làm cho khách phong, lạnh ở trong dạ con, khí không thể giữ được, cứu Quan nguyên 100 mồi, nên uống Lộc Nhung Hoàn "Chí".

* Có vợ một người thổ dân bệnh băng huyết đã hai tháng, ăn không tiêu, uống Chấn Linh Đơn dó giảm đi chút ít nhưng bệnh không dứt, do tìm được Kỳ Dực Phương, Như Thánh Tán dùng Tông lư, Ô mai, Can khương, Cây lá nón, Mơ ngâm đen, mỗi thứ một lạng, cùng đốt còn 5 phần thích chất (thiêu tồn tính), rồi giã nhỏ, mỗi lần uống 2 đồng cân, uống trước khi ăn, đun nước Ô mai làm thang mà uống (bệnh rất nặng uống không quá 3 lần). Hợp một tễ tôi cho uống thì bệnh yên.

Lại vợ người tuần hộ, tuổi  quá 50, nhân thương hàn mà băng huyết, tôi thêm Giao Ngải Tức Vật Thang, lần thứ nhất uống khỏi dần. Sau do làm mệt mà bị lại nặng hơn, tôi cho Chấn Linh Đơn 50 viên mà dứt. Hoặc không có thuốc đó, đốt Lộc giác tồn tính giá nhỏ, hòa với rượu uống cũng tốt. Đó là kinh nghiệm của tôi, chép phụ vào đây.

- Âm giao: Trị con gái kinh nguyệt không dứt, khí hư, đẻ xong nước hôi không dứt, quanh rốn lạnh đau "Đồng - Minh" cũng thế.

- Khí hải (xem: Kinh nguyệt), Trung đô: Trị nước hôi không dứt (xem: Băng huyết).

- Quan nguyên: Trị nước hôi không dứt (xem: Khí hư trắng đỏ).

- Trung cực, Thạch môn: Chữa do đẻ nước hôi không dứt.

* Rỉ giọt máu ở dạ con ra không cầm, cứu hai bên Quan nguyên 3 thốn 100 mồi.

* Khó đẻ, máu ra không cầm, đẻ ngang thai động, châm Tam âm giao.

* Thai động, băng ở trong, ỉa lỵ, khí chạy ngược lên, châm Thạch môn 1,4 thốn.

* Rỉ ở dạ con ra thấy đỏ, cứu ở Bào môn (bên trái Quan nguyên 2 thốn) 50 mồi, lại Khí môn 50 mồi.

* Băng ở trong ra khí hư, châm và cứu ở Trung cực.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 26, 2018, 09:13:30 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #168 vào lúc: Tháng Mười Hai 26, 2018, 09:43:26 AM »

26. Các chứng khác sau đẻ - Sản hậu dư tật

- Kỳ môn: Trị các tật sau khi đẻ "Đồng" (xem: Đau tim). "Thiên" nói: Chủ bệnh sau đẻ, ăn không xuống, bôn đồn lên xuống, thương thực bụng đầy.

- Phục thỏ: Chữa mọi bệnh tật ở 8 bộ của người đàn bà "Minh".

* Đàn bà đẻ xong đau khắp mình mẩy, châm huyệt Bách lao, gặp chỗ đau thì châm, tránh gân, xương và các huyệt cấm "Hứa". "Minh Hạ" nói: Sau đẻ chưa đủ 100 ngày kiêng cứu.

* Sau khi đẻ mà huyết vàng, nóng rét qua lại hoặc huyết làm thương tâm, đó là ác tật. Tôi xem Thực Khoa Bản Thảo thấy có dùng Lộc giác (sừng Hươu, Nai) đốt tán nhỏ hòa với rượu mà uống ngày đêm nhiều lần. Uống nghiệm đó.

Ngẫu nhiên ở nhà có người đàn bà bệnh đó, bảo uống như thế mà thần hiệu. Từ đó dậy nhiều người đàn bà khác uống đều nghiệm. Nhưng mà sau khi đẻ thì chưa uống được rượu, lấy ngay nước đái trẻ con hòa  mà uống (tối kỵ uống thuốc lợi).

"Minh Hạ" nói: Phàm mang thai không kể mấy tháng, không nên cứu.

"Đồng" nói: Ngày xưa Tống Thái Tử thích Y thuật, ra vườn gặp một người đàn bà chửa, Thái Tử chẩn nói: Con gái! lệnh cho Từ Văn Bá chẩn, Văn Bá nói: Một trai, một gái. Thái Tử bảo: Châm đi, tả Tam âm giao, bổ Hợp cốc, ứng kim mà ra thai. Quả như Văn Bá nói. Từ đó người có chửa không thể châm.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 26, 2018, 09:45:39 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #169 vào lúc: Tháng Mười Hai 26, 2018, 10:06:50 AM »

27. Khó đẻ - Nan sản (Sót nhau, con đâm lên tim, lạc thai)

- Xung môn: Trị khó đẻ, con đâm lên tim không thở được "Đồng".

* Trương Trọng Văn chữa đẻ ngang, tay ra trước, mọi thứ thuốc phù hợp đều không được, liền cứu đầu nhọn ngón chân út bên phải 3 mồi, mồi nhỏ như hạt lúa, lửa tắt, đẻ ngay!

- Trung phong: Chủ bụng dưới to khó đẻ, họng khô, ham uống, hai bên rốn đau "Thiên".

- Thượng côn lôn: Chủ đẻ khó, nhau thai không ra, tiết phong từ đầu đến chân.

- Khí xung: Chủ nhau không ra (xem: Kinh nguyệt), con đâm lên tim "Thiên" cũng thế.

- Xung môn: Chủ khó có sữa, con xông lên tim, âm sản "Thiên". "Hải Thượng Phong" trị khó đẻ và nhau không ra, lấy 7 hạt Thầu dầu (Tỳ ma tử) bỏ vỏ giã nát như bùn, đắp vào gan bàn chân, khi nhau ra phải lau rửa ngay đi "Bản Sự Phương" nói cực nghiệm.

* Ngày xưa mẹ Hồ Dương Công Chúa đẻ không được, đạo sỹ ở núi Chung Nam dâng Chỉ Xác Tán, hiệu như thần (Chỉ xác sao tán bỏ cọng 4 lạng, Cam thảo nướng 3 lạng tán nhỏ mịn. Mỗi lần uống 1 đồng tiền xu to, uống vào lúc bụng đói bằng nước đun sôi. Sau 5, 6 tháng có thể ngày 1 lần uống, 8 tháng, ngày 3 lần, chửa đẻ gầy bé đi. Mấy tháng sau bình phục.

* Nếu đẻ ngang, đẻ ngược, khó đẻ, nên uống Mực đen tán (Bách thảo sương, dưới đít nồi là than đen, Hương bạch chỉ bằng nhau đem tán. Mỗi lần uống 2 đồng tiền xúc. Giấm, nước tiểu trẻ con, mỗi thứ một chén, trộn đều uống, lại thêm một ít nước đun sôi để nóng ấm mà uống. Lâu lâu sẽ đẻ ngay thẳng, chưa thấy lại làm lại. Chốc lát sống hai mạng người. Tôi mách người ta uống rất nghiệm nên chép phụ vào đây.

* Đàn bà sẩy thai xong, đờ người ra, quyết nghịch, châm Kiên tỉnh khỏi ngay, cứu càng thắng châm, có thể cứu 7 mồi "Đồng".
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 26, 2018, 10:09:36 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #170 vào lúc: Tháng Mười Hai 26, 2018, 10:38:57 AM »

28. Kinh nguyệt:

- Khí xung: Chủ kinh nguyệt bất lợi, mình nóng, bụng đau, đồi sán, sưng cửa mình, đau vú, con đâm lên tim, đau không thở được. Khí xông lên thắt lưng đau, đau không thể cúi ngửa "Đồng".

- Hội âm: Trị con gái kinh nguyệt không thông "Thiên" cũng thế.

- Quan nguyên: Trị mạch máu tháng dứt hẳn (xem: Khí hư).

- Túc lâm khấp: Trị kinh nguyệt không lợi, sườn cụt, chi đầy, tức, ung vú, tim đau, đau bại khắp người, chỗ đau không nhất định, khí ngược lên, suyễn không đi được.

- Trung cực: Trị đàn bà dứt đầu mối con cái, lại bởi nước hôi không dứt, kinh nguyệt không đều, máu kết thành cục.

- Thiên khu: Trị kinh nguyệt không có giờ giấc, máu kết thành cục, ruột kêu, bụng đau, không ham ăn.

- Thủy tuyền: Trị kinh nguyệt không về, về thì nhiều, đau bứt dứt dưới vùng tim, mắt mờ mờ không thể nhìn xa, âm lòi ra, đái dầm dề bụng đau.

- Âm kiều: Chữa không có hành kinh, sợ hãi không vui. Như dạ con sa xuống mà ra nước ("Thiên" chép là không ra). Mặt đen, bụng đói mà không muốn ăn. Đàn bà đái dầm dề, âm lòi ra, tứ chi buồn bằn, tim khó chịu. "Minh Hạ" nói: Chữa kinh nguyệt không đều ham nằm, uể oải, hay sợ không vui. Tay chân khô một bên, không đi được.

- Thái xung: Chữa kinh nguyệt không thông "Hạ".

- Âm giao, Giao nghị: Chữa kinh nguyệt không đều.

- Âm kiều: Chủ kinh nguyệt, tứ chi buồn bằn, âm hộ bạo nhảy, một bên bụng dưới đau, lại chủ con gái đái buốt, âm vật lòi ra, kinh nguyệt không về.

- Hành gian: Chủ kinh nguyệt không lợi, thấy trắng đỏ mà thận bại, cửa mình lạnh.

- Túc lâm khấp: Chủ kinh nguyệt không lợi, thấy có máu mà mình bại, vú sưng.

- Yêu du: Chủ kinh nguyệt bế mà đái đỏ, cột sống cứng, giúp giãn lại thì đau như gãy, mồ hôi không ra.

- Trung cực: Chữa kinh bế không thông (xem: Không có con).

* Chữa con gái từ nhỏ đến lớn, kinh nguyệt không thường đến, uống Hoàng cầm, Mẫu đơn thang hai tễ, xong cứu dưới núm vú 1 thốn, ở bờ vòng tròn đen, mỗi chỗ 50 mồi.

- Khí huyệt: Chủ kinh nguyệt không thông, khí tiết chạy lên xuống, dẫn vào thắt lưng cột sống đau.

- Thiên khu: Chủ đau trong dạ con, ác huyết. Kinh nguyệt chưa hết thời đã ngừng dứt, bụng trướng, khí xung lên ngực.

- Khí xung: Chủ kinh nguyệt không lợi, hoặc bạo bế tắc, bụng trướng đầy, còng, khó chịu, mình nóng, vú đau, con đâm lên tim. Nếu như bào không ra, tất cả mọi thứ khí loạn hết, cắn đau ở trong không thể lại thở, nằm ngửa co một gối duỗi một gối.

* Kinh nguyệt không dứt, cứu mắt cá chân bên trong xuống, trên mạch xanh ở mép thịt trắng, số mồi theo tuổi.

- Đới mạch, Hiệp khê: Chủ bụng dưới rắn đau, kinh nguyệt không thông.

- Thủy đạo: Chủ bụng dưới trướng đầy, đau dẫn vào cửa mình, kinh nguyệt đến thì thắt lưng và lưng trên đau, trong dạ con có hòn cục, âm đạo lạnh, đái ỉa không thông.

- Hạ liêm: Chữa con gái ra nước xanh như rêu không cầm, đau ở trong dẫn vào bụng dưới đau, ỉa khó, hàn thấp, nội thương "Đồng".

- Ẩn bạch: Trị kinh nguyệt quá hạn không dứt, châm đó khỏi ngay.

- Âm giao: Trị kinh nguyệt không dứt.

- Khí hải: Trị kinh nguyệt không đều, ra khí hư. Băng ở trong do đẻ, nước hôi không dứt, bệnh đau quanh rốn.

- Khí huyệt: Trị kinh nguyệt không đều, đái ỉa rễ không dứt, khí chạy lên xuống, dẫn vào thắt lưng, cột sống đau.

- Huyết hải, Đới mạch: Chữa mạch kinh nguyệt không đều.

- Âm giao: Trị kinh nguyệt không dứt "Thiên" nói: Không xuống.

* Kinh nguyệt không lợi cứu Tứ mãn (xem: Không có con).

* Kinh nguyệt không đều, máu kết thành cục, châm Giản sử (xem: Sán giả).

* Sau khi đẻ máu kinh không cầm, đẻ ngang thai động, đều châm Tam âm giao "Thiên Dực".

* Kinh nguyệt không lợi, huyết chạy lên xuống, không có con, cứu Tứ mãn 30 mồi.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 26, 2018, 02:46:20 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #171 vào lúc: Tháng Mười Hai 26, 2018, 03:30:45 PM »

29. Khí hư trắng đỏ - Xích bạch đới

- Quan nguyên: Trị ra khí hư, có giả tụ, do đẻ nước hôi không dứt, kinh nguyệt không dứt hẳn, ra kinh lạnh "Đồng - Minh" cũng thế.

- Khí hải (xem: Kinh nguyệt), Tiểu trường du: Trị ra khí hư "Thiên - Minh" cũng thế.

- Trung liêu: Trị ra khí hư, kinh nguyệt không đều (xem: Không có con).

- Đới mạch: Trị khí hư trắng đỏ (xem: Bụng dưới đau). "Minh Hạ" nói: Khí ở dưới sườn, chuyển liền sang lưng trên đau không chịu nổi.

- Âm giao: Chữa khí hư "Minh" (xem: Nước hôi).

- Khúc cốt: Chữa khí hư trắng đỏ, sợ giao hợp âm dương ("Đồng" cũng thế), đái bí tắc không thông, hư yếu, lạnh, đều nên cứu.

- Thượng liêu: Chủ rỉ ra nước trắng "Thiên" (xem: Không có con).

- Thứ liêu: Chủ rỉ ra nước trắng đỏ, tâm tích trướng, đau thắt lưng.

- Trung liêu: Chủ nhớt đỏ, có khi khí trắng, còng, máu kinh ít.

- Yêu cực giao: Chủ ra nước xanh không cầm, rỉ ra đỏ, ngứa cửa mình, đau dẫn vào bụng dưới, lôi kéo một ít, không thể cúi ngửa.

-Khúc cốt: Chủ trắng đỏ tươi, trong cửa mình ngứa đau, sợ giao hợp, bụng dưới chặn rắn, bí tiểu tiện.

- Đại hách: Chủ đỏ tươi.

* Tôi thường tìm thuốc khí hư trắng đỏ, tôi dùng Trấn Linh Đơn có thể làm cho hoạt huyết, ôn trung rất nghiệm, nên chép vào sách này, nhưng mà nếu có chửa thì không được dùng. Nếu cứu vào huyệt Đới mạch thì tốt hơn thuốc viên này.

* Có một người đàn bà bị bệnh khí hư trắng đỏ, người quen họ Lân được tôi đã châm cứu, mới đầu cứu Khí hải, chưa hiệu, ngày sau cứu Đới mạch, có quỷ giúp, người bệnh nói: Ngày hôm qua cứu cũng tốt, chỉ cứu tôi chưa hay, ngày hôm nay cứu hay cho tôi, tôi ngày hôm nay đi rồi. Có thể làm rượu thịt cúng tôi, rồi người nhà theo như lời làm rượu thịt cúng, bệnh đó như hết mất. Đó là sự thật vậy, tôi lần đầu tiên thấy sự lạ, do đó nghĩ về Tấn Cảnh Công bệnh tại Cao hoang, đã có hai quỷ, đó là hư lao quá mức, quỷ được thừa hư mà chiếm lấy. Ngày nay bệnh người đàn bà cũng có quỷ. Tại sao dụng tâm mà hư tổn cũng có tật đó, quỷ cũng thừa hư mà chiếm lấy, đã cứu đúng huyệt là quỷ không thể không đi, tuy chẳng cúng cũng vậy. Từ đó hễ có người đến tìm cứu, mỗi lần ấn huyệt đó, không thể không có đau ứng dưới tay. Tôi biết là đúng huyệt, bảo về cứu ở đó, không trường hợp nào là không khỏi. Đó là huyệt ở dưới đầu sườn 11 là 1,8 thốn, có bệnh đó thì nhanh cứu đi. Đàn bà mắc bệnh đó mà tang sống rất nhiểu (?), thật không phải là tự nhiên. Nếu như cứu thêm Bách hội càng tốt. Bệnh đó thường do dụng tâm làm ra như thế (Do suy nghĩ nhiều mà thành).

* Khí hư trắng đỏ cứu Giản sử 30 mồi (xem: Sán giả).

* Tuyệt tự, không đẻ, rỉ ra máu trắng đỏ, cứu Tuyền môn (Bờ dưới điểm giữa của xương mu) 10 mồi, 3 lần báo.

* Ỉa ra máu, ỉa lỵ trắng đỏ, rỉ ra máu, cứu Túc thái âm 50 mồi, tại mắt cá trong chân lên 3 thốn, trong bụng 5 thứ hàn thì cưu 100 mồi.

* Rỉ ra trắng đỏ, cứu Doanh trì 4 huyệt 20 mồi, ở hai bên trước sau mắt cá trong, trên mạch trì, còn một tên là Âm dương.

* Rỉ ra máu trắng đỏ, tứ chi buốt, tiêu đi, cứu Lậu âm 30 mồi, ở mắt cá trong xuống 5 phân trên động mạch nhẹ.

* Rỉ ra máu đỏ, đi ỉa, cứu Âm dương huyệt, số mồi theo tuổi, 3 lần báo, ở đầu ngoài nếp gấp, dưới ngón chân cái chỗ mép trắng.

* Băng ở trong ra khí hư, do đẻ nước hôi không dứt, đàn bà dứt mối con cái, tối yếu huyệt: Châm Trung cực thì có công. Nếu chưa có, châm sâu vào thêm 8 phân, lưu kim 10 hơi thở ra, đắc khí thì tả, cứu cũng tốt. Không châm thì ngày cứu 30 đến 300 mồi thì dừng.

* Ra khí hư, cứu Tiểu trường du 50 mồi.

Hết quyển VII
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 26, 2018, 03:40:43 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #172 vào lúc: Tháng Mười Hai 26, 2018, 04:02:01 PM »

Mục lục quyển III

1. Hư tổn
2. Cứu 20 loại cốt chứng
3. Lao khái
4. Thận hư
5. Tiêu khát
6. Âm mềm rụt
7. Âm vượt ra
8. Chuyển lệnh bàng quang
9. Đau dương vật
10. Bàng quang khí
11. Mồ hôi ở âm hộ
12. Âm hộ sưng
13. Đau bụng dưới
14. Bụng dưới trướng tức
15. Đồi sán
16. Sán giả
17. Lậu còng
18. Đái khó
19. Đái 5 màu
20. Chữa mộng di thất tinh
21. Ỉa không thông
22. Đái không thông
23. Đái không cầm
24. Đại tiện không cầm
25. Ỉa chảy
26. Ỉa như cháo loãng
27. Ỉa lỏng
28. Lỵ
29. Ỉa ra máu
30. Trĩ
31. Trường cường
32. Ruột giãn
33. Đau ruột
34. Sôi ruột
35. Thoát giang
36. Quặn bụng nôn nao
37. Quặn bụng ỉa mửa
38. Nôn mửa
39. Nôn khan
40. Nấc
41. Thương hàn, nôn ựa
42. Thoả nhổ bọt
43. Đau dạ dày
44. Phản vị
45. Ăn không xuống được
46. Không thể ăn được
47. Không muốn ăn
48. Thực khí
49. Ăn nhiều
50. Sốt rét
51. Đau lá lách

Mục lục quyển IV

1. Tâm thống (Đau tim)
2. Tâm hoảng hốt
3. Tâm sợ hãi
4. Tâm hay cười
5. Tâm khí
6. Tâm lo buồn
7. Thở than
8. Tâm bứt dứt
9. Đảm hư
10. Hay nằm
11. Không nằm
12. Mộng mị
13. Điên tà
14. Điên cuồng
15. Động kinh, co giật
16. Điên, động kinh
17. Điên tật
18. Kinh giản
19. Phong giản
20. Phong lao
21. Phong kinh
22. Phong choáng váng
23. Phong bại
24. Trúng phong
25. Trúng gió không nói
26. Phong một bên người
27. Đờm dãi
28. Nhổ ra máu
29. Suyễn
30. Phế khí
31. Ho hắng
32. Ho ngược lên
33. Ho ngược khí lên
34. Ít hơi
35. Bôn đồn khí
36. Bệnh hòn, hạch
37. Chứng có hòn
38. Tích tụ
39. Tích khí
40. Đau bụng
41. BỤng đầy
42. Bụng trướng
43. Bụng trên rắn to
44. Cổ chướng
45. Cổ phù nước.

Mục lục quyển V

1. Đau rốn (Tề thống)
2. Đau mạng sườn trước ngực (Ung thống)
3. Ngực đầy tức (Hung hãm)
4. Ngực sườn đau
5. Cách đau (Cách thống)
6. Lưng trên đau (Bối thống)
7. Vai lưng trên đau buốt (Kiên, bối, toan thống)
8. Vai đau bại (Kiên bại thống)
9. Đau cánh tay
10. Nách đau (Hạ thống)
11. Lao cổ tay (Uyển thống)
12. Đau khuỷu tay
13. Bàn tay tê bại không hoạt động được
14. Ngón tay co (Thủ chi đoan)
15. Bàn tay nóng (Thủ nhiệt)
16. Chân tê bại không hoạt động được (Túc bại bất nhân)
17. Chân không đi được (Túc bất năng hành)
18. Chân nóng rét
19. Tạp bệnh ở chân
20. Cước khí
21. Chân yếu (Cước nhược)
22. Chân sưng (Cước thủy)
23. Tứ chi quyết (Chân tay cứng đơ)
24. Thi quyết
25. Đầu gối đau
26. Vùng thắt lưng và chân đau (Yêu cước thống)
27. Đau lưng dưới (Yêu thống)
28. Thắt lưng cột sống đau (Yêu tích thống)
29. Đau xương sống (Tích thống)
30. Nếp nhăn (Tấu lý)
31. Đau xương (Cốt thống)

Mục lục quyển VI

1. Tai kêu
2. Tai đau
3. Tai điếc
4. Nhọt trong tai
5. Đau mắt
6. Mắt nhìn lên
7.Nước mắt chảy ra
8. Mắt hoa
9. Mắt không sáng
10. Mắt có màng che
11. Mắt đỏ
12. Mù xanh
13. Miệng, mắt méo
14. Miệng câm, mất tiếng
15. Lưỡi cứng
16. Miệng giãn
17. Sâu răng
18. Miệng, lưỡi khô đắng
19. Răng, miệng cam, có mụn
20. Răng cắn
21. Răng đau
22. Mũi tắc không lợi
23. úi có thịt thở
24. Chảy nước mũi
25. Mũi đau
26. Mũi chảy máu cam
27. Hầu họng sưng đau
28. Hầu, họng kêu
29. Hầu, họng khô
30. Hầu bại
31. Môi má sưng đau
32.Cổ, gáy cứng
33. Đầu phong
34. Đầu đau
35. Đau não
36. Đầu quay tít
37. Đầu sưng
38. Đỉnh đầu sưng đau
39. Mắt sưng
40. Mặt đau

Mục lục quyển VII

1. Thương hàn
2. Vàng da
3. Thương hàn đầu đau
4. Thương hàn nóng rét
5. Nóng rét
6. Khí nóng rét ở bụng
7. Thân hàn bại
8. Tự ra mồ hôi
9. Mồ hôi không ra
10. Thương hàn không có mồ hôi
11. Phát bối
12. Bướu ở cổ
13. Tràng nhạc
14. Dị ứng gió mẩn ngứa
15. Đau các khớp
16. Mụn nhọt
17. Mụn ghẻ
18. Ăn phải thứ độc
19. Chó dại cắn
20. Ung ở vú
21. Vú sưng đau
22. Đàn bà khí huyết
23. Đàn bà không có con
24. Máu hòn
25. Băng huyết
26. Các chứng khác sau đẻ
27. Khó đẻ
28. Kinh nguyệt
29. Khí hư trắng đỏ
« Sửa lần cuối: Tháng Ba 17, 2019, 04:43:18 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Trang: 1 ... 10 11 [12]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn