Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Năm 03, 2024, 05:07:42 AM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: [1]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hoàng đế Quang Trung và Ngọc Hân công chúa  (Đọc 7997 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Tiêu-diêu
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1079


« vào lúc: Tháng Mười Hai 12, 2010, 05:37:08 PM »

Năm Bính Ngọ, 1786, nhà vua Hiển Tông gả con gái thứ 21 là Lê Ngọc Hân cho chúa Tây Sơn Nguyễn Huệ, cũng là lúc cuộc tiến công thần tốc diệt họ Trịnh của Tây Sơn Nguyễn Huệ.

Các danh tướng vi cánh họ Trịnh như Đinh Tích Nhưỡng, Hoàng Phùng Cơ, Trịnh Tư Quyền từng đánh lại Tây Sơn, sau nhờ đức thuyết phục của Nguyễn Huệ, họ đều chống họ Trịnh, theo Tây Sơn như: Đinh Tích Nhưỡng, vào năm 1802, vâng lệnh Ngô Văn Sở, cùng với Ngô Văn Sở, hy sinh con cháu của mình, cứu con Quang Trung, rồi đưa công chúa Ngọc Hân cùng các cháu xuống thuyền vượt biển vào Nam Bộ, đến Bắc An Hòa, đến vùng Cái Tàu Thượng, rạch Cái Nai để tránh nhà Nguyễn...

Một thời gian rất lâu, lịch sử bị nhà Nguyễn che khuất, nhiều lần công chúa Ngọc Hân bị tin đồn cưỡng bức hoặc bị hành quyết. Nhiều lần bà về quê mẹ ở Làng Nành, công chúa giả chết và làm mộ giả ở quê mẹ để vào Nam với 3 đứa con (2 của mình còn 1 là của một quý phi khác (đã chết), người con đó là đứa con trai lớn của Quang Trung tên là Nguyễn Quang Thùy, theo công chúa Ngọc Hân cùng hai em vào Nam để tìm đất sống, nối dòng họ Nguyễn của cha.
Các nhà báo, các nhà làm phim, làm lịch sử không thể tóm kết sự kiện về Quang Trung và Công chúa Ngọc Hân đầy đủ được. Mỗi tác giả viết khác nhau và thiếu tựu trung dè dặt. Do công phu lâu dài, ta theo dõi sự kiện lịch sử Quang Trung, Ngọc Hân và sưu tầm thành tập công phu này, để các tác giả có điều kiện đi sâu vào sử liệu và khám phá chiều sâu của lịch sử.
Hiện nay, chùa Mộ Bà (Ngọc Hân công chúa) ở lộ Cái Nai, xã Hội An, huyện Chợ Mới, An Giang, nơi có 2 cây dương liễu trước mộ còn xanh mãi...
Còn con trai của Quang Trung tức là Phật thầy Tây An (pháp danh Đoàn Minh Huyên) đã viên tịch tại chùa Núi Sam, Châu Đốc.
Người theo dõi Phật thầy đắc quả trong thời gian khá lâu dài là cư sĩ SPRI POLIÊU (đã mất 8.11.1996).
Tác giả cư sĩ SPRI POLIÊU giới thiệu ông Nguyễn Văn Thới người làm nên bộ sử thi Kim Kỳ Quan, ông viết bằng chữ Nôm vào khoảng 1900-1926 khi ông thoát nạn tù tại ngã ba Lộ Lở, xã Kiến An, huyện Chợ Mới.
Khi Ngọc Hân công chúa vừa thọ tang Quang Trung, cố vấn La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, người 4 lần được vua Quang Trung mời làm chức sùng chính viện trưởng, chỉ có dịch sách. Ông là một trong hai nhà lý số sau Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, chỉ kế cho bà Ngọc Hân công chúa thoát khỏi Gia Long trả thù. Cũng La sinh phu tử chỉ dẫn, Nguyễn Quang Thùy giả chết để thoát Gia Long và sau đó theo mẹ kế là công chúa Ngọc Hân vào Nam.
Theo kế hoạch Đại tư mã Ngô Văn Sở cho anh em Phật thầy đội lốt con ông, người được Gia Long cho lệnh giết anh em Phật thầy (rồi lại tha anh em Phật thầy là tướng Ngô Văn Sở). Ám chỉ Đại tư mã Ngô Văn Sở cùng với viên tướng họ Đinh (một người chèo thuyền đưa mẹ con Phật thầy về miền Tây Nam Việt). Ngô Văn Sở, năm 1792, được tiến chức Đại đổng lý tước Quận công. Sau đó Bùi Đắc Tuyên quyền triệu ông về Phú Xuân, tìm cách giết ông, cho lệnh dìm chết ông dưới sông. Tuyên hại ông để tranh quyền, vì thế Tuyên chết.
Sau đó, Ngô Văn Sở bí mật cho con cái của mình thế mạng chết đi, đưa con em Phật thầy (con cái Quang Trung) trốn thoát bằng thuyền. Ngô Văn Sở bí mật cho con cái của mình thế mạng, chết đi, đưa anh em con cái Quang Trung - Ngọc Hân trốn thoát bằng thuyền. Ngô Văn Sở bí mật cho con cái của mình thế mạng chết đi và nhờ Đinh Tích Nhưỡng chèo thuyền đưa mẹ con Ngọc Hân về miền Tây Nam Bộ.
Bà Ngọc Hân sanh năm 1770 hoặc 1771, lúc 30 tuổi, bà đã hủy hoại nhan sắc kiều diễm của mình để qua mắt Nguyễn Ánh.
Bà vượt biển vào Nam, làm ruộng tại vùng Cái Tàu Thượng và phà An Hòa, thị xã Long Xuyên. Sau đó hai mươi năm ngày 28-29.10 âm lịch bà mất ở rạch Cái Nai và an táng ở rạch Cái Nai, cách phà An Hòa, thị xã Long Xuyên 6 km, cách chợ Cái Tàu Thượng 6 km.
Nguyễn Quang Mục ở núi Sam, Châu Đốc là Phật thầy Tây An cải danh là Đoàn Minh Huyên.
Có một người là học giả Hồ Hữu Tường cho rằng ông là cháu nội của ông Hồ Văn Điểu và Hồ Văn Điểu là con trai ruột của Nguyễn Quang Thùy (con trai lớn của Quang Trung).
Bà Ngọc Hân rất thông minh, đưa đứa em gái của bà là Trần Thị Minh cho Gia Long để tìm cách cứu 2 con bà.
Chi tiết khác, khi Phú Xuân thất thủ, vua Cảnh Thịnh chạy ra Bắc Hà, không kịp mang theo gia quyến, thì công chúa Ngọc Bình mới 19 tuổi. Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu Gia Long và sắc phong công chúa Ngọc Bình là Đệ Tam Cung. Năm đó công chúa Lê Ngọc Bình 20 tuổi, bà đẻ Hoàng tử Quảng Oai Công, sinh năm 1809 và thường Tín Quận Vương năm 1810...
Logged

Ẩm giả lưu kỳ danh
Bí thư đảng đoàn Tứ Hải
Khuatlao76
Khách
« Trả lời #1 vào lúc: Tháng Mười Hai 13, 2010, 09:24:11 AM »

 Có người đọc cuốn Tản Ông di cảo (散翁遺稿mang ký hiệu A.2157) của danh sĩ thời Lê là Trần Danh Án. Đọc đến bài Tây Sơn Hành thì quả thật hãi hùng chi thậm. Ông này là tôi trung của nhà Lê, kiên quyết bất hợp tác với triều Tây Sơn, thủy chung coi Tây Sơn là giặc mọi, thậm chí tỏ thái độ thù hằn và phất uất khi vua Lê gả công chúa Ngọc Hân cho Quang Trung Nguyễn Huệ. Nay đọc Tây sơn hành mới càng thấy rõ điều đó. Có điều, từ ý tứ đến ngôn từ trong bài thơ này đều hết sức dâm bôn xằng bậy, càng ngẫm càng thẹn cho kẻ mũ cao áo dài. Xét tự cổ chí kim, văn chương nước nhà chưa có áng dâm thi nào đặng so sánh được. Nay xin tạm dẫn ra đây, rồi sau xin các bậc thiện Nôm chi quân tử cùng diễn ra thơ quốc âm vậy. (Bài thơ này còn được chép trong cuốn Thù thế danh thư酬世名書ký hiệu VHv.2239 và cuốn Danh nhân văn tập名人文集ký hiệu VHv.2432)

西山行

 時阮整引西山阮惠兵來京城,景興皇帝以玉欣公主下嫁阮惠,故有此作.

 海宇承平二百年,深宮春色鎖嬋娟,嫣紅錦褥人眼獨

淺翠花裀蝶夢纏,不是神仙無對偶,可堪芳景忽流連

紗窗寂寞梅酣雪,邃篽離披柳困煙,花事闌珊春已矣

殘英落絮總堪憐,鼕鼕何處城邊鼓,羯塵漫塞長安路

亟夏方旋振葉風,深春忽點催花雨,鬚眉無膽控危城

釵扇將身抵驕虜,天王姊婦上公妃,不比尋常花巷主

尊榮貴寵對天潢,奠聘奩儀優特數,雲水騶從翠綺羅

風流儐相紛紳冑,扇夫轎子儘非常,都人見者呼為父

人羡新郎如一口,妾見新郎墜雙手,衣裳熳爛語侏离

骨相崚嶒皮皺古,頂上高堆張角巾,腿間不著韓信褲

其中一物望巍然,直與四肢峙為五,靜似高僧兀坐忘

動如弁子歌身舞,不言不笑不溫存,大吼一聲烈如虎

千鈞飛蹲據酥胸,怒裂羅裙披雪股,此物誰知解刺人

頡頏插入溫柔戶,嬌花枝上狂鶯揉,狂鶯不為嬌花護

花膜重重裂繒聲,鉛爐片片飛煙縷,牙咬肉顫汗如油

亂搗胡抽做不住,須臾裙帶落新紅,暗點春籌翻幾度

妾身兩孔似連環,瞬息通成一大圈,捲襦點閱忽驚訝

頏摩不值半文錢,黑暗既非前度白,縈紆又改舊時圓

呼鬟拿甕尿一尿,尿水之聲如飛泉,飛泉瀲灧去不返

陽風打落桃花片,桃花嬌怯不勝風,風斂花魂猶覺倦

盈盈柳骨瘦三分,褶褶湘羅寬一半,底事雖然不殺人

暮雨朝雲安熟爛,自從奇苦得奇歡,歡後卻忘舊苦艱

不患漁翁揮棹澀,溶溶桃浪漲平灘,左掬右摸探花髓

鶯不停梭蹀不攔,玉癢香搔失害羞,上摟下扭圓團團

風情蕩漾花心急,恐放東君頃刻間,蠻人老實多高興

不會輕挑只會鑽,浮世青雲如過客,一生幾度托春眠

衾裯樂處無夷夏,痴徇空名誤玉顔,不見錦機脂粉隊

西兵去後幾人還,誰將此為語姊妹,嫁郎及早嫁西山

Phiên âm

 TÂY SƠN HÀNH


Thời, Nguyễn Chỉnh dẫn Tây Sơn Nguyễn Huệ binh lai Kinh thành,
Cảnh Hưng hoàng đế dĩ Ngọc Hân công chúa
hạ giá Nguyễn Huệ, cố hữu thử tác.

 Hải vũ thừa bình nhị bách niên, Thâm cung xuân sắc tỏa thuyền quyên

Yên hồng cẩm nhục nhân nhãn độc, Thiển thúy hoa nhân điệp mộng triền

Bất thị thần tiên vô đối ngẫu, Khả kham phương cảnh hốt lưu liên

Sa song tịch mịch mai hàm tuyết, Thúy ngự ly phi liễu khốn yên

Hoa sự lan san xuân dĩ hĩ, Tàn anh lạc nhứ tổng kham liên

Đông đông hà xứ thành biên cổ, Yết trần mạn tắc Trường An lộ

Cức hạ phương toàn chấn diệp phong, Thâm xuân hốt điểm thôi hoa vũ

Tu my vô đảm khống nguy thành, Thoa phiến tương thân để kiêu lỗ

Thiên vương tỉ phụ thượng công phi, Bất tỉ tầm thường hoa lộng chủ

Tôn vinh quý sủng đối thiên hoàng, Điện sính liêm nghi ưu đặc số

Vân thủy sô tùng thúy ỷ la, Phong lưu tấn tướng phân thân trụ

Phiến phu kiệu tử tận phi thường, Đô nhân kiến giả hô vi phụ

Nhân tiện tân lang như nhất khẩu, Thiếp kiến tân lãng trụy song thủ

Y thường mạn lạn ngữ thù ly, Cốt tướng lăng tằng bì trứu cổ

Đính thượng cao đôi Trương Giác cân, Thoái gian bất trước Hàn Tín khố

Kỳ trung nhất vật vọng nguy nhiên, Trực dữ tứ chi trì vi ngũ

Tĩnh tự cao tăng ngột tọa vong, Động như biền tử ca thân vũ

Bất ngôn bất tiếu bất ôn tồn, Đại hống nhất thanh liệt như hổ

Thiên quân phi tồn cứ tô hung, Nộ liệt la quần phi tuyết cổ

Thử vật thùy tri giải thích nhân, Hiệt hàng sáp nhập ôn nhu hộ

Kiều hoa chi thượng cuồng oanh nhu, Cuồng oanh bất vi kiều hoa hộ

Hoa mạc trùng trùng liệt tăng thanh, Diên lô phiến phiến phi yên lữ

Nha giảo nhục chiên hãn như du, Loạn đảo hồ trừu tố bất trụ

Tu du quần đới lạc tân hồng, Ám điểm xuân trù phiên kỉ độ

Thiếp thân lưỡng khổng tự liên hoàn, Thuấn tức thông thành nhất đại khuyên

Quyển nhu điểm duyệt hốt kinh ngạc, Hàng ma bất trị bán văn tiền

Hắc ám ký phi tiền độ bạch, Oanh vu hựu cải cựu thời viên

Hô hoàn nã úng niệu nhất niệu, Niệu thủy chi thanh như phi tuyền

Phi tuyền liễm diễm khứ bất phản, Dương phong đả lạc đào hoa phiến

Đào hoa kiều khiếp bất thắng phong, Phong liễm hoa hồn do giác quyện

Doanh doanh liễu cốt sấu tam phân, Triệp triệp tương la khoan nhất bán

Để sự tuy nhiên bất sát nhân, Mộ vũ triều vân an thục lạn

Tự tòng kì khổ đắc kì hoan, Hoan hậu khước vong cựu khổ gian

Bất hoạn ngư ông huy điệu sáp, Dung dung đào lãng trướng bình than

Tả cúc hữu mô thám hoa tủy, Oanh bất đình thoa điệp bất lan

Ngọc dạng hương tao thất hại tu, Thượng lâu hạ nữu viên đoàn đoàn

Phong tình đãng dạng hoa tâm cấp, Khủng phóng đông quân khoảnh khắc gian

Man nhân lão thực đa cao hứng, Bất hội khinh thiểu chỉ hội toàn

Phù thế thanh vân như quá khách, Nhất sinh kỉ độ thác xuân miên

Khâm trù lạc xứ vô di hạ, Si tuẫn không danh ngộ ngọc nhan

Bất kiến cẩm cơ chi phấn đội, Tây binh khứ hậu kỷ nhân hoàn

Thùy tương thử vị ngữ tỉ muội, Giá lang cập tảo giá Tây Sơn.

Dịch nghĩa

TÂY SƠN HÀNH


Bấy giờ, Nguyễn Hữu Chỉnh dẫn quân Tây Sơn Nguyễn Huệ tới Kinh thành,
Hoàng đế Cảnh Hưng gả công chúa Ngọc Hân
cho Nguyễn Huệ, cho nên có bài thơ này.

Bờ cõi thanh bình đã hai trăm năm

Ở nơi thâm cung xuân sắc, người đẹp bị khóa chặt

Cô đơn nằm trên nệm gấm hồng tươi

Say giấc mộng bướm dưới lớp áo hoa biêng biếc

Không phải là thần tiên không có người sánh đôi

Mà cám cảnh thơ ngây bỗng vương lòng lưu luyến

Song the hiu quạnh, bông mai đượm tuyết

Vườn uyển sâu thẳm, liễu ám khói sương

Mùa hoa đi qua, xuân cũng đã hết

Cánh hoa tàn, tơ mành buông, thật là đáng thương

Tùng Tùng! Đâu đó vang lên tiếng trống ven thành

Lũ rợ Kiệt đến, bụi mù khắp Tràng An

Chưa cuối hè mà đã có gió lay lá

Đương xuân chín mà bỗng lác đác giọt mưa bứt hoa.

Đấng mày râu không có gan giữ được cung thành

Để bực quần thoa phải gán thân cho giặc mạnh

Con gái Thiên vương phải làm phi cho Thượng Công

Nào phải bậc chúa hoa tầm thường.

Để tỏ lòng tôn vinh đối với hoàng tộc

Sính lễ cùng nghi thức hết sức đặc biệt

Ngựa xe như mây nước, tùy tòng mặc toàn gấm vóc

Đám phù rể phong lưu, áo mũ xênh xang.

Bọn phu quạt, phu khiêng kiệu đều lạ lùng

Người kinh đô thấy đều gọi là ‘cha’

Ai cũng hâm mộ chú rể

Còn cô dâu trông thấy chàng rể thì buông đôi tay.

Quần áo thì sặc sỡ diêm dúa, giọng nói thì trọ trẹ

Dáng dấp ngang tàng, da dẻ nhăn nhúm

Trên đầu chất cao cái khăn của Trương Giác

Giữa chân không mặc cái quần của Hàn Tín

Ở bên trong, một vật trông rất nguy nga

Cùng với tứ chi, sừng sững thành năm ngọn

Lúc tĩnh lặng, giống như cao tăng nhập tọa

Lúc động đậy, tựa như võ biền vừa hát vừa múa

Chẳng nói chẳng cười chẳng từ tốn

Gầm lớn một tiếng, mãnh liệt như hổ

Nghìn cân sà xuống, chồm hỗm chiếm bộ ngực như bơ

Tức tối xé rách chiếc váy là đang che cặp đùi tựa tuyết

Vật này ai cũng biết là có thể đâm người

Ngúc ngoắc rồi chọc vào cánh cửa êm ấm

Bông hoa kiều diễm trên cành bị oanh khùng giày vò

Con oanh khùng không hề giữ gìn bông hoa kiều diễm

Lớp lớp màng hoa, tiếng xé vải

Mảnh mảnh lò chì bốc lên những ngọn khói

Răng nghiến, xác thịt rung, mồ hôi như dầu

Nện bừa, rút quấy, làm không dừng

Phút chốc, giọt hồng trinh rớt trên dải váy

Âm thầm mấy độ xuân qua

Trên thân thiếp hai lỗ tựa vòng khâu

Trong nháy mắt thông thống thành một hốc lớn

Vén áo lót kiểm tra bỗng kinh ngạc

Bị sờ bóp không đáng giá nửa xu

Thâm tím, không còn màu trắng xưa kia

Méo mó, khác rồi khối tròn thưở trước

Gọi a hoàn bưng chậu nước đi tiểu một cái

Tiếng nước tiểu như dòng thác tuôn

Dòng thác sóng sánh một đi không trở lại

Ngọn gió thổi rụng cánh hoa đào

Hoa đào kiều diễm, khiếp sợ, không chịu nổi gió

Gió ngớt, hồn hoa còn thấy mệt lả

Vóc liễu gày đi ba phần

Áo lụa gấp rộng một nửa

Việc này tuy không đến nỗi chết người

Nhưng cứ sớm mây chiều mưa sao lại không nát bét chứ

Từ khi chịu cái khổ lạ lùng lại được cái sướng lạ lùng

Sau khi sướng lại quên hết nỗi gian khổ ngày xưa

Chẳng lo ông chài khua chèo bị rít

Sóng đào bát ngát dâng ngập bờ cát phẳng

Vốc bên trái, sờ bên phải, thăm dò nhị hoa

Con oanh chẳng ngừng luồn, con bướm chẳng ngăn cản

Ngọc ngứa, hương gãi, không còn thẹn thùng

Trên ôm, dưới siết, cuộn lại tròn vo

Cuộc phong tình tràn ngập, lòng hoa bướm háo hức

Chỉ sợ rời ‘chúa hoa’ trong khoảnh khắc.

Kẻ man di thật thà, rất nhiều khi lên cơn hứng

Chỉ biết đâm dùi, chứ không biết nhẹ nhàng ve vuốt

Cảnh đời mây nổi, tựa như khách qua đường

Cả đời được mấy lúc hưởng trọn giấc xuân

Thú chăn gối không phân biệt người Kinh, người rợ

Si ngây chuốc lấy danh hão, người ngọc lỡ lầm

Không thấy đám phấn son ở Cẩm Cơ sao

Sau khi quân Tây Sơn đi, có mấy thằng quay lại?

Ai nấy hãy đem việc này nói rõ với chị em:

Lấy chồng thì cứ sớm lấy bọn Tây Sơn ấy.
« Sửa lần cuối: Tháng Mười Hai 13, 2010, 09:28:22 AM gửi bởi Khuatlao76 » Logged
Tiêu-diêu
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1079


« Trả lời #2 vào lúc: Tháng Mười Hai 13, 2010, 11:54:30 AM »

Có rất nhiều tác phẩm, cả sử lẫn văn học nói về chuyện riêng tư của Quang Trung-Nguyễn Huệ. Xin gửi một số ví dụ:
 
"Lịch sử nội chiến ở Việt Nam"  của Tạ Chí Đại Trường
.......
Trong một cuốn dã sử còn lại, có một vài nét về Nguyễn Huệ có vẻ thực lắm: "Tóc Huệ quăn, mặt mụn đầy, có một con mắt nhỏ, nhưng mà cái tròng rất lạ, ban đêm ngồi không có đèn thì ánh sáng từ mắt soi sáng cả chiếu..." (...). Về cuộc đời riêng của con người này, lịch sử cũng biết được một ít, nhiều hơn những ông vua thời bình cầm đầu quốc gia bằng thế tập. Sĩ phu Bắc hà quen với không khí tôn nghiêm, bệ vệ của Lê hoàng, Trịnh chúa đã ngạc nhiên khi thấy cảnh anh em Tây Sơn "trò chuyện, kẻ hỏi người đáp cực kỳ ôn tồn (?)y như anh em các nhà thường dân". Và cũng nhân dịp ra bắc này, tướng sĩ dưới quyền được vui cười cảm thấy gần gũi ông tướng oai nghiêm ngày thường với câu nói cợt nhã "Vì dẹp loạn mà ra rồi lấy vợ mà về, trẻ con nó cười thì saỏ Tuy vậy, ta chỉ quen gái Nam hà mà chưa biết con gái Bắc hà, nay cũng thử một chuyến xem có tốt không?"
.....
Logged

Ẩm giả lưu kỳ danh
Bí thư đảng đoàn Tứ Hải
Tiêu-diêu
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1079


« Trả lời #3 vào lúc: Tháng Mười Hai 13, 2010, 11:55:32 AM »

"Phẩm tiết"  kể lại cuộc đời của một nhân vật nữ tên là Nguyễn Thị Vinh Hoa, người tình của hai ông vua thù địch nhau: Quang Trung và Gia Long. "Năm Kỷ Dậu (1789) Quang Trung Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc diệt Mãn Thanh xong, tìm cách an dân". Nghe theo lời Trần Danh Kỷ, nhà vua cho mời cơm các nhà danh gia thế phiệt trong thành, Khải cũng được mờị Bữa tiệc "có đủ mặt mấy trăm gia đình giàu có ở Kẻ Chơ.. Khải ngồi chiếu trên cùng". Tại bữa tiệc, vua Quang Trung phán: "Ta xuất thân áo vải cờ đào, vì nước xả thân, dẹp yên bốn cõị Thời chiến ta lấy kẻ có sức lực làm điểm tựa, thời bình ta lấy kẻ có trí lực làm điểm tựạ Nay các ông đến đây, đều là những người có của, tức là những người có trí lực cả; ta cho ăn cho uống, xin các ông vì ta mà mở mang công nghệ, bán buôn, làm cho nước giàu dân mạnh". Mới nghe lời phán, ta đã thấy có gì khang khác với Quang Trung vẫn thường biết "của mình". Ăn xong, Quang Trung hỏi Khải có ngon không? Khải đang say, dại miệng trả lời không vừa ý vuạ Quang Trung cười nhạt, không nói năng gì. Khi người ta dâng các lễ vật mừng, vua Quang Trung đứng xem, trầm trồ thán phục. Nhưng khi Khải cho đầy tớ mở các lễ vật của mình, Quang Trung thấy toàn đồ giả, vải lụa bị cắt do tên đầy tớ cố tình chơi khăm, vua Quang Trung giận mắng: "Thằng Khải kia, tài bằng cái đấu, khinh ta quá chừng! Trời cho mày sống, cướp không biết bao nhiêu lộc thiên hạ, ăn miếng ngon không biết đậy mồm, còn chê là lợm. May nhờ phúc tổ, có ít của chìm, như cái đuôi khô, tháng ba ngày tám mang ra gặm tưởng xênh xang ử" . Xong tiệc, Quang Trung cho lính đi bắt Khảị Viên quan phụ trách, thấy con Khải tên Vinh Hoa quá đẹp, không bắt nữa mà về tâu vuạ Nhà vua cho triệu Vinh Hoa tớị Vừa thấy nàng, nhà vua "thốt nhiên rùng mình, hoa mắt, đánh rơi cốc rượu quý cầm taỵ Vinh Hoa nói năng rành rẽ, đâu vào đấy, nhà vua thích lắm. Nhà vua hỏi gì, nàng trả lời điều ấy, nói thông cả buổi, kim cổ đông tây đủ cả. Bọn Trần Văn Kỷ ngồi nghe toát cả mồ hôi".

Vua Quang Trung giữ Vinh Hoa lại trong cung, rồi sai rút quân khỏi nhà Khảị Nhưng Khải hổ thẹn đã treo cổ tự tử. Nghe tin, nhà vua "đang đêm xõa tóc, đi chân đất, vừa đi vừa vấp, chạy vào báo cho Vinh Hoa việc Khải mất". Hối hận, vua cho làm ma chay rất hậu rồi đem Vinh Hoa vào ở trong cung đối xử "rất ân cần, thương xót" những mong nàng cho động phòng. Nhưng nàng cương quyết không chịụ Nhà vua "rất buồn", không biết phải làm saọ Vua Quang Trung nói: "Ta được Vinh Hoa như được báu vật, một Vinh Hoa bằng ba vạn người". Về lại Phú Xuân, nhà vua mang theo Vinh Hoạ Khi sắp mất, Vinh Hoa đứng bên giường, nhà vua "nhìn mãi Vinh Hoa mà không nhắm mắt (...). Sau Vinh Hoa phải lấy ngón tay út của mình đặt lên hai mi mắt nhà vua thì mắt nhà vua mới nhắm lại được".

Nguyễn Huệ ở đây thiếu hẳn cái oai phong, lẫm liệt anh hùng như ta vẫn thường hình dung, mà là rất "vua", như bất kỳ một ông vua nào khác trong các truyện về vua chúa mà ta vẫn thường đọc: hách dịch, ưa nịnh bợ, mê gái và ăn nói tùy tiện. Chuyện vua chúa mê gái, háo sắc, đa dâm thì chẳng có gì là lạ trong kho tàng lịch sử cổ kim Trung Hoa và Việt Nam. Nhưng nếu nhân vật "vua" là một Lý, Trần hay Lê... gì "tông" đó, thì chẳng mấy ai thấy la.. Nhưng ở đây lại là Nguyễn Huệ nên chuyện đâm ra khác đi, khiến nhiều người cảm thấy bức xúc và thậm chí như bị sỉ nhục. Truyện hóa ra mang tính cách hạ bệ thần tượng và lấp loáng những ám chỉ này nọ vào thời hiện đạị Biết bao là giấy mực đã đổ ra vì thế!
Logged

Ẩm giả lưu kỳ danh
Bí thư đảng đoàn Tứ Hải
Tiêu-diêu
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1079


« Trả lời #4 vào lúc: Tháng Mười Hai 13, 2010, 11:57:14 AM »

Một thời gian ngắn sau khi "Phẩm tiết" gây chấn động trong văn giới và dư luận trong nước, thì ở trời Tây, "Mùa mưa gai sắc" của Trần Vũ ra đời, gây thêm một chấn động mới với một Nguyễn Huệ còn dung tục hơn bội phần. Nhân vật "vua" mê gái, ăn nói tùy tiện, nghe còn được. Nhân vật "sẽ là vua" ở đây xấu xa, thô bạo, dâm đãng chẳng khác gì một tay tướng cướp. Bằng một kỹ thuật đặc biệt qua hai người kể chuyện đều xưng tôi một là bạn của Nguyễn Huệ và một là bạn của Ngọc Hân - và với một giọng văn đầy ấn tượng và những hình ảnh bạo liệt, Trần Vũ cho ta một Nguyễn Huệ mới toanh. Trước hết, về nhân dáng và tính tình, Nguyễn Huệ là một người hung bạọ "Những khi giận, hai tròng đỏ trong mắt Huệ lập lòe lửa, tất cả thần khi dữ dội đều hiện lên ở đồng tử, nên nhìn rất sợ". Cá tính hung bạo, thô lỗ đó được dịp biểu lộ khi ra Thăng Long trong tư thế của một người chiến thắng. "Trong phủ Chúa, chốn sang trọng lộng lẫy nhất Thăng Long, từng mảng da beo lớn trải làm thảm lót chân, Huệ đi lại trên đó và khạc nhổ cũng trên đó". Khi Vũ văn Nhậm nhắc Huệ về lễ rước dâu, Huệ gắt: "Ta dẫn mấy vạn quân ra đây, đánh một trận dẹp yên thiên hạ, lão già họ Lê, dòng họ, ngai vàng lão thuộc về ta như trâu bò, đất đai, người ngợm của Bắc Hà. Việc gì phải đi đón! Đem con nộp thì ta lấy"

Nguyễn Huệ là một tay bạo dâm. Hình ảnh đêm động phòng của Nguyễn Huệ và Ngọc Hân thật khiếp đảm. "Huệ chụp lấy ngực áo cưới của Ngọc Hân xé toạc" (...) "Huệ xô ngã sấp Ngọc Hân ra giường, tháo dây đai quất xối xả lên tấm lưng mảnh dẻ" (...) "Huệ quất như thúc roi, thúc ngựa" (...) "Đến lúc Huệ bắt Ngọc Hân co hai đầu gối, thì nàng quá đau đớn không dằn dược, bật tiếng kêu nấc trong đêm tốị Huệ nghe tiếng nấc, khoái cảm càng tăng lên như những lúc chứng kiến hành quyết. Sau đó, đêm nối đêm, Nguyễn Huệ tiếp tục quất Ngọc Hân. Mỗi lần như thế, "Khuôn mặt Huệ toát ra vẻ mãn nguyện, thỏa mãn. Huệ chỉ buông rơi khi Ngọc Hân đã ngã khuỵu xuống chân giường. Cảnh giao hoan của Huệ với Ngọc Hân, cũng không còn là cảnh cưỡng bức ban đầu, nếu dáng ngồi đè của Huệ vẫn in dáng hổ nhai mồi, thì hai cườm tay Ngọc Hân đã quấn chặt lấy cổ Huệ, và trên lưng Huệ đầy vết cào của một con sư tử cái".

Cả hai truyện đều cho ta hình ảnh một Nguyễn Huệ rất mới, rất lạ, y như một ai khác mang tên Nguyễn Huệ, có vẻ bất thường, nếu không muốn nói là ít nhiều mang vẻ bệnh hoạn.
Logged

Ẩm giả lưu kỳ danh
Bí thư đảng đoàn Tứ Hải
Tiêu-diêu
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1079


« Trả lời #5 vào lúc: Tháng Mười Hai 13, 2010, 11:58:19 AM »


"Gió lửa" của Nam Dao, là truyện dài, nên nhân vật phát triển đa dạng hơn, là tổng hợp giữa một phản-Nguyễn Huệ và Nguyễn Huệ "lịch sử". Thay vì chỉ nhằm mục đích phá đổ thần tượng (nếu có thể nói như thế đối với hai truyện ngắn trên) thì Nguyễn Huệ của Gió Lửa lại là hình ảnh của một luận đề. Nói khác đi, Nguyễn Huệ "Gió lửa" là cách đặt vấn đề đối với lịch sử như là một cái gì chưa hoàn tất. Nguyễn Huệ chỉ bắt đầu xuất hiện ở phần giữa của tác phẩm. Về nhân dáng, "Huệ to ngang, hơi thấp, tay dài đến đầu gối, di chuyển vừa nhanh vừa chắc như một loài nửa gấu nửa vượn. Mặt nổi mụn, mũi sư tử, một mắt to một mắt nhỏ, Huệ nhìn ai cũng tựa như chọc gươm vào đồng tử người đối thoạị Khi nói, miệng Huệ nhếch lên vẻ diễu cợt, nhưng giọng oang oang như trống trận thúc vào tim vào gan khiến nhiều kẻ mất tự chủ, óc tê điếng đi, chân tay bủn rủn". Các chi tiết về thể hình và tính cách cho ta thấy một Nguyễn Huệ dị tướng, bất nhân. Nguyện Huệ đã xấu xí lại nóng nảy, hung bạo và đầy mặc cảm. Huệ mê An, cô láng giềng. Chê Huệ xấu, An yêu người khác. Ngày đám cưới An, Huệ tuyệt vọng "chạy ra hét như người hóa dại, rút dao đâm vào đùi mình, máu chảy lênh láng, kêu ầm lên: "Chỉ vì mặt ta có mụn, chỉ vì mặt ta có mụn..." (275). Thật là bất bình thường!

Tuy vậy, Huệ tỏ ra là một người có kiến thức, hiểu rõ thời thế và nhìn xa trông rô.ng. Khi chưa có binh quyền gì, Huệ nói: "Đầu tiên, ta muốn chấm dứt cuộc nội chiến Nam -Bắc đã hơn trăm năm naỵ Yên được cũng mất năm đến mười năm. Còn lại, ta chỉ sống có thêm mười năm để đặt những hòn gạch đầu cho một kỷ nguyên mới..." (tr. 248, 249). Huệ có tinh thần thực tiễn. Ông nói với Nguyễn Hữu Chỉnh: "Những gì ông cho là hay ho nhưng thực dụng trong sách vở Nho gia, ông chép lấy rồi mang lên đọc cho ta nghẹ Sách về binh pháp và thuật Hàn Phi Thương Ưởng thì khỏi, ta đã nằm lòng rồị Nhưng cấm không được mang thơ phú ra làm loạn đầu tạ Nhớ đấy, phải thực dụng..." (tr. 252). Lại thủ đoạn, biết đợi thời, không nóng vộị Theo Huệ, công cuộc dựng nước "cũng giống đánh bạc, đi buôn, ở chỗ cần có vốn. Ta hiện nay vẫn còn trắng tay nên phải đợi..." (261). Khi cơ hội đến, Huệ nắm lấy ngay và cương quyết thực hiện bằng mọi giá. Trên đường hành quân ra Bắc lần đầu, "Khuôn mặt Huệ gồ lên, cằm bạnh ra như rắn hổ mang, mắt rừng rực lửa có màu đỏ của máu"(264). Khiếp!

Ra Thăng Long, Huệ "Gió lửa" chẳng khác gì Huệ "Mùa mưa gai sắc": thô lỗ. Huệ "với tay lấy rượu, tu ừng ực" (...) "cười lên sằng sặc, nghêu ngao hỏi những câu hỏi...(276, 277).

Lại là một kẻ cuồng dâm, "Huệ gào "Ta hành nó cho em sướng nhé!, rồi mím môi vớ roi đánh vòng vào lưng mình (...) Đánh đến mỏi tay, Huệ gục xuống, nằm xoài ra trên thềm gạch, miệng thở khò khè" (277). Và bạo dâm. Cảnh động phòng với Ngọc Hân thật đầy ấn tượng: "Huệ tiến lại, mắt đỏ lừ đừ như mắt cọp. (...) Ném tấm Vương bào, rồi từ từ cởi
chiếc cạp quấn lưng quần, Huệ trần truồng đứng, quát Hân "Này, nhìn đi". Nàng công chúa mới mười sáu tuổi co dúm người, nhắm mắt lạị Huệ xé mảnh vải cuối cùng trên hạ thể Hân, xoay người Hân lại, bắt quỳ xuống. Hai tay nắm vào hai núm cau vừa đủ to để hái, Huệ lại rên "...ha.nh phúc à...". Kéo cho mông Hân chổng lên cao, Huệ thúc vào từ phía sau, vừa thúc vừa kêu (...) mỗi lúc một mạnh, hệt như khi Huệ thúc voi vào cửa ô Trường Bản thành Thăng Long cách đây vừa năm ngàỵ Ngọc Hân oằn người, thét lên một tiếng nhỏ, rồi mặc cho sự đau đớn đến chảy nước mắt, nàng nghiến răng, đầu thầm nhủ lời cha dặn dò "...nghiệp nhà Lê trong tay con". A, cái cơ nghiệp bốn trăm năm cứ trồi cao trụt thấp cho đến khi Huệ kêu hự lên một tiếng, rồi ngã người nằm sấp mặt xuống thềm" (277-278).

Khác hẳn với hình ảnh hung bạo đó, khi quyền hành nắm đủ trong tay, Nguyễn Huệ có một cái nhìn và cách cư xử rất sáng suốt, tỏ ra là một vị minh quân. Hơn thế nữa, là một nhà cách ma.ng. Ngoài chuyện dùng chữ Nôm, ông còn nghĩ đến chuyện dùng chữ quốc ngữ (chữ Việt ta dùng hiện nay) trong việc giáo dục (396 -397). Đặc biệt, Nguyễn Huệ lại có đầu óc tiến bộ gần như đi trước thời đại đến cả hơn 100 năm: nhà vua nghĩ đến việc hình thành một chế độ mới: "quân chủ lập hiến". Ngoài ra, để "thấu hiểu được niềm hạnh phúc của những kẻ bình thường", thì phải sống một cuộc sống bình thường, Nguyễn Huệ tự nhịn đói để biết được "thế nào là sợ chết đói" và nhờ thế "mới hiểu miếng ăn thực sự là gì" (407). Sau khi nhịn đói, Nguyễn Huệ cho biết "Bài học đói là bài học lớn nhất của trẫm (...) Cái quyền tối thượng của người dân là quyền sống. Và sống có nhân phẩm thì không phải đói, phải xin, phải cầu cạnh aị (410, 411). Ở đây, ta thấy Nguyễn Huệ chẳng khác gì một nhà nho chân chính, biết xuất, xử. Hơn thế nữa, một triết gia, một kẻ đi tìm chân lý và sẵn sàng chết cho chân lý, chứ không phải là một ông vua quyền uỵ Cuối cùng, "Gió lửa" cho ta biết Nguyễn Huệ chết là vì bị đầu độc. Vợ chính của Nguyễn Huệ, Phạm hoàng hậu, thù ghét Ngọc Hân công chúa và đám quần thần "nước ngoài" (tức Bắc Hà) vào chiếm chồng, chiếm nước Đàng Trong, "mê hoặc triều đình bằng những luận điệu huyễn hoặc" (412). Bà chuẩn bị một món ăn có pha độc dược với ý định giết hết đám Bắc Hà trong một bữa tiệc. Nhưng rốt cuộc, chỉ một mình Huệ ăn và bị ngộ độc. Huệ biết, nhưng không có ý định trả thù. Lúc lâm chung, Huệ chỉ gọi tên An, người tình đầu đời, như một kẻ thất tình, suốt đời bị ám ảnh bởi mối tình đầu thất bạị
Logged

Ẩm giả lưu kỳ danh
Bí thư đảng đoàn Tứ Hải
Tiêu-diêu
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1079


« Trả lời #6 vào lúc: Tháng Hai 11, 2011, 10:07:34 PM »

Chân mạng đế vương

Phố Quang Trung ở Hà Nội, đường Nguyễn Huệ ở Sài Gòn là phố lớn, đường lớn, nhưng đều ngắn, không đưa ta đến đâu cả. Ngẫu nhiên (?), chỉ con đường xe chạy mà y như chính lịch sử!

Cái huy hoàng của sự nghiệp Nguyễn Huệ ai nấy đều chú ý. Cái “chợt tối”(1) của triều Tây Sơn ai nấy cũng đều chú ý. Kỳ dị, hình như vẫn chưa ai nêu ra cái lý do chủ chốt khiến Tây Sơn vắn số.



Kể tên tuổi vua nọ vua kia ra làm chi vô ích. Nhắc chuyện, hễ ai có thạo sử chắc chắn sẽ nhớ ngay. Ðể giành được ngôi vua, trong lịch sử thế giới đã biết bao nhiêu con giết cha, em giết anh, anh giết em!

Không giết không xong. Không giết thì sẽ bị giết. Mà chưa ai giết được ai thì đất nước sẽ còn lao đao, khốn khổ vì những người thân hằm hằm chực giết nhau.

Hễ tin là mình sẽ làm một ông vua giỏi hơn nhiều, mình làm vua sẽ tốt cho đất nước mình hơn nhiều, thì phải ra tay thôi, gạt nước mắt mà ra tay thôi. Biết bao người đã làm như vậy mà rồi về sau sử sách đều lướt qua hành động “vô đạo” của họ để tập trung ca ngợi sự nghiệp vì dân, vì nước.

Lướt qua là phải, ca ngợi là phải. Kẻ làm được việc cho muôn người, bắt bẻ hắn làm chi về cái chuyện đã tàn nhẫn với một đôi người.

Chân mạng đế vương là gì? Trước tiên là cái ý thức biết vô đạo với rất ít người nếu xét thấy cần cho rất nhiều người.



Ðộ chênh lệch về tài năng giữa Nguyễn Huệ với Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ hết sức rõ ràng.

Một người thì bách chiến bách thắng, ra bắc vào nam đi đâu cũng lừng lẫy; hai người kia thì cứ đụng cường địch là thất bại, thế mà lại giữ chỗ đất nơi có địch trốn tránh hoặc liền với vùng địch đã chiếm được!

Nếu Nguyễn Huệ biết sớm thanh toán anh em mà thu cả giang sơn về một mối, tự mình liên tục quán xuyến công việc ở phía nam thì kẻ thù của Tây Sơn hẳn đã bị tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa trước khi ông qua đời.

Nếu Nguyễn Huệ đã làm được cái công việc triệt tiêu hoàn toàn mọi tiềm năng chống đối mà bất cứ ông vua khai sáng nào cũng phải làm thì hẳn triều Tây Sơn đã không vắn số.

Quan trọng đối với dân tộc, nếu thế có khi chính cái vận mệnh của đất nước Việt Nam trong hai trăm năm sau đó đã biến chuyển theo một hướng rất khác...



Người anh hùng áo vải rốt cục đã chứng minh mình mới chỉ biết làm một người dân thường sống theo đạo lý bình thường, chứ chưa biết làm vua.

(Dĩ nhiên có thể nếu vua Quang Trung không bị tai biến sức khỏe gì đó làm qua đời quá sớm thì rồi ông sẽ biết làm vua. Có thể chính chứng cao máu (?) là thủ phạm đã chặn một dòng lịch sử!)

THU TỨ
Logged

Ẩm giả lưu kỳ danh
Bí thư đảng đoàn Tứ Hải
Trang: [1]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn