Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Năm 04, 2024, 01:56:59 PM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: 1 [2] 3 4 ... 12   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Châm cứu Tư Sinh kinh - Vương Chấp Trung - Lê Văn Sửu soạn dịch  (Đọc 48050 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #15 vào lúc: Tháng Tám 24, 2018, 11:12:35 AM »

 24. Đại tiện không cầm (xem: Ỉa chảy):

 - Đại trường du, Thứ liêu: Chủ dễ đái, ỉa.

 - Dương cương: Chủ ỉa không hạn chế (“Minh” cũng giống thế), ruột sôi, đi ỉa, đái vàng đỏ.

 - Thừa phù: Chủ sưng trong mảng xương cùng, ỉa thẳng ra, âm bào có lạnh, đái khó.

 - Khúc cốt đoan (Hoành cốt): Chủ ỉa ra nhiều lần, cứu thêm Thiên khu.

 - Đan điền: Chủ ỉa dễ không cầm, bụng dưới cắn đau.

 - Quan nguyên: Chữa ỉa lỵ, hư chướng, đái khó “Minh”.

 - Hồn môn: Chữa ỉa không hạn chế “Đồng”.

 - Già, trẻ ỉa không cầm, cứu hai ngón chân, móng đi lên 1 thốn, 3 mồi. Lại cứu khe chia rẽ ngón cái (Đại chỉ kỳ gian) đều 3 mồi “Thiên”.

 - Tam lý: Chữa hoắc loạn, đẻ dị tật.

 Ỉa không cầm, bệnh cũng chán vậy, Thần khuyết, Đan điền, Khúc cốt đoan… đều là những huyệt nên nhanh cứu ngay. Tôi có thời gian ngắn bị Tỳ tiết, thầy thuốc bảo có tích, cho thuốc lãnh để lợi, sinh ra đi ỉa không cầm, uống “Trấn linh đơn” hơn 10 viên, từ trưa đến đêm, đều mấy viên mà khỏi. Ngày nay, người ta uống dăm ba viên đó không khỏi thì không uống, đó cũng là lấy một thìa nước mà cứu một xe lửa sao được.

  25. Ỉa chảy (xem thêm: Thổ tả):

 - Khúc tuyền: Trị ỉa dễ, tứ chi uể oải, rã rời (“Đồng” xem: Sán).

 - Khúc kết: Chữa lạnh bụng, ỉa dễ (xem: Đau rốn).

 - Thần khuyết: Chữa ỉa dễ không cầm, trẻ em còn bú sữa ỉa không dứt, bụng to, đau quanh rốn.

 - Khí huyệt: Chữa đàn bà ỉa dễ, không cầm (xem: Kinh nguyệt).

 - Dương cương: Chữa ỉa ra trơn, dễ, cốc loại không hóa (xem: Tích khí).

 - Quan môn: Chữa ỉa dễ không muốn ăn (xem: Tích khí).

 - Thiên khu: trị ỉa rễ, ăn không hóa.

 - Tam tiêu du: Chữa nước, cơm, gạo không hóa. Muốn, mót đi ỉa, dừng ỉa (dục tiết trú, xem: Bụng chướng).

 - Huyền khu: Chữa cơm nước không hóa, ỉa dễ (xem: Tích tụ).

 - Tích trung: Chữa ôn bệnh, tích tụ, ỉa dễ.

 - Trung liêu: Chữa bụng chướng, dễ ỉa, ăn vào là ỉa.

 - Tỳ du: Chữa ỉa dễ (xem: Bụng chướng).

 - Bàng quang du: Chữa dễ ỉa, bụng đau.

 - Đại trường du, Thận du: Chữa ỉa tháo nước, ăn không hóa (xem: Lao khái).

 - Hội dương: Chữa khí lạnh trong bụng, ỉa dễ không cầm.

 - Kinh môn: Chữa bụng dưới sưng rất nhanh, ruột sôi, ỉa như tháo cống, đau dẫn vào vùng xương cùng.

 - Tam gian: Chữa bụng đầy, sôi ruột chữa ỉa như tháo cống.

 - Nhiên cốc: trị trẻ em ỉa như tháo cống (xem: Miệng ngậm).

 - Quan nguyên: Chữa ỉa không cầm (“Minh hạ” xem: Bôn đồn).

 - Kinh môn, Nhiên cốc, Âm lăng tuyền: Chữa ỉa như tháo cống, không hóa “Thiên”.

 - Thận du, Chương môn: Chữa hàn ở trong, ỉa như tháo cống, đau mình.

 - Trường cường: Chủ đầu nặng, ỉa như tháo cống, sách “Minh hạ” nói: Ỉa như tháo cống, không cầm.

 - Âm lăng tuyền, Ẩn bạch: Chủ trong ngực nóng, ỉa dữ dội.

 - Đại trường du: Chủ ruột sôi, giữa bụng sưng, ỉa dữ dội.

 - Tam tiêu du, Tiểu trường du, Hạ liêu, Ý xá, Chướng môn: Chủ ruột sôi, bụng chướng, muốn mót đi ỉa (dục tiết trú).

 - Hội dương: Chữa trong bụng có hàn, mót đi ỉa, tích ở ruột, ỉa ra máu.

 - Thúc cốt: Chủ ruột tích, ỉa chảy.

 - Thiên khu: Chữa vào tháng Trọng đông, cảm hàn mà ỉa chảy, đau ngang rốn, trong bụng có khí đau như cắt. Nếu bụng trên đau mà sau đó ỉa, đó là khí hàn tạm ở trong ruột… Cứu Quan nguyên 100 mồi. Uống “Dương quý súc sa thang” (Chỉ).

 - Ỉa chảy nên trước cứu Thần khuyết, sau cứu Quan nguyên.
« Sửa lần cuối: Tháng Tám 26, 2018, 10:36:04 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #16 vào lúc: Tháng Tám 24, 2018, 11:18:00 AM »

 26. Ỉa chảy như cháo loãng (sôn tiết):

 - Trung liêu: Chủ bụng chướng, ỉa như tháo.

 - Hạ liêu: Chủ đau bụng dưới, ỉa như tháo, đau khe ngón tay trỏ, môi khô, nước dãi chảy ra không biết, không ra được mồ hôi, lông tóc khô, gầy sọp đi, thở ngắn hơi, nóng trong dạ dầy, không muốn ăn.
 
 - Thượng liêm: (xem: Đau sườn). Chữa ỉa như cháo.

 - Âm lăng tuyền: Chủ đàn bà ỉa như cháo (xem: Sán giả).

 Sách “Tố vấn” nói: Xuân thương ở phong, hạ tắc ỉa như cháo. Nếu như biết bị bệnh là do thương ở phong, thì dùng thuốc có thể chữa được. Tuy chưa giỏi về Ngải, cũng không làm hại gì.

 Sách “Bản sự phương” nói: Sôn tiết (ỉa như cháo) là cốc bất hóa, mùa xuân vượng ở mộc, sinh phong tà, dâm khí vào Tỳ kinh, đến mùa hạ  gặp cái lạnh của gió, cho nên thường ỉa như cháo loãng. Nên dùng Khương Cùng hoàn (gồm: Khung cùng, Thần khúc, Bạch truật, Phụ tử) các vị bằng nhau tán nhỏ, luyện hồ viên to như hạt Ngô đồng, mỗi lần uống dăm ba chục viên, chiêu bằng nước gạo. Trị Tỳ thấp mà ỉa.

 27. Ỉa lỏng (đường tiết):

 - Tam âm giao: Chữa ỉa lỏng, ăn không hóa (“Đồng” xem: Bụng chướng).

 - Địa cơ: (xem: Thủy thũng) trị ỉa lỏng.

 - Địa cơ: Chủ đường giả (không đúng là ỉa lỏng, đau bụng, tạng bại).

 - Thái xung: Chủ ỉa lỏng (xem: Lỵ).

 Tôi thử ở bệnh đau bại, khi thấy nhiều người ỉa lỏng kéo dài, do cứu giữa rốn xong không thấy kêu nhộn nhạo. Nếu cứu ỉa lỏng thì cứu giữa rốn là nhất, Tam âm giao cũng chỉ là thứ.
 
 “Bản sự phương” ghi: Một thân mẫu, đầu canh năm bị ỉa lỏng, lần thứ nhất bị mấy tháng, có người nói chứng đó tên là “Thận tiết”, Thận cảm âm khí mà thành, uống Ngũ vị tử thì khỏi (Ngũ vị tử 2 lạng, Ngô thù ½ lạng, sao thơm tán bột làm hoàn, mỗi lần uống 2 đồng, chiêu bằng nước cháo gạo lâu năm).

 Tôi ngày xưa bị bệnh ỉa lỏng, mỗi ngày cứ sáng sớm là phải đi ỉa, người ta dạy tôi mua "Đậu phu hoàn" uống thì khỏi, phương ấy không mua được. Năm khác lại bị nạn đó, thì dùng Gừng sắc Phụ tử, thêm Đậu khấu, uống khỏi.
« Sửa lần cuối: Tháng Tám 26, 2018, 11:09:52 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #17 vào lúc: Tháng Tám 26, 2018, 11:10:55 AM »

 28. Lỵ (xem thêm: Tả):

 “Tố vấn” nói: Ỉa lỵ có 5 loại:

 + Vị tiết, ăn không hóa mà màu vàng, Vị và Tỳ hợp nên màu vàng.

 + Tỳ tiết, bụng chướng mà đi ỉa lỏng không ngừng, lại nôn ngược lên, đó là nạn sốt rét.

 + Đại trường tiết, ăn xong bụng sôi, đau như cắt ruột, mà lỵ màu trắng. Đại trường hợp với Phế nên màu trắng.

 + Tiểu trường tiết, thân gầy mà ỉa ra mủ máu, Tiểu trường hợp với Tâm, Tâm chủ huyết.

 + Đại giả tiết, lý cấp hậu trọng, nhiều lần đến nhà xí mà không ỉa được, đau trong ống đái là Thận tiết.

 Phép chữa của các nhà có đến hơn hai chục loại. Đó mới chỉ có 5 loại, chỉ là đưa ra đầu mối, sách “Tất dụng phương” có đưa ra: Đỏ,Trắng, Cam, Cố, đại khái là tạng, phủ…

 Mấy lần tôi chữa người lỵ, chỉ với “Chấn linh đơn”, không có trường hợp nào không khỏi, hoặc chưa khỏi thì cho thêm mấy viên thì khỏi. Nếu như cổ lợi (bụng to dễ ỉa) thì dùng Bá diệp (lá Trắc bá), Hoàng liên sắc uống (xem: Ký hiệu).

 Mọi thứ lỵ riêng sách “Kỳ vực phương” dùng Hậu phác, Anh túc xác, giã thật nhỏ mịn, sau thêm Mộc hương, Trần bì, Hoàng liên lượng bằng nhau, Cam thảo trộn đều vào nhau, Hoàng xác diệp mấy miếng, Gừng, Táo, Ô mai đổ nước vào sắc, tôi thường dùng như vậy thấy hiệu nghiệm nên ghi vào đây.

 - Tuy nhiên, lỵ vốn không gọi là ác, thế mà có người bị bệnh đó mà chết, hoặc giả thầy thuốc ở đời cho lỵ là nhiệt bệnh, thường cho uống thuốc mát cho nên thế. Nếu như khó khăn khẩn cấp, cũng thường đốt Ngải, không thể chuyên dùng thuốc được.

 - Phục lưu: Chủ trường tích, ỉa ra máu mủ, lý cấp hậu trọng, bụng đau “Thiên”.

 - Giao tín: Chủ lỵ, ỉa trắng, đỏ (“Đồng” cũng giống thế), ra máu từng giọt.

 - Thái xung, Khúc tuyền: Chủ ỉa lỏng, đi lỵ ra máu.

 - Tiểu trường du: Chủ ỉa lỵ máu mủ 5 màu, ở dưới nặng mà sưng đau.

 - Đan điền: Chủ ỉa lỵ không cầm, bụng dưới cắn đau.

 - Quan nguyên, Thái khê: Chủ ỉa lỵ không dứt

 - Tỳ du: Chủ lỵ không ăn được, ăn không sinh da thịt (không béo).

 - Ngũ khu: Chủ đàn bà ỉa trắng đỏ, lý cấp, khế túng (điên dại, động kinh).

 - Khúc tuyền: Chữa ỉa chảy ra nước, dễ ra mủ máu (“Đồng” xem: Phong lao).

 - Trung lữ du: Trị lạnh ruột, lỵ trắng đỏ (“Minh” cũng giống thế).

 - Bàng quang du: Ỉa lỵ bụng đau “Minh”.

 - Tích du: Chữa ôn bệnh tích tụ, ỉa lỵ (“Đồng” chép ỉa dễ).

 - Quan nguyên: Chữa ỉa lỵ (xem: Ỉa không cầm).

 - Trẻ em ỉa lỵ trắng đỏ, lòi dom (thoát giang) mỗi lần ỉa bụng đau không chịu nổi, cứu chỗ đốt xương 12, tên là huyệt Tiếp tích 1 mồi.

 - Hoàng đế chữa trẻ em cam lỵ lòi dom, chân tay gầy còm khát nước, thân hình tiều tụy, mọi thứ thuốc không khỏi.
Cưu vỹ, Thư cốt lên 3 thốn chỗ xương lõm vào 3 mồi.

 “Kỳ Bá” nói: Trong vòng tam phục (tới ngày Canh, trong vòng 30 ngày sau Hạ chí), dùng nước Đào tắm cho trẻ nhỏ, đúng giờ Ngọ trong ngày thì cứu, dùng bông sạch chùi đi, thấy rõ cam trùng theo mồ hôi mà ra. Thần hiệu!

 - Trẻ em lãnh lỵ kéo dài không dứt, cứu ở động mạch dưới rốn, giữa 2 thốn và 3 thốn (2,5 thốn) 3 mồi.

 - Đàn bà ỉa ra nước lỵ, cứu Khí hải 100 mồi.

 - Lỵ, ăn không tiêu, không nuôi thành da thịt, cứu Tỳ du theo tuổi “Thiên”.

 - Đi ỉa ra 5 thứ, ỉa ra máu, bụng đau, nặng ở dưới, cứu Tiểu trường du 100 mồi

 - Ỉa lỵ không cầm, bụng dưới cắn đau, cứu Thạch môn 100 mồi làm 3 đợt.

 - Lỵ lâu dài, chữa trăm cách không khỏi, cứu Túc dương môn xuống 1 thốn, chỗ lõm trên xương cao, cách chỗ rẽ ngón cái 3 thốn, số mồi theo tuổi, lại cứu giữa rốn vài ba trăm mồi. Lại cứu Quan nguyên 300 mồi (Cứu 10 ngày).

 - Ỉa trắng đỏ, cứu xương cùng, thường là khỏi. Tứ chi rã rời nhiều mồ hôi.

 - Lỵ như tháo cống, cứu Đại hoành theo tuổi (xem: “Thiên kim”).

 Lỵ ỉa dữ dội ra như nước, cứu Khí hải 100 mồi “Chí”.
« Sửa lần cuối: Tháng Tám 28, 2018, 11:15:16 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #18 vào lúc: Tháng Tám 28, 2018, 11:15:44 AM »

 29. Ỉa ra máu:

 - Phục lưu, Thái xung: (xem thêm: Lỵ), Hội dương: (xem: Tả): Chủ ỉa ra máu “Thiên”.

 - Hạ liêm, U môn: (“Minh” giống thế), Thái bạch: (xem: Thổ tả) Trị lỵ ỉa ra máu mủ “Đồng”.

 - Thái bạch: Chữa nôn, ỉa mủ máu (xem: Bụng chướng).

 - Tiểu trường du: Chữa ỉa máu mủ (“Minh” giống thế).

 - Hạ liêu: Chữa ỉa ra máu.

 - Phúc ai: Chữa ỉa ra máu (xem: Đau bụng) sách “Thiên” lại nói: Hàn ở trong, ăn không hóa bụng đau.

 - Lao cung: (xem: Thương hàn) Chữa đái ỉa ra máu.

 “Lục thị tập nghiệm phương” chữa ỉa ra máu không dứt, đo ngang rốn sang phía cột sống bằng nhau, lấy đốt sống trên đó cứu 7 mồi thì dứt. Nếu tái phát, lại cứu 7 mồi, mãi mãi chữa trừ gốc rễ, tận mắt nhìn thấy mấy người khỏi.

 Tôi thường dùng chỗ đó cứu người bị trường phong, đều chữa trừ được gốc rễ, thần hiệu không gì so kịp. Tuy nhiên cũng cần ấn chỗ lồi của xương mà có đau buốt mới cứu, không đau thì không cứu.

 Nhưng mà ỉa ra máu gốc ở trường phong, mà trường phong tức là trường trĩ, không nên chia ra làm 3, hoặc phân ra làm 3 nhưng mà chữa thì không chia.

 30. Trĩ (dò, nhỏ giọt, xem thêm: Mụn đỏ):

 - Trường cường: Chữa trường phong ỉa ra máu, 5 loại trĩ, can trùng ẩn dấu ở phần dưới. Trĩ này căn bản là lạnh, ăn lạnh, tình dục thái quá (phòng lao) sách “Đồng” và “Minh” giống nhau.

 - Sách “Minh hạ” nói: Chữa lỵ lâu ngày.

 - Hội âm: Chữa đường hang có bọ quấy nhiễu, trĩ lậu thông nhau là chết, sách “Thiên” nói: Chủ trĩ mà âm hộ thông nhau là chết.

 - Hội dương: Chủ trĩ lâu ngày

 - Tiểu trường du: Chủ 5 thứ trĩ đau (“Minh” nói giống thế).

 - Trật biên: Trị 5 thứ trĩ phát mụn nhọt.

 - Phục lưu: Trị huyết trĩ, sau khi ỉa thì sưng.

 - Phi dương: Trị dã kê trĩ (trĩ gà đồng).

 - Thừa sơn: Trị trĩ lâu, sưng đau.

 - Thừa phù: Trị trĩ lậu, sưng vĩ thự (phao câu), khó ỉa, âm bào có hàn, tiểu tiện khó, sách “Thiên” nói: Chữa 5 loại trĩ, ỉa ra máu tươi, sưng trong phao câu (xương đuôi sau lỗ đít), khó ỉa.

 - Khí hải du: Chủ bệnh trĩ ỉa ra máu “Minh”.

 - Phi dương: Chủ trĩ thoát, đau.

 - Thương khâu, Phục lưu: Chủ trĩ ra máu, ỉa xong nặng lỗ đít (cứ như là chưa ỉa xong, gọi là hậu trọng).

 - Lao cung: Chủ nhiệt trĩ.

 - Thừa cân, Thừa phù, Ủy trung, Dương cốc: Chủ trĩ đau, sưng dưới nách.

 - Thương khâu: Chủ trĩ xương bị mòn (sách “Đồng” nói: Bệnh trĩ xương có nhọt gặm mòn).

 - Chi câu, Chướng môn: Chủ tràng nhạc sưng, dò.

 - Tuyệt cốt: Chủ dò tràng nhạc, nách sưng.

 - Hiệp khê, Dương phù: (“Đồng” giống thế), Thái xung: Chủ sưng dưới nách, dò tràng nhạc (sách “Đồng” nói: Thái xung, Lâm khấp: Trị mụn, tràng nhạc dò).

 - Thiên đột, Chướng môn, Thiên trì, Chi câu: Chủ dò.

 - Thiên đột, Thiên song: Chủ dò đau cổ.

 - Trường cường: Chủ dò ở dưới (“Minh” xem: Trĩ) “Thiên” dùng Đình lịch làm thành bánh để cứu dò. “Ngoại đài” nói: Không thể cứu mụn trên đầu, hơi Đình lịch vào não, chết người.

 - Phép cứu trĩ, bệnh nếu chưa sâu tới xương đuôi (vỹ lư), gần Đường anh (lỗ đít) cứu 1 huyệt. Tiện có thể trừ đi, như “Truyền tín phương” trước hết lấy cành Hòe lâu năm, sắc nước rửa, sau cứu trên đó 7 mồi, rất sứng là nghiệm, như “Bản thảo” chỉ cần lấy một nắm rễ Mã lam thái, 3 bát nước, sắc lấy nửa bát, nhân lúc còn nóng, lấy cái bình nhỏ miệng, xông rửa, làm cho bớt sưng, nguyên cứu trên gốc vú chuột sống (tức không thể cứu trên đầu nhọn sợ kết quả chậm).

 Như bệnh đã sâu dùng thuốc rửa không bớt, dùng thang khác rửa cho tiêu, sau đó mới cứu, thấy hơi lửa lên đến ngực mới có kết quả. Bệnh tuy sâu, cứu đến hơn hai chục mồi, mãi mãi rời đứt tân gốc rễ. Lấy mảnh tre, gắp bốn chung quanh thịt chỗ đó, chọn ngày sắc trời dịu mát, lạnh thì cứu, kiêng thức ăn độc “Tập hiệu”, “Thiên kim” cứu lậu dò thì có nhiều huyệt.
« Sửa lần cuối: Tháng Tám 28, 2018, 06:44:04 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #19 vào lúc: Tháng Tám 29, 2018, 10:43:48 AM »

 31. Trường cường (bệnh ruột):

 - Xương cùng đầu dưới cột sống (chỗ cuối cùng của xương sống có tên là Quy vĩ, đúng giữa đó cứu 3 mồi, trị trường phong ỉa ra máu, khỏi ngay. Cần chổng ngược người thì mới cứu được).

 - Năm thứ trĩ lạnh ỉa ra máu, Tích trung cứu 100 mồi “Thiên dực”.

 “Hà Giáo Thụ Thương Bạ” có tật đó, hàng năm đều 1 lần cứu mà trừ tận gốc, “Thương Bạ Nhân” nói chuyện về phép đó, sau nhìn qua cách cứu huyệt đó, chữa trẻ em lòi dom, ỉa ra máu, đúng phép Kỳ Bá cứu trẻ em. Người ta sau này lấy phép đó mà cứu người lớn trường phong ỉa ra máu. Đúng bệnh của người lớn, trẻ em lúc đầu không khác là vì thế.

 5 thứ trĩ ra máu, mất phân (hồi khí 100 mồi, ở trên xương sống cùng dưới chỗ trắng, đỏ).

 - Trường cường: Chữa trường phong ỉa ra máu (“Đồng” xem Trĩ).

 Thuốc chữa trường phong thì rất nhiều, thường không có kết quả, tại sao thế? “Bản thảo diễn nghĩa” viết: Trường phong là trường trĩ, nếu biết là trĩ mà chữa thì không thể không khỏi. Cứu trường phong, Trường cường là yếu huyệt. Gần đây Lý Thương bị trường phong, thầy thuốc ở chợ lấy gậy đo giữa rốn, đem sang đốt sống, chỗ ngang rốn cứu thì khỏi. Tôi nhân đó cứu cho người trường phong đều trừ tận gốc (“Lục Thị Phương” chữa ỉa ra máu trừ tận gốc).

 32. Ruột rãn (trường tịch – có tích ở ruột, ruột giãn rộng ra):

 - Phục lưu: (xem: Lỵ), Thúc cốt, Hội dương: (xem: Ỉa chảy) Chủ trường tịch.

 - Trung đô: Trị trường tịch, quý sán, đau bụng dưới “Đồng”.

 - Tứ mãn: Trị trường tích, đau như cắt (xem: Tích tụ).

 - Kết tích lưu ẩm thành bọc tích, ngực tức đầy, ăn uống không tiêu, cứu Thông cốc 50 mồi “Thiên”.

 - Đại trường du: Chủ phong trong bụng kêu như sấm, Đại trường dẫn nước sôi bụng, trường tích ỉa lỵ, ăn không tiêu hóa, bụng dưới cắn đau, đái ỉa khó, không thể ăn uống được, cứu 100 mồi (3 lần).

 - Mọi thứ kết tích lưu ẩm thành bọc tích, ngực đầy tức, ăn uống không tiêu cứu Thông cốc 50 mồi, lại Vị quản 300 mồi (3 lần).

 - Đốt sống thứ 15 tên là Hạ cực du: Chủ bệnh trong bụng, đau lưng, Bàng quang hàn, tích ẩm, mót ỉa, cứu theo tuổi “Thiên dực”.

 - Hội dương: Chủ trong bụng có hàn đia ỉa, trường tích ỉa ra máu.

 - Thúc cốt: Chủ trường tích, đi ỉa.

 - Ưng song: Chủ ruột sôi, mót ỉa.

 - Dương cương: Chủ đi ỉa không hạn chế, đái vàng, đỏ, bụng sôi, mót ỉa.

 -Tam tiêu du:, Tiểu trường du, Hạ liêu, Ý xá, Chướng môn: Chủ ruột sôi, bụng chướng muốn mót ỉa “Thiên”.

 33. Đau ruột (xem thêm: Trường tích):

 - Thái bạch: Chữa đau ruột (“Giáp” xem: Sôi ruột).

 - Hãm cốc: Chủ đau ruột (“Thiên” xem: Sôi ruột).

 - Thương khúc: Chữa ruột đau như cắt (“Đồng” xem: Tích tụ).

 - Kiến lý: Chữa đau trong ruột, nôn ngược khí lên, tim đau, sưng mình “Minh”.

 - Khí xung: Trị nhiệt trong ruột (“Đồng” xem: Khí lên).

 - Đau ruột cũng có nhiều đầu mối: Nếu đau quá lắm là ung ruột, cấp nên uống ngay “Nội bổ thập toàn tán” (Thuốc bột), các thứ khác tùy tên gọi mà cứu.

 - Có bà cụ già, trong ruột thường tựa hồ như bị lý cấp hậu trọng, rất là khổ, tự bà ta nói không phải về già, hồi còn là mẹ trẻ đã có tật đó. Ấn vào Đại trường du rất đau, bảo về cứu ở đó mà khỏi.

 - Ung ruột là bệnh ở Tiểu trường, đi đái nhiều lần như lậu, hoặc chung quanh rốn mọc mụn, hoặc mủ từ rốn chảy ra. Cơ đầu khuỷu tay, cứu đúng đầu nhọn khuỷu, chỗ xương lòi cả hai bên đều 100 mồi thì dứt ra mủ, khỏi đứt.

“Hồ quyền nhục bổ thập toàn tán” chữa ung ruột thần hiệu.
« Sửa lần cuối: Tháng Tám 29, 2018, 11:12:49 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #20 vào lúc: Tháng Tám 30, 2018, 08:36:19 AM »

34. Ruột sôi (sôi bụng):

 - Bất dung: Trị sôi bụng, hư (“Đồng” xem: Huyễn thích).

 - Tam gian: Chủ ngực tức, ruột kêu “Thiên”.

 - Vị du: Chủ bụng đầy mà kêu “Minh hạ” nói: Trong bụng kêu.

 - Tề trung: Chủ trong ruột thường kêu, xung lên tim.

 - Thiên khu: Chủ bụng chướng ruột kêu, khí xung lên ngực (lại đàn bà).

 - Âm đô: Chủ đầy vùng tim, khí nghịch, sôi kêu.

 - Thái bạch, Công tôn, Đại trường du, Tam tiêu du: (xem: Ỉa chảy) Chủ ruột kêu.

 - Âm giao: Chủ ruột kêu òng ọc như có tiếng nước.

 - Thượng liêm: Chủ ruột kêu, có cả gấp rút lẫn từ từ.

 - Lậu cốc: Chủ mạch kêu, mạch tim buồn, khí nghịch.

 - Ưng song: Chủ ruột sôi, mót ỉa.

 - Hãm cốc, Ôn lưu, Lậu cốc, Phục lưu, Dương cương: Chủ ruột kêu mà đau.

 - Hạ liêu: Chủ đàn bà ruột kêu, mót ỉa.

 - Sườn ngực chướng, ruột kêu đau như cắt, Thái bạch chủ trị “Giáp”.

 - Tam lý: (xem: Dạ dầy), Tam gian, Kinh môn: (xem: Ỉa chảy), Quan môn (xem: Tích khí), Tam âm giao (xem: Bụng chướng), Hãm cốc, Thủy phân, Thần khuyết (xem: Thủy thũng), Thừa mãn, Ôn lưu, Tam tiêu du, Đại trường du, Vị du (xem: Bụng chướng), Thiên khu (xem: Kinh nguyệt): Trị ruột kêu “Đồng”.

 - Chướng môn: Trị ruột kêu inh inh (“Thiên” giống thế), ăn không hóa, sườn đau không nằm, phiền nhiệt, miệng khô, không muốn ăn, ngực sườn đầy tức, thở suyễn, tim đau, thắt lưng “Hạ kinh”, cổ, bả vai, sườn đau, không thể xoay nghiêng.

 - Thượng liêm: Trị ruột kêu, khí chạy, đau do khí hậu không hợp.

 - Thương khâu: Trị bụng chướng, ruột kêu, không ỉa, Tỳ hư làm cho người ta không vui. Mình lạnh, hay thở dài, tim buồn, khí nghịch.

 - Phục lưu: Trị bụng kêu như sấm (xem: Cổ chướng).

 - Đốc du: Chữa bụng đau, bụng chướng, suyễn lên, khí nghịch “Hạ”.

 - Dương cương: Chữa ăn không xuống, trong bụng kêu như sấm, bụng đầy, ỉa chảy, tiêu khát, thân nóng, mặt và mắt vàng, không muốn ăn, uể oải “Hạ”. “Thiên” nói: Chủ ruột kêu (xem: Ỉa không cầm).

 -Tam tiêu du: Chữa bụng chướng ruột kêu.

 - Ruột kêu cùng khắp như sấm, ỉa lỵ, cứu Thừa mãn 50 mồi “Thiên”.

 - Thiên khu: Chủ bụng chướng ruột kêu, khí xông lên ngực, không thể đứng lâu được, bụng đau òng ọc, ngày mùa đông cảm nặng ở hàn thì ỉa chảy (xem: Ỉa chảy), ăn không hóa, ham ăn, mình sưng, sát rốn đau cấp. Trong bụng kêu như sấm, cứu Thái xung không hạn số mồi (“Thiên” xem: Khí lên).

 35. Thoát giang (lòi dom):

 - Bách hội: Chữa lòi dom, “Minh hạ” nói: Chữa người lớn trẻ em lòi dom. “Đồng” nói: Chữa trẻ em lòi dom lâu không khỏi.

 “Kỳ Bá” chữa trẻ em lòi dom, ỉa ra máu, kéo dài hàng năm không khỏi, cứu Quy vỹ 1 mồi, chỗ đầu chót xương sống là xương cùng.

 “Hoàng Đế” cứu trẻ em cam lị lòi dom (xem thêm: Lị) cứu trên đỉnh đầu, ở giữa xoáy tóc 3 mồi thì vào ngay “Thiên” ,hoặc xương Vỹ thúy 3 mồi, hoặc giữa rốn theo tuổi.

 - Hàn, lãnh lòi dom cứu Thúy cốt 7 mồi khỏi ngay, thần thật! Lại cứu giữa rốn theo tuổi, “Thiên dực” Hoành cốt 100 mồi, hoặc Quy vỹ 7 mồi.

 Có một người con gái nhỏ bị bệnh lị lòi dom, tôi truyền cho một phương: Dùng một nắm lá chè, 7 miếng gừng, bảo sắc mà uống thì khỏi. Nhưng không hiểu phương này ở đâu truyền đến, sau xem sách, đầu tiên biết gừng sống nhai sắc với chè, và “Công ba trị văn lược công lị phương” cũng thế, nên chép vào đây.

 36. Quặn bụng nôn nao (hoắc loạn chuyển cân) gân chùng hoặc co động (xem thêm: Chân, tay co):

 - Phàm quặn bụng, đau đầu, ngực tức, thở hít suyễn kêu to, cùng quẫn không thể thở được, huyệt Nhân nghinh chủ trị “Thiên”.

 - Cự khuyết: (“Minh” nói: Chữa hoắc loạn mê man), Quan xung, Chi câu, Công tôn, Âm lăng tuyền: Chủ quặn bụng.

 - Thái âm, Đại đô, Kim môn, Bộc tham: Chủ thổ tả quyết nghịch.

 - Thái bạch: Chủ quặn bụng, nghịch khí.

 - Ngư tế: Chủ Vị nghịch, thổ tả.

 - Thừa cân, Bộc tham: (xem: Thi quyết), Giải khê, Âm lăng tuyền: (xem: Sán) Trị quặn bụng.

 - Kim môn, Bộc tham, Thừa sơn, Thừa cân: Chữa quặn bụng, chuột rút “Thiên”.

 - Thừa sơn: Trị quặn bụng, chuột rút, ỉa khó “Đồng”.

 - Kim môn: Trị quặn bụng,chuột rút.

 - Khúc tuyền: (xem: Sán), Huyền chung (xem: Gối co), Dương phù (xem: Gối đau), Kinh cốt (xem: Chân tê), Vị du: Trị gân co (xem: Bụng chướng).

 -Bộc tham: (xem: Chân đau), Khiếu âm (xem: Không con), Chí âm (xem: Sưng nách): Chữa chuột rút.

 - Bễ quan: Trị đầu gân động (“Đồng” xem: Đau gối).

 - Phù khích: Trị tiểu trường nhiệt, đại trường kết, gân ngoài bắp đùi và ống chân co, khu khớp hông tê bại.

 - Khúc trì: Trị gân trùng ra, nắm vật gì không được, kéo cung không giương ra được, co ruỗi khó. Phong cánh tay và khuỷu sức nhổ như không.

 - Trung độc: Trị hàn khí tạm ở trong thịt, đau công lên xuống, gân bại tê dại.

 - Thừa cân: Trị bàn cánh tay trên chuột rút, cả cánh tay sưng, ỉa khó, đầu bàn chân nặng, buốt đau dẫn vào bụng dưới.

 - Ủy trung: (xem: Chân yếu), Phụ dương, Thừa sơn: (xem: Lưng, chân) chữa chân co động “Minh hạ”, sách của “Trương Trọng Cảnh” cứu gân chân co (xem: Lưng chân).

 “Kỳ Bá” chữa chuột rút gân ở chân, phát thì không chịu nổi. Cứu trên mắt cá chân 1 mồi, co gân trong cứu trong, co gân ngoài cứu ngoài.

 - Giải khê: Chủ đầu gối nặng, chân chuột rút, thấp bại “Thiên”.

 - Khiếu âm: Tứ chi chuột rút

 - Thái uyên: Chủ chuột rút tròng mắt, làm sốt, làm rét, cũng dẫn đau vào trong hố đòn.

 - Khâu khư: Chủ chân co, sưng đau, rung rinh không đứng được lâu, gân mu bàn chân co.

 - Ủy trung, Ủy dương: Chủ gân co, mình nóng.

 - Can du: Chủ gân nóng, rét, co rút “Kinh”, gân co dẫn đến bàn tay.

 - Tâm du, Can du: Chủ gân co dẫn đến bàn tay.

 - Chuột rút vào bụng, đau muốn chết, bảo bốn người kéo tay, chân cứu bên trái rốn 2 thốn 14 mồi (bị co tất cả), sách “Thiên” nói: Cứu trên rốn 1 thốn 14 mồi.

 - Chuột rút, cứu Dũng tuyền 6 – 7 mồi “Thiên”.

 - Chuột rút tứ quyết, cứu Nhũ căn chỗ phân đen trắng 1 mồi.

 - Nếu chân tay quyết lạnh cứu Tam âm giao 2 x 7 = 14 mồi.

 - Quặn bụng nôn nao, đã chết, còn hơi ấm, cứu Thừa cân 7 mồi, người chết sống lại. Lại lấy muối bỏ vào trong rốn cứu 2 x 7 = 14 mồi.

 - Thắt lưng, lưng trên không mềm mại, chuột rút, co, cứu đốt 21 theo tuổi.

 - Chuột rút ở cánh tay và trong ngực cứu chỗ thịt trắng (?) bàn tay 7 mồi. Lại cứu Chiên trung, Trung phủ, Cự khuyết, Vị quản, Xích trạch: Kiêm trị gân kể từ đầu đến chân thì khỏi.

 - Bụng chướng chuột rút, cứu trên rốn 1 thốn, thần hiệu từ 2 x 7 = 14 mồi.

 - Có người mình gập, không thể đi được, lại cũng có sưng đau trên đầu gối, động không được, tôi là cứu Dương lăng tuyền đều khỏi, đã hơn 100 người. Thần hiệu không gì sánh bằng! Có người thổ tả, chuột rút, tôi bảo cứu Thủy phân thì khỏi).

 - Chuột rút 10 ngón tay sưng co, không thể co duỗi, cứu trên mắt cá chân ngoài 7 mồi (xem thêm “Thiên kim”).
« Sửa lần cuối: Tháng Tám 30, 2018, 05:43:26 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #21 vào lúc: Tháng Tám 30, 2018, 05:42:55 PM »

 37. Ỉa mửa, quặn bụng, thổ tả (hoắc loạn thổ tả) (xem thêm: Chuột rút):

 - Phàm quặn bụng, ỉa ra không tự biết, trước lấy Thái khê, sau lấy Thái thương chi nguyên “Thiên”.

 - Tam lý: Chủ quặn bụng són ra, mất khí.

 - Kỳ môn: Chủ quặn bụng mót ỉa.

 - Xích trạch: Chủ trên mửa dưới ỉa đau, đau dưới sườn.

 - Thái bạch: Trị quặn bụng, ăn không hóa, hay ọe, ỉa có mủ máu.

 - Quan xung: Trị quặn bụng, trong ngực nghẹn hơi, không muốn ăn, khuỷu tay đau, không giơ được “Đồng”.

 - Nhân nghinh: Trị nôn ngược, quặn bụng, ngực tức, thở suyễn, không thở được.

 - Kỳ môn: Trị trong ngực phiền nhiệt, chạy như con cá lên xuống, mắt xanh mà ọe, quặn bụng dễ ỉa, bụng rắn chắc, suyễn to, không nằm được, dưới sườn tích khí.

 - Thượng quản: Trị quặn bụng dễ nôn, mình nóng, mồ hôi không ra được.

 - Ẩn bạch: Chữa mửa, ỉa (xem: Bụng chướng).

 - Trung quản: Trị quặn bụng, ỉa ra không tự biết.

 - Chi câu, Thiên khu: Trị ọe mửa (xem: Rốn đau).

 - Thái bạch: Trị khí nghịch, quặn bụng, bụng đau, lại nôn mửa, ỉa ra mủ máu (xem: Bụng chướng).

 - Âm khích: Trị đau tim, quặn bụng, tức ngực.

 - Thượng quản: Trị quặn bụng, đau tim, không thể nằm, dễ nôn “Minh”.

 - Cự khuyết: Trị sườn ngực đầy, quặn bụng, dễ nôn không dứt, khốn đốn, không biết gì nữa “Hạ”.

 - Nôn ngược, quặn bụng, nôn ra máu, cứu giữa lòng bàn tay 50 mồi “Thiên”.

 - Phàm hoắc loạn (quặn bụng), trước là đau tim, nôn, cứu Cự khuyết 7 mồi. Nếu bụng đầy trước, cứu Thái thương 2 x 7 = 14 mồi. Nếu ỉa trước, cứu Đại trường mô (cạnh rốn 2 thốn), nam trái, nữ phải. Nếu cả ỉa mửa không cầm, hai tay mạch tật, sác thì cứu Tế cốt xuống 3 thốn, lại rốn xuống 3 thốn đều 70 mồi. Nếu không cầm ỉa cứu Đại đô 7 mồi. Nếu ỉa dễ, phiền muốn chết, cứu Tử cung 2 x 7 = 14 mồi.

 - Hoắc loạn, thổ tả tốt nhất là phải chữa nhanh, nên uống Lại phục đơn, Trấn linh đơn. Nên cứu các huyệt Thượng quản, Trung quản, Thần khuyết, Quan nguyên, huyệt Thủy phân cũng cứu ngay không được chậm trễ. Thủy cốc không phân sẽ sinh ỉa chảy, huyệt này còn một tên là Phân thủy, có thể phân thủy cốc, cho nên tên như thế, hoặc kiêm cứu Trung quản, thuận Trung quản trước rồi sau Thủy phân cũng được.
« Sửa lần cuối: Tháng Tám 31, 2018, 06:14:56 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #22 vào lúc: Tháng Tám 30, 2018, 06:24:17 PM »

 38. Nôn mửa (xem: Suyễn tấu):

 - Vị du: Chủ nôn mửa, co gân, ăn không xuống “Thiên”.

 - Thương khâu: Chủ Tỳ hư làm cho người bệnh hàn, không vui, hay thở dài, thường nóng lạnh buồn nôn.

 - Dương lặng tuyền: Chủ nôn đêm không có mồ hôi, dưới tim bâng khuâng (đàm đạm).

 - Thương khâu, U môn, Thông cốc: Chủ buồn nôn.

 - Thiên dung: Chủ ho ngược lên, nôn ra nước bọt.

 - Khúc trạch: Chủ nghịch khí, hơi ngược lên, nôn ra dãi.

 - Duy đạo: Chủ nôn ngược không dứt.

 - Đại chung, Đại khê: Chủ phiền tâm, đầy nôn.

 - Tuyệt cốt: Chủ bệnh nhiệt muốn nôn.

 - Du phủ: (“Minh hạ” nói: Không xuống thức ăn).

 - Thiên khu, Cự khuyết, Suất cốc, Thần tàng: Chủ nôn mửa tức ngực.

 - Vị du, Thận du, Thạch môn, Trung đình (xem: Phản vị).

 - Thiếu thương, Lao cung: Chủ nôn mửa.

 - Ẩn bạch: Chủ trong cách nôn mửa không muốn ăn.

 - Hồn môn, Dương cương: Chủ nôn mửa không dừng, nhiều nước dãi (nôn do giun đũa).

 - Cự khuyết, Hung đường: Chủ nôn ra đồ ăn.

 - Cách du: Chủ nôn ra đồ ăn, lại cứu Chướng môn.

 - Vị quản, Ngư tế: Chữa hoành, Cách du: Ăn uống vào là nôn, thân nóng, ra mồ hôi, nhổ bọt, nôn mửa ra máu, nhổ ra máu “Minh”.

 - Trung đình: (xem: Phản vị) Chữa nôn mửa “Minh”.

 - Vân môn: (xem: Khí lên) Chữa nôn ngược.

 - Thần tàng, Linh khư: Chữa nôn mửa, tức ngực (“Đồng” xem: Ngực sườn tức).

 - Thừa quang (xem: Đau đầu), Đại đô: (xem: Đầy bụng) Chữa nôn mửa.

 - Thái xung: Chữa nôn ngược, phát rét (xem: Sán).

 - Đại chung: Chữa nôn ngược, phát rét (xem: Sán).

 - Lao cung: (xem: Thương hàn) Trị khí nghịch, nôn, nôn khan, ọe.

 - Duy đạo: Trị nôn ngược không dứt, tam tiêu không điều, thủy thũng không muốn ăn.

 - Thượng liêu: Chủ nôn ngược.

 - Cách du: Trị nôn ọe, nhiều dãi, bọt (xem: Bả vai đau).

 - Suất cốc: Chủ nôn mửa không dứt (xem: Đàm).

 - Phế du: Chủ hơi lên (thượng khí), nôn mửa (xem: Thượng khí).

 - Ngọc đường: Chữa nôn mửa, hàn đàm, thượng khí.

 - Tâm du: Chữa nôn mửa ăn không xuống (xem: Cuồng chạy).

 - Trung đình (xem: Tức ngực), Du phủ: (xem: Suyễn), Ý xá: (xem: Bụng chướng): Trị nôn mửa.

 - Cách du: Trị ho ngược, nôn ngược, Cách vị: (“Minh” chép là nên), hàn đàm, ăn uống không xuống, ngực tức, chi sưng, sườn đau, bụng chướng, dạ dày đau dữ dội.

 - Đảm du: Chữa nôn mà không ra được đồ ăn (xem: Bụng chướng).

 - Phách hộ: Chủ nôn mửa, đầy tức khó chịu (xem: Khí lên).

 - Chiên trung: Trị nôn ra dãi.

 - Thái khê: Trị nôn mửa, trong miệng rẻo như kẹo, hay nấc.

 - Lư tín: Trị trẻ em nôn mửa, bọt dãi.

 - Khế mạch: Trị trẻ em nôn mửa ỉa dễ (xem thêm: Trẻ em kinh phong khế túng).

 - Trúc tân (xem: Cuồng), Thiếu hải: Trị nôn mửa bọt dãi, nôn mửa không dứt.

 - Liêm tuyền: Chữa thở suyễn, nôn ra bọt (“Minh” xem: Ngắn hơi).

 - U môn: Trị muốn nôn, ăn uống không xuống kiêm nhổ bọt nhiều, mửa ra dãi, nôn khan, nôn ra nước bọt “Hạ”.

 - Thượng quản: Chữa nôn mửa, ăn uống không xuống, bụng chướng đầy, tim đập hồi hộp, có khi nôn ra máu, bụng không thấy đau, đờm nhiều, mửa ra dãi.

 - Trẻ em mửa ra sữa, cứu Trung đình 1 mồi.

 - Ăn cháo, nước thuốc đều nôn, không giữ lại được, cứu Giản sử (“Thiên” xem: Nôn khan).

 - Mửa ngược, nôn không ăn được, cứu Tâm du 100 mồi, hoặc Hung đường 100 mồi, hoặc Cự khuyết 50 mồi.

 -Nôn mửa ban đêm ra mồ hôi, ợ chua, cứu Nhật nguyệt 100 mồi (3 lần), hoặc sao nửa cân muối, lấy vải bọc chùm vào chỗ đau: Chủ nôn mửa.

 - Nếu bụng trên đau, nôn mửa là hàn nhiệt tạm ở trường vị… Cứu Trung quản “Chỉ”.

 - Tam tiêu du: Chủ ăn uống nôn ngược (“Thiên” xem: Lao).

 - Ẩn bạch: Chữa nôn mửa “Minh”.

 - Tam tiêu du: Chữa mửa ngược lên (xem thêm: Bụng chướng).

  39. Nôn khan:

 - Cực tuyền, Hiệp bạch: Trị đau tim, nôn khan, phiền phức “Đồng”.

 - Thông cốc: Chữa nôn khan không ra được, lại trị lao, ăn uống kết ở cách “Minh”.

 - Đảm du: Chữa ngực sườn đầy tức, nôn không ra được, ăn uống không xuống.

 - U môn: Chữa ụa khan (“Hạ” xem: Mửa).

 - Nôn khan không dứt, cháo ăn vào và nước thuốc uống vào đều mửa ra không giữ được, cứu huyệt Gian sử ở tay 30 mồi. Nếu tứ quyết, mạch trầm tuyệt, không yên, cứu càng thông, đó là phép khởi tử (làm cho người chết sống lại) “Thiên”.

 - Nôn khan, Tâm là chủ: Xích trạch cũng hay, lại cứu dưới vú 1 thốn là 30 mồi. Quặn bụng nôn khan, Giản sử 7 mồi, chưa khỏi lại cứu nữa.

 “Thiên kim” nói: Gừng sống đối với thuốc nôn là thuốc thánh! Có chứng đó, sớm nhất nên thường dùng Gừng sống nấu nước uống hoặc giã, hoặc nhai sống lấy nước tự nhiên hòa rượu uống, đều khỏi.

 - Ẩn bạch: Chủ bụng đầy, hay nôn “Thiên”, nôn khan, cứu Tâm làm chủ, Xích trạch hay lắm, lại dưới rốn 1 thốn 30 mồi.

 - Phàm ụa làm người ta hoảng sợ, oán hờn. Thừa sơn cứu 7 mồi to bằng hạt lúa mạch, lại dưới rốn 4 ngón tay (Quan nguyên) 7 mồi.

 - Bị ụa cứu Chiên trung, Trung phủ, Vị quản đều mấy chục mồi.

 - Mửa cứu Xích trạch, Cự khuyết 7 mồi.
« Sửa lần cuối: Tháng Tám 31, 2018, 09:48:33 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #23 vào lúc: Tháng Tám 31, 2018, 09:37:30 AM »

 40. Nấc:

 - Lãi câu: Chủ nấc nhiều lần, sợ, hồi hộp, hụt hơi “Thiên”.

 - Hãm cốc: Chủ bụng rất đầy, hay nấc.

 - Cưu vỹ: Chủ nấc, suyễn tức, tức ngực, ho, nôn.

 - Thiếu hải: Chủ khí nghịch, thở hít, nấc, ụa, nôn.

 - Lao cung: Chủ khí nghịch, nấc không dứt.

 - Ho, nhổ bọt, nấc, muốn ho, hơi không ra, trước lấy Tam lý, sau lấy Thái bạch, Chướng môn.

 - Đại đôn: Chủ ụa, nấc, lại cứu Thạch quan.

 - Thái khê: Trị hay nấc “Đồng”.

 - Thần môn: Trị nấc nhiều lần, sợ, hồi hộp (xem: Tâm phiền).

 - Kỳ môn: Chữa sản hậu hay nấc.

 - Thái uyên: Trị nấc, nôn, khí ụa ngược lên.

 - Thiếu thương: Trị phiền tâm, hạy ụa tức dưới Tim, mồ hôi ra mà lạnh, ho ngược lên.

 - Ôn lưu: Trị thương hàn, ụa ngược lên, nấc.

 - Khí bế trong cách mà hàn, cứu dưới chỗ đám lông nách, gần chỗ xương sườn cong 50 mồi “Thiên”.

 - Nấc ụa, nôn ngược lên, cứu Thạch môn 100 mồi.

 41. Thương hàn, nôn ụa (cảm lạnh nặng mà nôn ụa, mọi thứ ụa):

 - Cự khuyết: Chủ thương hàn phiền tâm, hay nôn “Thiên”. “Giáp” nói: Chủ bụng trên chướng, nấc, phiền nhiệt muốn nôn, trong cách không lợi.

 - Giản sử: Chủ bệnh nhiệt phiền tâm, hay ụa, trong ngực bâng khuâng.

 - Ôn lưu: Chủ thương hàn nóng, rét, đều đau, ụa, chảy máu mũi.

 - Bách hội: Chủ mồ hôi ra mà nôn, lên cơn kinh.

 - Thương khâu: Chủ nóng lạnh, hay nôn.

 - Đại chùy: Chủ thương hàn, sốt cao, buồn nôn.

 - Thận du: Chủ đầu, mình nóng đỏ, muốn nôn “Thiên”.

 - Lao cung: Chủ nhiệt bệnh phiền tức, muốn nôn ọe “Giáp”.

 - Khúc trạch: Chủ thương hàn nghịch khí, nôn, ụa “Thiên”.
 
 “Tất dụng phương” bàn về ụa là muốn nói về ách nghịch. Châm cứu gặp cái đó có thể cứu được.

 - Nếu khí nghịch từ trong bụng đẩy lên, làm cho ở hầu họng có khí nghịch liền liền không thể ra được, hoặc đến mấy chục tiếng lên xuống không thể thở được, đó là do hàn làm thương vị quản, trước hết Thận khí hư, khí ngược lên, chịu ở trong dạ dầy, khó chữa gọi là ụa, nên dùng Thù du hoàn, cứu Trung quản, Quan nguyên 100 mồi, nếu chưa dứt thì cứu Thận du 100 mồi “Chí”.
« Sửa lần cuối: Tháng Tám 31, 2018, 10:06:04 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #24 vào lúc: Tháng Tám 31, 2018, 10:20:05 AM »

 42. Thóa nhổ bọt:

 - Trung phủ: Chữa ho, nhổ bọt, nước mũi đục (“Đồng” xem: Phế khí).

 - Khố phòng: Chữa hay nhổ nước bọt đục, có máu mủ.

 - Chu vinh: Trị ho, nhổ nước mủ đông đặc (xem: Ngực sườn tức).

 - Thiếu thương: Chữa bụng đầy tức, nhổ bọt (xem: Sốt rét).

 - Bách hội: Trị nhổ nước bọt.

 - Thạch quan: Trị hay nhổ vặt, cột sống đau, không vui, nôn ra nước bọt “Minh hạ”.

 - Khố phòng: Chữa Phế hàn, ho hắng, nhổ ra mủ.

 - U môn: Trị nôn bọt, nước dãi, hay nhổ vặt “Đồng”.

 - Nhật nguyệt: Trị hay nhổ.

 - Thiên tỉnh: Trị tim ngực đau, ho hắng, khí xông lên, mửa ra mủ, không muốn ăn.

 - Tử cung: Trị mửa ra máu và thổ như keo trắng “Minh”.

 - Khúc trạch: Chủ thương hàn, khí nghịch, nôn, thổ “Thiên”.

 Danh y “Giả Hựu Lấc” nói: Tích chủ yếu là bệnh ở Tạng, tụ chủ yếu là bệnh ở Phủ. Tích là ăn uống kết thành bọc mà không tiêu. Tụ là đờm phục kết mà không hóa, đàm phục ở trên cách chủ về đầu mắt mà choáng, thường tự nhổ bọt dãi, hoặc đến sốt về chiều, dùng Bình vị tán, Ô kim tán. Câu bàn đó có lý nên tôi chép vào đây.

 43. Đau dạ dày (nóng rét):

 - Ngư tế: Trị Vị khí nghịch “Minh”.

 - Phân thủy: Trị Vị chướng không điều (xem: Bụng chướng) “Đồng”. nói: Vị hư chướng không muốn ăn.

 - Cách du: Trị dạ dày đau dữ dội. (“Đồng” xem: Nôn mửa).

 - Hạ quản: Trị bụng dạ không điều, đau bụng (“Minh” xem: Bụng rắn).

 - Thận du: Trị Vị hàn chướng (“Thiên” xem: Ăn nhiều).

 - Vị du: Trị hàn trong Vị (“Đồng” xem: Bụng chướng).

 - Tam lý: Trị trong Vị hàn, bụng trên chướng đầy, Vị khí không đủ, sợ mùi thức ăn, sôi ruột, đau bụng, ăn không hóa (“Minh hạ” cũng giống thế).

 - Hạ liêm: (xem: Ỉa như cháo loãng), Huyền chung: Trị Vị nhiệt không muốn ăn.

 - Tâm du: Chữa nhược trong Vị, ăn không xuống “Minh hạ”.

 - Thái uyên: (“Thiên” xem: Đau tim) Chữa Vị khí ngược lên, nhổ ra máu.

 - Chữa Vị, bổ Vị cứu Vị du 100 mồi.

 - Vị hàn, không ăn được, ăn nhiều, mình gầy, ruột kêu, bụng đầy, dạ chướng, dạ nhiệt, cứu Tam lý 30 mồi.

 - Phản, vị, ăn vào là mửa ngay, khí xông lên, cứu 2 bên vú xuống 1 thốn (lấy khỏi làm hạn mà cứu), lại cứu trên rốn 1 thốn là 20 mồi, lại cứu dưới mắt cá trong chân 3 ngón tay (bề ngang), huyệt hơi lệch về phía trước, 3 mồi. “Ngoại đài” nói: 1 ngón tay “Thiên dực”.
« Sửa lần cuối: Tháng Chín 01, 2018, 09:59:12 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #25 vào lúc: Tháng Chín 01, 2018, 10:14:39 AM »

 44. Phản vị (dạ dày trả lại):

 - Phàm ăn uống không hóa, vào bụng lại ra, trước lấy Hạ quản sau lấy Tam lý, tả pháp.

 - Chướng môn: Chủ ăn uống không hóa, vào bụng lại ra (xem: Không muốn ăn).

 - Trung đình, Trung phủ: Chủ cách hàn ăn không xuống, nôn mửa lại ra. Lại chủ nôn ngược, mửa mà thức ăn lại không ra được.

 - Trung đình: Chữa sườn ngực đầy tức, đầy dưới Tim (“Đồng” – “Minh” giống như “Hạ”) ăn không xuống, nôn ngược mửa thức ăn trở lại.

 - Tam lý: Chữa vị khí bất túc, phản vị.

 - Vị du: (xem: Không ăn được) Chữa mửa ra thức ăn.

 - Ý xá: Chữa mửa ra thức ăn, không giữ được (“Hạ” xem: Lưng trên đau).

 - Mửa ngược đồ ăn không giữ được, ngày hôm nay ăn, ngày mai nôn ra, cứu Cách du 100 mồi.

 - Có một người bị nạn phản vị đã lâu, tôi lấy Chấn linh đơn cho uống, lại bảo uống Thất khí thang, xong rồi là ăn được. Nếu thêm Ngải tốt cứu thêm là nhất hạng.

 - Có một bà già bị nạn phản vị, ăn uống xong, đến tối là mửa hết ra, xem thì thấy khí chuyển vòng quanh rốn, tôi đánh dấu Thủy phân, Khí hải và hai bên cạnh rốn 2 huyệt, mới chỉ cứu Thủy phân, Khí hải đã khỏi ngay. Thần hiệu!

 45. Ăn không xuống (không hóa):

 - Hồn môn: Trị ăn uống không xuống, trị bụng kêu như sấm “Đồng”.

 - Tam tiêu du: Trị mửa ngược, ăn uống không xuống (xem: Bụng chướng).

 - Vị thương, Ý xá: (xem: Bụng chướng), Cách quan: Trị ăn không xuống (xem: Lưng trên đau).

 - Vị du: Chủ nôn mửa, gân co, ăn không xuống “Thiên”.

 - Đại trường du, Chu vinh: Chủ ăn không xuống mà hay uống.

 - Trung đình, Trung phủ: Chủ cách hàn ăn không xuống (xem: Phản vị).

 - Dương cương, Kỳ môn, Thiếu thương, Lao cung: Chủ ăn không xuống.

 - Tam tiêu du: Chủ thương hàn đầu đau, ăn không xuống, dạ yếu.

 - Tâm du: Trị vị nhược, ăn không xuống “Minh hạ”.

 - Cách du: Trị cách hàn, ăn uống không xuống, bụng sườn đầy, vị nhược, ăn ít, muốn nằm, mỏi mệt, không muốn cử động. Thân thấp không ăn được, sách “Thiên” nói: Chủ mửa ra thức ăn (xem: Nôn).

 - Dương cương: Chữa ăn xuống, bụng kêu như sấm, đái ỉa không hạn chế, nước đái vàng “Minh”.

 - Tử cung: (xem: Phiền tâm), Trung đình: (xem: Phản vị), Đảm du: (xem: Nôn) Trị ăn uống không xuống.

 - Tam lý: (xem: Vị), Chí thất: (xem: Đau lưng), Thận du: (xem: Lao) Chữa ăn không hóa.

 - Tam tiêu du: Chủ nước, chất bột không tiêu, bụng chướng, thắt lưng đau, mửa ngược “Minh”.

 - Phúc ai: (“Đồng” cũng giống), Thái bạch: (xem: Ỉa chảy) Chủ ăn không hóa “Thiên”.

 - Phàm ăn không hóa vào bụng lại ra, lấy trước Hạ quản sau lấy Tam lý, dùng phép tả.

 - Thạch môn: Chủ không muốn ăn, chất bột vào không hóa.

 - Thiên khu, Lệ đoài, Nội đình: Chủ ăn không hóa, không muốn ăn, 2 bên rốn đau.

 - Chướng môn: Chủ ăn không hóa (xem: Không muốn ăn).

 - Thượng quản, Trung quản: Chủ hàn ở trong, ăn quá no, ăn không hóa.

 - Trung đình: Chữa sườn ngực đầy tức, ăn không xuống (xem: Phản vị).

 - Vị quản, Tam tiêu du: Bụng dưới tích tụ, rắn và to như cái trống, vị chướng, ăn không tiêu “Thiên”.

 - Chí thất: (“Minh” Đau bụng) Chữa ăn không xuống.

-Thái bạch, Công tôn: (xem: Bụng chướng) Chủ ăn không hóa.

 - Trung phủ, Vị thương, Thừa mãn: (xem: Bụng chướng), Ngư tế: (xem: Bụng đau), Chu vinh: (xem: Ngực đầy tức): Trị ăn không xuống.

 - Trung quản: (xem: Bụng chướng), Tam âm giao: (xem: Bụng chướng) Trị ăn không hóa.
« Sửa lần cuối: Tháng Chín 01, 2018, 10:41:12 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #26 vào lúc: Tháng Chín 04, 2018, 09:20:15 AM »

 46. Không thể ăn được:

 - Nhiên cốc: Chủ đau não (óc) không ăn được (“Đồng” xem: Đàm).

 - Phong long: Chủ không ăn được.

-  Trung cực: Chủ đói mà không ăn được.

 - Vị du: Chủ nôn mửa, gân co, ăn không xuống, đầy tức, bụng chướng, mửa thức ăn, không ăn được. Sách “Hạ” nói: Khí hàn trong vị, không ăn được, sườn, ngực đầy, thân gầy, không ăn, tức ngực, trên cách thì khí nghịch nóng, rét, cứu Đại trường du 27 mồi, trẻ em thì giảm đi “Thiên”.

 - Duy đạo: Chủ tam tiêu có thủy khí, không ăn được.

 - Cách du: Chủ thương hàn, muốn nằm, mệt mỏi, chẳng muốn làm gì, thâm thấp, không ăn được (“Đồng” giống thế).

 - Thạch môn: Chủ không muốn ăn, chất bột vào không hóa.

 - Suất cốc: Trị say rượu phát thành phong nhiệt, không ăn uống được mà nôn mửa “Giáp”.

 - Thiếu thương: Chữa không ăn được, trong bụng đầy hơi, ăn thức ăn không thấy mùi vị gì “Minh”.

 - Thủy phân: (xem: Đau bụng) Chữa không ăn được.

 - Tam lý: Chữa bụng đầy, không ăn được, vị khí bất túc, phản vị và ăn uống không tiêu (xem: Nóng rét).

 - Dũng tuyền: Chủ đau tim, không ăn được, trong họng đau không thể ăn vào (xem: Hư lao).

 - Tỳ du, Vị du: Chữa không muốn ăn.

 47. Không muốn ăn:

 - Phàm không muốn ăn: Đâm Nhiên cốc, thấy máu, làm cho người ta ăn ngay “Thiên”.

 - Ẩn bạch (xem: Mửa) , Nhiên cốc, Tỳ du, Nội đình: Chủ không muốn ăn.

 - Thiên khu, Lệ đoài, Nội đình: Chủ ăn không hóa, không muốn ăn, hai bên rốn đau cấp.

 - Trung phong: Chủ thân vàng, có nhiệt chút ít, không muốn ăn.

 - Chướng môn: Chủ ăn không hóa, vào bụng lại ra, nhiệt ở trong, không muốn ăn. Nếu nuốt mà thấy mùi thức ăn, nó làm hại bao dạ, thân vàng, buốt đau, gầy mòn.

 - Phế du: Trị khí lên làm nôn mửa, đầy tức, không muốn ăn “Đồng”.

 - Vị du, Tỳ du: Trị đau bụng, không muốn ăn: (xem: Đau bụng).

 - Địa cơ, Âm lăng tuyền, Thủy phân: (xem: Thủy thũng), U môn: (xem: Đau ngực), Tiểu trường du: (xem: Cước khí) Trị không muốn ăn.

 - Hạ quản: Chữa khí hàn ở lục phủ, không muốn ăn (xem: Đau bụng).

 - Hạ liêm: (xem: Ỉa như cháo loãng), Huyền chung: Chữa vị nhiệt không muốn ăn (xem: Gối co).

 - Âm kiều: Chữa bệnh đói mà không muốn ăn “Minh”.

 - Huyền chung: Chữa đầy bụng, trung tiêu có khách nhiệt.

 - Dương cương: (xem: Sôi ruột) Chữa không muốn ăn.

 - Thủy phân: Chữa vị hư chướng, không muốn ăn “Đồng”.

 Không muốn ăn, có nhiều loại, có nhiệt khách ở tam tiêu, không muốn ăn có vị nhiệt, không muốn ăn có vị hàn, cho nên tùy theo tên gọi mà dùng thuốc chữa, dùng phép châm cứu thì phải biết bổ tả mới được.

 Sử chép, chứng bệnh dương rất hư, mọi thầy thuốc đều cho là quệ (suy sụp). Thái Dương Công chẩn mạch cho là bại, gốc là ở sườn phải to như cái chén úp, làm cho người ấy khí ngược lên, suyễn, không ăn được. Mắc bệnh ấy rồi thì lấy Hóa Tễ Chúc mà uống sáu ngày, khí hạ thì bảo người ta uống thuốc viên khoảng trong ngoài sáu ngày thì bệnh khỏi. Vì thế, người ta không ăn được còn do bệnh bại, nếu chỉ nói chung là do vị hàn, nhiệt là không thể được.

 “Biển Thước” nói rằng: Phàm người ta có phong ở Tâm, cứu Can du, Tâm du là chủ tâm phong đầy, chướng bụng, ăn không tiêu hóa, tứ chi gầy trơ ra, không muốn ăn (xem: Trúng gió).

 - Khúc tuyền: Chủ không muốn ăn (xem: Không có con).
« Sửa lần cuối: Tháng Chín 04, 2018, 09:46:40 AM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #27 vào lúc: Tháng Chín 04, 2018, 10:11:14 AM »

 48. Thực khí (ăn thấy sợ mùi thức ăn và không thấy mùi vị gì):

 - Tam lý: Trị không ngửi thấy mùi thức ăn (xem: Vị thực khí).

 - Đại trữ: (xem: Lao khí) Trị thực khí.

 - Bách hội: (xem: Phong giản), Thiếu thương (xem: Không ăn được): Chữa nuốt đồ ăn thấy nhạt nhẽo vô vị.

 - Phàm thân nặng, không ăn được, ăn thấy vô vị, hư mãn dưới tim, thỉnh thoảng lại muốn nằm, đều châm Vị quản, Thái thương, uống Kiện trung Thang và Bình Vị Hoàn.

 - Có thuốc Chấn Vị Hoàn, tác dụng là ôn trung khai vị. Người bệnh xem ra ăn uống không được, uống dăm ba lần thì nghĩ đến ăn, bài thuốc gồm có: Phá cố chỉ nửa lạng, Nhục đậu khấu 4 cái,l àm thành bột nhỏ, đun Táo nhục, trộn to bằng hột Ngô đồng, uống với nước gạo rang vào lúc đói chừng 30 viên.

 49. Ăn nhiều:

 - Tỳ du: Chữa ăn uống nhiều mà mình gầy (“Đồng” xem: Bụng chướng).

 - Thận du: Chữa ăn nhiều mà mình gầy (“Minh hạ” xem: Lao).

 - Vị du, Thận du: Chủ vị hàn chướng ăn nhiều mà thân gầy.

 - Tỳ du, Đại trường du: Chủ ăn nhiều mà thân gầy (xem: Bụng chướng).

 Cháu gái tôi tự nhiên ăn xong là đói, lại ăn, lại đói, tôi giã nát Gừng sống ngâm thật đặc vào hai bát nước, cho uống thì khỏi.
« Sửa lần cuối: Tháng Chín 04, 2018, 05:52:14 PM gửi bởi tuhaibajai » Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #28 vào lúc: Tháng Chín 04, 2018, 05:51:10 PM »

 50. Sốt rét (Tỳ hàn):

 Sách “Thiên kim” nói: Sốt rét là do phong sinh ra, mùa hạ thương thử, mùa thu làm “giai” (sách Tố vấn nói: Giai là do già vậy, cũng là sấu). “Dương Thượng Thiên” nói: 2 ngày một lần phát là giai ngược, thuyết này khác với “Tố vấn” và “Thiên kim”.
 
Sốt rét có mấy tên:

 + Trước rét sau nóng là: Hàn ngược.

 + Trước nóng sau rét là: Ôn ngược.

 + Nóng mà không rét gọi là: Đơn ngược

 +Nhiều rét gọi là : Mẫu ngược

 + Lâu ngày không khỏi gọi là: Lao ngược.

 + Mùa làm khí hậu biến đổi mà thành sốt rét là: Chướng ngược

 + Bệnh kết thành trưng giả (hòn khối) gọi là: Ngược mẫu cho đến Can, Phế, Tỳ, Thận, Tâm, Vị cũng đều có ngược.

 Hoặc mỗi ngày phát, hoặc cách ngày phát, hoặc làm tràn buổi sớm “Tố vấn, Thiên kim” mới bàn rõ.

 - Phương chữa sốt rét rất nhiều, duy có Tiểu Kim Đơn là hay nhất, tôi thường dùng chữa đều khỏi. Nhưng người ta không phải ai cũng có được thuốc đó, cứu cũng có thể làm cho bệnh đó không thể phát.

 - Người ở làng quê thường lấy Hạ niên thảo (Cỏ nhọ nồi) giã nát, đắp ở trên bàn tay 1 phu (tức 1 vỗ = bề ngang 4 ngón tay, tức là trên huyệt Giản sử). Ở giữa hai gân, lấy đồng tiền cổ áp vào, lấy vải buộc lấy, chẳng bao lâu lại nổi những nốt phồng nhỏ, gọi là thiên cứu, có thể khỏi sốt rét, tốt lắm huống hồ cứu. Làm theo thấy rất là hay!

 - Y hy: Trị ôn ngược, hài ngược (“Minh hạ” nói: Chữa sốt rét lâu không khỏi).

 - Yêu du, Trung quản: Trị ôn ngược, hài ngược.

 - Cách du: (xem: Đờm), Mệnh môn: (xem: Đau đầu), Đại khê: (xem: Ho ngược) Trị hài ngược.

 - Âm kiều: Trị sốt dữ độc (bạo ngược).

 - Thượng liêm: Trị hàn ngược.

 - Tam gian: Trị ngược, sốt rét, môi miệng khô, mình nóng suyễn, mắt đau gấp.

 - Chí âm: Trị ngược phát nóng rét, đầu nặng, tâm phiền “Hạ”.

 - Dịch môn, Hợp cốc, Hãm cốc, Thiên trì: Chữa “Giai ngược” nóng rét.

 - Thiên lịch: Chữa phát nóng rét (sốt rét lâu không khỏi mắt nhìn lờ mờ).

 - Đại chùy: Trị sốt rét lâu không khỏi.

 - Thiếu phủ: Trị hài ngược lâu không khỏi, tức tối, hụt hơi, buồn rầu, hoảng sợ người, cánh tay buốt, lòng bàn tay nóng, bàn tay nắm không duỗi.

 - Đào đạo: Trị hơi ngược, nóng rét từ từ.

 - Mệnh môn: Trị nóng, rét, hơi, ngược, thắt lưng và bụng đau dẫn vào nhau.

 - Túc lâm khấp: Trị ngược, mặt trời xế bóng (nhật tây) thì phát (“Thiên” cũng giống như “Đồng” nói: Trị sốt rét phát ban ngày).

 - Chữa trẻ em sốt lâu ngày không khỏi, cứu khoảng giữa ngoài của ngón cái, ngón hai chân, giữa chỗ lõm, đều 1 mồi (xem thêm ở “Hạ”).

 - Thái khê: (xem: Đau tim), Thiếu hải, Trung chữ: Chữa sốt rét lâu ngày.

 - Khâu khư: Trị sốt rét lâu ngày, rét run (“Thiên” giống như thế).

 - Hãm cốc: Chữa sốt rét.

 - Trung phong: Chữa hài ngược, màu xanh bủng. “Thiên” nói: Thở dài (thái tức), rét run, bụng dưới sưng, ăn vào thấy đau nhanh quanh rốn, chân lạnh ngắt, không muốn ăn, thân thể tê dại.

 - Dịch môn: Trị hơi ngược nóng rát, mắt hoa, đau đầu dữ dội thì tai điếc.

 - Uyển cốt: Chữa hài ngược, đau đầu, phiền muộn.

 - Thương dương: Trị nóng rét, hài ngược, miệng khô “Minh hạ” nói: Chữa sốt rét khô miệng.

 - Y hy: (xem: Vai, lưng đau), Trung quản, Bạch hoàn du: Chữa ôn ngược (xem: Thắt lưng, cột sống).

 - Thượng liêu, Thiên lịch: Trị ngược nóng rét.

 - Tam gian: Trị hàn ngược, môi khô, miệng khan, khí suyễn.

 - Tỳ du: Trị hài ngược nóng rét.

 - Có người bệnh sốt rét lâu ngày, mọi thứ thuốc đều không khỏi, hoặc bảo họ cứu Tỳ du thì khỏi. Lại một người nữa cũng bị sốt rét lâu ngày, nghe thế cũng cứu vào huyệt đó mà khỏi. Cái bệnh sốt rét thường do ăn uống mà bị, cho nên cứu Tỳ du làm cho khỏi.

 - Nội đình, Lệ đoài: (Mặt sưng), Công tôn: Trị hàn ngược không muốn ăn.

 - Kinh cốt: Trị ngược nóng rét, hay kinh (lên cơn kinh) không muốn ăn (“Minh hạ” cũng giống thế).

 - Thần môn: Trị ngược, tâm phiền, rất muốn được uống lạnh. Lúc ớn lạnh thì ở trong có chỗ nóng, họng khô không muốn ăn.

 - Hợp cốc, Dương khê, Hậu khê, Dương trì, Âm đô: Trị ngược mà mình nóng rét (“Minh hạ” nói: Giai ngược) và bệnh phiền tức khí ngược.

 - Thiên khu: Trị hàn ngược.

 - Liệt khuyết: Trị hàn ngược nôn ra nước bọt, hay cười toe toét (“Minh hạ” nói: Giai ngược, sắc mặt không ổn định).

 - Thiếu thương: Trị hài ngược rét run, đầy bụng (“Minh hạ” có phiền tâm hay ụa) nhổ nước bọt, môi khô, dẫn uống không xuống, bàn tay co, ngón tay đau rét run, hàm lập cập hầu kêu.

 - Kinh cừ: Trị ngược nóng rét, lưng ngực đều cấp tức, ngực thình thịch (“Minh” cũng giống thế).

 - Đại chùy, Yêu du: Chữa ôn ngược, hài ngược (“Minh” giống thế).

 - Đại trữ: Chữa sốt rét mà đau gẫy cổ, không thể cúi ngửa, đau đầu rét run.

 - Tiền cốc, Phong trì, Thần đạo: (xem: Đau đầu). Bách hội: Trị hài ngược.

 - Thượng tinh: Trị hài ngược, nóng rét run mồ hôi không ra “Thiên”.

 - Thiên lịch: Trị phong ngược, mồ hôi không ra “Thiên”.

 - Thiếu trạch: “Minh” nói: Đau đầu, “Đồng” nói: Nóng rét. Phục lưu, Côn lôn: Chủ sốt rét mồ hôi không ra.

 - Xung dương: Chủ ngược, trước rét rả rích, kéo dài rất lâu, sau mới nóng. Hết nóng, mồ hôi mới ra.

 - Nhiên cốc, Côn lôn: Chủ sốt rét nhiều mồ hôi. “Giáp” nói: Chủ ngược, mồ hôi nhiều, lưng đau không thể cúi ngửa, mắt như lồi ra, gáy đau như dần.

 - Liệt khuyết, Hậu khê, Thiếu trạch, Tiền cốc: Chủ ngược, nóng rét.

 - Thủy tuyền, Thái khê, Kinh cừ: Chủ sốt rét, ho nghịch, tim buồn bằn, không nằm được, nóng rét.

 - Đại lăng, Uyển cốt, Dương cốc, Thiếu xung: Chủ ngược làm nóng, làm rét.

 - Thiên khu: Chủ ngược, rét run, nóng dữ dội, nói nhảm.

 - Thái xung: Chủ ngược, nóng ít, rét nhiều, “Giáp” nói: Ngực buồn bằn, nôn dữ, nóng dữ, rét ít, muốn đóng cửa mà ở. Hàn quyết chân nóng.

 - Thương khâu: Chủ hàn ngược đau bụng.

 - Thiếu hải: Chủ ngược, lưng rét run. “Giáp” nói: Gáy đau, dẫn xuống khuỷu và nách. Dẫn đau từ thắt lưng vào bụng dưới, tứ chi không cất nhắc nổi.

 - Dương khê: Chủ ngược rất khổ, rét ho, nôn ra nước bọt.

 - Lệ đoài, Nội đình: Chủ ngược không muốn ăn, ớn lạnh.

 - Thiếu thương: Chủ hàm răng run lập cập.

 - Thương khâu, Thần đình, Thượng tinh, Bách hội, Hoàn cốt, Phong trì, Thần đạo, Dạ môn, Tiền cốc, Quang minh, Chí âm, Đại trữ: Chủ hơi ngược, nhiệt.

 - Âm đô, Thiếu hải, Thương dương, Tam âm giao, Trung trữ: Chủ ngược, mình nóng.

 - Liệt khuyết: Chủ ngược rất nóng.

 - Dương cốc: Chủ ngược, sườn đau không thở được.

 - Hiệp khê: Chủ ngược đau chân.

 - Xung dương, Thúc cốt: Chủ ngược chân duỗi ra, ống chân nhấc lên.

 - Phi dương: Chủ cuồng ngược, đầu váng đau, lên cơn kinh uốn vặn.

 - Ôn lưu: Chủ ngược mặt sưng đỏ.

 - Thiên tỉnh: Chủ ngược, khi ăn vào thì phát, đau tim, buồn rầu không vui.

 - Thiên phủ: Chủ bệnh ngược.

 - Y hy, Chi chính, Tiểu hải: Chủ phong ngược.

 - Tam lý, Hãm cốc, Hiệp khê, Phi dương: Chủ hài ngược, hụt hơi.

 Đại phụ tử 1 cái bào chế nhỏ ra, Gừng 1,5 lạng, lấy nước tự nhiên của nó, trộn vào vo viên bằng hạt đậu, mỗi ngày uống 15 viên vào lúc đói, chiêu bằng rượu. Tùy già trẻ mà thêm bớt, khách chữa sốt rét chỉ vài ba lần uống đều khỏi cả. Họ nói kiêm trị cả Tỳ, Vị, bệnh khỏi ở “Khương Phụ thang”. Tôi chép vào đây.
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
tuhaibajai
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 7840


tuhai@tuhai.com.vn tieuhuynh66
WWW Email
« Trả lời #29 vào lúc: Tháng Chín 04, 2018, 06:11:26 PM »

 51. Đau là lách (xem thêm: Đau bụng trên):

 - Phủ xá: Trị sản tích, trong tỳ đau cấp theo sườn lên xuống là hại tim. Bụng chướng tích tụ quyết khí ở hai vú “Đồng”.

 - Thương khâu: Trị tỳ hư làm cho người ta không vui (xem: Sôi ruột) (“Thiên” xem: Mửa).

 - Tam âm giao: Trị bệnh tỳ nặng mình (xem: Bụng chướng).

 Tôi gặp một người bệnh đau lá lách đã lâu, uống thuốc chữa tỳ lại cổ chướng. Tôi theo đúng “Kỳ Vực Phương” dùng miến bọc lại hỏa bào bồng nga rẻ nạt (Bèo bồng ở mặt nước) nước và rượu, giấm đun uống, khỏi ngay. Xong rồi đi nói với người ta, người ta lại nói Cao lương khương tán nhỏ, nước gạo rang hòa vào uống, cũng làm cho khỏi. Sau “Trịnh Giáo Thụ” truyền một phương nói: Thảo quả, Diên hồ sách, Linh chi, gạo rang, nấu hòa vào uống, cũng làm cho khỏi.

 Thêm (?) hòa với rượu vài ba tiền, một là từ bàn tay dán đi. Thảo quả, Ngũ linh chi 4 vị bằng nhau tán nhỏ, đó cũng là thuốc bình ôn, có bệnh đó nên uống.

 - Hoặc như không mửa, không ỉa chảy, trong tim đau dữ dội, ngày nhẹ, đêm nặng, dùng Mơ muối khô, thêm trà sắc uống. Thần hiệu! Nên cứu, lấy Thượng quản, Trung quản, Hạ quản, Tỳ du, Tam âm giao.

Hết quyển 3
Logged

Sơn bất tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh
Trang: 1 [2] 3 4 ... 12   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn