Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Năm 03, 2024, 12:50:32 AM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: 1 2 3 [4]   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Võ kinh thất thư  (Đọc 35508 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Hào sảng
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 33



Email
« Trả lời #45 vào lúc: Tháng Sáu 28, 2010, 03:55:25 PM »



Tạm thế đã!
Logged
Whisky
Full Member
***
Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 134


Email
« Trả lời #46 vào lúc: Tháng Sáu 28, 2010, 04:00:04 PM »

Trình Xì pam của bác Xảng em vãi lúa!!!
Quả này thì em đọc VÕ KINH THẤT THƯ thành ra VÕ THƯ... THẤT KINH mất các bác em ơi.
Dù sao thì em vẫn vote cho quả này của bác XẢng em.
Tiếp đê bác ơi Kiss
Logged

Rượu cứ ngon là rượu!
Whisky Mỹ hay Vodka Nga, giờ có mặc cảm gì,
Tiêu-diêu
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1079


« Trả lời #47 vào lúc: Tháng Sáu 28, 2010, 08:14:58 PM »

Thế này thì phải mở rộng thành Thập nhị binh thư bao gồm 9 bộ binh thư nổi tiếng của Trung Hoa là: Lục thao, Tam lược, Tư mã binh pháp, Tôn tử binh pháp, Ngô tử binh pháp, Uất liễu tử, Tố thư, binh pháp Khổng Minh, Đường Thái Tông - Lý vệ công vấn đối. Và 3 bộ binh thư lớn của Việt Nam: Binh thư yếu lược(Tu chỉnh), Binh thư yếu lược và Hổ trướng khu cơ.
Logged

Ẩm giả lưu kỳ danh
Bí thư đảng đoàn Tứ Hải
Tiêu-diêu
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1079


« Trả lời #48 vào lúc: Tháng Bảy 18, 2010, 07:57:45 PM »

Hai nhà binh pháp hàng đầu thế giới: Tôn Tử

Trong cuốn sách Mỹ 100 nhà quân sự (2002) của M.L. Lanning, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được xếp thứ 40. Tiêu chuẩn chọn không nhất thiết là những tướng giỏi đánh trận, mà là những nhà quân sự có ảnh hưởng thay đổi cục diện thế giới về mọi mặt (chính trị, địa lý, văn hoá, xã hội). Trong cuốn sách đó, có nêu hai nhà binh pháp bậc thày là người Đức Clausewitz (đọc là Claodơvitx) xếp thứ 21 và người Trung Quốc Tôn Tử (xếp thứ 23).

Xin nói về Tôn Tử trước, vì gần ta hơn. Ta hay dùng câu Ba mươi sáu  chước... từ câu tục ngữ Tam thập lục kế... được Tôn Tử sử dụng. Có điều lạ là Tôn Tử chết đã được 2.400 năm ở bên Tàu mà ở Á châu và cả ở bên Tây, những nhà doanh nghiệp hiện đại vẫn nghiên cứu binh pháp của ông để làm ăn thành đạt.

Bà Chin Ning Chu ở Mỹ, chủ tịch Công ty tư vấn về marketing ở châu Á đã viết một luận văn sâu sắc nghiên cứu vấn đề này: Trò chơi theo cách suy nghĩ của người châu Á. Bà cho là người phương Tây, nhất là người Mỹ"ngây thơ", thất bại khi làm ăn với người châu Á (Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan) vì không hiểu được phương pháp suy nghĩ của họ, và tại sao họ lại suy nghĩ như vậy?

Muốn trả lời câu hỏi đó, phải nghiên cứu tư duy, triết học, lịch sử  của 5.000 năm Trung Quốc mà văn hoá ảnh hưởng sâu đậm đến tất cả Đông Á.

Thương trường (kinh tế nói chung) được coi là chiến trường, do đó phải áp dụng binh pháp của Tôn Tử và nguyên tắc vũ trụ âm dương nhất thể  của Lão Tử (Tôn Tử áp dụng). Bà đưa ra những dẫn chứng cụ thể để chứng minh người Nhật, người Hàn Quốc, người Trung Quốc, Nhật Bản ngày nay đã áp dụng thành công binh pháp của Tôn Tử vào quân sự, ngoại giao và kinh tế thế nào. Bí quyết thành công chủ yếu theo binh pháp Tôn Tử là mưu kế đánh lừa.

 Ta xem Tam Quốc thấy Khổng Minh đánh giỏi vì có mưu mẹo lừa địch. Áp dụng vào giao lưu kinh tế, xã hội phải chăng trái với nguyên tắc faire play (chơi thẳng thắn) của phương Tây, hay ngược với nhân nghĩa, tín nghĩa của Khổng học? Ở điểm này, lại sang lĩnh vực đạo đức học, cách suy nghĩ các dân tộc có khác nhau.

Dù sao, trong lĩnh vực quân sự, binh pháp Tôn Tử vẫn hiện đại. Lanning nhận định: "Mặc dù Tôn Tử soạn sách binh pháp cho cách đánh chính quy, nhưng do những phát triển trong thế kỷ 20, người ta cho sách ấy là cẩm nang của cách đánh du kích Mao Trạch Đông và Võ Nguyên Giáp đã nghiên cứu Tôn Tử trong chiến tranh với Mỹ ở Việt Nam . Bản dịch Tôn Tử của Griffith bán chạy như tôm tươi". Đề tựa cho bản dịch ấy, Hart đánh giá là về tư duy quân sự, chỉ có Clausewitz có thể so sánh được với Tôn Tử, nhưng còn kém vì không sáng sủa, sâu sắc và "hiện đại" bằng Tôn Tử.

Trước Tôn Tử đã có nhiều sách viết về binh pháp, cuốn đầu tiên có thể từ thế kỷ 2 trước Công nguyên. Sau khi Tần Thuỷ Hoàng cho đốt hết sách (221 trước CN), còn giữ lại được 182 cuốn binh pháp. Binh pháp của Tôn Tử là hay nhất, nhưng hiện nay cũng không đầy đủ. Tôn Tử tức Tôn Vũ cùng Ngũ Tử Tư phò vua Ngô là Phù Sai diệt nước Việt, bắt Câu Tiễn, sau đó đi ở ẩn viết tiếp cuốn binh pháp. Ông tổng kết kinh nghiệm tác chiến từ thời Xuân Thu về trước. Năm 1972, đã tìm thấy ở Sơn Đông một số thẻ tre còn lại của nguyên bản. Bản ngày nay giữ được còn 13 thiên: Kế, tác chiến, mưu công, hình thế, hư thực, quân tranh, cửu biện, hành quân, cửu địa, hoả công, dụng gián. Tào Tháo đã thu gọn Tôn Tử binh pháp, còn Khổng Minh chép lại cuốn ấy để dạy cho vua Thục kế nghiệp Lưu Bị.

Giáo huấn của Tôn Tử dường như bình thường giản dị. Vậy mà chính vì không nắm được những nguyên tắc sơ đẳng ấy mà không biết bao nhiêu thất bại quân sự đã xay ra. Hai nguyên tắc chủ yếu là: 1- Chuẩn bị bảo vệ thành tốt để đẩy lui bất kỳ cuộc tấn công nào. 2- Tìm mọi cách tấn công đánh bại kẻ địch. Cái khó nhất của điều này là tìm ra và thực hiện những sách lược để đánh bại địch mà không cần giao chiến thực sự. Theo Griffith, "Tôn Tử được cho là nhà chiến lược, là người biết thắng địch mà không cần giao chiến, hạ thành trì mà không cần vây, lật đổ một quốc gia mà không cần dùng đao kiếm. Chỉ dùng binh lực khi không còn cách khác. Trong khi đó, cần dùng mọi cách như: tung tin thất thiệt trong lòng địch, đút lót và gây ảnh hưởng đối với các người lãnh đạo phe địch để phá hủy tinh thần, chia rẽ, làm suy yếu khả năng địch. Cần thám thính, thu thập tư liệu về tình hình địch trước khi tác chiến. Không  được đánh kéo dài, tấn công phải nhanh.

Một số câu của binh pháp Tôn Tử thường được nhắc tới như "Biết địch biết ta, trăm trận thắng cả trăm", "Tránh mạnh, đánh yếu", " Phòng ngự khi lực lượng không đủ, tấn công khi lực lượng dồi dào".

Nhật Bản dịch 13 thiên của Tôn Tử vào năm 760, nhưng chắc mấy thế kỷ trước đó, từng phần đã được dịch. Ở phương Tây, mãi đến năm 1722, một giáo sĩ dòng Tên ở Bắc Kinh mới dịch và xuất bản ở Paris. Năm 1782, có in lại trong một tuyển tập, hẳn Napoléon I có đọc. Sang thế kỷ 19, mới có những bản dịch ở Nga, Đức, Anh.
Logged

Ẩm giả lưu kỳ danh
Bí thư đảng đoàn Tứ Hải
Tiêu-diêu
Administrator
Hero Member
*****
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1079


« Trả lời #49 vào lúc: Tháng Mười 07, 2011, 03:58:08 PM »

Hoa Kỳ được thế giới biết đến là một quốc gia đa chủng tộc và đa văn hóa. Chính sự đa dạng này đã tạo cho người Mỹ nhiều cơ hội tìm tòi nét tinh hoa của những dân tộc khác để từ đó phát triển Hoa Kỳ một cách đa dạng về ba mặt mặt kinh tế, chính trị và xã hội. Binh Pháp Tôn Tử, bộ binh thư về chiến lược và nghệ thuật dùng binh trong chiến tranh cách đây hơn 2,500 năm vẫn mang giá trị đối với người Mỹ ở một số phương diện, điển hình là trong các cuộc chiến và vấn đề kinh doanh.

Tôn Tử Binh Pháp (Sun Tsu's The Art Of War) là bộ sách chiến lược nói về nghệ thuật đánh trận và thuật cầm quân do binh pháp gia Tôn Tử biên soạn vào thời Xuân Thu Chiến Quốc (từ năm 722 đến năm 480 trước công nguyên). Tôn Tử là người gốc nước Tề, sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh chiến tranh giặc giã nên tâm trí ông thường bị ảnh hưởng khá nặng về hình ảnh các cuộc chiến. Do đó, ông thường quan sát từng cuộc chiến và ghi lại những kinh nghiệm thấy được để tạo thành một bộ binh pháp. Với tài năng binh pháp kiệt xuất, ông từng giữ chức quân sư và đại nguyên soái cho vua Ngô Hạp Lư và lập đại công đem ba vạn binh Ngô phá tan 20 vạn binh Sở, và làm cho nước Tề phải khiếp sợ trong thời bấy giờ. Binh pháp Tôn Tử được chia ra 13 chương gồm: kế sách, tác chiến, mưu công, quân hình, binh thế, hư thực, quân tranh, cửu biến, hành quân, địa hình, cửu địa, hỏa công và dụng gián.

Một trong những điểm chính trong Binh Pháp Tôn Tử là phương cách chấm dứt chiến tranh càng sớm càng tốt và theo ông kế thượng sách trong một cuộc chiến tranh là "bất chiến tự nhiên thành", có nghĩa là không đánh mà vẫn lấy được thành hay không đánh mà vẫn thu phục được cả nước địch. Tôn Tử cho rằng "bách chiến bách thắng" mà ông từng đề cập trong chương ba của bộ binh pháp vẫn chưa phải là sự thành công hoàn hảo trong một cuộc chiến, mà phải thắng đối thủ, chiếm thành trì mà không cần phải hao tổn đến binh mã thì mới là một sự chiến thắng trọn vẹn. Do đó, Tôn Tử cho rằng nếu có thể đi sâu vào để biết được đường lối ngoại giao của quân địch thì sẽ tránh được một cuộc giao tranh.

Ngày nay, việc ngoại giao, tạo ảnh hưởng về mặt kinh tế, văn hóa, chính trị hay tôn giáo của nước này lên nước kia chính là áp dụng kế thượng sách "bất chiến tự nhiên thành" của Tôn Tử. Ðiển hình là Hoa Kỳ đã thường xuyên dùng kinh tế và văn hóa Mỹ để gây ảnh hưởng lên các nước khác, và đã khá thành công tại một số quốc gia thuộc Á Châu Thái Bình Dương. Lý do mà Hoa Kỳ cần phải mở rộng sức gây ảnh hưởng mạnh tại Á Châu là vì tầm ảnh hưởng của Trung Quốc về mặt kinh tế và quân sự tại đây đã trở thành mối đe dọa cho Hoa Kỳ trong hơn hai thập niên qua. Từ đó cho thấy nghệ thuật ngoại giao giữa các nước là mấu chốt để tạo hay giảm một cuộc chiến tranh.

Binh pháp Tôn Tử được giảng dạy trong các trường võ bị tại Hoa Kỳ và thường được ứng dụng trong nhiều cuộc chiến gần đây, điển hình là cuộc chiến Vùng Vịnh vào năm 1991. Năm yếu tố căn bản trong binh pháp Tôn Tử được Hoa Kỳ sử dụng là: chính trị, thời tiết, địa hình, tổ chức nhân sự và cách hành quân. Sự nghiên cứu về thời tiết và địa hình của vùng sa mạc giúp cho Hoa Kỳ ấn định được cách hành quân thích hợp cũng như thiết kế các loại quân cụ và vũ khí sao cho có hiệu quả nhất. Về mặt chính trị, Hoa Kỳ cũng hiểu rõ là việc thiết lập càng sớm càng tốt một thể chế chính trị tại địa phương là điều kiện tiên yếu trong việc mang hòa bình đến cho một quốc gia đang có chiến tranh.

Trong hai lần đánh Iraq, Hoa Kỳ đều dùng chiến thuật thả bom (dùng hỏa công) phá hủy hết các giàn radar, làm tê liệt các căn cứ quân sự trọng yếu của Iraq đồng thời giảm thiểu số nhân mạng binh sĩ Hoa Kỳ. Ðiều này được ghi rõ trong binh pháp Tôn Tử: "Theo phép dụng binh, khi gấp mười lần địch thì bao vây, gấp năm lần địch thì tấn công, gấp đôi thì chia ra mà đánh, bằng địch thì phải đánh khéo, kém địch thì rút, tránh giao tranh với địch."

Một điểm mạnh khác của Hoa Kỳ trong các cuộc chiến là việc sử dụng tình báo mà trong chương cuối cùng của binh pháp Tôn Tử đã có ghi rõ, từ các loại gián điệp đến cách dùng người sao cho hiệu quả nhất. Binh pháp Tôn Tử thể hiện khá rõ trong nghệ thuật phản gián, lấy tin tình báo, và cài gián điệp của Hoa Kỳ để đoán được các quyết định chiến lược của địch quân trong các cuộc chiến. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn dùng nghệ thuật đưa tin giả gây rối loạn địch quân cũng như sử dụng những phương tiện trên bề nổi, như truyền thông hay hệ thống internet, để đưa tín hiệu hành động cho các gián điệp, và nghệ thuật này cũng được Tôn Tử đề cập đến trong binh pháp của ông.

Tuy các nhà quân sự Hoa Kỳ có nghiên cứu về binh pháp Tôn Tử nhưng vẫn còn chưa áp dụng hết những điều tinh túy ghi trong bộ sách này. Trong cuộc chiến Iraq, việc nghiên cứu về cá tánh, ngôn ngữ và lối sống của dân chúng Iraq là yếu tố cần được chú trọng. Sự thiếu hiểu biết của Hoa Kỳ về con người, tín ngưỡng, ngôn ngữ, cách suy nghĩ của người Iraq và các nhóm khủng bố khiến cho cuộc chiến tại Iraq kéo dài và không có giải pháp thỏa đáng. Mặt khác, tuy hệ thống tình báo của Hoa Kỳ có phương tiện tối tân chụp ảnh bằng vệ tinh để thấy rõ hết các điểm trọng yếu của địch, nhưng Hoa Kỳ vẫn chưa thành công trong việc cấy gián điệp vào các tổ chức khủng bố. Do đó, Hoa Kỳ có thể thắng trong các cuộc chiến bằng những cuộc thả bom thần tốc, nhưng vẫn chưa thắng được cuộc chiến tranh tâm lý. Từ đó có thể hiểu rằng Tôn Tử đã nhìn thấy được lòng dân là quan trọng trong các cuộc chiến. Quân đội theo kế sách của Tôn Tử có thể hiện diện ở khắp mọi nơi mà quân địch không thể nhìn thấy, đó chính là sự ủng hộ của người dân.

Binh Pháp Tôn Tử càng ngày càng được nghiên cứu tại Hoa Kỳ. Người Mỹ hiểu và cố gắng áp dụng những nét tinh túy của bộ binh pháp không chỉ trong khía cạnh quân sự, mà ngay cả các công ty thương mại lớn của Hoa Kỳ cũng nghiên cứu bộ binh pháp quí giá này nhằm áp dụng vào thị thường cạnh tranh khá khốc liệt. Nhiều người Hoa Kỳ tìm hiểu Tôn Tử binh pháp để áp dụng vào cuộc sống, như trong cách cư xử hàng ngày, vấn đề đầu tư, hay tăng tiến sự nghiệp. Binh Pháp Tôn Tử do đó vẫn mang giá trị trong một xã hội hiện đại và phát triển như tại Hoa Kỳ.

 
Logged

Ẩm giả lưu kỳ danh
Bí thư đảng đoàn Tứ Hải
Trang: 1 2 3 [4]   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn