Tứ Hải giai huynh đệ
Tháng Năm 02, 2024, 10:18:02 PM *
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký.
Hay bạn đã đăng ký nhưng quên mất email kích hoạt tài khoản?

Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Tin tức:
 
 Trang chủ Tứ Hải  Trang chủ diễn đàn   Trợ giúp Tìm kiếm Lịch Thành viên Đăng nhập Đăng ký  
Trang: 1 2 [3] 4   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Võ kinh thất thư  (Đọc 35507 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Hào sảng
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 33



Email
« Trả lời #30 vào lúc: Tháng Sáu 28, 2010, 03:49:49 PM »



18. PHÉP BÍ MẬT XEM ÂM DƯƠNG XÂM PHẠM NHAU :


Đường mặt trăng mọc lên và đi theo là:

- thanh-đạo về mùa xuân;
- bạch-đạo về mùa thu;
- xích-đạo về mùa hạ;
- hắc-đạo về mùa đông ;
- huỳnh-đạo trong bốn tháng 3, 6, 9, 12.

Nếu đế-vưong trái đạo thì mặt trời và mặt trăng chạy trái đường, lấn âm, ôm dương, nên gọi là âm dương lấn nhau, thiên-hạ sẽ có loạn lớn.

Nếu mặt trăng và mặt trời cùng đi ngang nhau, tbì có quan đại-thần âm-mưu nổi loạn.

Nếu hai mặt trăng chọi nhau, điều ấy chủ về việc có hai vua tranh thiên hạ.

Nếu mặt trời và mặt trăng chọi nhau điều ấy chủ về việc trong nước có đổ máu, thiên-hạ có loạn lớn.
Logged
Hào sảng
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 33



Email
« Trả lời #31 vào lúc: Tháng Sáu 28, 2010, 03:50:08 PM »



19. PHÉP BÍ-MẬT XEM ÂM DUƠNG BỐN MÙA :


Mặt trời có sắc trắng thì trong vòng chín ngày có rợ tây nhung xâm-phạm biên-giới.

Mặt trăng có sắc trắng thì hiền-thần bi lao tù. Mặt trời có sắc đỏ thì có âm-mưu dấy loạn trong. nước.

Mặt trăng có sắc đỏ thì loạn âm.

Đây là cách xem nhật nguyệt, âm-dương chậy loạn :

Mặt trời hè không theo nam-đạo, mặt trời đông không theo bắc-đạo thì trong vòng trăm ngày rợ man. (phía nam), rợ di (phía đông) sẽ xâm-phạm biên-giới.

Mặt trăng đi về hướng bắc gọi là mặt trăng trương cung, thì có kẻ âm-mưu vào thành dấy loạn, bên ngoài giặc phiên. sẽ dấy binh xâm-đoạt nước trung-ương.
Logged
Hào sảng
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 33



Email
« Trả lời #32 vào lúc: Tháng Sáu 28, 2010, 03:50:47 PM »



20. PHÉP BÍ-MẬT XEM SAO THÁI-BẠCH, THẦN-TINH :


Sao mai gọi là Thần-tinh, sao hôm gọi là Thái-Bạch đều là một sao.

Sao Thái-Bạch bi vầng sáng mặt trăng che khuất, điều ấy chủ về việc tướng súy phải chết.

Sao Thái Bạch được mặt trăng chở ở trên, thì trong năm ngày sẽ có dấy binh.

Tháng tám ngày mồng ba, sao Thái.Bạch đi sai đường về phía bắc thì sẽ có binh đánh nhau.

Sao Thái-Bạch đi về phía bắc thì nước nhỏ rối loạn.

Sao Thái-Bạch đi về phía nam thl nước lớn rối loạn.

Sao Thái Bạch ở trong mặt trăng cũng được gọi là nguyệt-thực.

Sao Thái Bạch là điềm xấu của nhà Vua.

Sao Thái-Bạch mọc bên trái mặt trăng thì nước âm rối loạn, mọc bên phải mặt trăng thì nước dương rối loạn.

Sao Thái-Bạch dính liền với mặt trăng thì trong ba năm có việc đao-binh, mất đất.

Sao Thái-Bạch chạy vào mặt trăng thì tướng – quân phải chết.

Sao Thái-Bạch bảy ngày không mọc thí sẽ có nạn đao-binh dữ-dội..

Nếu sao Thái-Bạch lên giữa trời mà sáng ra thl ba quân tan-vỡ, loạn-lạc.

Nếu trên có một đế-tinh và dưới có một cá-tinh thẳng hàng với nhau thì các quan phản Vua.

Nếu sao Thái-Bạch xuất hiện không đúng lúc thì Vua Tôi cùng khởi binh.

Sao Thái-Bạch mờ tối thì chủ-tướng gặp việc xấu.

Sách Cấm-Thư chép rằng : Thái-Bạch Thần-Tinh cùng một ngày mọc lên ở hướng đông, ắt có dấy binh ở hướng đông ; nếu cùng mọc lên ở hướng tây, ắt có binh dấy lên ở hướng tây.

Nếu cùng mọc ở hướng đông mà không gần nhau, từ hai mươi tới ba mươi ngày không lặn vào hướng đông-nam thì có điều binh nhưng không đánh ; đến mùa xuân, mùa hạ sẽ có dấy binh.

Thần-Tinh và Thái-bạch mọc ở hướng đông, gần nhau trong khoảng ba bốn thước thì từ bai mươi tới ba mươi ngày có binh đánh lớn.

Thần-Tinh đi theo Thái-Bạch ở hướng đông thì có dấy binh ở khắp nơi, từ đó đến sáu mươi ngày sẽ có dấy binh ồ-ạt.

Thái-Bạch từ Thần-Tinh đi ra thì lợi chủ.

Nếu mọc ở hướng đông thì lợi cho việc đánh hướng tây,binh ở phía đông được thắng lớn ; nếu mọc ở hướng tây thì lợi cho việc đánh hướng đông, binh ở phía tây được thắng lớn.

Thái-Bạch và Thần-Tinh cùng mọc ở hướng đông; Thái-Bạch mọc trước, Thần-Tinh theo sau rồi vượt qua Thái-Bạch mà đi trước thì xứ ở dưới có binh làm phản, không tới một năm sẽ thấy ứng-nghiệm.

Thần-tinh mọc ra như tờ giấy mà Thái-Bạch chưa mọc thì tướng-quân phải chết; thấy mọc ở nơi nào thì ở nơi ẩy có quân tan, tướng chết.

Thái-Bạch mọc ở hướng đông, Thần-Tinh ở phía trước mà không mọc thì trong vòng năm mươi ngày có âm-binh dấy loạn trong nước.

Thái-Bạch có vầng sáng thì trong thiên-hạ có ân-xá cho kẻ phạm tội.

Thần-Tinh có vầng sáng thì sẽ có dấy binh và mưa lụt.

Vầng sáng của Thái Bạch và Thần-Tinh mà có ánh sáng màu vàng che khuất. thì sẽ có quân tan, tướng chết.
Logged
Hào sảng
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 33



Email
« Trả lời #33 vào lúc: Tháng Sáu 28, 2010, 03:51:10 PM »



22. PHÉP BÍ MẬT XEM SAO LÀNH :


Sao Cảnh Tinh là sao đức-tinh. Sao ấy lớn có hình-đạng như nửa mặt trăng hiện ra vào ngày ba mươi, mồng một. Nước nào thấy được sao ấy thì gặp nhiều điều tốt lành.

Sao Chu Tinh có sắc vàng, ánh sáng rực rỡ, nước nào thấy được thì gặp điều tốt lành, ai thấy được thì người ẩy gặp điều tốt lành.

Sao Hàm-Dự sáng như sao Tuệ, nước nào thấy được thì gặp điều vui mừng, rợ man phía nam vào cống-hiến.



23. PHÉP BÍ MẬT XEM SAO BẮC-ĐẨU :

Bắc-đẩu có sao nhỏ thì thiên-hạ không yên, mọi việc chiến tranh cùng dấy lên.

Bắc đẩu có khí đỏ xâm- nhập, điều ấy chủ về việc quân phải thua lớn, nếu cử binb g~p thì có hại.

Nếu có mây trắng xâm-nhập, điều ấy chỉ về việc đổ máu nhiều.

Nếu có mây như xà-mâu ăn vào, điều ấy chủ về việc có loạn lớn, nên ra ngoài.

Nếu có mây hình-dạmg giống như con heo, điều ấy chủ về việc binh sợ-sệt vô cớ.

Nếu có khí vàng tản-mác ở đông, tây thì không nên dấy binh động chúng.

Nếu có vết đỏ, đầu lợt, đuôi đậm, điều thấy chủ về việc quân được thắng lớn.

Nếu có màu đỏ lạt thì đại thần làm loạn.

Nếu có mây ở phía đông và tây thì phe chủ cử đại-binh, phe khách nên lui về mà giữ.

Nếu có mây đỏ xây thành bốn phía, điều ấy chủ về việc dấy binh lớn.

Nếu hiện ra ban ngày thì xã-tắc không yên, bậc vương*giả gặp tai-biến.

Nếu đang xoay trận mà đêm sau xem lại, thấy sao Bắc-đẩu có mây xuyên vào thì ba mươi ngày sau lại bị một lần lữa.

Nếu đêm mồng một đầu năm có sắc hồng bọc quanh sao Bắc-đẩu, thì hai mươi ngày sau sẽ có tướng chết quân bại.
Logged
Hào sảng
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 33



Email
« Trả lời #34 vào lúc: Tháng Sáu 28, 2010, 03:51:25 PM »



24.- PHÉP BÍ MẬT XEM SAO KHÁCH :

Các sách Thiên-văn đều nói : Chẳng phải thường được thấy mà tình-cờ mới thấy được sao ấy trên trời, thì đó là sứ-giả của Thiên- Tinh Đại-đế : sao ấy là then chốt của bí thuật xem điềm tốt xấu.

Hoặc mọc ở hướng tây, hoặc nằm ở hướng đông. Nếu thấy sao ấy trong nhiều ngày thì có vỉệc to tát xảy ra mà lại có họa lớn; nếu chỉ thấy sao ấy trong ít ngày thì có việc xảy ra nhưng không quan-trọng lắm mà tai-họa chỉ nhỏ nhẹ mà thôi.

Hoặc hình-dạng biến ra sừng nhọn ắt là có âm-mưu gây loạn; nếu sắc của nó mờ lạt, ắt là có binh nổi loạn.

Nếu có sao (nhỏ) mà thấy nó có sắc trắng thì sẽ có việc binh-đao xảy ra trong địa-phận của nó ; nếu sao ấy có ánh-sáng như gai nhọn thi xứ ở đỉnh bị quân tan, tướng chết, bị giặc lấn đất, đoạt ấp, thiên-hạ loạn lớn.

Hễ hằng ngày thấy sao ấy trên trời, không đúng vào giờ khắc nào cả, thì sao ấy gọi là sao khách.
Logged
Hào sảng
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 33



Email
« Trả lời #35 vào lúc: Tháng Sáu 28, 2010, 03:51:43 PM »



25. PHÉP BÍ MẬT XEM SAO CHỔI :

Ngày xưa kinh của họ Sở nói rằng : Sao Tuệ gọi là sao chổi, hoặc dài vài thước, hoặc dài một trăm thước, sao ấy hiện ra ắt có dấy binh.

Khi nhà Vua sắp gặp tai-họa mà sao chổi hiện ra, nếu sao ấy chỉ về hướng nào thì đánh thắng về hướng ẩy, chỉ vào ta thì ta gặp điềm xấu, chỉ vào người thì người chịu thất-bại, đều phải phân-biệt đia-phận mà đoán.

Sao chổi dài ba trượng thì việc xấu kẻo dài một năm, dài bốn trượng trở lên thì việc xấu kéo dài ba năm, dài một trăm năm mươi trượng trở lên thì việc xấu kéo dài bảy năm.

Sao chổi hiện ra ắt là nước địch chịu việc binh-biến. Sao chổi lớn thì tai-họa lớn, sao chổi nhỏ thì tai-họa nhỏ , đuôi sao chổi mà cong giống như lá cờ thì nhà Vua đẹp giặc bình-định bốn phương.
Logged
Hào sảng
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 33



Email
« Trả lời #36 vào lúc: Tháng Sáu 28, 2010, 03:52:01 PM »



26. – PHÉP XEM CHUNG NĂM SAO :

1) Sao Tuế Tinh có ý nghĩa là hướng đông, là mùa xuân, là hành mộc, là đức nhân trong năm đức thường của con người (nhân, nghĩa, lễ trí, tín), là vẻ mặt trong năm việc (mạo, ngôn, thị, thính, tư). Đức nhân mà thiếu sót, vẻ mặt mà hư hỏng, thời tiết mùa xuân mà bị trái ngược, khí mộc mà bị tổn thương, ắt sẽ thấy sự trừng phạt.

Sao Tuế-Tinh là chủ đầu tiên của phước may.
Về mùa xuân, được gọi là Nhiếp-Đề;
Về mùa hạ, được gọi là Trùng-Hoa;
Về mùa thu, được gọi là Ứng-Tinh;
Về mùa đông, được gọi là Kỷ-Tinh.

Sao Tuệ-Tinh tượng trưng cho bậc có đức, muốn được thấm nhuần sự sáng suốt của người ấy. Bậc Vua của loài người mà có đức ắt là Tuế-Tinh tới lui cùng thời với nhà Vua, nước ấy được phước may, không thể đánh nước ấy được. Bậc chúa loài người mà không có đức, ham thích việc chiến tranh, thì Tuế tinh cũng theo đó mà mờ tối, đổi màu làm cho tước vị bị tù hãm thất thường; nếu nhân đó tai ương xảy ra thì nước nhà sẽ gặp việc xấu … (*), điều ấy chủ về trong năm ấy, ngũ cốc và người sinh ra nhiều, nhà Vua sẽ trông nom đạo làm người ở khắp các nước chư hầu trong thiên hạ.

Tuế Tinh ở vào nước nào, thì nước ấy được đức dầy, ngũ cốc tươi tốt, bậc chúa loài người sống lâu và gặp điều tốt lành.

Nếu phước may xung khắc với Tuế Tinh thì có tai họa.
Tuế Tinh ở yên ở các trung độ thì tốt lành; nếu mờ tỏ không chừng thì nước ấy có việc lo buồn, không thể bày việc và dùng binh.

2) Sao Oanh-Cảm-Tinh có ý nghĩa là hướng nam, là mùa hạ, là hành hỏa, là đức lễ (trong ngũ thường), là sự thấy. Lễ nghi và sự thấy mà thiếu sót, thời tiết mùa hạ mà bị trái ngược, khí hỏa mà bị thương tổn, ắt là sẽ thấy sự trừng phạt.

Sao ấy khiến cho công việc sai phép tắc, đi ra thì mất lửa, đi vào thì binh tàn, tan rã ở đất khách, nước nhà phải rối loạn. Sao ấy gây ra giặc giã, bệnh tật, chết chóc, đói kém, sao ấy ở đâu thì ở đó phải chịu tai ương. Nếu vành bọc quanh sao dao động, đổi màu và làm trở lại như thế, khi thì ở trước ở sau, khi thì bên trái bên phải, nước ấy càng chịu tai ương nhiều hơn.

(*) Không nhận ra chữ nên không dịch được.

3) Sao Trấn Tinh có ý nghĩa là trung-ương, là bốn tháng 3, 6, 9, 12, là hành thổ, là đức tín. Bốn đức nhân, nghĩa, lễ, trí đều lấy đức tín làm chủ. Vẻ mặt, lời nói, sự thấy, sự nghe đều lấy tư duy làm chủ. Bốn vị sao kia (Tuế-Tinh, Oanh-Cảm-Tinh, Thái-Bạch, Thần-Tinh) đều mất đức tín nên báo điềm nước sẽ biến động, ắt bậc vương hầu không bình yên.

Sao Trấn-Tinh mà lu mờ, ắt là việc binh bất lợi.

Sao ấy ở nước nào thì ở nước ấy được điều tốt lành.

Sao ấy nằm vào được chỗ tốt thì đàn bà con gái được phước may, không thể đánh nước ấy được. Sao ấy không nằm được chỗ tốt thì đàn bà, con gái có điều lo buồn.

Sao ấy ở yên không dời chỗ thì nước ấy có việc lo buồn.

4) Sao Thái Bạch có ý nghĩa là hướng tây, là mùa thu, là hành kim, là đức nghĩa, là lời nói. Trong năm việc (mạo, ngôn, thị, thính, tư), lời nói mà bị sai lầm, thời tiết mùa thu mà bị trái ngược, khí kim mà bị tổn thương, ắt là sẽ thấy sự trừng phạt.

Nhìn cách sao Thái-Bạch lui tới để xem về việc binh; sao ở cao hay thấp, đi chậm hay mau, yên tịnh hay rối loạn, mọc hay lặn đều tượng trưng cho phép dùng binh.

Nếu nói về điềm xấu, khi sao ấy mọc ở hướng tây mà đi sai lạc thì rợ di (phía đông) và rợ địch (phía bắc) sẽ bị thất bại; nếu mọc ở hướng đông mà đi sai lạc thì nước trung ương sẽ bị thất bại; nếu chạy dọc trên trời (theo phương nam-bắc), đó gọi là rối loạn kỷ cương thì bậc vua chúa loài người phải chịu lưu vong; nếu ban ngày thấy sao ấy tranh sáng với mặt trời thì nước nhỏ mạnh, nước lớn yếu.

5) Sao Thần-Tinh có ý nghĩa là hướng bắc, là mùa đông, là hành thủy, là đức trí, là sự nghe. Đức trí và sự nghe mà thiếu sót, thời tiết mùa đông mà bị trái ngược, khí thủy mà bị tổn thương, ắt là sẽ thấy sự trừng phạt.

Sao Thần-Tinh chủ về sự giết chóc, là khí sát phạt, là sao tượng trưng cho sự chiến đấu, quân đội ắt là bị hãm ở đồng nội.

Sao Thần-Tinh tượng trưng cho sự phòng bị của tướng súy; tướng tay không chẳng có quân lữ, đó là hình phạt dành cho tướng súy.
Logged
Hào sảng
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 33



Email
« Trả lời #37 vào lúc: Tháng Sáu 28, 2010, 03:52:20 PM »



27.- PHÉP BÍ MẬT XEM SAO BĂNG :

Sao băng là sứ giả của Trời, từ trên rơi xuống gọi là lưu-tinh, từ dưới chạy lên gọi là phi-tinh, sao lớn gọi là bôn-tinh, tất cả cũng đều là lưu tinh cả.

Sao lớn thì có sứ mạng lớn, sao nhỏ thì có sứ mạng nhỏ. Nếu có nghe tiếng kêu, đó là tượng trưng cho sự giận dữ. Nếu chạy mau thì kỳ hạn đến gấp rút, nếu đi chậm thì kỳ hạn còn lâu.

Nếu sao lớn mà không sáng, đó là việc của dân chúng; sao nhỏ mà sáng đó là việc của người tôn quí. Nếu sao khi ẩn khi hiện đó là công việc có thành có bại. Nếu sao trước lớn mà sau nhỏ thì có điều lo sợ; nếu sao trước nhỏ sau lớn thì có việc vui mừng.

Nếu sao chạy ngung ngăng như con rắn thì có kẻ âm mưu làm việc gian tà. Nếu sao chạy băng qua mau, băng qua mà không kịp tới (rớt), đường băng dài thì việc lâu dài và quan trọng; đường băng ngắn thì việc mau chóng và không quan trọng. Sao băng rơi xuống nơi nào thì dưới nơi ấy có việc binh đao. Sao băng di chuyển mà bị ngăn trở thì có mưu sự xảy ra.

Về sao băng, hãy xét ngày giờ, xem sao ở địa phận nào để mà luận :

- Màu xanh tượng trưng việc lo buồn, đói kém.
- Màu đỏ tượng trưng việc đao binh, khô hạn.
- Màu vàng tượng trưng việc vui mừng, việc sửa sang đất nước.
- Màu trắng tượng trưng việc đao binh, hình phạt.
- Màu đen tượng trưng bệnh tật, bệnh dịch, chết chóc, hỏa tai.

Khi sao băng có ánh sáng giống như tấm vải, nếu là màu xanh thì có sứ các nước tới viếng, nếu là màu đỏ thì có việc đao binh, nếu là màu đen thì có việc chết chóc.

Nếu sao băng rất lớn, ánh sáng chiếu xuống đất, màu xanh và mào đỏ túa ra bốn bên thì ngũ cốc mất mùa.

Sao băng phạm vào mặt trăng hay triền mặt trăng mà ánh sáng đỏ hướng về phía mặt trăng thì thiên hạ không yên ổn.

Khi gặp lưu tinh và bôn tinh, nếu dấy binh sẽ thắng trận.
Logged
Hào sảng
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 33



Email
« Trả lời #38 vào lúc: Tháng Sáu 28, 2010, 03:52:37 PM »



28.- PHÉP BÍ MẬT XEM SAO YÊU QUÁI :

1) Sao Thiên-Ngô : Cũng có tên là Giác-Tinh, vốn thuộc về sao Tuệ-tinh (sao chổi) nhọn dài bốn thước. Nếu mọc ở hướng đông-bắc, thì chủ về việc tranh đoạt. Nếu sao tuệ (chổi) mọc ở hướng đông thì có tên là Thiên-Cách thì nước ấy không thể cử sự, nếu dùng binh thì phải mất thành. Sao Thiên-Ngô dài hơn bốn thước thì chủ về việc yêu quái nổi lên khuấy phá.

2) Sao Xi-Vưu-Kỳ (giống cờ giặc Xi-Vưu đời vua Huỳnh Đế). Giống loại sao Tuệ (chổi) nhưng có đuôi cong như hình lá cờ. Hoặc hiện ra một mình giống như một đám mây đỏ, sắc của nó trên đỏ dưới trắng, sao ấy hiện ra ở hướng nào thì ở hướng ấy có binh dấy loạn. Sao Xi-Vưu-Kỳ mọc ra, chủ về việc đánh dẹp bốn phương. Lại có nói sao Xi-Vưu-Kỳ thuộc loại sao Oanh-Cảm, nhờ có khí đỏ bồi đắp mà trở nên to lớn, sắc của nó chiếu ánh sáng xuống đất, tên của nó là cờ Xi-Vưu, chủ về việc binh dữ dấy loạn, rợ man (nam) và rợ di (đông) xâm phạm biên giới.

3) Sao Nguyệt-Hoàng : Hình nó lớn và có sắc đỏ, ở cách mặt đất chừng ba trượng giống như bó đuốc, chủ về việc bên trong có giặc giã, tai nạn, nơi nào thấy sao ấy thì có dấy binh, trong và ngoài đều gặp nạn đao binh.

4) Sao Chiếu-Minh : Hình lớn mà không có sừng nhọn, khi thì lên cao khi thì xuống thấp, nước nào thấy sao ấy hiện ra thì chịu nạn đao binh. Sao Chiếu-Minh có hình dài 3 thước, lại có thêm 3 sao ở trên, đó là loại sao Oanh-Cảm.

5) Sao Tư-Nguy : Có hình dạng như sao Thái-Bạch, có 2 mũi nhọn như hai cái đuôi, mọc ở hướng tây, cách xa mặt đất sáu thước và có sắc trắng, đó gọi là sao Tư-Nguy. Sao mọc ở hướng nào thì ở nơi ấy việc hành binh của phe chủ không được thuận lợi.

6) Sao Thiên-Sàm : Mọc ở hướng tây, giống như một cây kiếm dài bốn, năm trượng, có tên là Thiên-Sàm. Sao ấy mọc ở nơi nào thì ở nơi ấy có dấy binh, nước nào thấy sao ấy thì có loạn lớn.

7) Sao Ngũ-Tàn : Mọc ra ở hướng đông, cách mặt đất chừng ba đến bảy thước, giống như mũi thương chĩa ra nên gọi là tàn, như có mũi nhọn dài ló ra. Ngũ-Tàn có nghĩa là chia ra năm phần. Nơi nào có sao ấy thì phải chịu nạn hủy hoại, bại vong. Lại có nói sao ấy giống như lửa có màu đỏ hoặc màu xanh. Sao Ngũ-Tàn xuất hiện ở nơi nào thì ở nơi ấy có nạn binh đao, nhà tan nước mất.

Cool Sao Trường-Canh : Giống như tấm vải dính vào da trời, nơi nào thấy sao ấy thì có dấy binh gây loạn.

9) Sao Thiên-Tặc : Mọc ra ở hướng nam, so ấy lên cách mặt đất sáu thước và có màu đỏ, dao động mà chiếu sáng, đó gọi là sao Thiên-Tặc. Nó mọc ở hướng nào thì dưới hướng ấy có dấy binh gây loạn, đất ấy phải bại vong.

10) Sao Cuồng-Thỉ : Giống như sao băng có hình mũi tên, màu xanh đen, đi như con rắn, trông như có sừng, dài chừng vài thước. Thấy nó ắt là có binh mưu phản nhân cơn loạn mà gây loạn. Lại có nói rằng khi gặp sao Cuồng-Thỉ thì quân sĩ sinh ra nhát sợ, binh Tần phải thua, Hạng Vũ chấp chánh. Nơi nào thấy sao Cuồng-Thỉ xẹt xuống hướng tây thì đó làm điềm diệt vong.

11) Sao Thiên-Cẩu : Hình dạng của nó giống như chó chạy, có sắc đen vàng và có tiếng kêu, phía trên giống như con chó. Sao ấy rơi vào xứ nào thì xứ ấy trông như có ánh lửa rực rỡ xông lên trời, trên nhọn, dưới tròn mà nghiêng về một bên, giống như sao Điền-Tinh mà có lông, một bên có sao chổi ngắn, phía dưới có sao Cẩu-Tinh mọc ra có ánh sáng màu đỏ, trắng, tức đó là sao Thiên-Cẩu. Lại có nói rằng sao băng có ánh sáng, thấy rơi xuống mà phát ra tiếng kêu, có chưn (*) màu trắng, ở giữa màu vàng giống như hình con chó, chủ về việc có dấy binh, giặc tới phá quân giết tướng, đổ máu ngàn dặm. Nó có một tên thứ nhất là Lưu-Tinh, một tên thứ hai là Doanh-Đầu-Tinh, đó cũng là sao Thiên-Cẩu.
(*) Nguyên văn.
Logged
Hào sảng
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 33



Email
« Trả lời #39 vào lúc: Tháng Sáu 28, 2010, 03:52:55 PM »



29.- PHÉP BÍ MẬT LUẬN VỀ TÁM SAO YÊU QUÁI :

Sách Binh-Pháp nói rằng : Thần nhân ban cho sách lạ về sao yêu quái, thế gian thường chẳng được thấy. Nếu lại sao ấy hiện ra thì không thể không xem xét; nước nào có sao ấy hiện ra thì quan Tư Thiên Giám phải quan sát kỹ. Theo phép này nếu sao đeo theo mây mà xuất hiện thì rất khó mà đo lường.

- Thứ nhất : Mao-Đầu-Tinh : Hình của nó dài như măng tre.
Giữa ngày so hiện giống đầu lông,
Nước chủ đang yên bỗng bận lòng
Sao hiện không đầy ba tuần nhật,
Nước sinh tai biến phải long đong!

- Thứ hai : Đới-Tinh : Sao ấy dài thẳng một đường, trên dài ba phân, dưới dài một phân.
Treo kiếm bên trời, ấy tướng quân,
Đới ra nhất định dấy đao binh,
Ban ngày sao hiện, binh nên tiến,
Thấy ở nơi nào, ấy giặc sanh!

- Thứ ba : Thương-Ngân-Tinh : Khí của nó hợp thành một đường đâm xuyên qua mình nó và chui qua thẳng.
Sao cặp một đường ngó giống thương,
Xuyên hẳn qua sao thật lạ thường,
Hiện ra không quá ba tuần nhật,
Binh dấy đồng thời khắp bốn phương.

- Thứ tư : Trương-Cung-Tinh : Nó dài một đường như hình cung giương.
Hình sao trông giống chiếc cung giương
Chủ tướng tới lui phải hiểu thông
Sao hiện trước nhà binh dấy động,
Hưng binh đánh trước mới thành công!

- Thứ năm : Thần-Xoa-Tinh : Trên có ba đường, dưới có một đường.
Thấy được Thần-Xoa thật ít khi,
Gặp thời sao hiện, chủ thiên di,
Hiện ra không quá trăm ngày chẵn,
Máu chảy tràn trề, nước loạn ly!

- Thứ sáu : Trường-Canh-Tinh : Có hình như sợi tơ thòng xuống, có khí trắng.
Một làn khí trắng giống đường thương,
Sao hiện nơi nào, đấy nhiễu nhương,
Giữa ngày sao hiện như mây lụa,
Nước phải kinh hoàng chịu họa ương.

- Thứ bảy : Phao-Giáng-Tinh : Có đám mây giống như đầu người.
Hình mây trông chẳng khác đầu lâu,
Sao hiện nơi nào chúa phải sầu,
Hiện ra chẳng đợi qua hai tháng,
Ma quỷ hại người, đổ máu nhiều.

- Thứ tám : Đảm-Kỳ-Tinh : Giống như mây, dài như lá cờ trương ra.
Sao yêu xuất hiện trải cờ ra,
Biên ải man di quấy nhiễu ta,
Hiện ra chẳng quá ba tuần nhật,
Thây chết đầy đồng, ngửi thối tha.
Logged
Hào sảng
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 33



Email
« Trả lời #40 vào lúc: Tháng Sáu 28, 2010, 03:53:14 PM »



30.- PHÉP XEM SAO YÊU QUÁI HIỆN RA BAN NGÀY :

Sao hiện ra ban ngày, hình giống như cây cối, chủ về việc có đao binh và đổ máu.
Nếu ban ngày có hai sao hiện ra thì thiên hạ sẽ đổi đời.
Nếu ba sao hiện ra thì rợ di (phía đông) và rợ địch (phía bắc) xâm phạm biên giới.
Bốn sao hiện ra thì vua tôi âm mưu dấy loạn.
Năm sao hiện ra thì nước ngoài xâm đoạt nước trung ương.

Một sao hiện ra vào tháng tám ban ngày thì nên phòng ngừa kẻ gian tà mưu sự. Nếu sao xẹt một bên thì chủ về việc có đánh lớn, đổ máu. Nếu sao quay đuôi lại, xẹt xuống một bên thì chủ về việc mất nước.
Logged
Hào sảng
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 33



Email
« Trả lời #41 vào lúc: Tháng Sáu 28, 2010, 03:53:35 PM »



31. – PHÉP XEM TƯỢNG TRỜI KHI HÀNH QUÂN :

A. Một là khi gặp trời đất tối tăm, sương mù mờ mịt, gió tung cát bụi, cờ xí không thấy rõ, chiêng trống nghe không được, thì không thể xuất binh. Nếu có giặc thừa lúc tối tăm ấy kéo kỵ binh kiêu dũng, dời quân đến đánh ta thì ta ắt phải dặn dò đôi ba phen, ước thúc ba quân, giữ kỹ dinh trận, không cho loạn động, chỉ dùng các vật ngăn chận, bia, phên để đón đỡ tên và đá bắn tới, dùng cung mạnh nỏ cứng ngồi nấp mà bắn giặc. Ta chờ đến khi giặc giải đãi thì thừa dịp bên địch tối tăm hỗn loạn, ta xua sĩ tốt mạnh dạn lén đi ra mặt sau quân địch để chận ngang đường rút lui cùng các chỗ hiểm yếu, bấy giờ ta đánh thì có thể bắt được chúng.

B. Một là khi gặp trời đất mưa gió tối tăm,, sương mù mờ mịt tất cả bốn phía, thì không thể tiến binh, cũng không thể dời trại, vậy nên giữ kỹ dinh trại, để phòng ngừa sĩ tốt biến loạn hoặc giặc ở ngoài tới đánh.

C. Một là khi gặp gió to, mua lớn, lạnh nhiều, nắng gắt, không thể ra binh đánh dẹp, vậy nên vỗ về giúp đỡ quân sĩ, giữ vững dinh trại, tất nhiên giặc cũng không thể ra binh. Nếu binh ta đi đường mà thình lình gặp giặc thì nên lập gấp dinh trận để chờ khi trời tối và chờ lúc thế giặc suy giảm. Bấy giờ ta gắng thìm phương sách hay, xét thời trời, thăm dò chỗ sơ hở của địch.

D. Một là gặp khi tuyết đổ mờ mịt, trong vòng trăm bước không thấy người ngựa, trong trường hợp ấy thường thường giặc đặt kỳ binh nấp ở nơi hiểm ải để chờ đánh ta vào lúc vô ý. Nếu ta ra quân đối ứng với giặc thì chúng sẽ giả vờ thua chạy mong rằng ta đuổi theo để dẫn dụ ta vào chỗ chúng đang phục binh. Theo cách tự nhiên, ta trước hết nên chọn năm bẩy tỳ tướng, vài mươi đội tỉnh kỵ, chờ khi giặc tới bốn phía tả hữu trước sau, cho quân đến dẫn dụ ta, hoặc dùng quân tỉnh kỵ bày trận thế xông vào đánh ta, tức thời từ đằng sau quân ta, ta khiến hai viên tướng đi ra, góp kế di chuyển và ứng biến với nhau, đem người ngựa đi vòng quanh, tìm đường về của ngựa giặc, rồi dò xem có phục binh hay không tại các nơi hiểm ải trên đường về ấy. Nếu ta có tức thời chia binh ra hai ba nhóm, thay phiên nhau mà đánh thì giặc phải thua chạy.
Nếu giặc đến đánh ta trước, bên ta đầu đuôi chẳng thấy nhau, như thế quân ta phải rời khỏi chỗ mà giặc đặt phục binh, rồi đem nhuệ binh quay ngược lại đánh ngang vào hông giặc. Bấy giờ đám giặc đến đánh ta không biết rằng bên kia phục binh đã thua chạy, ta bèn sai một toán tỉnh kỵ, vừa đánh vừa lui, thay phiên nhau bọc đánh đích, chờ giặc đi vào chỗ ta phục binh, ta liền đem đầu đuôi giáp lại thì có thể cầm bắt toàn thể quân địch. Đó là chỉ giảng sơ lược về trường hợp toàn quân đang giao thông, phải biết tùy lúc gấp hay hoãn mà ứng đối.

Đ. Gặp cơn tuyết lớn bay mịt mù như vậy, nếu ta có cung cứng, ngựa hay, người mạnh thì việc xảy ra tầm thường không quan-trọng.
Khi đi săn bắn chơi, còn phải xem trời mây huống hồ là hai toán quân tranh nhau thắng bại, muốn thâu lợi lớn về phía mình.

E. Sau cơn tuyết lớn, khi biết là bộ binh của ta khó tiến, quân giặc bèn lập mưu lạ đem nhiều tinh kỵ tới bốn phía chung quanh dinh lũy của ta, khiêu chiẽn để dẫn dụ quân ta, hoặc dùng tinh kỵ chạy qua chạy lại xung phong vào quân ta. Nếu ta đem binh ra, tức thi giặc phân binh tứ tán, đầu đuôi hiệp lại để tới đánh ta, một là đánh dinh trại của ta, một là chận đường lương thảo của ta, ngăn cho hai đầu đuôi của ta không cứu ứng nhau được. Nếu đúng như thế, quân ta ngăn rào cho kỹ mà đừng đi ra, chờ giặc đem binh mạnh tới đánh, ta bèn dùng cung nỏ cứng, loại nỏ sàng tử, cái thì bắn ở trên, cái thì bắn ở dưới. Khi thế giặc đã yếu, không còn chí chiến đấu nữa, ta có thể đem toàn quân ra bắt giặc.

G. Một là ngày mới ra quân, nếu có mưa nhỏ gọi là mưa nhuận binh, ắt sẽ có thắng lớn. Nếu có mưa lớn gọi là mưa mộc thi (thây gỗ) thì phải chọn ngày khác để tiến binh. Việc tuy gấp rút cũng không thế tiến binh được bởi vì thời trời chưa thuận, chỉ tổn hại nhân mạng và khí cụ mà sĩ tốt lại không đẹp lòng.

H. Một là gặp cơn gió lớn thổi tung cát bụi thì không thể tiến binh đánh dẹp. Nếu binh đang đi đường thi nên tìm ngay tại đó có chỗ nào tiện lợi để lập dinh trại, chỉnh đốn binh mã. Nếu phía truớc bỗng gặp phục binh đánh cắt đứt quân ta, hoặc có đánh lớn, đó là điềm cho biết ý trời không thuận cho sự ra binh. Nếu đóng dinh trại ở đồng ruộng thì nên dặn dò quân sĩ hai ba lần hãy giữ vững dinh trại để phòng ngừa giặc theo chiều gió đến la ó mà đánh đinh trại của ta. Nếu ta lập trận đã xong mà có gió ấy thì cũng không đánh mà nên giữ vững.

I. Một là gặp mặt trời và mặt trăng hơi bị ăn, thì không nên tiến binh đánh dẹp, mà chỉ ra lệnh cho ba quân giữ gìn chắc chắn để phòng ngừa giặc đến đánh.

K. Một là quân đang đi đường, gặp nhiều ngọn gió lớn xáp nhau, đập vào nhau, khi thì thổi khi thi nghỉ, bấy giờ phải sợ giữa đường có phục binh đánh, vậy nên đề phòng.

L. Một là gió đập vào mặt người thì không nên tấn binh. Nếu khi phát binh đi trên đường thì gập gió thuận thổi, khi đi được nửa đường hoặc trở về thì gặp gió nghịch thổi, bấy giờ nên lập đinh trại ngay tại đó. Nếu cứ tiến binh, ắt sẽ gặp phục binh. Nếu gặp giặc phải đánh, mà có gió nghịch không phân lớn nhỏ thì không nên giao chiến mà nên giữ vững.Vì đạo trời chưa thuận nên phải thế.

M. Một là khi mới phát binh, gió mưa chẳng có, đi được nửa đường, bỗng có đánh lớn, và có mưa to gió lớn, thì nên chọn gấp chỗ lập dinh trại để giữ vững mà chớ nên tiến binh. Nếu cứ đi tới ắt có huyết chiến.

N. Một là quân đang đi trên đường hay đang đóng dinh trại ở đồng nội, mà gặp mưa to gió lớn, tuyết rơi sương mù, tối tăm mờ mịt thì không nên tiến binh dẹp giặc. Nên vỗ về sĩ tốt để giữ vững là hơn hết.

O. Một là quân đang đóng dinh trại tại đồng nội, chỉ có điềm trời là sắc mây, móng trời, sao băng sa xuống, đất cát thay đổi, chim bay, thú chạy, có giống vật lạ chạy vào dinh trận cắn quân lính, thì nên bói đề tìm hiểu.
Logged
Hào sảng
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 33



Email
« Trả lời #42 vào lúc: Tháng Sáu 28, 2010, 03:53:57 PM »



32.- PHÉP XEM SƯƠNG RƠI ĐỂ ĐOÁN THỜI TRỜI :

Hễ về tháng ba mùa hạ, dương-khí tới mà bỗng nhiên sương rơi xuống lộp độp làm cho đầu cành cây ẩm ướt, ắt sẽ có binh dấy lên từ phương bắc, đến lấy nước, phá thành. Chủ nên phòng bị vực binh. Ngày xưa, hiền thần Trâu Diễn nước Yên bị giam trong ngục, trời bèn giáng sương vào tháng ba thì không tới một tuần, có binh dấy ở phương bắc.

33.- PHÉP XEM MƯA TUYẾT:

Tuyệt là tinh túy của mưa móc không phải do trời mà khởi, không phải do đất mà sanh, mà chính do việc binh của nước mà ứng.
Mùa đông sinh tuyết thì thuận, mùa hè sinh tuyết thì nghịch. Vào tiết hạ chí mà tuyết bay ngàn dặm thì có dấy binh ở biên giới phía bắc. Chủ nên phòng bị.

34.- PHÉP XEM MÓC RƠI ĐỂ ĐOÁN THỜI TRỜI:

Móc là do âm khí kết lại mà thành, nó đông lại như mỡ, trông đẹp đẽ như kẹo. Nếu được như vậy, thì thuận lòng trời, binh sẽ gặp điều tốt lành.
Nếu lạnh nhức xương, tê da, ắt sẽ nghịch lòng trời, hành quân sẽ đại bại.
Móc cũng có tên là “rượu của trời”. Ngày xưa, người ta tin rằng Vua Hán Võ Đế được thần tiên dùng tay hứng cho mà uống, chắc phải có lợi gì.

35.- PHÉP XEM MƯA GIÓ NGÀY MỒNG MỘT:

Ngày mồng một tháng giêng mưa to, gió lớ, thổi cát bụi bay lên, làm tróc nóc nhà, chủ về việc tơ lụa hiếm hoi, nghề tằm thất bại, lúa mất mùa.

Ngày mồng một tháng hai có mưa thì tơ xấu, mất mùa lúa. Ngày ba mươi mà mưa thì dân gặp nhiều tật bệnh, chết chóc nhiều và gặp việc dữ.

Ngày mồng một tháng ba có mưa gió thì có nhiều bệnh, có sâu lúa sinh ra, hai thứ lúa mì lớn nhỏ đều không chín, nhân dân chịu sầu khổ.

Ngày mồng một tháng tư có mưa gió thi lúa mì xấu, gạo trở nên đắt đỏ. Ngày ba mươi có mưa lớn thì có bồ cào (sâu keo) gieo nạn dữ.

Ngày mồng một tháng năm có mưa gió thì trâu bò trở nên đắt đỏ. Trong năm ấy nhân dân sẽ đói kém, trở nên sầu oán và sẽ có dấy binh.

Ngày mồng một tháng sáu có mưa gió thì lúa gạo trở nên hiếm hơi đắt đỏ.

Ngày mồng một tháng bảy có mưa gió thi lúa gạo trở nên đắt đỏ, nhân dân không yên ổn, thiên hạ loạn lớn.

Ngày mồng một tháng tám có mưa gió thi đất âm có nhiều vải và lúa mì, khan hiếm gạo và dầu mè.

Ngày mồng một tháng chín có gió mưa thì hột mè khan hiếm cho đến xuân hạ năm sau.

Ngày mồng một tháng mười có gió mưa là chủ về việc có khô hạm, hột mè khan hiếm.

Ngày mồng một tháng mười một có gió mưa thì việc binh gặp nhiều tai nạn. .

Ngày mồng một tháng chạp có gió mưa thì mùa xuân bị khô hạn, mùa hè bi lụt lội, gạo lúa trở nên đắt đỏ.
Logged
Hào sảng
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 33



Email
« Trả lời #43 vào lúc: Tháng Sáu 28, 2010, 03:54:20 PM »



MỘ BINH


36.- TUYỂN MỘ:

Đặt ra ba bậc đề tuyển mộ tráng sĩ. Từ quan lại trở xuống, đều phải cử người mà mình biết rõ.

Những kẻ giặc cướp thi để vào bậc trên, những kẻ đả thương hoặc trộm cắp cho vào bậc thứ hai, những kẻ không lo việc nhà thì cho vào bậc dưới.

Khiến nhóm họp các tướng và để 300 cỗ xe ngựa cho họ dùng, rồi tuyển mộ quân cảm tử để hầu hạ họ: nếu không phá được địch, cũng không đến nỗi mất nhuệ khí.

37.- BINH MẠNH:

Trong phép chiến thắng có 5 việc cốt yếu:

1) Sắp sẵn bào giáp, binh khí.
2) Lo kiếm người, ngựa. xe cho đủ.
3) Chứa trữ nhiều.
4) Huấn luyện sĩ tốt.
5) Chọn tướng giỏi.

Năm việc trên đã chuẩn bị xong rồi mới có quân đội mạnh mẽ được.

38.- CHỌN BINH ĐỂ TẬP LUYỆN:

Binh cần tinh nhuệ chớ không cần nhiều.
Nên chọn những kẻ khoẻ mạnh mà dùng chớ chọn những kẻ ốm yếu để khoe số đông.

Những hạng có thể thâu nạp để huấn luyện là những kẻ:

1) Có nhiều anh em.
2) Không cha mẹ.
3) Tuy đơn độc nhưng có con nối dõi,
4) Nhà tuy nghèo nhưng có tài sức mạnh khoẻ.
Logged
Hào sảng
Newbie
*
Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 33



Email
« Trả lời #44 vào lúc: Tháng Sáu 28, 2010, 03:54:38 PM »



CHỌN TƯỚNG


39.- XÉT TƯỚNG:

Muốn biết nguời nên xét tám chứng cớ sau này:

1) Thứ nhất là hỏi họ, buộc họ phải trả lời để dò xem kiến thức tường tận của họ.
2) Thứ hai là lấy lời gạn hỏi họ để xem tài ứng biến của họ.
3) Thứ ba là dùng gián điệp dò xét họ để xem lòng thành thực cửa họ.
4) Thứ tư là buộc họ giảng giải rõ ràng để xem đức độ của họ.
5) Thứ năm là dùng tiền của mà sai khiến họ để xem tánh liêm khiết của họ.
6) Thứ sáu là dùng sắc đẹp mà thử họ để xem lòng trinh chính của họ.
7) Thứ bẩy là đem việc khó mà bảo họ để xem lòng dũng cảm của họ.
Cool Thứ tám là cho bọ uống rượu say để xem thái độ của họ.

40.- DÙNG TƯỚNG:

Hỏi : Nếu có một viên tướng mạnh dạn, một viên tướng cơ trí phải dùng họ như thế nào mới được?
Đáp : Tướng mạnh dạn thì có tài đánh phá chỗ kiên cố của địch, vây hãm trận địch, có tướng mạnh thì có thể gây nên thế mạnh. Về việc lo liệu đối phó với quân địch, sắp đặt kế hay, tùy cơ ứng biến, nếu không có tướng cơ trí thì không thể làm được.

Nếu tướng chỉ cậy dõng cảm mà thôi thì phải thua mưu trí vậy. Cho nên ngày xưa, xây đàn, lên đài, đẩy trục xe (*), ắt phải tìm mời tướng súy có cơ trí để làm chỗ trông cậy cho người tướng mạnh dạn. Do đó người làm chủ tướng không cần phải biết phép thuật, đánh gươm cưỡi ngựa, bắn cung, mà cần phải hiểu biết thông suốt các việc xưa nay.

Vậy phải giao trách nhiệm chỉ huy cho ai? Muốn biết một viên tướng là tài giỏi hay ngu tối, ta phải thử thách họ để coi họ động lòng hay không.

(*) Đó là phép đăng đàn bái tướng của vua chúa đời xưa: Võ Vương phong tướng cho Khương Tử Nha, Hán Cao Tổ phong tướng cho Hàn Tín…vân vân...
Logged
Trang: 1 2 [3] 4   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Phát triển bởi tuhai.com.vn